Giáo án mầm non lớp lá - Tháng 10 - Chủ đề: Bản thân của bé
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển nhận thức:
- Hình thành cho trẻ phẩm chất, năng lực ham học hỏi. Ý thức của việc học tập và tích cực tham gia quá trình học tập
- Phát triển kỹ năng nhận thức: so sánh, đối chiếu để hình thành biểu tượng toán về hình dạng
- Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau.
- Hiểu biết về sự lớn lên của cơ thể trẻ, sự khác nhau giữa bạn trai và bạn gái: hình thức, hoạt động.v.v.
2. Phát triển ngôn ngữ - giao tiếp:
- Khả năng nghe, hiểu và truyền đạt thông tin bằng nhiều cách khác nhau.
- Hình thành và phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc.
- Làm quen với tư thế ngồi ngay ngắn, bút, vở và học chữ viết
3. Phát triển thẩm mỹ:
- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
- Phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống
- Biết tự chăm sóc và làm đẹp bản thân
- Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, tạo hình
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY THÁNG 10 - 2017 CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN CỦA BÉ Thời gian 3 tuần( từ ngày 25 tháng 09 đến ngày 13- 10-2017) I. MỤC TIÊU 1. Phát triển nhận thức: - Hình thành cho trẻ phẩm chất, năng lực ham học hỏi. Ý thức của việc học tập và tích cực tham gia quá trình học tập - Phát triển kỹ năng nhận thức: so sánh, đối chiếu để hình thành biểu tượng toán về hình dạng - Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. - Hiểu biết về sự lớn lên của cơ thể trẻ, sự khác nhau giữa bạn trai và bạn gái: hình thức, hoạt động.v.v.. 2. Phát triển ngôn ngữ - giao tiếp: - Khả năng nghe, hiểu và truyền đạt thông tin bằng nhiều cách khác nhau. - Hình thành và phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc. - Làm quen với tư thế ngồi ngay ngắn, bút, vở và học chữ viết 3. Phát triển thẩm mỹ: - Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật - Phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống - Biết tự chăm sóc và làm đẹp bản thân - Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, tạo hình 4. Phát triển thể chất: - Cách bảo vệ và chăm sóc các bộ phận cơ thể và các giác quan - Hiểu biết về lợi ích của việc luyện tập vận động đới với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe - Khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo - Tập vận động các nhóm cơ hô hấp - Tập các vận động cơ bản và biết ích lợi của việc vận động đối với sức khỏe 5. Phát triển tình cảm – xã hội: - Nhận biết giá trị của bạn thân và người khác. - Tình cảm quan tâm, yêu thương những người gần gũi - Tự tin, có trách nhiệm, hợp tác và sống thân thiện với mọi người II. MẠNG NỘI DUNG 1- BÉ LÀ AI - Truyện : Tay phải tay trái - Bật xa 40-50cm - Xác định vị trí ,trên dưới trước – sau – trái ,phải của bản thân - Vẽ bạn trai bạn gái - Nào cùng khám phá bản thân của bé - Nói được một số thông tin về bản thân và gia đình 2- CƠ THỂ CỦA BÉ - Cơ thể tôi là một thể thống nhất do nhiều bộ phận khác nhau tạo thành và tôi không thể thiếu một bộ phận nào. - Nói được khả năng và sở thích của bạn và người thân. - Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình. - Vệ sinh và bảo vệ các giác quan trong cơ thể? - Chọn giầy, dép phù hợp với trẻ, luôn đi dép để bảo vệ đôi chân. Sử dụng nhiều nguyên vật liệu để trang trí những đôi dép - Dạy hát: Cái mũi. Nghe hát: Em là bông hồng nhỏ. TCAN: Đoán tên bạn hát - Bò bằng bàn tay bàn chân 4 – 5m - Biết rửa tay bằng xà phòng, giữ gín vệ sinh cơ thể. - Biết bảo vệ đôi tai 3- NHU CẦU CỦA BÉ – TẾT TRUNG THU -Tôi được sinh ra và được bố mẹ , người thânchăm sóc, lớn lên(trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, đi học trường mầm non) - Sự yêu thương, chăm sóc của người thân trong gia đình và ở trường - Dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh - Môi trường xanh – sạch - đẹp và an toàn - Đồ dùng, đồ chơi và chơi với bạn bè. -Biết rửa tay bằng xà phòng, giữ gín vệ sinh cơ thể. -Thơ :Bé ơi - Dạy hát: Mời bạn ăn. Nghe hát: Lý chiều chiều -Trò chơi âm nhạc:Đoán tên bạn hát III- MẠNG HOẠT ĐỘNG 1. Phát Triển Thể Chất: - Rèn luyện kỹ năng: Rửa tay, lau tay - Bật xa 40- 50 cm - Bò bằng bàn chân 4 – 5m - Tung bóng và bắt bóng 2. Phát Triển Nhận Thức: - Xác định vị trí trên – dưới, trước sau,phải trái của bản thân - Tìm hiểu về các giác quan của bé - Trò chuyện về những loại thực phẩm bé cần - Đém đến 6, nhận biết số 6 3. Phát Triển Ngôn Ngữ: - Truyện tay phải tay trái - Làm quen chữ a ă â - Thơ “Bé ơi” - Truyện “Gấu con bị răng 4. Phát Triển Thẩm Mỹ: - Vẽ bạn trai bạn gái - Hát “Cái mũi” Nghe hát: Em là bông hồng nhỏ. TCAN: Đoán tên bạn hát - Hát “Rước đèn dưới trăng” Nghe h¸t: ChiÕc ®Ìn «ng sao.- TC¢N: Ai nhanh nhÊt 5. Phát Triển Tình cảm – xã hội: - Nào cùng khám phá bản thân bé - Đôi tay của bé - Bé tập làm vệ sinh môi trường - Bé làm sao để được khỏe mạnh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1 Chủ đề: BÉ LÀ AI? Từ ngày 25 đến ngày 29-9 -2017 Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ trò chuyện Thể dục sáng *Trò chuyện đón trẻ -Trò chuyện về một số vấn đề của chủ đề mới khi trẻ đến lớp. - Trò chuyện giáo dục trẻ chào cô, chào ba mẹ, chào khách - Trò chuyện với trẻ mạnh dạn phát biểu ý kiến - Điểm danh * Thể dục sáng - Hô hấp: Gà gáy buổi sáng - Tay : tay giơ sang ngang, ra phía trước - Bụng : tay lên cao, cuối người tay chạm mũi chân. - Bật : bật tiến về phía trước Hoạt Động Học PTTC -Bật xa 40-50cm(cs1) PTNT -Xác định vị trí ,trên-dưới-trước-sau,trái,phải của bản thân PTNN - Truyện tay phải tay trái PTTM -Vẽ chân dung bạn của bé TCKNXH -Nào cùng khám phá bản thân bé(cs27,28) Hoạt động ngoài trời - Quan sát bạn trai - TC: Chuyền bóng - Chơi tự do - Trò chuyện về thời tiết - TC: Về đúng nhà - Chơi tựdo - Quan sát Bạn gái - TC: Bịt mắt đá bóng - Chơi tự do - Dạo chơi sân trường -TC: chuyền bóng - Chơi tự do Quan sát bầu trời - TC: Cáo và thỏ - Chơi tự do Hoạt động góc *Góc phân vai: Mẹ con, phòng khám, cửa hàng + Chuẩn bị: Chọn vai “Mẹ con” Dụng cụ y tế: Thuốc, ống tiêm, ống nghe, sổ khám, áo quần bác sĩ, y tá, Đồ dùng cá nhân. + Cách tiến hành: Trẻ tự nhận vai và chơi, đóng vai mẹ, vai con,chức năng, thái độ quan hệ giữa mẹ với con, sự giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân,sự giao tiếp giữa nhân viên bán hàng và người mua. Trẻ chơi cô quan sát nhắc nhỡ Đặt tên góc +Kết thúc: Nhận xét tuyên dương *Góc xây dựng: Xây nhà bếp, xếp hình bạn + Chuẩn bị: Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh, hoa...... *Góc nghệ thuật: Vẽ khuôn mặt bộc lộ cảm xúc khác nhau(cs35) + chuẩn bị: Giấy màu, hồ dán, kéo, đất nặn, bảng con, giấy A 4, Viết chì màu + Cách tiến hành: Trẻ biết dùng các kỹ năng vẽ, xé, dán, nặn để làm ra bức tranh về bé, về bạn. Trẻ chơi cô theo dõi Trò chuyện đặt tên góc + Kết thúc: Nhận xét tuyên dương *Góc âm nhạc: Hát múa theo chủ đề + Chuẩn bị: Dụng cụ âm nhạc, trống lắc, phách tre + Cách tiến hành: Hát tự nhiên, đúng nhịp theo chủ đề. Trẻ chơi cô quan sát nhắc nhỡ trẻ Đặt tên góc + Kết thúc: Nhận xét tuyên dương, thu dọn dụng cụ Vệ sinh ăn trưa Cho cháu vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa Vệ sinh, ăn chiều Hoạt động chiều Ôn kiến thức cũ: Bật xa 40- 50cm - Vận động nhẹ nhàng -Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề Tập tô o,ô ,ơ - Vẽ bạn em Dạy bài mới “ Cái mũi Trả trẻ Nêu gương cắm cờ Nhắc nhỡ trẻ chào hỏi người thân Vệ sinh đầu tóc quần áo gọn gang, sạch sẽ - Chào cô chào bạn, ra về HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát bạn trai TCVĐ : Chuyền bóng Chơi tự do I-. Mục đích yêu cầu - Giúp trẻ được quan sát và nêu một số nhận xét về đặc điểm của bạn trai. - Rèn khả năng quan sát và vận động cho trẻ. - Giáo dục :Ý thức chơi, chơi đoàn kết II- Chuẩn bị - sân bằng phẳng chơi trò chơi vận động - Xắc xô, que chỉ - Sỏi, lá cây , đất nặn - 3 tấm mũ nhựa III- Tiến hành * Ổn định: - Dặn trẻ ra sân không đùa giỡn , không được xô đẩy 1- Quan sát bạn trai - Cô mời một bạn trai lên và hỏi: - Đố chúng mình biết bạn trai hay bạn gái? (Bạn trai) - Vì sao các con biết?( Tóc ngắn .) - Chúng mình xem bạn có gì? Bạn trai có gì khác với bạn gái? (trẻ trả lời) + Các con thường làm gì để chăm sóc và bảo vệ cơ thể mình? Ăn gì để cơ thể khỏe mạnh?( Ăn uống đủ chất.) - Cô giáo dục trẻ phải biết ăn đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh. 2- TCVĐ: “Chuyền bóng Vừa rồi các con rất là ngoan cô thưởng cho các con trò chơi nhé Thế các con có thích không ? (thích) Vậy muốn chơi cho tốt thì các con cùng khởi động đi nào * Khởi động: Cho các cháu đi các kiểu chân, chạy chậm , chạy nhanh , chạy chậm dần - Cô giới thiệu tên trò chơi cách chơi. * Cách chơi: - Trẻ xếp thành 2 hàng dọc ( số trẻ bằng nhau và tương đương sức nhau) - Hai cháu đứng đầu cầm bóng chuyền cho mình theo cách sau: 1- Chuyền 2 bên: chuyền từ trên xuống dưới theo hướng tay phải, rồi chuyền ngược lên bên trái. - Chuyền bằng hai tay qua đầu đến bạn cuối cùng, rồi chuyển ngược lên qua chân đến bạn đầu hàng. Nhóm nào xong trước là thắng cuộc * Luật chơi: - Không được chuyền nhảy cóc. Mà phải chuyền lần lượt từ bạn nọ đến bạn kia - Cho trẻ chơi 2-4 lần - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ chơi Các con vừa chơi gì? ( Thưa cô chuyền bóng) - Khi chơi con thấy như thế nào ? ( Thưa cô thật là vui) - À! Các con ơi! Hôm nay cô thất các con chơi rất là giỏi cô có lời khen lớp mình nhe! Sau đó cho các cháu đi hít thở nhẹ nhàng 3- Chơi tự do - Cho trẻ chơi những góc chơi trẻ yêu thích - Xếp hột hạt - Chơi làm đồ chơi bằng lá cây - Vẽ bạn trai Cô chú ý bao quát nhóm chơi Cô nhận xét trẻ chơi các góc chơi IV- Kết thúc: Các con học rất là ngoan chơi thật là giỏi cô có lời khen các con nhe, cô cần các con xếp thành 3 tổ , điểm danh trẻ Cho trẻ đi rửa tay Thứ hai ngày 25 tháng 09 năm 2017 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BẬT XA 40-50 cm I- Mục đích yêu cầu:: + Trẻ biết dùng sức bật để bật xa được 40-50 cm + Rèn kỹ năng bật xa cho trẻ + Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để tăng cường sức khỏe II. Chuẩn bị: Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. III- Cách tiến hành 1-Khởi động: Cô cho trẻ làm đoàn tàu ra sân vừa đi vừa hát bài: Đoàn tàu nhỏ xíu. - Cho trẻ thực hiện các kiểu đi bằng gót chân, bàn chân, má chân, chạy :chạy nhanh, chạy chậm, sau đó về đội hình tập BTPTC 2- Trọng động a. BTPTC: * Động tác tay1: Tay đưa ngang gập khủy trước ngực * Động tác chân 2: Đứng đưa một chân ra trước, lên cao. * Động tác bụng 1: Quay người sang bên 90 * Động tác bật 2: Bật dạng chân, khép chân. b. VĐCB: Bật xa 40-50 cm Cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc quay mặt vào nhau - Cô giới thiệu tên vận động: bật xa 40- 50 cm - Cô làm mẫu lần 1 không phân tích. - Cô làm mẫu lần hai và phân tích động tác: Cô đứng hai chân song song dưới vạch, ki có hiệu lệnh bật cô đưa hai tay từ trước ra sau đồng thời hai gối hơi khụy dùng hết sức bật về phía trước sao cho bật được từ 40-50 cm sau đó cô về cuối hàng đứng * Trẻ thực hiện: - Cô cho hai trẻ khá lên làm mẫu. - Cô cho cả lớp thực hiện lần lượt. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô động viên khuyến khích trẻ tập. +Trò chơi: Đập và bắt bóng tại chỗ - Cô giới thiệu tên vận động: Đập và bắt bóng tại chỗ - Cô nhắc lại vận động - Cho trẻ thực hiện - Cô động viên và khuyến khích trẻ tập. 3. Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập. *VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ - Cho cháu vệ sinh cá nhân, ăn trưa, ngủ trưa - Ôn LĐVS rửa tay - Vệ sinh, ăn chiều * Hoạt đồng chiều ÔN BÀI CŨ: BẬT XA 40-50 cm - Mục đích: Trẻ biết dùng sức bật để bật xa được 40-50 cm - Chuẩn bị: Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. - Tiến hành: VĐCB: Bật xa 40-50 cm - Cô cho trẻ xếp thành hai hàng dọc quay mặt vào nhau để bật - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập. * Nêu gương cắm cờ Tiến hành: Trẻ hát bài : “Mời bạn ăn” Cho trẻ nhận xét về các bạn trong lớp xem bạn nào ngoan bạn nào chưa ngoan.Tại sao? Cho trẻ nhận xét chung và tuyên dương trẻ ngoan. Động viên khuyến khích trẻ chưa ngoan Trẻ ngoan cắm cờ Chào cô tạm biệt các bạn ra về * Nhận xét cuối ngày : -Tổng số trẻ:..... trẻ. Trẻ có mặt:...../.... Vắng:....../..... Lý do:......................... - Hoạt động học : .................................................................................................... .. ................................................................................................................................... - Hoạt động vui chơi:........................................................................................ - Biện pháp khắc phục ....................................................................................... .................................................................................................................................. Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2017 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRÊN DƯỚI TRƯỚC SAU-TRÁI PHẢI CỦA BẢN THÂN TRẺ I-Yêu cầu: Trẻ biết xác định vị trí phía trái – phía phải, phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới của bản thân trẻ so với đồ vật. Rèn kỹ năng xác định vị trí chính xác của bản thân trẻ so với các vật. Giáo dục:Trẻ chú ý lắng nghe, ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo. II-Chuẩn bị: Cô: hộp quà, cái nón, cái áo, đôi dép Trẻ: Rổ đồ dùng, hoa, III- Cách tiến hành: 1-Ổn định: Cả lớp cùng hát bài hát “ tay thơm – tay ngoan ”. Các con vừa hát bài hát gì? ( tay thơm tay ngoan) Bài hát nói về gì vậy các con? ( 2 bàn tay) 2- Hoạt động trọng tâm: Ôn xác định vị trí phía trái – phía phải, phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới của bản thân trẻ Các con cùng đưa bàn tay ra xem nào? Chúng ta có mấy bàn tay? ( 2 bàn tay). Tay phải của con đâu? ( trẻ đưa tay phải lên) Còn tay trái? ( trẻ đưa tay trái lên) Cô và các con cùng chơi trò chơi giấu tay nhé. Giấu tay, giấu tay phía sau. ( Trẻ giấu tay ra phía sau) Các con nhìn lên xem phía trên của con có gì? ( lồng đèn) Phái dưới của con có gì? ( sàn nhà). Xác định vị trí phía trái – phía phải, phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới của bản thân trẻ so với đồ vật. - Nhìn xem nhìn xem ( xem gì? Xem gì?) - Xem cô mang đến gì cho lớp mình gì nè ( hộp quà). - Cô mời 1 bạn lên nhé. Các con nhìn xem hộp quà này được đặt ở đâu so với bạn vậy các con? ( phía trước). Còn bây giờ hộp quà đã được đặt ở đâu so với bạn? ( phía sau) Nhìn xem nhìn xem! Xem hộp quà nằm ở vị trí nào so với bạn nè? ( phía trái) Còn bây giờ hộp quà nằm ở đâu so với bạn vậy? ( phía phải) Bây giờ các con nhìn xem bây giờ hộp quà cô để đâu so với bạn vậy các con? ( phía trên). Còn bây giờ hộp quà được đặt ở đâu so với bạn vậy? (phía dưới). 3- Trò chơi: Cô thấy lớp mình rất ngoan. Bây giờ cô và các bạn cùng khám phá hộp quà của cô nhé! Xem trong hộp quà có gì nhe các con. Trong hộp quà của cô có gì? ( mảnh giấy) Bây giờ cô sẽ đọc cho các con nghe xem mảnh giấy viết gì nhé! ( lớp lá 6 học rất giỏi được bác Gấu thưởng 1 trò chơi có tên là “ làm theo yêu cầu của cô”. Trò chơi 1: Làm theo yêu cầu của cô. Cách chơi: cô sẽ phát cho mổi bạn 1 rổ đồ chơi và đặt đồ chơi theo yêu cầu của cô. Bạn nào đặt đúng sẽ được khen. Trò chơi 2: Ai nhanh nhất. Cách chơi: cô có: 1 cái nón, 1 đôi dép, 1 cái áo. Cô chia lớp thành 2 đội đứng thành 2 hàng dọc. Cô yêu cầu 2 đội đặt các đồ vật theo yêu cầu của cô. Đội nào đặt đúng nhanh nhất sẽ được 1 bông hoa. Cuối cùng đội nào có nhiều bông hoa nhất sẽ là đội chiến thắng. + Luật chơi: khi cô nói xong yêu cầu và nói bắt đầu thì bạn đầu hàng mới chạy lên đặt theo hiệu lệnh của cô. Khi đặt xong bạn đó đi về cuối hàng đứng. 4-Kết thúc:Cho cả lớp đi uống nước. *VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ - Cho cháu vệ sinh cá nhân, ăn trưa, ngủ trưa - Ôn LĐVS rửa tay - Vệ sinh, ăn chiều *HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vận động nhẹ nhàng -Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề: Bản thân - Vệ sinh lớp học *Nêu gương cắm cờ - Tiến hành: Trẻ hát bài “ Em là bông hồng nhỏ” - Cho trẻ nhận xét về các bạn trong lớp xem bạn nào ngoan bạn nào chưa ngoan? Tại Sao? - Trẻ ngoan cắm cờ - Cô sửa sang đầu tóc quần áo gọn gàng khi ra về - Chào cô tạm biệt các bạn, thưa ba mẹ khi ra về * Nhận xét cuối ngày : -Tổng số trẻ:..... trẻ. Trẻ có mặt:...../.... Vắng:....../..... Lý do:......................... - Hoạt động học : .................................................................................................... .. ................................................................................................................................... - Hoạt động vui chơi:........................................................................................ - Biện pháp khắc phục ....................................................................................... .................................................................................................................................. Thứ tư ngày 27 tháng 09 năm 2017 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Truyện “ chuyện của tay trái, tay phải” I.Yêu cầu - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện "Tay trái, tay phải đều quan trọng như nhau, đều làm nhiều việc tốt và không thể thiếu tay nào". - Chủ động làm một số công việc hằng ngày - Trẻ tập giọng của các nhân vật. - Bước đầu trẻ biết kể chuyện theo cô. - Phát triển từ, câu cho trẻ qua việc trả lời các câu hỏi của cô. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ II –Chuẩn bị: - Tranh minh họa - Bài hát "Dấu tay" III. Cách tiến hành: 1-Ổn định – giới thiệu: Cho trẻ hát bài: “giấu tay” + Tay phải của con đâu? (Trẻ trả lời) + Tay phải để làm gì? Còn tay trái? - Cô giới thiệu truyện: “chuyện của tay trái tay phải” 2- Kể truyện diễn cảm- trích dẫn –đàm thoại - Cô kể lần 1( diễn cảm) và giải thích nội dung. - Cô kể lần 2 kết hợp tranh. Trích dẫn –đàm thoại * Đoạn 1: “Từ đầu đến......tất tần tật đều do một tay tớ cả” - Nghe nói vậy tay trái đã làm gì? * Đoạn 2: “Rồi một buổi sáng..........giấy cứ chạy lung tung và trêu” - Sợ con người không cần đến mình tay phải đã năn nỉ tay trái như thế nào? - Tay trái nói gì? - Tay phải đã hối hận và nói gì với tay trái? * Đoạn 3: “Thế là tay phải, tay trái.............gọn gàng” - Tayphải đã nói gì với tay trái? Giáo dục trẻ tay phải và tay trái đều rất quan trọng nếu thiếu đi một tay thì làm việc rất khó vì vậy để đôi bàn tay luôn sạch chúng ta phải làm gì? (giữ gìn vệ sinh) 3- Tập kể truyện: - Cô kể lại câu truyện 1 lần - Cô tập cho trẻ kể từng đoạn truyện, cô theo dõi và gợi ý giúp trẻ - Cô tóm tắt nội dung truyện trẻ kể lại 1 lần 4- Trò chơi: “ Đóng kịch” - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi. - Tiến hành chơi. * Kết thúc: Thu dọn đồ chơi. *VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ - Cho cháu vệ sinh cá nhân, ăn trưa, ngủ trưa - Ôn LĐVS rửa tay - Vệ sinh, ăn chiều *HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn kiến cũ : Tập tô o,ô ,ơ - Mục đích : Cháu tô đúng nhóm o,ô,ơ theo dấu in mờ không tô lem ra ngoài.Phát âm đúng chính xác nhóm o,ô,ơ Rèn kỹ năng tô viết cho cháu, củng cố cách cầm bút Chuẩn bị: Vở tập tô, bút chì Tiến hành: Trẻ thực hiện Cô quan sát nhắc nhở cháu tư thế ngồi , cách cầm bút... - Thu dọn dụng cụ *Nêu gương cắm cờ - Tiến hành: Trẻ hát bài “ Em là bông hồng nhỏ” Cô chuẩn bị cờ bé ngoan cho trẻ cắm. Tiến hành cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét lẫn nhau , sau đó cô bổ xung. Cho từng trẻ ngoan lên cắm cờ và khen trẻ. Cô khuyến khích nhắc nhở trẻ chưa ngoan lần sau cố gắng hơn. Trả trẻ: Cô sửa soạn quần áo đầu tóc gọn gàng cho trẻ, trẻ tự lấy cặp, nón, khăn, dép và chuẩn bị ravề. Cô trả trẻ tận tay phụ huynh. * Nhận xét cuối ngày : -Tổng số trẻ:..... trẻ. Trẻ có mặt:...../.... Vắng:....../..... Lý do:......................... - Hoạt động học : .................................................................................................... .. ................................................................................................................................... - Hoạt động vui chơi:........................................................................................ - Biện pháp khắc phục ....................................................................................... .................................................................................................................................. Thứ năm ngày 28 tháng 09 năm 2017 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ VẼ BẠN CỦA BÉ I-Yêu cầu - Trẻ biết phối hợp vẽ các nét tròn xoay tròn, nét xiên, nét thẳng để tạo thành sản phẩm. - Bé biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn - Trẻ biết phối hợp các màu cho đẹp và phong phú. - Bé biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. Giáo dục :Trẻ biết giữ gìn màu khi tô. Tô xong cất đúng nơi cô qui định. II – Chuẩn bị: - Cô: tranh mẫu. -Trẻ: giấy, màu sáp. III – Cách tiến hành: 1-Ổn định lớp: Hôm nay cô có 1 câu đố các con lắng nghe nha ( dạ) Bút gì màu đỏ, màu xanh Mẹ mua cho bé vẽ tranh, tô màu. ( bút màu) 2-Hoạt động trọng tâm: Lớp mình giỏi quá. Các con dùng bút chì màu để làm gì?( dạ để vẽ). Vậy các con sẽ vẽ những gì?( vẽ hoa, mẹ, cô, bạn) Các con cùng nhìn xem bạn hoa sẽ vẽ gì nhé? Bạn Hoa vẽ 1 bạn
File đính kèm:
- KE HOACH BAN THAN th£ng 10.doc