Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Tìm hiểu các giác quan của bé

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên các giác quan: thính giác, khứu giác, thị giác, vị giác, xúc giác. Biết được chức năng của từng giác quan trên cơ thể.

- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, làm việc theo nhóm. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Trẻ biết vệ sinh chăm sóc các giác quan và giữ gìn cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị:

- Giáo án điện tử các giác quan mắt , mũi, miệng, tai, bàn tay.

Một số đồ vật cho trẻ khám phá bằng các giác quan:nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ

 1 lọ nước hoa, một con mèo đồ chơi phát ra nhạc, một cái túi đựng chai nước lạnh và một chai nước nóng, quả bóng, cái mũ, đôi tất., một đĩa cam cắt thành những miếng nhỏ.

- Câu chuyện mỗi người một việc trên máy tính.

- Một bộ quần áo mèo khoang.

- Nhạc bài hát cái mũi, vũ điệu rửa tay.

- 5 bảng có gắn 5 giác quan và cho trẻ gắn các hình ảnh tương ứng với 5 giác quan

- Các hình ảnh tương ứng với 5 giác quan để trong rổ.

 

docx8 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Tìm hiểu các giác quan của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Bé ngoan
Đề tài: Tìm hiểu các giác quan của bé
Độ tuổi: 5- 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
Ngày dạy: 13/11/2019
Người dạy: Phạm Thị Xen
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên các giác quan: thính giác, khứu giác, thị giác, vị giác, xúc giác. Biết được chức năng của từng giác quan trên cơ thể.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, làm việc theo nhóm. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ biết vệ sinh chăm sóc các giác quan và giữ gìn cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử các giác quan mắt , mũi, miệng, tai, bàn tay.
Một số đồ vật cho trẻ khám phá bằng các giác quan:nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ
 1 lọ nước hoa, một con mèo đồ chơi phát ra nhạc, một cái túi đựng chai nước lạnh và một chai nước nóng, quả bóng, cái mũ, đôi tất...., một đĩa cam cắt thành những miếng nhỏ.
- Câu chuyện mỗi người một việc trên máy tính.
- Một bộ quần áo mèo khoang.
- Nhạc bài hát cái mũi, vũ điệu rửa tay.
- 5 bảng có gắn 5 giác quan và cho trẻ gắn các hình ảnh tương ứng với 5 giác quan
- Các hình ảnh tương ứng với 5 giác quan để trong rổ.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô nói “xúm xít xúm xít” hôm nay rất vinh dự cho lớp mình được đón ban giám hiệu cùng các cô giáo về thao giảng ngày hôm nay.
Về thăm lớp các cô có một câu chuyện để tặng các con chúng mình có muốn nghe câu chuyện đó không? Cô mời các con cùng hướng lên màn hình để lắng nghe câu chuyện.
- Các con vừa nghe câu chuyện gì? 
- Trong câu chuyện nói về những bộ phận nào?
+ Mắt làm công việc gì?
+ Tai ?
+ Mũi làm gì? 
+ Tay làm gì?
+ Còn miệng?
- Các con ạ mắt, miệng, mũi , tai, tay là những bộ phận không thể thiếu được trên cơ thể hay còn gọi là các giác quan mỗi giác quan đều có một nhiệm vụ riêng. Để biết được tầm quan trọng của các giác quan như thế nào hôm nay cô cùng các con học bài tìm hiểu các giác quan của bé. 
II. Hoạt động 2: Tìm hiểu các giác quan của bé
a. Mắt – Thị giác
- Cả lớp “trời tối”cho trẻ nhắm mắt lại. “trời sáng” Trẻ mở mắt ra cô hỏi trẻ trên tay cô có gì?
- Con mèo đồ chơi này trông như thế nào?
- Nhờ đâu mà các con thấy được đặc điểm của con mèo đồ chơi này?
- Mắt còn gọi là cơ quan gì ai biết?
- Đúng rồi mắt còn gọi là cơ quan thị giác, cả lớp nhắc lại theo cô “ Thị giác”
- Trên màn hình của cô có hình ảnh gì? 
- Có mấy mắt ? Hai mắt thì gọi là gì?
- Mắt còn có gì? 
- Lông mày và lông mi có tác dụng gì?
- Nếu nhắm mắt lại các con có nhìn thấy gì không?
- Vậy đôi mắt để làm gì?
- Đôi mắt giúp cho chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh, nhận biết nhiều thư thấy được đường đi, thấy được các vật cản để tránh...Chúng ta phải làm gì để đôi mắt luôn sáng khỏe?
Chúng ta phải vệ sinh đôi mắt sạch sẽ, không được dụi tay bẩn lên mắt, không được xem ti vi quá nhiều, không ngồi gần ti vi, ăn uống đủ chất ...để giữ cho đôi mắt luôn sáng khỏe các con nhớ chưa nào.
b. Tai – Thính giác
- Các con ạ con mèo đồ chơi này rất đặc biệt chúng mình cùng xem đó là gì nhé. Các con cùng lắng nghe. Các con nghe thấy gì? 
- Các con nghe được tiếng nhạc đó nhờ có gì?
- Trên đây cô có hình ảnh gì? Hình ảnh tai có vành tai và ống tai.
- Tai còn gọi là cơ quan gì ai biết nào? 
- Các con nhắc lại theo cô “ Thính Giác”( Nhóm, cá nhân trẻ nhắc lại)
- Tai của các con đâu? Các con lấy 2 tay bịt tai lại
Khi bịt tai lại chúng mình có nghe thấy gì không? 
Khi bỏ tai ra chúng mình nghe thấy gì?
- Tai giúp gì cho chúng ta?
Tai giúp chúng ta có thể nghe thấy rất nhiều các âm thanh khác nhau nhờ có tai mà các con có thể nghe thấy tiếng nhạc, những lời cô nói, nghe được tiếng của bạn bè, cha mẹ. Vậy các con phải làm gì để tai luôn nghe rõ?
- Các con phải luôn vệ sinh tai cho sạch sẽ, không được nghe những âm thanh quá to, không tự ý lấy dáy tai, không cho những vật sắc nhọn vào tai, ăn uống đủ chất để giữ cho đôi tai luôn khỏe các con có đồng ý không.
c. Mũi – Khứu giác
- Ngồi lâu quá mỏi mỏi là cùng hát ca cho người khỏe mạnh. Cô cho trẻ hát vận động bài cái mũi
- Các con vừa hát bài hát nói về gì? 
- Mũi có tác dụng gì?
- Cô xịt nước hoa và hỏi trẻ các con có ngửi thấy mùi gì?
- Nhờ đâu mà các con ngửi thấy mùi thơm?
- Cô có hình ảnh cái mũi có sống mũi và lỗ mũi, có mấy lỗ mũi?
- Mũi là cơ quan khứu giác là một trong 5 giác quan quan trọng của con người các con nhắc lại cùng cô “ khứu giác” nhóm, cá nhân trẻ nhắc lại.
- Mũi của các con đâu?các con hãy bịt mũi và ngậm miệng lại đi nào. Các con cảm thấy thế nào?
Vậy mũi còn giúp chúng ta làm gì?
Như vậy mũi còn có lợi ích gì đối với chúng ta?
- Mũi giúp chúng ta có thể ngửi thấy các mùi xung quanh có những mùi thơm và cả những mùi khó chịu bên cạnh đó mũi còn giúp chúng ta thở nữa đấy. Chúng ta phải làm gì để giữ cho mũi luôn sạch sẽ?
Các con phải luôn vệ sinh mũi hàng ngày để mũi luôn sạch sẽ và không cho những hột hạt vào mũi không thò tay bẩn vào ngoáy mũi nhé.
d. Lưỡi – Vị giác
- Hôm nay cô có một đĩa cam nhưng chưa biết vị như thế nào cô nhờ các con hãy nếm thử xem nó có vị gì nhé. Cho trẻ nếm cam
- Các con thấy có vị gì?
- Nhờ đâu mà các con cảm nhận được vị của cam?
- Lưỡi nằm ở đâu?
- Trên màn hình cô có hình ảnh gì?
- Miệng có gì?
Răng giúp chúng ta nhai thức ăn còn môi giúp chúng ta nói tròn câu tròn từ và lưỡi giúp chúng ta gì nào?
- Đúng rồi lưỡi giúp chúng ta nếm thức ăn biết được vị của thức ăn nó còn được gọi là cơ quan vị giác. Các con nhắc lại cùng cô “Vị giác” cả lớp , cá nhân.
- Vậy lưỡi có tác dụng gì?
- Lưỡi giúp chúng ta phân biệt được các vị của thức ăn và còn giúp các con phát âm tròn vành rõ chữ. Vậy các con phải làm gì để bảo vệ lưỡi của mình?
- Các con phải nhớ đánh răng thường xuyên dùng mặt sau của bàn chải để vệ sinh lưỡi, không ăn uống những thứ quá nóng hay quá lạnh nhé.
e. Tay – Xúc giác
- Các con ơi hôm nay bạn mèo khoang cũng đến thăm lớp mình và có quà tặng các con đấy. Bạn mèo khoang tặng lớp món quà gì?
- Cả lớp cảm ơn bạn mèo khoang, mời bạn mèo khoang cùng học với chúng ta nào.
- Cô không biết trong cái túi thần kỳ này có những gì cô mời các con cùng khám phá nhé.Cô cho 2 – 3 trẻ lên khám phá. Hỏi trẻ con thấy có gì?
- Con cảm nhận được độ nóng , lạnh của chai nước, của đồ vật là nhờ đâu?
Các con ạ bạn chó đốm đã đưa đên thông điệp cho chúng ta rằng mùa lạnh thì các con phải uống nước âm, mùa nóng thì uống nước lạnh để giữ gìn sức khỏe của bản thân đấy.
- Trên màn hình cô có gì đây? Bàn tay có mấy ngón?Những ngón tay để làm gì?
- chúng mình hãy giơ tay ra nào các con có mấy bàn tay? Hai bàn tay có mấy ngón? Hai bàn tay còn gọi là gì?
- Hai bàn tay giúp chúng ta làm gì?
- Tay giúp chúng ta sờ, cầm, nắm mọi thứ để tay luôn sạch chúng mình phải làm gì?
Đúng vậy các con phải rửa tay bằng sà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn để giữ gìn đôi tay luôn sạch sẽ.
- Chúng mình cùng rửa tay nào cho trẻ vận động bài vũ điệu rửa tay 1 lần.
* Hôm nay cô đã dạy các con mấy giác quan?
- Đó là những giác quan nào chúng mình cùng kể tên cô nghe.
- Để những giác quan đó luôn khỏe mạnh chúng mình phải làm gì?
Các con ạ đó là 5 giác quan rất quan trọng đối với cơ thể con người giúp chúng ta làm được mọi thứ, nếu thiếu đi một giác quan nào đó thì sẽ bị khuyết tật và gặp rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động vì vậy chúng mình phải thường xuyên giữ gìn, vệ sinh thân thể sạch sẽ và ăn đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể và các giác quan luôn khỏe mạnh.
* Trò chơi:
- Các con học rất giỏi cô tặng cho cả lớp mình một trò chơi các con có thích không nào? Trò chơi “ ai nhanh hơn”. Cô nói tên các giác quan các con sẽ nói tên các bộ phận; cô nói tên các bộ phận các con nói tên các giác quan.
- Cô còn có trò chơi làm theo lời bài hát “mũi, cằm, tai” khi hát đến bộ phận nào thì cáccon phải chỉ tay vào bộ phận đó đến khi dừng bài hát nếu ai chỉ sai thì phaỉ nhảy lò cò.
- Trò chơi “ Nhóm nào nhanh hơn” chia trẻ thành 5 nhóm tương ứng với 5 giác quan trong thời gian 2 phút các nhóm lần lượt từng trẻ một nhảy lò cò lên phía trên nhặt hình ảnh tương ứng với giác quan của nhóm mình gắn lên bảng khi kết thúc nhóm nào gắn được nhiều hình ảnh và đúng thì thắng cuộc, nhóm nào ít nhất phải nhảy lò cò quanh lớp.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Hôm nay cô đã dạy các con 5 giác quan là những giác quan nào các con hãy nhắc lại cho cô?
Hôm nay các con học rất giỏi cô khen các con. Bây giờ cô con mình cùng nhau ra sân dạo chơi và cảm nhận thời tiết của ngày hôm nay nhé! 
- Bên cô bên cô
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe câu chuyện
- Mỗi người một việc
- Mắt, miệng, tai, mũi, tay, chân.
- Trẻ trả lời
- Trẻ làm theo cô
- Một con mèo đồ chơi
- Trẻ trả lời
- Nhờ mắt
- Thị giác
- Trẻ nhắc theo cô
- Đôi mắt
- 2 mắt gọi là đôi mắt
- Lông mày, lông mi
Chắn mồ hôi, chắn bụi
- Không
- Để nhìn, ngắm
- Rửa mắt, không xem nhiều ti vi, khi đi đường bụi thì đeo kính.
- Nghe thấy tiếng nhạc
- Nhờ có tai
- Tai
- Thính giác
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ sờ vào tai
- Không
- Nghe thấy cô nói
- Nghe thấy mọi âm thanh
- Vệ sinh tai, không nghe âm thanh quá to, không cho vật sắc nhọn vào tai.
- Trẻ hát vận động bài cái mũi
- Nói vế cái mũi
- Ngửi, hít
- Mùi thơm
- Nhờ mũi
- Có 2 lỗ mũi
- Xúc giác
- Trẻ chỉ vào mũi
- Không thở được
- Thở
- Giúp chúng ta thở, ngửi, hít
- Vệ sinh mũi hàng ngày, không nhét hột hạt vào mũi.
- Trẻ nếm cam
- Trẻ trả lời
- Nhờ lưỡi
- Trong miệng
- Cái miệng
- Răng và lưỡi
- Biết được vị của thức ăn
- Ném và biết được mùi vị của thức ăn
- Vệ sinh lưỡi hàng ngày
- Cái túi thần kỳ ạ
- Trẻ trả lời
- Nhờ tay
- Bàn tay, có 5 ngón tay
Để cầm, nắm...
- Có 2 bàn tay, có 10 ngón tay gọi là đôi bàn tay.
- xúc cơm, cầm thìa...
- Rửa tay thường xuyên
- Vận động bài vũ điệu rửa tay.
- 5 giác quan
- Trẻ kể tên
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ
- Trẻ chơi 2 lần
- Làm theo lời bài hát 2 lần
- Trẻ chơi 2 lần
- Trẻ nhắc lại 5 giác quan
- Trẻ nhẹ nhàng ra chơi

File đính kèm:

  • docxkham pha khoa hoc 5 tuoi_12940841.docx
Giáo Án Liên Quan