Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động bổ trợ: Giải đố về mưa - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên

I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

− Trẻ có khái niệm về mưa, bão, lũ, lụt.

− Biết sự nguy hiểm, tác hại của mưa bão, lũ, lụt.

− Nắm được các cách phòng tránh tai nạn thương tích khi có mưa bão, lũ, lụt.

2. Kĩ năng

− Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ.

− Phát triển ngôn ngữ, hiểu nghĩa của các từ : "mưa", "bão", "lũ", "lụt".

− Trẻ có kĩ năng cơ bản để phòng tránh nguy hiểm do mưa, bão, lũ, lụt gây nên.

3. Thái độ

− Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

− Giáo dục trẻ có một số ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.

II – CHUẨN BỊ

− Các đoạn phim về cảnh mưa bão, lũ, lụt.

− Tranh / phim về các tình huống ứng phó khi xảy ra các hiện tượng mưa bão, lũ, lụt.

− Tranh tình huống nên và không nên làm khi có mưa bão, lũ, lụt.

− Một số đồ dùng, dụng cụ để làm thí nghiệm (máng dốc, chậu nước, khay đồ chơi.).

− Máy vi tính.

 

docx3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động bổ trợ: Giải đố về mưa - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án KPKH nhóm lớp 5-6 tuổi C4
GIAO  ÁN ỨNG DỤNG LỚP HỌC THÔNG MINH
LV : KPKH
Hoạt động chính :TÌM HIỂU VỀ MƯA, BÃO, LŨ, LỤT 
               Hoạt động bổ trợ : Giải đố về mưa
               Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên
               Đối tượng : Trẻ 5 – 6 tuổi
               Thời gian : 25 – 30 phút
               Người dạy : Lê Thị Hồng
               Ngày soạn :
               Ngày giảng :
I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
− Trẻ có khái niệm về mưa, bão, lũ, lụt.
− Biết sự nguy hiểm, tác hại của mưa bão, lũ, lụt.
− Nắm được các cách phòng tránh tai nạn thương tích khi có mưa bão, lũ, lụt.
2. Kĩ năng
− Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ.
− Phát triển ngôn ngữ, hiểu nghĩa của các từ : "mưa", "bão", "lũ", "lụt".
− Trẻ có kĩ năng cơ bản để phòng tránh nguy hiểm do mưa, bão, lũ, lụt gây nên.
3. Thái độ
− Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
− Giáo dục trẻ có một số ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II – CHUẨN BỊ
− Các đoạn phim về cảnh mưa bão, lũ, lụt.
− Tranh / phim về các tình huống ứng phó khi xảy ra các hiện tượng mưa bão, lũ, lụt.
− Tranh tình huống nên và không nên làm khi có mưa bão, lũ, lụt.
− Một số đồ dùng, dụng cụ để làm thí nghiệm (máng dốc, chậu nước, khay đồ chơi...).
− Máy vi tính.
III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
− Cô đọc câu đố về mưa cho trẻ đoán :
Tôi cho nước uống
Cho ruộng dễ cày
Cho đầy mặt sông
Cho lòng đất mát.
Tôi là gì ?
                                                              (Mưa)
-Trẻ giải đố
2.Giới thiệu bài:
− Mưa có nhiều tác dụng, nhưng nếu mưa nhiều sẽ gây ra nhiều tác hại Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu xem đó là những tác hại gì nhé !
-Vâng ạ
3. Nội dung:
3.1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về mưa, bão, lũ, lụt
a) Tìm hiểu về mưa, bão
− Con biết những loại mưa nào ?
− Mưa có những tác dụng gì ?
− Vậy khi có mưa nhiều, mưa to thì điều gì sẽ xảy ra ?
− Cho trẻ xem đoạn phim về cảnh mưa bão có gió to kèm mưa lớn làm đổ cây, tốc mái nhà
− Chúng mình vừa xem đoạn phim về hiện tượng bão. Vậy, bão là hiện tượng thời tiết như thế nào ?
− Giáo viên khẳng định lại : "Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, thường có gió mạnh và mưa lớn".
− Qua đoạn phim vừa rồi, con thấy mưa bão nguy hiểm như thế nào ?
− Cho trẻ xem lại một số hình ảnh về những tác hại của mưa bão.
− Giáo dục trẻ kĩ năng ứng phó với mưa bão :
+ Vậy khi có mưa bão, chúng ta phải làm gì để tránh sự nguy hiểm đó ?
+ Cho trẻ xem đoạn phim về kĩ năng ứng phó khi xảy ra mưa bão.
− Giáo viên khẳng định lại các kĩ năng ứng phó khi xảy ra mưa bão.
b) Tìm hiểu về lũ
− Ai biết gì về lũ, lũ là gì ?
− Muốn biết thế nào là lũ, chúng ta cùng xem đoạn phim sau nhé !
− Cho trẻ xem đoạn phim về hiện tượng lũ : lũ chảy từ trên cao dốc xuống ; lũ ống ; lũ chảy cuồn cuộn ở suối, đập tràn
− Qua đoạn phim vừa rồi, các con có thể nói nguyên nhân gây ra lũ là gì ?
− Nước lũ chảy từ đâu ?
− Giáo viên làm thí nghiệm để giải thích hiện tượng và tác hại của lũ : giáo viên rót nước vào một máng dốc, trong máng có để nhiều vật khác nhau (cát, sỏi, hoa, lá, hòn đá...). Từ đó, cho trẻ thấy lũ có thể cuốn trôi các vật như thế nào.
− Lũ gây ra những tác hại gì ?
− Giáo viên khẳng định lại : "Lũ có thể cuốn trôi tất cả mọi vật trên đường đi của nó, gây sập cầu, sập các hệ thống thoát nước, đổ nhà".
− Giáo dục trẻ : chăm sóc, bảo vệ cây xanh, trồng cây, bảo vệ rừng
c) Tìm hiểu về lụt
− Khi có lũ thì sẽ xảy ra hiện tượng lụt lội. (Giáo viên liên hệ thực tế ở địa phương)
− Chúng ta cùng xem đoạn phim về hiện tượng lụt lội ở Thành phố Hạ Long trong trận mưa bão xảy ra vừa qua nhé !
− Vậy, tại sao có lụt ?
− Giáo viên khẳng định lại : "Những trận mưa to, kéo dài thường khiến mực nước trên các sông, suối dâng nhanh, nước chảy xiết và mạnh gây ra hiện tượng lũ, lụt.
− Khi xảy ra hiện tượng lụt, các con cần phải làm gì ?
− Cho trẻ xem đoạn phim cách ứng phó khi xảy ra lụt.
2.2. Hoạt động 2 : Trò chơi củng cố
* Trò chơi 1 : Chọn đáp án đúng
Trẻ chơi trên máy vi tính. Trẻ sẽ nhấp chuột để chọn ra phương án đúng.
− Lần 1 − Slide 1 :
Yêu cầu : Tìm bức tranh vẽ hiện tượng thời tiết khi có mưa bão.
a) Hạn hán
b) Có mưa to
c) Có gió nhẹ
d) Có nắng
− Lần 2 − Slide 2 :
Câu hỏi : Tại sao xảy ra hiện tượng lũ lụt ?
a) Mưa to
b) Cầu vồng
c) Cháy rừng
d) Nắng to
− Lần 3 − Slide 3:
Yêu cầu : Tìm những việc làm đúng khi xảy ra mưa bão.
a) Chạy vào nhà / lớp học.
b) Tắm mưa
c) Tắt các thiết bị điện
d) Trú mưa dưới gốc cây to, cột điện
− Lần 4 − Slide 4 :
Yêu cầu : Tìm những việc làm đúng khi xảy ra lũ lụt.
a) Di chuyển lên vị trí cao, vững chắc
b) Ra sông, suối nghịch nước.
c) Sử dụng nước bẩn
d) Học cách sử dụng áo phao.
* Trò chơi 2 : Bé thông minh
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Phổ biến cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, lần lượt mỗi trẻ ở các đội sẽ bật nhảy qua suối và lên tìm 1 hình ảnh về hành động đúng khi mưa bão xảy ra.
+ Luật chơi: Trong thời gian là 3 phút, đội nào tìm được nhiều hình ảnh đúng thì đội đó thắng cuộc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi
- Nhận xét trẻ chơi
3. Kết thúc
Giáo viên tổng kết lại giờ học và tuyên dương trẻ.
− Trẻ kể tên các loại mưa : mưa phùn, mưa bóng mây, mưa rào...
− Giúp cây cối tươi tốt, thời tiết mát mẻ, con người có nước...
− Trẻ trả lời theo hiểu biết.
− Trẻ xem đoạn phim về mưa bão.
− Trẻ trả lời theo ý hiểu.
− Trẻ trả lời : Mưa bão làm tốc mái nhà, đổ cây...
− Trẻ xem hình ảnh về tác hại của bão và bình luận về những hình ảnh đó.
− Trẻ trả lời theo ý hiểu.
− Trẻ xem đoạn phim.
− Trẻ trả lời theo ý hiểu.
− Trẻ xem đoạn phim về lũ.
− Trẻ trả lời theo hiểu biết.
− Trẻ quan sát và có thể làm thí nghiệm cùng cô.
− Trẻ trả lời theo hiểu biết.
− Trẻ xem phim
− Do mưa nhiều.
− Trẻ trả lời theo ý hiểu và kinh nghiệm.
− Trẻ xem đoạn phim.
− Trẻ nhấp chuột vào một phương án trả lời đúng nhất trong bốn đáp án.
− Trẻ chơi trò chơi Bé thông minh
4.Củng cố:
- Cô vừa cùng chúng mình tìm hiểu về điều gì?
- Làm thế nào để phòng chống lũ lụt xảy ra?
- Cô chốt lại: Chúng mình hãy cùng cô trồng, chăm sóc và bảo vệ thật nhiều cây xanh để phòng chống lũ lụt nhé.
-Về mưa, bão, lũ, lụt ạ
- Trồng cây ạ
5.Kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương giờ hoạt động của trẻ
- Cô cùng trẻ ra sân chăm sóc cây xanh
- Chuyển hoạt động
-Trẻ ra sân cùng cô

File đính kèm:

  • docxgiao an MTXQ_12587226.docx