Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng

2. Hoạt động 2: Ôn đếm đến 9, nhận biết số lượng trong phạm vi 9:

*Trò chơi :Ai đoán giỏi:

- Cô gõ xắc xô yêu cầu trẻ đoán số lượng:

+ Lần 1 cô gõ trước mặt trẻ.

+ Lần 2 cô gõ phía sau lưng cô.

+ Lần 3 cô gõ lên cao, vừa gõ vừa nhảy.

* Trò chơi: Ai đếm nhanh:

Cách chơi: trên mỗi bàn cô chuẩn bị một số cây, hoa, quả, trẻ đi về các bàn và đếm xem các đối tượng có số lượng là bao nhiêu.

 

doc74 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 3492 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng 09 năm 2020
GIÁO ÁN
Lĩnh vực : Phát triển nhận thức
Đề tài: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.Kiến thức:
- Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỷ năng đếm thành thạo cho trẻ, luyện kỷ năng thêm bớt cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ng ăn nắp.
- Trẻ ngồi học ngoan, chú ý.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- 10 hình bông hoa, 10 hình quả.
- Lôtô hình rau, cà rốt, nấm.
2. Đồ dùng của trẻ:
-  Mỗi trẻ một rổ đồ dùng gồm 10 hình bông hoa, 10 hình quả.
- Thẻ chấm tròn.
3. Đội hình: chữ u
4. Địa điểm: lớp học
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Ổn định
-  Cô và trẻ cùng hát bài “ Lý cây xanh”
- Hôm nay cô chuẩn bị cho lớp mình rất nhiều điều thú vị. Chúng mình có muốn khám phá không?
- Trước tiên lớp mình cùng cô chơi trò “ Ai đoán giỏi để lấy tinh thần nha!”
Trẻ hát
Có ạ!
Vâng ạ!
2. Hoạt động 2: Ôn đếm đến 9, nhận biết số lượng trong phạm vi 9:
*Trò chơi :Ai đoán giỏi:
-        Cô gõ xắc xô yêu cầu trẻ đoán số lượng:
+ Lần 1 cô gõ trước mặt trẻ.
+ Lần 2 cô gõ phía sau lưng cô.
+ Lần 3 cô gõ lên cao, vừa gõ vừa nhảy.
* Trò chơi: Ai đếm nhanh:
Cách chơi: trên mỗi bàn cô chuẩn bị một số cây, hoa, quả, trẻ đi về các bàn và đếm xem các đối tượng có số lượng là bao nhiêu.
b. HĐ 2: Học đếm đến 10,đếm theo khả năng
Lớp mình vừ chơi rất giỏi, rất ngoan nên cô thưởng cho mỗi bạn một giỏ đồ dùng. Các con lên lấy đồ và về vị trí của mình.
- Các con thấy trong rổ của mình có gì?
- Cho trẻ lấy hết hoa ra xếp thành hàng ngang từ trái sang phải.
- Từ những bông hoa này sau một thời gian chúng mình sẽ có những quả thật ngon. Hãy xếp cho cô 9 quả.
- Cho trẻ nhận xét về số lượng hai nhóm:
+  Nhóm nào nhiều hơn nhóm nào? nhiều hơn là mấy?
+  Nhóm nào ít hơn nhóm nào? Ít hơn là mấy?
- Muốn nhóm quả bằng nhóm hoa phải làm thế nào?
- Cách 1: Bớt đi 1 bông hoa . cho trẻ đếm lại và nhận xét về số lượng của hai nhóm.( cho trẻ làm nhanh, nhận xét nhanh)
- Cách 2: Thêm 1 quả.
+ 9 quả thêm 1 quả bằng mấy quả?
+ Cho trẻ đếm lại và nhận xét về số lượng của hai nhóm.
+ Vậy 9 quả thêm 1 quả bằng 10 quả (cả lớp nhắc lại)
+ Bất kỳ nhóm đối tượng nào có số lượng bằng 9 khi thêm 1 đều bằng 10. Vậy  9 thêm 1 bằng 10 ( cả lớ nhắc lại 3 lần theo cô).
-        Cho trẻ cất dần số hoa và số quả vào rổ, vừa cất vừa đếm.
33 3. Hoạt động 3: Trò chơi
*Trò chơi: Bé tài giỏi:
- Cách chơi: Trẻ được chia thành 4 đội. Có các luống rau đang trồng dở, các đội phải trồng thêm cho đủ mỗi luống 10 cây.
- Luật chơi: Theo luật tiếp sức. Khi kết thúc một bản nhạc đội nào trồng xong trước đội đó giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, đánh giá, nhận xét.
*Trò chơi: Tìm nhà:
-Cách chơi: Khi cô nói
+ Tìm nhà! Tìm nhà!
+  Trẻ sẽ phải tìm ngôi nhà có  thẻ chấm tròn là 10
- Lần 2 cô đổi vị trí các ngôi nhà
*Kết Thúc
Trẻ lắng nghe và đoán
Trẻ đếm
Trẻ nhận giỏ đồ
Trẻ làm theo yêu cầu của cô
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ làm theo yêu cầu của cô
Trẻ làm theo yêu cầu của cô
Trẻ đọc theo cô
Trẻ trả lời
Trẻ đếm
Trẻ chơi
Trẻ chơi
IV: Nhận xét: 
1.Tình trạng sức khỏe:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Kiến thức, kỹ năng:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng 09 năm 2020
GIÁO ÁN
Lĩnh vực : Khám phá khoa học
Đề tài: Khám phá lớp mầm non
I. Mục đích, yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết tên trường mầm non mình đang học, các khu vực trong trường mầm non.
- Kỹ năng: Chú ý quan sát, phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ định
- Thái độ: Trẻ yêu quý trường lớp mầm non, vâng lời cô giáo.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô:
+ Tranh vẽ trường mầm non, các hoạt động trong trường mầm non. Thước chỉ.
+ Bài hát: “Trường cháu đây là trường mầm non”
2. Đồ dùng của trẻ:
+ Tranh vẽ trường mầm non của bé.
+ Bút sáp màu.
- Nội dung kết hợp: Âm nhạc hát trường chúng cháu là trường mầm non
3. Đội hình: chữ u
4. Địa điểm: lớp học
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú
- Hát “trường chúng cháu là trường Mầm Non”
- Các con vừa hát bài gì?
2. Hoạt động 2 :Bài mới
* Nhận biết “Cảnh quan môi trường lớp học
- Cho cháu xem tranh trường Mầm Non và hỏi bức tranh vẽ cảnh ngôi trường gì đây?
- Làm thế nào cháu  biết đây là trường Mầm non?
- Tên trường mầm non cháu đang học có tên là gì?
- Trường Mầm Non chúng ta thuộc xã nào?
-  Các cháu có thích học trường mầm non không?
Bây giờ cô và các con  cùng khám phá trường mầm non nhé!
-  Quan sát xem cái gì bao quanh khuôn viên bên trong trường?
- Tên trường gắn ở đâu?  
- Con nhìn thấy gì ở sân chơi trường mầm non? Kể  tên các loại cây được thấy ? Đồ chơi ngoài trời có cái gì?
- Sân trường còn có thùng chứa rác để làm gì ?
- Khi được vui chơi ngoài sân trường con cảm thấy như thế nào?
- Theo các con cảnh quang môi trường của trường mầm non có xanh, sạch không?
- Làm thế nào con biết môi trường trường mình xanh sạch?
- Để làm cho môi trường mầm non luôn xanh thì phải làm gì ?
- Môi trường mầm non xanh sạch có lợi gì cho sức khoẻ của các cháu?
- Các cháu làm gì để giữ gìn trường mầm non luôn sạch sẽ?
* Nhận biết các khu vực trong trường:
- Các phòng học của lớp mẫu giáo nằm ở đâu so với sân trường ? Các phòng học rộng hay hẹp?
- Có nhiều hay ít phòng  học?
- Bên trong phòng học có trang bị đồ dùng gì?
Cô giáo sắp xếp như thế nào?
- Ngoài phòng  học còn có phòng nào nữa?
- Phòng bảo vệ nằm ở đâu ?
- Phía sau các phòng học là khu vực gì?
- Trường mầm non chúng mình có đẹp không? Bài trí sắp xếp như thế nào ?
- Để cho trường lớp ngăn nắp, gọn gàng sử dụng như thế nào? (học chơi đúng chỗ, để đúng qui định) 
Tóm ý: Bài trí sắp xếp mỹ quan, thuân tiện cho hoạt động  của cô và cháu. Có khu vực các con không được đến phòng tai nạn “ khu bếp)
* Củng cố
- Chơi trò chơi  không được làm gì nhé : Cô nói Nhà bếp: Cháu không được đến chơi.
- Phòng làm việc: không được làm ồn
- Đồ dùng, Đồ chơi: không được vứt lung tung
* Mối quan hệ trường mầm non, cô, trẻ.
 Đọc thơ
Em yêu cô giáo
Sáng sớm tinh sương
Đã mở cổng trường
Quét sân,quét lớp
Kê bàn đun nước
Đón chờ chúng em.
- Ai chăm sóc và dạy dỗ các con ở trường mầm non ?
- Cô giáo lớp mình tên gì? Hàng ngày cô làm gì để lớp học sạch sẽ.Cô dặn dò các cháu điều gì? Dạy các cháu cái gì ?
- Các cháu có yêu cô không? Để cô không buồn các cháu không được làm gì? Khi các cháu ngoan cô giáo có cử chỉ như thế nào ? Nói lời nào khen cháu ? Ngoài cô giáo con còn biết ai nũa?
- Cô hiệu trưởng, hiệu phó của trường tên gì?
 - Ai làm việc khu vực bếp
- Bác bảo vệ làm những việc gì ?
- Hàng ngày khi thấy các cô chú nhân viên các con phải làm gì ?
- Để có hành vi đẹp trong giao tiếp, được mọi người khen lễ phép các cháu làm gì?
- Hát “Em bé ngoan”.
Tóm lại: Trường mầm non là nơi trẻ em từ 2-5 tuổi đến học và chơi
* Củng cố
- Cho hát hoặc đọc thơ về cô giáo
4. Kết thúc.
- Trẻ hát bài « Cô và mẹ »
- Cô nhận xét tuyên dương.
Trẻ hát
Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Có nhiều cây và đồ chơi ạ
- Con thấy vui
- Có ạ
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Có nhiều phòng học ạ
- Phòng bảo vệ
- Ngăn nắp ạ
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ trả lời
- Bác câps dưỡng
- Phải chào hỏi ạ
- Trẻ hát
IV: Nhận xét: 
1.Tình trạng sức khỏe:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Kiến thức, kỹ năng:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng 10 năm 2020
GIÁO ÁN
Lĩnh vực : Phát triển thể chất
Đề tài: Thể dục: Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn đi trên ghế thể dục
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 - Trẻ đi được trên đường kẻ thẳng trên sàn đi trên ghế thể dục.
2. Kĩ năng:
 - Rèn sự khéo léo khi vận động: Bàn chân luôn bước trên đường kẻ và giữ được thăng bằng trên vạch kẻ và ghế thể dục.
 - Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan trong vận động.
3. Thái độ:
 - Trẻ tích cực hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô.
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô và trẻ:
-  Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
 - Vạch kẻ thẳng 3m và ghế thể dục , chiều rộng bằng bàn chân trẻ.
 - Xắc xô
2. Địa điểm tổ chức : Ngoài sân
3. Đội hình: Vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
 - Cô cùng trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng: “ Sáng dậy sớm”
 - Để có một cơ thể khỏe mạnh chúng mình phải làm gì?
 Các con phải thường xuyên luyện tập thể dục để có được sức khỏe tốt, ăn uồng đầy đủ chất dinh dưỡng giúp các con cao lớn và khỏe mạnh. Chúng mình nhớ chưa nào?
2.Giới thiệu bài:
 - Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tập bài vận động “ đi trên vạch kẻ thảng trên sàn”.
Chúng mình cùng khởi động nhé!
3. Hướng dẫn:
a.HĐ1: Khởi động
 - Cho trẻ đi thành vòng tròn và kết hợp các kiểu đi chân theo lời bài hát “ Một đoàn tàu”
b.HĐ2: Trọng động
 * BTPTC:
 + ĐT tay: Hai tay đưa sang ngang, lên cao
 N1: Hai tay đưa sang ngang lên cao bằng vai
 N2: Hai tay giơ thẳng quá đầu
 N3: Đưa sang ngang cao bằng vai
 N4: Hạ xuống theo người
 + ĐT bụng: quay người sang hai bên
 N1: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông
 N2: Hai tay thả xuôi, đứng thẳng
 N3: Hai tay chống hông, quay người sang bên trái
 N4: Hai tay thả xuôi đứng thẳng, thu chân về
 + ĐT chân: Đứng khuỵu gối
 N1: Đứng hai chân chụm vào nhau, hai tay chống hông
 N2: Nhún xuống, đầu gối khuỵu
 N3, N4 tương tự như N1, N2
 + ĐT bật: Bật tại chỗ
 N1: Hai tay chống hông
 N2: Bật tại chỗ
 N3, N4: tương tự
*VĐCB: Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn đi trên ghế thể dục
 - Cô làm mẫu:
 + Lần 1: không phân tích
 + Lần 2: kết hợp giảng giải:
TTCB: hai tay chống hông đứng dưới vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu bước đi bàn chân luôn bước đúng trên đường kẻ và giữ được thăng bằng sau đó bước 1 chân lên ghế, thu chân kia đặt sát cạnh chân trước, hai tay dang ngang rồi tiếp tục bước đi đến hết đầu ghế dừng 1-2 giây bước xuống sàn  . Chú ý khi thực hiện vận động đầu ngẩng, mắt luôn hướng về phía trước chú ý khéo léo để không bị ngã xuống ghế.
 - Cô mời 1- 2 trẻ lên thực hiện mẫu
 - Quan sát nhận xét và sửa sai cho trẻ.
* Trẻ thực hiện:
 - Trẻ thực hiện lần 1: Cô lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện.
 - Trẻ thực hiện lần 2: Cô chia lớp thành 2 đội thi đua.
 + Cô động viên khuyến khích trẻ, để trẻ tích cực tham gia hoạt động.
 Tuyên dương những trẻ làm đúng, khích lệ những trẻ còn nhút nhát chưa thực hiện được.
 * TCVĐ: Trời nắng – Trời mưa
 - Cô giới thiệu tên trò chơi
 - Phổ biến luật chơi cách chơi
 - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần tùy theo hứng thú của trẻ.
c. Hoạt động 3. Hồi tĩnh:
 - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng.
.5. Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương.
 - trẻ chơi cùng cô
 - Vâng ạ !
 - vâng ạ !
- trẻ khởi động cùng cô.
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ lên thực hiện
- Trẻ thi đua
-Trẻ chơi
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng
- Vâng ạ !
IV: Nhận xét: 
1.Tình trạng sức khỏe:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Kiến thức, kỹ năng:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng 10 năm 2020
GIÁO ÁN
Lĩnh vực : Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: dạy hát: Ngày vui của bé
1/ Mục đích yêu cầu :
a. Kiến thức:
- Trẻ biết hát vỗ tay theo nhịp, phách bài “Ngày vui của bé” thể hiện niềm vui vói tâm trạng hồ hởi đến trường.
b. Kỹ năng:
- Trẻ biết vỗ tay, theo phách, nhịp bài “Ngày vui của bé”.
- Trẻ biết tâm trạng đầu tiên đi học qua bài: “ ngày đầu tiên đi học” đem đến tình cảm yêu thương trường, lớp.
c. Giáo dục:
- Thông qua các bài hát bổ sung và các hoạt động giúp trẻ biết yêu thương cô giáo, trường lớp, thích đến trường.
2/ Chuẩn bị :
1. Đồ dùng của cô:
- Bài: “Trường chúng cháu là trường Mầm non” Phạm Tuyên.
- Bài thơ: “Cô giáo em”, tranh minh họa bài hát, tích hợp toán.
- Nhạc cụ, đồ chơi âm nhạc, cờ hoa để múa minh họa, máy catset
2. Đồ dùng của trẻ:
- Nhạc cụ, đồ chơi âm nhạc, cờ hoa để múa minh họa
3. Đội hình: chữ u
4. Địa điểm: lớp học
3/ Tiến trình lên lớp:
              Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Dạy hát:
- Mở đầu chương trình cho trẻ chơi trò chơi “Bốn mùa”.
- Kết thúc chơi cô nói: Các con ạ! Mùa thu có ngày khai trường đấy! Ngày ấy rất vui được gặp lại cô, được gặp lại bạn, các con có thích đến trường Mầm non cùng cô không ?
- Cô cùng trẻ hát “Cháu đi Mẫu giáo” vừa hát vừa đi xung quanh lớp. Đã đến trường Mầm non rồi!
- Các con ạ! Sau 3 tháng hè chúng ta lại tựu trường gặp lại bạn, gặp lại cô; Ngày ấy trên sân trường rực đỏ cờ hoa đón chào các con bước vào năm học mới. Nhớ lại không khí vui tươi của ngày hội lớn nhạc sĩ Hoàng Văn Yến đã sáng tác một ca khúc rất hay, đó là bài hát “Ngày vui của bé”
- Hôm nay cô dạy lớp mình hát nhé!
- Mở nhạc, cô hát lần 1. Nói tên bài hát và tên tác giả.
- Cô vừa hát bài hát nói về gì?
- Tóm tắt nội dung và giáo dục trẻ.
- Cô mở nhạc cô dứng lên hát lần 2+ minh họa.
* Dạy trẻ hát:
- Mời cả lớp hát 2 lần cùng cô.
- Mời từng tổ hát (3 tổ).
- Mời nhóm 5 - 6 bạn đứng lên hát (2 nhóm).
- Mời cá nhân 1 - 2 cháu hát.
- Vừa rồi các con hát bài hát nói về niềm vui của ai?
- À để cùng các bé vui đến trường bây giờ cô sẽ hát vui cùng các con nhé! Cô chỉ vào cô là cô hát, chỉ ra các con là các con hát nhé! Cô và trẻ hát luân phiên 1 lần.
* Cho chơi kết bạn bạn trai và bạn gái, cho trẻ ngồi đối diện, cô đưa tay về đội nào đội đó hát.
- Các con à! ngày đến trường các bạn rất vui từng hàng cây cũng vẫy gọi các bạn, các bạn tung tăng đến trường  rất vui, có nhiều bạn đến trường cũng là ngày hội của bé khỏe bé ngoan đấy! Thế nhưng cũng có không ít những bạn ngày đầu tiên đến trường thường hay khóc nhòe, nhút nhát được mẹ dỗ dành, cô giáo yêu thương những kỷ niệm ấy in sâu vào đầu óc mỗi chúng ta mãi đến khi lớn chúng ta vẫn nhớ về cô giáo, nhớ về mẹ lúc còn nhỏ chúng ta được cô và mẹ vỗ về, đó là nội dung bài hát “Ngày đầu tiên đi học” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe.
2. Hoạt động 2: Nghe hát:
- Cô hát lần 1. Cô nói lại tên bài hát và tác giả.
- Các con thấy hay không? Các con cảm nhận điều gì?
Qua bài hát ta cảm nhận được nhiều điều, làm cho chúng ta nhớ lại những kỹ niệm của ngày đầu tiên đi học của chúng ta, được mẹ, cô dỗ dành, công lao ấy chúng ta không thể quên.
- Lần 2, cô mở máy mời 1 trẻ lên múa minh họa cùng cô.
- Lần 3, cô mở giai điệu cho trẻ ngồi đung đưa theo.
- Giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: * Trò chơi âm nhạc: “Tiếng hát ở đâu”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi. Sau đó cho trẻ chơi.
- Cho trẻ hát lại bài hát ra ngoài.
- Trẻ chơi
- Lắng nghe.
- Hát.
- Lắng nghe.
- Vâng ạ
- Lắng nghe.
- Hát.
- Thực hiện.
- Của bé ạ!
- Trẻ hát.
- Lắng nghe.
- Chú ý, lắng nghe.
- Lắng nghe
- Trẻ chơi.
- Thực hiện
IV: Nhận xét: 
1.Tình trạng sức khỏe:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.Kiến thức, kỹ năng:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng 09 năm 2020
GIÁO ÁN
Lĩnh vực : Phát triển thể chất
Đề tài: Thể dục: bằng bàn tay, bàn chân 3 - 4m
1. Mục đích:                                                            
* Kiến thức:
- Trẻ biết cách bò bằng bàn tay, bàn chân, biết kết hợp chân nọ, tay kia.
* Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng kheo léo của bàn tay, đôi chân, phát triển cho trẻ tính mạnh dạn.
* Thái độ :
- Giáo dục trẻ việc tập thể dục là để có sức khoẻ tốt, có ý thức nghiêm túc trong học tập.
2. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô :
- Vach xuất phát.
2. Đồ dùng của trẻ: 
- Một số hộp quà chuẩn bị cho trẻ thi đua.
- Bướm có cán dây dài.
3. Địa điểm tổ chức : Ngoài sân	
4. Đội hình: Vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc
3. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô gợi hỏi trẻ:
+ Muốn khoẻ mạnh để học tập vui chơi thì các con phải làm gì?
+ Ngoài ăn uống đủ chất còn làm gì nữa?
* Hoạt động 2: Khởi động:
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân, chạy nhanh, chạy châm. Sau đó, chuyển đội hình thành 3 hàng ngang theo tổ.
* Hoạt động 3: Trọng động:
* BTPTC: Trẻ tập kết hợp với nơ.
- ĐT tay: Hai tay đưa ra phía trước, ra sau, lên cao sau đó hạ xuống. (4l x 8n)
- ĐT chân: Hai tay đưa sang ngang sau đó đưa ra phía trước khuỵu gối. (4l x 8n)
- ĐT bụng: Chân rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao, cúi gập người xuống.  (3l x 8n)
- ĐT bật: Bật tại chổ. (3l x 8n)
* VĐCB: Bò bằng bàn tay, bàn chân 3 - 4m.         
- C

File đính kèm:

  • doclop 4 tuoi_12887446.doc