Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Chia nhóm các đối tượng có số lượng 7 làm 2 phần

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

 Hoạt động: Làm quen với toán

Đề tài: Chia nhóm các đối tượng có số lượng 7 làm 2 phần (CS 105)

Thời gian: 30 phút

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức : - Biết chia 7 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách (Chia tự do, chia theo yêu cầu), biết gắn số tương ứng và biết đọc số lượng từng phần.(CS 105)

 - Biết tách ra, gộp vào ở nhóm đồ vật có số lượng 7.

3. Kĩ năng

 - Biết dùng thành thạo ngôn ngữ toán học: Thêm, bớt, chia, nhiều, ít

 - Phát triển tư duy, ngôn ngữ thông qua trò chơi

3. Thái độ

 - Có ý thức học tập, biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi trong khi học tập.

 - Sắp xếp gọn gàng đúng nơi quy định sau khi học.

4. Kết quả

 - 85% - 90% trẻ biết chia nhóm các đối tượng có số lượng 7 làm 2 phần

II. CHUẨN BỊ

- Mỗi trẻ 1 rổ đựng: 2- 3 loại đồ vật có số lượng 7 (áo, su hào, bông hoa), 2 thẻ số 7 và một số thẻ số từ 1- 7. hột hạt có số lượng 7

 - Tạo nhóm sản phẩm nghề may, nông có số lượng ít hơn hoặc nhiều hơn 7 xung quanh lớp. Tạo nhóm có số lượng 7 chia làm 2 phần xung quanh lớp.

 - Các ngôi nhà có số bông hoa khác nhau. Lô tô có hoa để chơi

 - Nhạc bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”, "Hạt gạo làng ta"

 

doc3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Chia nhóm các đối tượng có số lượng 7 làm 2 phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ tư ngày 07 tháng 12 năm 2016 
GIÁO ÁN
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 	Hoạt động: Làm quen với toán 
Đề tài: Chia nhóm các đối tượng có số lượng 7 làm 2 phần (CS 105) 
Thời gian: 30 phút 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1. Kiến thức : - Biết chia 7 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách (Chia tự do, chia theo yêu cầu), biết gắn số tương ứng và biết đọc số lượng từng phần.(CS 105) 
	- Biết tách ra, gộp vào ở nhóm đồ vật có số lượng 7. 
3. Kĩ năng
	- Biết dùng thành thạo ngôn ngữ toán học: Thêm, bớt, chia, nhiều, ít
	- Phát triển tư duy, ngôn ngữ thông qua trò chơi
3. Thái độ
	- Có ý thức học tập, biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi trong khi học tập.
 	- Sắp xếp gọn gàng đúng nơi quy định sau khi học.
4. Kết quả
	- 85% - 90% trẻ biết chia nhóm các đối tượng có số lượng 7 làm 2 phần 
II. CHUẨN BỊ
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng: 2- 3 loại đồ vật có số lượng 7 (áo, su hào, bông hoa), 2 thẻ số 7 và một số thẻ số từ 1- 7. hột hạt có số lượng 7
	- Tạo nhóm sản phẩm nghề may, nông có số lượng ít hơn hoặc nhiều hơn 7 xung quanh lớp. Tạo nhóm có số lượng 7 chia làm 2 phần xung quanh lớp.
	- Các ngôi nhà có số bông hoa khác nhau. Lô tô có hoa để chơi	 
	- Nhạc bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”, "Hạt gạo làng ta"
III. HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1: Giới thiệu bài: 2 phút
- Cho trẻ hát bài: “Lớn lên cháu lái mày cày” và đi tham quan mô hình nông trại.
2. Phát triển bài: 20-25 phút
* Ôn nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7
- Các con nhìn xem trong nông trại có gì ? 
- Cho trẻ tìm các nhóm sản phẩm các nghề , yêu cầu trẻ thêm bớt để đủ 7, gắn số ( Cô mời 3 trẻ )
Cô cùng cả lớp kiểm tra lại đọc số.
*: Chia nhóm các đối tượng có số lượng 7 làm 2 phần 
- Chúng mình cùng quan sát xem trên bảng cô có gì? có số lượng bao nhiêu?
- Cho cả lớp cùng kiểm tra lại nhóm các sản phẩm nghề nông dân trên bảng.
- Mời 3 trẻ lên chia (mỗi trẻ chia một nhóm) làm 2 phần và gắn số ở mỗi phần "nếu trẻ chia trùng nhau thì cô chia lại"
- Bạn nào nhận xét về cách chia nhóm có số lượng 7 chia làm 2 phần?
- Có mấy cách chia? Là những cách nào?
- Còn cách chia nào khác không?
=> Khái quát: Những nhóm con vật có số lượng 7 chia làm 2 phần chỉ có 3 cách chia (cách thứ nhất: gồm có 1 và 6; cách thứ 2: gồm có 2 và 5; cách thứ 3: gồm có 3 và 4; 
- Cho trẻ thực hiện: Trong rổ các con có con gì? chúng mình cùng xếp 7 bông hoa thành hàng ngang từ trái sang phải, vừa xếp vừa đếm.
- Chúng mình chia 7 bông hoa làm 2 phần theo ý thích!
- Con chia như thế nào? (Bạn nào chia giống cách của bạn Ngọc giơ tay? đó là cách chia nào?)
- Chúng mình gộp lại xem tất cả có bao bông hoa?
- Chúng mình hãy chia theo yêu cầu: chia một phần có 1 phần kia còn lại mấy?; 1 phần có 2 phần kia còn lại? 1 phần có 3 phần ki còn lại?
 (sau mỗi lần chia yêu cầu trẻ gộp lại) 
- Kiểm tra kết quả chia của trẻ, yêu cầu trẻ đếm từng phần trẻ đã chia.
- Chúng mình gộp 2 phần lại xem có tất cả bao nhiêu con? Chúng mình cùng cất vào rổ.
* Liên hệ:Cho trẻ chơi tập tầm vông chia 7 hạt ngô làm 2 phần theo ý thích và theo yêu cầu 3 lần 
- Tìm xung quanh lớp có các nhóm sản phẩm nghề nông, nghề dệt may được chia theo các cách trẻ tìm và nói cách chia.
- Cả lớp cùng kiểm tra kết quả cùng bạn
Cho trẻ cất lần lượt đồ chơi vào rổ.
* Chúng mình vừa chia nhóm có số rất giỏi, nào chúng mình cùng hát và nhún nhẩy theo nhịp bài “Lớn lên cháu lái máy cày” nào!
* Trò chơi “Về đúng nhà”
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi: Cô sẽ gắn phát cho 3 tổ Hoa Hồng, Hoa Cúc và Hoa Sen một số hoa. Số hoa có trong tay các con cộng với số hoa có trên ngôi nhà gộp vào phải bằng 7. Khi nào có hiệu lệnh “Về nhà” chúng mình sẽ về nhà của mình. Bạn nào về nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò.
- Trẻ thi đua nhau chơi. Cô quan sát và nhận xét.
3. Kết thúc: Trẻ đọc thơ “Hạt gạo làng ta” và đi ra ngoài.
- Cả lớp hát vỗ tay 
- Cá nhân 3 trẻ lên chơi 
- Cả lớp đếm cùng cô
- Cá nhân trả lời
- Cả lớp đếm 1 lần.
- 3 trẻ thực hiện chia theo ý thích trẻ.
- 4 - 5 trẻ nhận xét.
- 3 - 4 trẻ (có 3 cách chia đó là...) 
- Cá nhân trẻ trả lời;
- Cả lớp cùng thực hiện;
- Cả lớp chia theo ý thích 1 lần;
- Cá nhân 5 - 6 trẻ trả lời;
- Cả lớp thực hiện;
- Tổ thực hiện 1 lần;
- Cả lớp thực hiện 1 lần;
- Cá nhân trả thực hiện;
- Cả lớp thực hiện 1 lần;
- 4 - 5 trẻ thực hiện;
- Cả lớp cùng chơi 3 lần
- Cả lớp cùng chơi 4 - 5 lần.
- Cả lớp kiểm tra cùng cô
- Cả lớp hát và cùng cô cất đồ dùng.

File đính kèm:

  • docGiao_an_toan_so_7_tiet_3.doc
Giáo Án Liên Quan