Giáo án mầm non lớp Lá năm học 2015 - Chủ đề: Gia đình
* Kiến thức :
- Trẻ biết được các bộ phận và các giác quan trên cơ thể bé.
- Trẻ biết tác dụng của các giác quan trên cơ thể
* Kỹ năng :
- Trẻ gọi tên được các bộ phận và các giác quan trên cơ thể thông qua việc quan sát.
- Trẻ chú ý và ghi nhớ các hoạt động của cô, trả lời câu hỏi to rõ rang.
- Trẻ có kỹ năng thảo luận nhóm.
* Thái độ
- Trẻ hứng tích cực tham gia hoat động của cô
Đồ dùng của cô :
Giáo án điện tử các giác quan: mắt, mũi miệng, tai, bàn tay, bàn chân
Đồ dùng của trẻ :
Một số đồ dùng, thực phẩm cho trẻ khám phá: nghe, nhìn, ngửi, nếm
Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2015 Tên bài Mục đích Chuẩn bị Tiến hành KPKH: Trò chuyện về các giác quan trên cơ thể bé * Kiến thức : - Trẻ biết được các bộ phận và các giác quan trên cơ thể bé. - Trẻ biết tác dụng của các giác quan trên cơ thể * Kỹ năng : - Trẻ gọi tên được các bộ phận và các giác quan trên cơ thể thông qua việc quan sát. - Trẻ chú ý và ghi nhớ các hoạt động của cô, trả lời câu hỏi to rõ rang. - Trẻ có kỹ năng thảo luận nhóm. * Thái độ - Trẻ hứng tích cực tham gia hoat động của cô Đồ dùng của cô : Giáo án điện tử các giác quan: mắt, mũi miệng, tai, bàn tay, bàn chân Đồ dùng của trẻ : Một số đồ dùng, thực phẩm cho trẻ khám phá: nghe, nhìn, ngửi, nếm 1 Ổn định gây hứng thú - Cho trẻ xem video câu chuyện “Mỗi người một việc” + Trong đoạn phim vừa xem các con thấy tay, chân, mắt, mũi miệng bộ phận nào quan trọng nhất? Để biết bộ phận nào quan trọng nhất các con về các nhóm của mình cùng khám phá nhé 2Nội dung : * Nhóm 1: Mắt để nhìn(5 trẻ) + Cô trẻ quan sát các đồ vật: sách, truyện, rau, củ, cây hoa *Nhóm 2: Tay để sờ(5 trẻ) + Cho trẻ sờ tay vào bên trong các hộp, và các vật trong hộp như: hộp màu, chai nước, khăn mặt *Nhóm 3: Mũi để ngửi(5 trẻ) + Cho trẻ ngửi các loại hoa, quả trong hộp được đục lỗ *Nhóm 4: Lưỡi để nếm(4 trẻ) + Cho trẻ nếm một số loại nước: đường, chanh, lọc một số loại bánh kẹo *Nhóm 5: Tai để nghe(5 trẻ) + Cho trẻ nghe các âm thanh khác nhau như: tiếng rót nước, trống, phách, tiếng kèn HĐ 2: Trò chuyện về các giác quan Cho từng nhóm lên nói kết quả trải nghiệm của nhóm Nhóm 1: cho 1 trẻ lên kể tên những đồ vật nhìn thấy bằng mắt + Theo các con các bạn tìm được đồ vật được nhờ gì? + Nhắm mắt lại lại thì sẽ như thế nào? Cô trò chuyện về đôi mắt: có hình dáng, màu mắt, Các con cùng nhìn lên màn hình cô có gì nhé: =>Cô nói về tầm quan trọng của mắt: mắt giúp ta nhìn thấy mọi vật xung quanh, nhận biết được nhiều thứ, thấy được vật cản, bảo đảm an toàn giao thông + Vì vậy mắt là một trong năm giác quan rất quan trọng trên cơ thể vậy mắt được gọi là giác quan gì? (Thị giác) + Cô cho trẻ đọc bài thơ đôi mắt của em Nhóm 2: cho trẻ nói tên các đồ vật trẻ sờ được + Các bạn dùng tay sờ được những vật gì? + Theo các con các bạn tìm được các vật là nhờ gì? =>Cô rút ra ra kết luận về tầm quan trọng của da: da giúp ta nhận biết được độ nóng, lạnh, khô ướt, da giúp bảo vệ cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường Da là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể gọi là xúc giác Nhóm 3: Cho trẻ kể lại tên những thứ vừa ngửi được + Các con ngửi được là nhờ cái gì? + Trò chuyện với trẻ về mũi đa dạng hình dáng, kích cỡ Cho trẻ hát bài hát “Cái mũi” Cô trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của mũi: Giúp ta biết mùi, giúp ta thở, nhận biết nhiều thứ thậm trí ngửi được mùi khói để cảnh báo hoả hoạn xảy ra. =>Mũi là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể gọi là khướu giác Nhóm 4: cho trẻ nói tên các món ăn, đồ uống vừa được nếm + Con thấy vị của chúng ntn? + Nhờ cái gì mà các con nhận biết được mùi vị đó? Cô trò chuyện về tầm quan trọng của lưỡi: giúp nếm thức ăn biết được mùi vị, chua, cay, mặn , ngọt. Lưỡi còn giúp chúng ta nói, phát âm rõ rang. Vậy lưỡi là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể gọi là vị giác Nhóm 5: Cho trẻ kể lại tên các tiếng động mà nhóm nghe được + Các con nghe được các âm thanh đó là nhờ gì? Cô trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của tai: giúp ta nghe các âm thanh trong cuộc sống hàng ngày: mọi người nói, nghe nhạc, hướng dẫn, khi đi đường =>Tai là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể gọi là thính giác Cô giới thiệu 5 giác quan trên cơ thể con người Cô chốt lại => trên cơ thể chúng ta có nhiều bộ phận quan trọng và 5 giác quan thính giác, vị giác, khướu giác, xúc giác, thị giác các giác quan này đều có vai trò và tầm quan trọng với cơ thể vi vậy muốn cơ thể khoẻ mạnh các con cần chăm sóc vệ sinh cơ thể, ăn ngủ đầy đủ ngoài ra còn cần chăm tập thể dục để các giác quan được phát triển tốt. Vậy giác quan nào quan trọng nhất? Các giác quan đều quan trọng không thể thiếu nhau các con cùng xem tiếp câu chuyện “Mỗi người một việc” để biết giác quan nào quan trọng nhất nhé 3 Kết thúc: - Các con vừa được tìm hiểu về điều gì? - Cô nhận xét giờ học, khe trẻ - Cô cho trẻ cất don đồ dùng, uống nước đi vệ sinh. Lưu ý Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2015 Tên bài Mục đích Chuẩn bị Tiến hành Âm nhạc: NDTT: Dạy hát: Bé quét nhà NDKH: + TC: Cảm thụ âm nhạc + Nghe hát: Khúc hát ru người mẹ trẻ Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài hát: Bé quét nhà do nhạc sỹ Hà Đức Hậu sáng tác - Trẻ hiểu nội dung bài hát Khúc hát ru người mẹ trẻ: Bài bát nói về tình cảm yêu thương của người mẹ trẻ dành cho con Kỹ năng: -Trẻ hát đúng giai điệu đúng ca từ bài hát: Bé quét nhà - Trẻ nghe và hưởng ứng theo giai điệu bài hát: Khúc hát ru người mẹ trẻ - Trẻ chơi thành thạo trò chơi: Cảm thụ âm nhạc Thái độ: -Trẻ có hứng thú trong giờ học. -Đồ dùng của cô: - Nhạc không lời và có lời bài hát: Bé quét nhà, Khúc hát ru người mẹ trẻ - Máy tính, loa - Đồ dùng của trẻ: mũ âm nhạc chơi trò chơi 1 Ổn định tổ chức gây hứng thú - Cô cùng trẻ xem hình ảnh bé quét nhà 2 Nội dung : * NDTT: Dạy hát: Bé quét nhà(Nhạc sỹ Hà Đức Hậu sáng tác) - Hôm nay cô sẽ dạy các con một bài hát có giai điệu rất vui tươi rộn ràng kể về bạn nhỏ giúp bà quét nhà đó là bài hát “Bé quét nhà” do nhạc sỹ Hà Đức Hậu sáng tác - Cô hát lần 1 với nhạc + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? + Bài hát do ai sáng tác? - Cô mời cả lớp hát cùng lên hát bài hát “Bé quét nhà” - Cô cho cả lớp đứng lên hát theo đội hình vòng tròn - Cô mời từng tổ lên hát - Cô mời cá nhân trẻ lên hát - Cô mời nhóm bạn gái, bạn trai lên hát - Cô mời cả lớp hát Cô chú ý sửa sai cho trẻ * Trò chơi “Cảm thụ âm nhạc” - Cách chơi: cô có đoạn nhạc cắt ghép từ các bài nhạc: lúc nhanh, lúc chậm, các con hãy nghe nhạc và cảm thụ nhạc nhảy theo điệu nhạc. * Nghe hát “Khúc hát ru người mẹ trẻ” - Cô thấy các con hát rất hay cô khen cả lớp ! Sau đây cô xin gửi tặng các con bài hát “Khúc hát ru người mẹ trẻ” do nhạc sỹ Phạm Tuyên sáng tác - Lần 1: Cô hát biểu cảm theo giai điệu bài hát + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác? Cô giảng nội dung bài hát: Bài hát kể về tình cảm của người mẹ trẻ với con mẹ thấy con khôn lớn từng ngày qua dòng sữa mẹ, mẹ mong con khôn lớn hãy nghĩ những điều trắng trong như dòng sữa mẹ. - Lần 2: Cô cho trẻ nghe ca sỹ hát 3 Kết thúc : - Vừa rồi các con được cô dạy hát bài gì ? Các con được nghe hát bài hát gì? Các con được chơi trò chơi gì? - Cô nhận xét tiết học , khen trẻ Cô thấy lớp mình học rất giỏi cô khen cả lớp! Lưu ý .. ..................................... Thứ 3 ngày 6 tháng 10 năm 2015 Tên bài Mục đích Chuẩn bị Tiến hành Toán Ôn đếm đến 4 nhận biết số 4 * Kiến thức : - Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 4. - Trẻ nhận biết được chữ số 5. Đếm trong phạm vi 5 - Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi của trò chơi. * Kỹ năng : - Trẻ có kỹ năng đếm nhóm đồ vật có số lượng 5 - Trẻ biết sắp xếp, so sánh nhóm đồ dùng trong phạm vi 5. * Thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động - Trẻ mạnh dạn tự tin. * Đồ dùng của cô : - Thẻ số 1>5 kích thước to - Một số nhóm đồ chơi số lượng 1, 2, 3, 4, 5 để xung quanh lớp - Nhạc đệm bài hát “Bé quét nhà” * Đồ dùng của trẻ : - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có: + giấy A4 vẽ 3 đồ vật và chữ số 5 để trẻ tô màu. + Thẻ số 1, 2, 3, 4, 5 + 5 cái bát, 5 cái thìa, 5 cái phích, Vở bé làm quen với toán 1.ổn định tổ chức gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát vận động bài hát “Bé quét nhà” 2. Nội dung chính * Trẻ lấy rổ đồ dùng và về chỗ ngồi HĐ 1: Ôn nhận biết số lượng 5- chữ số 5 *Trò chơi: Hãy xếp nhanh Cô chuẩn bị đồ dùng: 5 cái bát, 5 cái thìa, 5 cái phích có số lượng 5 yêu cầu trẻ tìm, sắp xếp và đếm mỗi nhóm có số lượng là bao nhiêu. Cô cùng xếp vừa xếp vừa đếm> đặt thẻ số tương ứng Trẻ thực hiện cùng cô đếm và đặt thẻ số Các con hãy đặt thẻ số tương ứng với số lượng đồ dùng mà các con vừa xếp được Cô cho cả lớp kiểm tra và cùng đếm lại Cô giới thiệu và cho trẻ gọi tên chữ số 5 và các chữ số từ 1 đến 4 *Trò chơi “Hãy làm theo hiệu lệnh” Cô yêu cầu trẻ: + Vỗ tay 5 cái >đếm số ngón tay trên từng bàn tay xem có bao nhiêu ngón >chọn chữ số tương ứng với 5 ngón tay giơ lên + Dậm chân 5 cái + Lắc tay 5 cái * Trò chơi luyện tập 1: Ai tìm đúng Mỗi trẻ sẽ cầm thẻ số 5 đi xung quanh lớp tìm nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lượng 5 * Trò chơi luyện tập 2: Ghế nào của bé Cô mời từng nhóm lên chơi. Mỗi nhóm 5- 6 trẻ Cô cho trẻ nhận biết các chữ số, nêu đặc điểm từng chữ số Cô phát cho mỗi trẻ 1 phần chữ số đã bị cắt, phần còn lại được dán vào ghế Cô cho trẻ cầm thẻ chỉ có hình nửa số của mình để tìm ghế có nửa số còn lại *Trò chơi luyện tập 3: Ai khéo nhất Cô cho trẻ về bàn tô màu đủ 5 đồ dùng trong giấy A4 và tô màu chữ số 5 rỗng 3. kết thúc : - Cô nhận xét giờ học, khen trẻ - Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi. Lưu ý Thứ 4 ngày 7 tháng 10 năm 2015 Tên bài Mục đích Chuẩn bị Tiến hành Thể dục VĐCB: Ném xa bằng một tay TCVĐ: Ai bước dài hơn * Kiến thức : - Trẻ hiểu cách ném xa bằng 1 tay - Trẻ hiểu cách chơi trò chơi vận động: Ai bước dài hơn * Kỹ năng: - Trẻ biết cách ném xa bằng một tay: một tay cầm túi cát đứng chân nọ tay kia dùng sức của cánh tay ném túi cát về phía trước - Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động: Ai bước dài hơn * Thái độ : - Trẻ đoàn kết với bạn trong lớp - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động cùng với bạn * Đồ dùng của cô - Nhạc bài hát Cả nhà đều yêu, túi cát * Đồ dùng của cháu - Trang phục đầu tóc gọn gàng 1: Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với đi thường, đi bằng ngón chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh rồi về 3 hàng ngang ( kết hợp hát bài cháu yêu cô chú công nhân) 2: Trọng động * BTPTC: - Tay : 2 tay đưa ra trước sau đó đưa sang ngang rộng bằng vai( 3x8) - Chân: tay đưa lên cao, ra trước khuỵu gối ( 2x8) - Bụng : 2 tay chống hông nghiêng người sang 2 bên ( 2x8 ) - Bật : bật chụm tách chân( 2x8 ) B: VĐCB: Ném xa bằng 1 tay - Cô làm mẫu lần 1 - Cô làm mẫu lần 2 giải thích. Tư thế chuẩn đứng sau vạch chuẩn, tay cầm túi cát đứng so le với chân (chân nọ tay kia) khi có hiệu lệnh ném cô đưa tay dần lên cao ra sau hơi nghả người về phía sau dùng lực của cách tay và chân đẩy thân người ném túi cát về phía trước. - Lần 3: 2 cô phụ làm mẫu cô chính giải thích - Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu và sửa sai cho trẻ - Cô cho 2 đội mỗi đội 5 trẻ lên tập chú ý sửa sai cho trẻ - Cho 2 tổ thi đua với nhau ( 2 lần ) - Cô hỏi trẻ vừa thực hiện vận động gì? Cho 2 trẻ lên thực hiện vận động TCVĐ: Ai bước dài hơn -Các con thực hiện vận động rất tốt cô khen cả lớp. Sau đây cô tặng cả lớp 1 trò chơi vận động mang tên “Ai bước dài hơn” Cách chơi: các con hãy bước liên tiếp bước chân qua 5 ô vạch cô đã kẻ thi xem đội nào có bước chân dài nhất Cô cho từng trẻ lên thực hiện mẫu Cô cho 2 đội thi đua nhau Cô kiểm tra kết quả. Cô khen trẻ. 3 Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vòng quanh sân tập Lưu ý : Thứ 4 ngày 7 tháng 10 năm 2015 Tên bài Mục đích Chuẩn bị Tiến hành LQCC Làm quen chữ cái “A, ă, â” * Kiến thức: - Trẻ nhận biết được chữ cái a, ă, â - Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo của chữ cái a, ă, â. Biết cách phát âm chữ cái a, ă, â. - Nhận ra chữ cái a, ă, â trong từ chọn vẹn. - Biết cách chơi trò chơi * Kỹ năng: - Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau giữa ba chữ cái a, ă, â - Trẻ chọn đúng và phát âm đúng, rõ ràng, mạch lạc chữ cái: a, ă, â - Trẻ chơi được các trò chơi. * Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động * Đồ dùng của cô: - Giáo án điện tử. - Bài hát: Cả nhà thương nhau - Thẻ chữ cái a, ă, â. Que chỉ, sắc xô. * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một rổ đựng chữ cái a, ă, â - Mỗi trẻ một nét rời của chữ cái a, ă, â 1. Ổn định tổ chức lớp, gây hứng thú: - Trước khi vào giờ học cô mời cả lớp cùng hát với cô bài hát “Cả nhà thương nhau” nhé 2. Nội dung bài: Làm quen chữ cái : a, ă, â *. Làm quen chữ cái a - Cô có hình ảnh gì đây? Cô có hình ảnh “Cái ca” - Ở dưới hình ảnh cô còn có từ “Cái ca” - Cô phát âm từ “Cái ca” 2-3 lần - Cho trẻ phát âm từ “Cái ca” 2-3 lần. - Bạn nào giỏi lên tìm cho cô chữ cái đứng thứ 5 trong từ “Cái ca” . - Con có biết đây là chữ cái gì không? - Cô khen trẻ - Cô phát âm “a” 2-3 lần - Cho cả lớp phát âm 2-3 lần. - Mời tổ nhóm, cá nhân phát âm. - Các con có nhận xét gì về chữ cái “a”. Cô gọi 1 trẻ lên nhận xét chữ cái “a” - Cô khái quát lại đặc điểm của chữ “a”: chữ “a” có cấu tạo là 1 nét cong tròn khép kín và một dấu móc ngược nằm bên phải nét con tròn - Cô giới thiệu 3 loại chữ p: chữ “a” in hoa, in thường, viết thường. - Cả lớp phát âm lại “a” * Làm quen chữ cái “ă” - Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?(Khăn mặt) - Dưới cô có từ “Khăn mặt”. Cô phát âm 2-3 lần. - Cho cả lớp phát âm, cá nhân phát âm. - Cô giơ chữ cái “ă” - Cô hỏi trẻ con có biết đây là chữ gì không? (Cô động viên khi trẻ trả lời đúng) - Cô phát âm chữ cái “ă” - Cho cả lớp phát âm 2-3 lần. Mời tổ nhóm cá nhân phát âm - Ai có nhận xét gì về chữ cái “ă” - Cô củng cố lại: chữ “ă” là một nét cong tròn khép kín và một nét móc ngược nằm bên phải nét cong tròn và một cái mũ ngược phía trên * Làm quen chữ cái “â” - Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?(cái ấm) - Dưới cô có từ “Cái ấm”. Cô phát âm 2-3 lần. - Cho cả lớp phát âm, cá nhân phát âm. - Cô giơ chữ cái “â” - Cô hỏi trẻ con có biết đây là chữ gì không? (Cô động viên khi trẻ trả lời đúng) - Cô phát âm chữ cái “â” - Cho cả lớp phát âm 2-3 lần. Mời tổ nhóm cá nhân phát âm - Ai có nhận xét gì về chữ cái “â” - Cô củng cố lại: chữ “â” là một nét cong tròn khép kín và một nét móc ngược nằm bên phải nét cong tròn phía trên có cái mũ xuôi - Cô giới thiệu 3 loại chữ “â”: in hoa, in thường và viết thường. - Cho cả lớp phát âm * So sánh chữ cái “a, ă, â” - Cho 2-3 trẻ nêu nhận xét đặc điểm giống và khác nhau của 3 chữ cái “a, ă, â” - Cô nhắc lại đặc điểm giống và khác nhau của ba chữ cái “a, ă, â” (giống nhau: đều có một nét cong tròn khép kín và một nét móc ngược nằm phái bên phải nét cong tròn. Khác nhau chữ ă có mũ ngược chữ â có mũ xuôi * Trò chơi : “Tạo chữ” - Cách chơi: cô chia cả lớp thành 3 đội mỗi đội được tặng 1 chữ cái. Khi cô nói “tạo chữ, tạo chữ” các bạn trong đội sẽ mau cầm tay nhau tạo thành chữ cái tương ứng với chữ cái cô tặng. - Cô kiểm tra sau mỗi lần chơi. 3. Kết thúc: - Hôm nay các con được làm quen chữ cái gì? - Cô nhận xét giờ học, khen trẻ Lưu ý : Thứ 5 ngày 8 tháng 10 năm 2015 Tên bài Mục đích Chuẩn bị Tiến hành Văn học Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: Làm anh 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: Làm anh - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Làm anh”: Nói về làm anh thật khó anh phải nhường nhịn yêu thương e chia quà cho emai yêu em bé đều làm được thôi. 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời to rõ ràng câu hỏi của cô. - Trẻ đọc thuộc bài thơ to rõ ràng mạch lạc. 3. Thái độ: - Hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học. * Đồ dùng của cô - Bài hát “Bé quét nhà” - giáo án điện tử bài thơ: Làm anh * Đồ ùng của trẻ - Trẻ ngồi ghế hình chữ “U”, trang phục dầu tóc gọn gàng. 1 : Ổn định tổ chức gây hứng thú - Trước khi vào giờ học cô cùng các con cùng hát bài “Bé quét nhà” 2: Nội dung chính: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “Làm anh” - Cô giới thiệu tên bài thơ “Làm anh” do Cô đọc thơ diễn cảm lần 1 - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác - Cô đọc diễn cảm lần 2 với hình ảnh trên máy tính Cô giảng nội dung bài thơ - Cô mời cả lớp đọc thơ cùng cô (2 lần) - Bài thơ nói về điều gì? - Cô mời từng tổ lên đọc thơ - Cô mời cá nhân trẻ lên đọc thơ - Cô mời nhóm bạn trai, bạn gái lên đọc thơ - Cô chú ý sửa sai sửa ngọng cho trẻ - Cô mời cả lớp lên đọc lần nữa * Trò chơi: ghép tranh Cô chia cả lớp thành 3 đội thi xem ai ghép đúng bức tranh có nội dung của bài thơ cô đã cắt thành những mảnh ghép nhỏ> các con ghép thành bức tranh hoàn chình. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. 3 Kết thúc - Cô nhận xét giờ học, khen trẻ Lưu ý :................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................ .. Thứ 6 ngày 9 tháng 10 năm 2015 Tên bài Mục đích CB Tiến hành Tạo hình Vẽ đồ dùng của bản thân bé thường sử dụng (Đề tài) (ĐGCS: 89) Kiến thức: -Trẻ có 1 số hiểu biết về những đồ dùng của bản thân thường sử dụng: Cái bát, cái đĩa, cái thìa Kỹ năng: - Trẻ biết vẽ đồ dùng thường sử dụng: bát, đĩa, cốc, thìa, bàn chải đánh răng - Trẻ biết tô màu mịn, không chờm ra ngoài - Trẻ biết trang trí đồ dùng bằng các hoạ tiết: hoa, lá -Thái độ: Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động cùng với cô và các bạn . -Đồ dùng của cô: Hình ảnh các loại đồ dùng bé thường sử dụng -Đồ dùng của trẻ: Vở vẽ, bút sáp 1: Ổn định, gây hứng thú -Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Hai chú chim xinh” 2: Nội dung chính *Quan sát và đàm thoại - Cô cho trẻ xem hình ảnh các loại đồ dùng bé thường sử dụng - Hỏi trẻ về chi tiết bức ảnh Cho trẻ xem 1 số chiếc bát - Các con có nhận xét gì về những chiếc bát? có những loại bát nào? Hình dạng của chiếc bát ntn? Bát thường được trang trí hoạ tiết gì? - Cô trẻ xem chiếc đĩa - Các con có nhận xét gì về những chiếc đĩa? có những loại đĩa nào? Hình dạng của chiếc đĩa ntn? Đĩa thường được trang trí hoạ tiết gì? - Cô trẻ xem cái cốc - Các con có nhận xét gì về những cái cốc? có những loại cốc nào? Hình dạng của chiếc cốc ntn? Cốc thường được trang trí hoạ tiết gì? - Các con thích vẽ đồ dùng gì? Con sẽ vẽ đồ dùng đó ntn? Con tô màu gì? Con sẽ trang trí ntn để đồ dùng đó đẹp hơn - Sau khi vẽ xong con sẽ làm gì với tác phẩm của mình? * Trẻ thực hiện Cô chú ý giúp đỡ những trẻ yếu trong lớp đến những trẻ kém và giảt thích cho trẻ cách làm. * Đánh giá sản phẩm -Trẻ treo bài lên giá sản phẩm. -Con thích bài nào nhất? Vì sao con thích bài củả bạn? -Cô nhận xét 1 -2 bài. 3 Kết thúc -Cô nhận xét giờ học, khen trẻ Lưu ý Thứ 2 ngày 12 tháng 10 năm 2015 Tên bài Mục đích Chuẩn bị Tiến hành KPXH: Phân loại một số thực phẩm thông thường qua 4 nhóm chất: đạm, béo, bột đường, vitamin và muối khoán * Kiến thức : - Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm đối với cơ thể con người - Trẻ biết tên, lợi ích của một số thực phẩm trong 4 nhóm thực phẩm (Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và muối khoáng) đối với sự phát triển của cơ thể. * Kỹ năng : - Trẻ gọi đúng tên và phân biệt được 4 loại thực phẩm cung cấp cho thể những chất : đạm, béo, bột đường, vitamin và muối khoáng - Trẻ nhanh nhẹn, chơi thành thạo các trò chơi. - Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng, mạch lạc. * Thái độ - Trẻ hứng thú học bài - Trẻ biết ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm để cho cơ thể khoẻ mạnh. Đồ dùng của cô : - Hình ảnh về 4 nhóm thực phẩm trên máy tính - Hình ảnh một bạn bình thường một bạn suy dinh dưỡng - Các loại thực phẩm bằng nhựa - Nhạc bài hát: Mời bạn ăn, Bé tập thể dục Đồ dùng của trẻ : Trẻ đầu tóc, trang phục gọn gàng, Ngồi hình chữ “U” -Lô tô các loại thực phẩm cho trẻ 1 Ổn định gây hứng thú Chào mừng tất cả các bé đến với chương trình “Món ngon mỗi ngày” Trước khi tham gia chương trình cô mời các con cùng tham gia tiết mục thể dục nhịp điệu qua bài “Bé tập thể dục” + Các con vừa làm gì? + Tập thể dục để làm gì? - Tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn, vì vậy hàng ngày các con phải chăm tập thể dục. Ngoài tập thể dục ra muốn cơ thể khỏe mạnh các con phải làm gì? - Muốn cơ thể khỏe mạnh, ngoài tập thể dục, các con phải ăn nhiều loại thức ăn được chế biến thành các món ăn khác nhau đảm bảo về dinh dưỡng, VSATTP, phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi như mặc quần áo
File đính kèm:
- giao_an_chu_de_gia_dinh_20252016.doc