Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen văn học - Chủ đề: Những con vật gần gũi - Đề tài: Thơ đàn gà con

I. Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức

 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.

 - Hiểu nội dung bài thơ.

 - Trẻ đọc thơ cùng cô và trả lời câu hỏi cô đưa ra.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ đích.

- Rèn kĩ năng biết trả lời lưu loát, đọc thơ diễn cảm.

 - Phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ

 - Trẻ ngoan, chú ý lắng nghe cô đọc thơ.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc, những con vật nuôi trong gia đình.

II. Chuẩn bị

 - Lớp học sạch sẽ gọn gàng.

 - Chỗ ngồi cho cô và trẻ.

 - Hình ảnh minh họa bài thơ qua vi tính.

 - Mô hình rối.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen văn học - Chủ đề: Những con vật gần gũi - Đề tài: Thơ đàn gà con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
Hoạt động : Làm quen văn học 
Chủ đề : Những Con Vật Gần Gũi.
 Đề tài: Thơ Đàn Gà Con
Loại tiết : Cung cấp kiến thức mới.
Đối tượng : 3 - 4 tuổi
 Thời gian : 20 phút
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Quỳnh Nga
I. Mục đích yêu cầu : 
1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
 - Hiểu nội dung bài thơ.
 - Trẻ đọc thơ cùng cô và trả lời câu hỏi cô đưa ra.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ đích.
- Rèn kĩ năng biết trả lời lưu loát, đọc thơ diễn cảm.
 - Phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ
 - Trẻ ngoan, chú ý lắng nghe cô đọc thơ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc, những con vật nuôi trong gia đình.
II. Chuẩn bị
 - Lớp học sạch sẽ gọn gàng. 
 - Chỗ ngồi cho cô và trẻ.
 - Hình ảnh minh họa bài thơ qua vi tính.
 - Mô hình rối.
 - Nội dung đàm thoại.
 - Nhạc bài hát “Đàn gà con”
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “Đàn gà con” rồi hỏi trẻ.
- Cô và các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về con gì?
- À bài hát nói về đàn gà con, gà là động vật có hai chân được nuôi trong gia đình vì vậy các con phải biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi nhé.
- Các con ơi có một bài thơ rất là hay cũng nói về đàn gà con đấy đó là bài thơ “Đàn gà con” do tác giả Phạm Hổ sáng tác.
2. Hoạt động 2:Bài mới 
 * Đọc thơ cho trẻ nghe 
- Bây giờ cô mời các con cùng nhẹ nhàng ngồi xuống và lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé.
- Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ minh họa.
- Bài thơ cô đọc đến đây là hết rồi. 
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác ?
- Cô đọc thơ lần 2: Bài thơ còn được các cô chú họa sĩ miêu tả bằng hình ảnh rất đẹp. Cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ ngồi và hướng mắt lên màn hình quan sát và lắng nghe cô đọc thơ nào.
* Đàm thoại, trích dẫn nội dung .
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
- Bài thơ do ai sáng tác?
À đúng rồi đấy bài thơ “Đàn gà con” của tác giả Phạm Hổ.
- Bài thơ nói về con gì? 
- Gà đẻ con hay đẻ trứng?
- Để quả trứng nở thành con, gà mẹ phải làm gì?
À đúng rồi đấy mười quả trứng tròn mẹ gà ấp ủ mười chú gà con. Các con ơi ấp ủ nghĩa là gà mẹ giang rộng đôi cánh che chở, sưởi ấm cho quả trứng để cho chúng nở thành con đấy
- Lòng trắng, lòng đỏ đã nở thành những bộ phận nào của gà con?
 “Lòng trắng, lòng đỏ 
 Thành mỏ thành chân.” 
- Các chú gà con được miêu tả như thế nào? 
À các chú gà con được miêu tả cái mỏ tí hon, cái chân bé xíu, lông vàng mát dịu, mắt đen sang ngời đấy.
- Bạn nhỏ đã thể hiện tình cảm của mình với chú gà con như thế nào?
=>Giáo dục trẻ: Các con ơi qua bài thơ cô muốn các con phải yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi và giúp đỡ ông bà bố mẹ công việc vừa sức, học tập theo gương Bác Hồ nhé.
- Cô đọc thơ lần 3: Các con ơi bài thơ còn hay hơn khi được cô thể hiện qua mô hình, cô mời các con lại đây với cô nào.
 + Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
* Dạy trẻ đọc thơ.
- Các con rất giỏi và bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ ngồi, cô cháu mình cùng thể hiện bài thơ này nhé.
- Cả lớp đọc thơ ( 2 lần ).
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô thấy các con đọc thơ rất giỏi cô tổ chức cho chúng mình thi đọc thơ giữa các tổ. Cô chia lớp mình ra làm 3 tổ: tổ gà con số 1, tổ gà con số 2, tổ gà con số 3.
- Ba tổ thi đua đọc thơ ( cô chú ý sửa sai ) 
- Cô thưởng cho các con trò chơi thi đọc thơ to nhỏ. Khi cô đưa tay lên miệng thì các con đọc thơ nhỏ, khi cô bỏ tay ra thì các con đọc to. Cô khen ngợi động viên trẻ.
- Cô tổ chức thi đọc thơ nối tiếp giữa 2 nhóm bạn trai và bạn gái. Cô chia lớp mình ra làm 2 nhóm 1 nhóm bạn trai và 1 nhóm bạn gái. Các con lên xếp hàng. Khi cô mở tay ra thì cả lớp đọc thơ, khi cô đưa tay về nhóm nào thì nhóm đó đọc thơ.
- Cô mời nhóm lên đọc thơ. ( mời nhóm 4-5 trẻ lên đọc thơ ). Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô mời cá nhân trẻ lên đọc thơ.
3. Hoạt động 3: Kết thúc .
- Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan cô thưởng cho chúng mình một chuyến thăm quan phiên chợ quê. Cô cháu mình vừa đi vừa đọc bài thơ "Đàn gà con".
- Trẻ hát cùng cô bài hát .
- Bài hát đàn gà con ạ.
- Bài hát nói về con gà a. 
- Vâng ạ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ ngồi ngoan.
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ. 
- Trẻ vỗ tay.
- 2-3 trẻ trả lời: Bài thơ “Đàn gà con” của tác giả “Phạm Hổ” a!
- Trẻ về chỗ ngồi quan sát , lắng nghe cô đọc thơ.
- 2-3 trẻ trả lời: Bài thơ ''Đàn gà con” của tác giả “Phạm Hổ” ạ.
- Trẻ lắng nghe
- 2-3 trẻ trả lời: Bài thơ nói về con gà ạ.
- 2-3 trẻ trả lời: Gà đẻ trứng ạ.
 - 2-3 trẻ trả lời: phải ấp ủ ạ.
- Trẻ lắng nghe.
- 2-3 trẻ trả lời: Nở thành mỏ, thành chân ạ.
- Cái mỏ tí hon, cái chân bé xíu, lông vàng mát dịu, mắt đen sáng ngời ạ
- Trẻ lắng nghe vâng ạ.
- 2-3 trẻ trả lời: yêu quí ạ
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đến bên cô
- 2-3 trẻ trả lời: Bài thơ đàn gà con của tác giả phạm Hổ ạ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc thơ.
-Trẻ lắng nghe 
- Trẻ ở từng tổ đứng lên đọc thơ.
- Trẻ chú ý lắng nghe, quan sát. Trẻ đọc thơ theo chỉ dẫn của cô.
- Trẻ lên xếp thành 2 hàng 1 hàng bạn trai và 1 hàng bạn gái. Trẻ đọc thơ theo chỉ dẫn của cô.
- Nhóm 4-5 trẻ lên đọc thơ.
- Một trẻ lên đọc thơ.
- Trẻ đọc bài thơ và đi ra ngoài.

File đính kèm:

  • docPhat trien Tinh cam Tham mi 3 tuoi Giao an hoc ki 2_12630443.doc