Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động âm nhạc - Chủ đề: Những nghề bé biết

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hát thuộc bài hát “ Em làm công an tí hon”

 - Hát được đúng giai điệu và vỗ tay được theo tiết tấu kết hợp bài “ Em làm công an tí hon”

- Biết nhìn hình để chọn ra được bài hát đúng

- Trẻ biết được một số nghề trong xã hội và sản phẩm của nghề đó.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng hát và vỗ tay theo tiết tấu kết hợp bài “ Em làm công an tí hon”

- Kí năng quan sát liên tưởng, kĩ năng biểu diễn

3: Thái độ

- Trẻ biết thể hiện niềm vui, tự hào và lòng biết ơn tới cô chú công an

- Yêu quý và tôn trọng các nghề trong xã hội

- Tích cực hoạt động trong giờ học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động âm nhạc - Chủ đề: Những nghề bé biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ XUYÊN
TRƯỜNG MẦM NON NAM TRIỀU
Giáo án
Thi giáo viên giỏi cấp trường
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề: Những nghề bé biết
 ĐỀ TÀI: NDTT: -Dạy vận động vỗ tay theo tiết tấu phối hợp:
 “ Em làm công an tí hon” 
 Sáng tác: Trần Xuân Tiến 
 NDKH: - Nghe hát: “ Lớn lên em sẽ làm gì?”
 Sáng tác: Trần Hữu Pháp
 - Trò chơi: Nhìn hình đoán tên bài hát
 Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
 Số lượng trẻ: 25- 30 trẻ
 Thời gian: 30 – 35 phút
 Ngày thực hiện: 25 / 11/2016 
 Lớp: Mẫu giáo lớn 5 tuổi 2
 Giáo viên: Tạ Thị Phươngh Như
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Giáo án 
Thi giáo viên giỏi cấp trường
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề: Những nghề bé biết
 ĐỀ TÀI: NDTT: - Dạy vận động vỗ tay theo tiết tấu phối hợp:
 “ Em làm công an tí hon” 
 Sáng tác: Trần Xuân Tiến 
 NDKH: - Nghe hát: “ Lớn lên em sẽ làm gì?”
 Sáng tác: Trần Hữu Pháp
 - Trò chơi: Nhìn hình đoán tên bài hát
 Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
 Số lượng trẻ: 25- 30 trẻ
 Thời gian: 30 – 35 phút
 Ngày thực hiện: 25 / 11/2015 
 Lớp: Mẫu giáo lớn 5 tuổi 2
 Giáo viên: Tạ Thị phương Như
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức  	
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hát thuộc bài hát “ Em làm công an tí hon”
 - Hát được đúng giai điệu và vỗ tay được theo tiết tấu kết hợp bài “ Em làm công an tí hon”
- Biết nhìn hình để chọn ra được bài hát đúng
- Trẻ biết được một số nghề trong xã hội và sản phẩm của nghề đó.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng hát và vỗ tay theo tiết tấu kết hợp bài “ Em làm công an tí hon”
- Kí năng quan sát liên tưởng, kĩ năng biểu diễn
3: Thái độ	
Trẻ biết thể hiện niềm vui, tự hào và lòng biết ơn tới cô chú công an
Yêu quý và tôn trọng các nghề trong xã hội
Tích cực hoạt động trong giờ học.
II - CHUẨN BỊ 
- Đồ dùng cô:
 - Giáo án điện tử, máy tính, sắc xô , phách tre, cốc sứ, cốc thủy tinh, lắc, trống
 - Đĩa nhạc bài hát “Em làm công an tí hon”, “Lớn lên em sẽ làm gì?”. Lớn lên cháu lái máy cày, chú bộ đội, ba em là công nhân lái xe , Cháu yêu cô chú công nhân
 - 1 số bộ quần áo công an
 - Đồ dùng của trẻ:
 - Trống lắc, lục lạc, xắc xô, , phách tre.........
III/CÁCH TIẾN HÀNH:
Thời gian
ND và tiến trình HĐ học
Phương pháp, hình thức tổ chức các HĐ tương ứng
Hoạt động của giáo viên
Hoat động của trẻ
 3 - 5 phút
22- 25 phút
3 - 5 phút
1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú
2. Nội dung chính
3. Kết thúc
- Chào mừng các bé đến với chương trình “Tài năng nhí” ngày hôm nay.
- Cô giới thiệu khách.
- Ở chương trình tài năng nhí ngày hôm nay gồm có 4 phần thi. 
Phần 1: Bé hiểu biết
Phần 2: Bé tài năng
Phần 3: Bé vui chơi
Phần 4: Bé thưởng thức
* Các con hãy cùng bước vào phần thứ nhất: Bé hiểu biết
- Để khởi động cho chương trình chúng `ta cùng đến với trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Các con biết trò chơi này mô tả động tác của nghề nào không?
- Ngoài nghề thợ mộc, trong xã hội còn có những nghề gì?. 
Để biết được trong xã hội còn có những nghề nào cô mời các con về chỗ ngồi và cùng hướng lên màn hình quan sát công việc của các nghề đó nhé
* Giáo dục: Trong xã hội có rất nhiều nghề. Mỗi nghề có một ý nghĩa 1 công viêc khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là phục vụ đời sống con người và xây dựng đất nước. Vì vậy các con phải yêu quí kính trọng người lao động và nâng niu sản phẩm của các ngành nghề
*Phần thứ 2: Bé tài năng
Hoạt động 1: Dạy vận động vỗ tay theo tiết tấu phối hợp “ Em làm công an tí hon(Nội dung chính) 
- Cô bật một đoạn nhạc bài hát: “Em làm công an tí hon”cho trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát .
- C - Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. 
- Cô bắt nhịp trẻ hát lại cùng cô (2 lần)
- Bài hát không chỉ có lời ca hay mà nó còn có thể gõ đệm theo các tiết tấu. với giai điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát thì chúng ta có thể chọn tiết tấu nào cho phù hợp? 
* Giới thiệu tên hình thức vận động: Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp là vỗ như thế nào?
Đúng rồi vỗ tay theo tiết tấu phối hợp là 1 phách mạnh và 3 phách nhẹ
* Cô làm mẫu: Cô làm mẫu vỗ tay theo tiết tấu phối hợp và hát cả bài.
- Lần 1 không nhạc, cô làm chậm.
* Dạy trẻ vận động:
-Lần 1: Cô và cả lớp vừa hát vừa vỗ tay (không nhạc).
-Lần 2: Cho trẻ hát, vỗ tay theo tiết tấu phối hợp (kết hợp với nhạc có lời)( 2 lần)
- Cô lưu ý sửa sai cho những trẻ vỗ tay chưa đúng. 
- Bài hát còn hay hơn nữa khi các con sử dụng dụng cụ âm nhạc. Cô mời tổ 1 lên chọn cho mình dụng cụ âm nhạc
- Cô thấy các bạn tổ 1 vỗ rất tốt nào cô mời các bạn tổ 2
- Cô mời các bạn tổ 3. Cô sửa sai cho trẻ
- Vừa rồi các tổ đã thi đua với các nhạc cụ. Cô Nga còn có 1 số nhạc cụ với chất liệu khác nhau như: cốc sành, cốc thủy tinh, tre. Các con có muốn gõ thử những dụng cụ này không? 
- Mời nhóm trẻ lên biểu diễn với nhạc cụ và các con hãy lắng nghe tiếng âm thanh phát ra của các nhạc cụ này như thế nào nhé
- Vừa rồi các con đã sử dụng các nhạc cụ các con cho cô biết nhạc cụ nào phát ra âm thanh to nhất?
- Có đúng là sứ không? Nào cô cùng các con kiểm tra lại nhé
- Vừa rồi các con đã được sử dụng rất nhiều các dụng cụ khác nhau. Và cô Nga cũng đã chuẩn bị được 1 loại trống được làm bằng sắt. Vậy ai xung phong lên chơi nhạc trống này?
- Cô cho cả lớp sử dụng nhạc cụ và hát 
- Ngoài các cách đó ra còn có cách vận động nào trên cơ thể của mình 
- Cô cho cả lớp biểu diễn với các hình thức vận động khác (lắc hông, dậm chân, cổ lắc tay)kết hợp với nhạc 
* Phần 3: Bé vui chơi
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “ Nhìn hình đoán tên bài hát” 
- Cô chia lớp thành 3 đội
- Cách chơi: Trên màn hình là 4 ô số. Khi đến lượt đội mình, đội trưởng sẽ lên và chọn 1 số tùy thích. Ứng với mỗi số là hình ảnh về 1 nghề. Tiếp theo các con hãy nói tên bài hát và hãy biểu diễn theo bài hát
- Luật chơi: Đội nào đoán đúng và thể hiện được bài hát đội đó sẽ nhận được một khuôn mặt cười. Còn đội nào đoán không đúng thì sẽ nhận được khuôn mặt mếu và đội bạn sẽ được quyền trả lời.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô nhận xét kết quả chơi
* Phần 4: Bé thưởng thức
Hoạt động3:. Nghe hát “Lớn lên em sẽ làm gì?”( Nội dung kết hợp)
- Còn 1 ô số nữa của chương trình chưa được mở. Bây giờ cô sẽ mở nốt xem trong ô số đó là trò chơi hay là bài hát nhé
- Cô giới thiệu tên bài hát , tên tác giả.
* Nghe hát lần 1: cùng với nhạc kết hợp giảng nội dung bài hát.
- Bài hát nói về những ước mơ của các bạn nhỏ lớn lên được làm công nhân, kĩ sư tài giỏi, người lái tàu để mong giúp ích cho đất nước. Các con cũng phải cố gắng để sau này có thể làm được một nghề có ích nhé
* Nghe hát lần 2: Cô và trẻ cùng nghe và vận động minh họa theo giai điệu của bài hát 
Cô cho cả lớp hát và vận động bài hát “ Em làm công an tí hon” và đi ra ngoài
-Trẻ vỗ tay
-Trẻ chào khách
-Trẻ nghe
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
-Trẻ lắng nghe 
-Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lên cô hướng dẫn. 
 Trẻ thực hiện
Trẻ lên chọn dụng cụ âm nhạc
Trẻ đọc tên các nhạc cụ. 
Trẻ lên biểu diễn cùng nhạc cụ
Trẻ trả lời
Đúng ạ . 
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
- Trẻ chuyển đội hình vòng tròn nhún chân, vẫy cổ tay theo tiết tấu phối hợp
- Trẻ chú ý lắng nghe .
Trẻ chơi
Trẻ lắng nghe cô hát
-Trẻ hưởng ứng hát cùng cô
. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac.doc
Giáo Án Liên Quan