Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần 1 - Nguyễn Thanh Nhanh

Chủ đề: Bản Thân

Chủ đề nhánh: Tôi là ai?

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết chủ đề đang khám phá, biết thể hiện vai chơi, cách chơi từng góc. Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi ở các góc.

- Trẻ biết chơi theo nhóm nhỏ, biết phối hợp với các bạn trong nhóm. Biết hợp tác cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Biết vai mình đang chơi, biết xây công viên.

- Trẻ chơi hòa đồng với bạn. Chơi xong biết thu dọn.

II. Chuẩn bị:

• Cô: Đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi. Bảng đăng kí góc chơi. Dây đeo ở mỗi góc.

• Trẻ: thực hiện theo hướng dẫn của cô.

 

doc19 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần 1 - Nguyễn Thanh Nhanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhanh
 Lớp: Lá 1
Phát triển thể chất
Bò bằng bàn tay, bàn chân 4-5m.
Phát triển nhận thức
Nhận biết. Thêm bớt trong phạm vi 6.
TÔI LÀ AI?
Phát triển thẫm mĩ
Tạo hình
Vẽ bạn trai bạn gái.
Phát triển ngôn ngữ
Thơ
Xòe tay
Phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội.
PV: Mẹ con
ĐK: Ai đáng khen nhiều hơn
XD: Trường công viên, xây nhà.
- Biết chào cô, chào ba mẹ, chào khác một cách chủ động tự giác.
- Ăn uống gọn gàng, không nói chuyện cười đùa trong khi ăn.
- Trẻ có thói quen và nề nếp tự phục vụ giờ ngủ.
- Biết chơi với bạn, không giành đồ chơi với bạn.
- Dạy trẻ một số câu ca dao, tục ngữ, câu truyện.. giáo dục trẻ biết chào hỏi ông bà cha mẹ...
KẾ HOẠCH TUẦN
 Chủ đề: Bản Thân
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
Từ ngày 12/10 Đến 16/10/2020
Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhanh
 Lớp: Lá 1
 Tuần/ Thứ
Thời điểm
Tuần 1
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, điểm danh
Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của cháu trong tuần.
Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân (MT 24, CS 28) (Thứ 6)
Vệ sinh: Khám tay
Điểm danh, thời gian, thời tiết, thông tin, tâm trạng
Đàm thoại chủ đề
Thể dục sáng
Cháu tập theo nhịp bài hát: 
“Nào chúng ta cùng tập thể dục”
Hô hấp: Tay khum trước miệng làm động tác thổi bóng.
Tay: Đưa ra trước lên cao.
Chân: Bước khuỵu gối tay đưa ra trước.
Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước.
Bật: Bật tách chân khép chân.
Hoạt động học
Khám phá chủ đề
Phát triển nhận thức
Nhận biết. Thêm bớt trong phạm vi 6.
Nha Khoa
Truyện:
Hai chú Thỏ Con. (Tiết 1)
Phát triển thể chất
Bò bằng bàn tay, bàn chân 4-5m. (MT18, CS 123)
Phát triển ngôn ngữ
Thơ:
Xòe tay
Phát triển thẫm mĩ
Vẽ bạn trai bạn gái
Dạo chơi ngoài trời
Quan sát: Các giác quan trên cơ thể,
Chơi: Tìm bạn thân, cáo và thỏ, bỏ giẻ
Chơi tự do.
Chơi và hoạt động ở các góc
*Phân vai: Mẹ con
* Xây dựng: Trường công viên, xây nhà.
* Nghệ thuật: Làm đồ dùng đồ chơi trang trí lớp.
* Thư viện: 
- Làm sách tranh truyện về một số đặc điểm, hình dáng bên ngoài của bản thân.
- Kể truyện sáng tạo
* Góc khám phá: Nhận biết khối vuông khối chữ nhật. Trò chơi phân nhóm, gộp và đếm nhóm đồ chơi.
Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp (MT 23, CS 17) (Thứ 5)
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
Rèn nề nếp thói quen thực hiện các thao tác vệ sinh: rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt, đánh răng, VS biết dội nước.
Tự mặc cởi được quần áo (MT 21, CS 5) (Thứ 3)
Giới thiệu món ăn, kết hợp lồng dinh dưỡng.
Đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngủ.
Hoạt động chiều
Ôn hoạt động chung 
Biết và không làm một số việc gây nguy hiểm (MT 22, CS 22) (Thứ 2)
Ôn những cháu yếu.
Nêu gương
Trả trẻ
Chơi góc
Chơi tự do	
 Duyệt BGH	 Giáo viên
Võ Thị Kim Phượng 	 Nguyễn Thanh Nhanh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG GÓC
Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhanh
 Lớp: Lá 1
Chủ đề: Bản Thân
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chủ đề đang khám phá, biết thể hiện vai chơi, cách chơi từng góc. Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi ở các góc. 
- Trẻ biết chơi theo nhóm nhỏ, biết phối hợp với các bạn trong nhóm. Biết hợp tác cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Biết vai mình đang chơi, biết xây công viên.
- Trẻ chơi hòa đồng với bạn. Chơi xong biết thu dọn.
II. Chuẩn bị:
Cô: Đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi. Bảng đăng kí góc chơi. Dây đeo ở mỗi góc.
Trẻ: thực hiện theo hướng dẫn của cô.
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung hoạt động
Lưu ý
Hoạt động 1
Cháu tìm hiểu
- Hát “Lại đây với cô”.
- Đến giờ gì rồi các con?
- Chúng ta đang khám phá chủ đề gì?
- Tuần này chúng ta tìm hiểu về gì?
* Hoạt động 2
Cháu vui chơi cùng cô
- Hôm nay cô cho các con hoạt động ở các góc.
- Vậy lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Góc nào?
- Góc xây dựng các con sẽ xây gì?
- Góc phân vai con sẽ chơi gì?
- Góc học tập con sẽ học gì?
- Góc nghệ thuật con sẽ làm gì?
- Góc thiên nhiên con chơi gì?
- Có mấy nhóm chơi?
- Nhóm con gồm có bạn nào?
* Cô nhắc lại các góc chơi và giới thiệu cho trẻ biết yêu cầu của các góc chơi cho trẻ nắm:
- Trước khi chơi con phải làm gì?
- Trong khi chơi các con phải như thế nào?
- Sau khi chơi các con phải làm gì?
* Giáo dục trẻ biết hợp tác, chia sẻ công việc với các bạn trong khi chơi, biết nhường nhịn bạn, kiên nhẩn hoàn thành nhiệm vụ của mình.
 - Bây giờ cô sẽ cho các con vào góc chơi đã đăng ký. Khi chơi các con không được qua lại giữa các góc không liên quan.
- Cho trẻ vào góc chơi và hát bài hát “Càng lớn càng ngoan”
- Cô đi xung quanh quan sát nhắc nhở cháu liên hệ giữa các góc có liên quan, hướng dẫn trẻ chơi ở góc xây dựng: Nhà của bé
* Hoạt động 3
Xem ai giỏi nhất.
- Hết giờ cô đi nhận xét từng góc sơ qua. Sau đó cô tập trung cháu lại góc xây dựng nhận xét. 
- Cô hỏi các cháu ở góc xây dựng đã xây những gì?
- Cô nhận xét góc xây dựng.
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi các góc.
- Chuyển sang hoạt động khác
Nhận xét:
Duyệt BGH	 Giáo viên
Võ Thị Kim Phượng 	 Nguyễn Thanh Nhanh
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
Khám Phá Chủ Đề
	TÔI LÀ AI?
Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhanh
 Lớp: Lá 1
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết phân biệt được mình và bạn khác, biết giới tính thông qua một số đặc điểm của bạn gái: tóc dài, đeo nữ trang, mặc váy Đặc điểm của bạn trai: tóc ngắn, mặc quần sọt
- Trẻ biết cách ghép đôi để chơi trò chơi “Tìm bạn thân”. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát, so sánh.
- Trẻ đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị:
Cô: Trang phục, tranh ảnh
Trẻ: Giấy, viết màu
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung hoạt động
Lưu ý
Hoạt động 1
* Trò chuyện cùng cô
* Hát: “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Đàm thoại nội dung bài hát
- Các con học lớp gì?
- Các con đến lớp để làm gì?
- Lớp mình có những ai?
- Bạn trai và bạn gái có điểm gì giống nhau?
- Bạn trai và bạn gái khác nhau ở điểm nào?
*Hoạt động 2
* Khám phá bản thân:
* Cô cho trẻ quan sát bạn trai và bạn gái và nói lên điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 bạn.
- Cho trẻ nói lên sở thích của mình và ý nghĩ của mình về sự yêu thích cái gì? Và ghét gì?
- Trẻ tự nhận xét và nói về bản thân của mình
* Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè và biết chia sẻ với bạn.
* Trò chơi: “Tìm bạn thân”
- Cho trẻ vừa đi vừa hát tìm bạn thân
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Hoạt động 3
* Cháu sáng tạo:
- Cho trẻ về góc vẽ bạn trai bạn gái.
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét sản phẩm
- Hát: “Năm ngón tay ngoan”
- Chuyển sang hoạt động khác
Nhận xét:
Duyệt BGH	 Giáo viên
Võ Thị Kim Phượng 	 Nguyễn Thanh Nhanh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
Phát triển nhận thức
NHẬN BIẾT. 
THÊM BỚT TRONG PV 6
Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhanh
 Lớp: Lá 1
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết được chữ số 6, đếm được từ 1- 6. Nhận biết nhóm có 6 đối tượng. Trẻ nắm được ý nghĩa số lượng của số 6.
- Trẻ biết so sánh số lượng 2 nhóm bằng cách ghép đôi trong phạm vi 6, biết đếm đến 6. Thông qua trò chơi rèn luyện và phát triển các giác quan cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo dục trẻ chú ý lắng nghe cô giảng, không đùa giỡi. 
II. Chuẩn bị:
Cô: Chữ số 5- 6, các nhóm dinh dưỡng có số lượng 5- 6 để xung quanh lớp,
Trẻ: Mỗi cháu có mẫu chữ số từ 1- 6. Lô tô dinh dưỡng cho mỗi cháu.
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung hoạt động
Lưu ý
Hoạt động 1
Trò chuyện cùng cô:
* Đọc thơ: “An quả”
- Cô và cháu cùng trò chuyện về nội dung bài thơ
- Bài hát có nhắc đến quả gì?
- Quả là nhóm chất gì?
- Chúng ta có bao nhiêu nhóm chất dinh dưỡng?
* Hoạt động 2
Chúng mình cùng học:
* Luyện tập nhận biết số lượng trong phạm vi 5:
- Bây giờ các con đi xung quanh lớp tìm xem có những loại chất dinh dưỡng nào nhé!
- Tìm chữ số đặt vào cho tương ứng
* Dạy trẻ nhận biết số 6:
- Các con đã tìm được 2 nhóm chất dinh dưỡng rồi bây giờ các con cùng nhìn lên màn hình xem cô còn có nhóm chất nào nữa nhé!
- Cô xếp 6 hộp sữa ra không đếm
- Sữa là nhóm chất gì con?
- Mình còn thiếu một nhóm chất nữa cô đố các con là chất gi?
- Cô xếp tương ứng dưới mỗi hộp sữa cô xếp một quả táo.
- Các con nhìn xem đã đủ số quả táo cho mỗi hộp sữa chưa? 
- Còn thiếu mấy quả?
- Vậy số hộp sữa và số quả táo như thế nào với nhau? Nhiều hơn bao nhiêu? Ít hơn bao nhiêu?
- Vậy muốn bằng nhau cô phải làm sao?
- Vậy cô thêm 1 quả táo nữa. Bây giờ số hộp sữa và số quả táo như thế nào với nhau rồi? 
- Các con hãy đếm thử xem số hộp sữa và số quả táo bằng nhau và cùng bằng mấy?
- Có 5 quả táo, thêm 1 quả táo nữa là 6
- Đặt chữ số tương ứng.
- Cả lớp đọc
- Cá nhân đọc
* Cô giới thiệu chữ số 6: 
- Cho trẻ sờ thử
- Cấu tạo chữ số 6 là 1 nét cong phía dưới đi từ trái sang phải.
* Luyện tập:
- Trong rỗ các con có gì?
- Dầu ăn là nhóm chất gì?
- Đường là nhóm chất gì?
- Các con xếp tất cả số bịt đường ra trước mặt thành hàng ngang.
- Bây giờ các con lấy 5 chai dầu ăn đặt dưới mỗi bịt đường.
- Đã đủ số chai dầu ăn cho bịt đường chưa?
- Còn thiếu mấy?
- Vậy số bịt đường và số dầu ăn như thế nào với nhau?
- Nhiều hơn mấy? Ít hơn mấy?
- Các con đặt tương ứng với số dầu ăn.
- Muốn cho số dầu ăn bằng với bịt đường ta phải làm sao?
- Các con lấy thêm 1 chai dầu ăn nữa đặt vào.
- Con vừa thêm mấy chai dầu ăn?
- Vậy bây giờ số bịt đường và số dầu ăn như thế nào với nhau rồi? Các con hãy đếm xem số bịt đường và số dầu ăn bằng nhau và cùng bằng mấy? Cháu đếm.
* Trò chơi: Tạo nhóm
- Trẻ chơi vài lần
* Hoạt động 3
Chúng mình cùng chơi:
* Trò chơi: Tìm số 6
- Cô và trẻ chơi vài lần.
- Nhận xét
- Chuyển sang hoạt động khác
Nhận xét:
Duyệt BGH	 Giáo viên
Võ Thị Kim Phượng 	 Nguyễn Thanh Nhanh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
	Nha Khoa (Tiết 1) 
	Truyện:
	HAI CHÚ THỎ CON
Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhanh
 Lớp: Lá 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết chải răng ở các thời điểm chính và chon thức ăn tốt cho răng.
- Biết cách đánh răng, đi chữa răng sớm và khám răng thường xuyên định kì.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn hàm răng sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
Cô: Tranh truyện. 
Trẻ: Giấy, viết màu.
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung hoạt động
Lưu ý
Hoạt động 1
* Trò chuyện cùng cô:
- Hát “Thật đáng chê”.
- Các con vừa hát bài hát bài hát gì?
- Vậy các con muốn có răng sạch thì các con dùng gì để chải răng?
- Khi chải răng xong thì các con thấy hàm răng của các con ra sao?
- Nếu các con không chải răng thì hàm răng của các con như thế nào?
- Các con muốn làm thế nào để cho răng sạch thì hôm nay cô cho các con tìm hiểu nhé!
*Hoạt động 2
* Nghe cô kể chuyện
- Mắt đâu! Mắt đâu!
- Các con quan sát xem cô có gì?
- Vậy các con có thích xem quyển sách này không?
- Cô cho trẻ xem quyển sách và đặt tên quyển sách.
- Cô đặt tên cho quyển sách này là truyện”Hai chú Thỏ con”.
- Cô viết chữ to in thường tên truyện.
- Cô kể lần 1 (Xem tranh)
- Cô kể lần 2 (Chi tiết).
* Giải thích nội dung truyện.
* Đàm thoại:
- Gia đình nhà Thỏ gồm có mấy người?
- Thỏ anh thì như thế nào?
- Thỏ em ra sao?
- Thỏ anh được khen gì?
- Vì sao Thỏ em bị nhứt răng?
- Các con cần phải làm gì cho răng sạch?
* Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn cho hàm răng sạch đẹp không sâu răng, không nên ăn bánh kẹo ngọt nhiều mà phải ăn trái cây tươi.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện “Hai chú Thỏ con”
- Vậy các con về góc vẽ lại hai anh em nhà Thỏ nhé!
* Hoạt động 3
Xem ai vẽ đẹp
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét
- Hát “Thật đáng yêu”.
- Chuyển sang hoạt động khác
Nhận xét:
Duyệt BGH	 Giáo viên
Võ Thị Kim Phượng 	 Nguyễn Thanh Nhanh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020
	Phát triển thể chất
	BÒ BẰNG BÀN TAY, 
	BÀN CHÂN QUA 4-5m.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhanh
 Lớp: Lá 1
I. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết phối hợp bò chính xác đúng các động tác.
- Trẻ bò phối hợp chân tay nhịp nhàng.
- Giáo dục trẻ tập trung chú ý trong giờ học, không ồn ào xô đẩy bạn. Thực hiện đến nơi đến chốn.
II. Chuẩn bị:
	Cô: Thẻ chữ cái. Sân sạch sẽ thoáng mát
	Trẻ: Trò chơi
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung hoạt động
Lứu ý
Hoạt động 1
* Khởi động:
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường
- Cho trẻ chuyển thành 2 hàng dọc, điểm sô 1-2 chuyển thành 4 hàng rồi quay ngang.
* Trọng động:
 Tập bài tập phát triển chung
+ Tay: (3 lần x 8 nhịp)
+ Chân: ngồi xuống đứng lên ( 2 lần x 8 nhịp)
+ Lườn: Đứng quay người sang 2 bên ( 2 lần x 8 nhịp)
+ Bật: Bật tại chỗ ( 2 lần x 8 nhịp)
* VĐCB: Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
- Hôm nay cô sẽ cho các con vận động cơ bản mới đó là “Bò bằng tay bàn chân qua 4-5m”.
- Cô làm mẫu:
+ Cô làm mẫu lần 1 (Không giải thích)
+ Cô làm mẫu lần 1 (Phân tích)
* TTCB: Đứng trước vạch chuẩn khi nghe hiệu lệnh trẻ bò lần lượt bò bằng bàn tay bàn chân qua 4-5m bò lần lượt bằng tay nọ chân kia.
+ Lần 3 cô nhắc lại những ý chính
Hoạt động 2
* Trẻ thực hiện:
- Lần lượt gọi 2 trẻ lên thực hiện
- Cho cả lớp thực hiện
- Cô chú ý quan sát sửa sai
- Cô gọi cháu yếu lên thực hiện lại 
* Trò chơi: “Tín hiệu”.
- Cô nói luật chơi cách chơi
- Cho cả lớp chơi vài lần 
- Cô chú ý quan sát, nhận xét
Hoạt động 3
* Hồi tỉnh:
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2- 3 vòng hít thở
- Chuyển sang hoạt động khác 
Nhận xét:
Duyệt BGH	 Giáo viên
Võ Thị Kim Phượng 	 Nguyễn Thanh Nhanh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2020
Phát triển ngôn ngữ
Thơ:
XÒE TAY
Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhanh
 Lớp: Lá 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ.
	- Biết đọc thơ diễn cảm cùng cô. Trả lời câu hỏi rõ ràng.	
- Qua bài thơ, giáo dục trẻ biết yêu quí đôi bàn tay của mình vì đôi bàn tay làm được tất cả mọi việc.
II. Chuẩn bị:
Cô: Tranh thơ. 
Cháu: Viết màu, giấy A4
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung hoạt động
Lưu ý
Hoạt động 1
Trò chuyện cùng cô
* Cho trẻ hát: “Năm ngón tay ngoan”
- Các con vừa hát bài hát gì? 
- Bàn tay có mấy ngón?
- Tay để làm gì?
Hoạt động 2
Thi tài đọc thơ
- Mắt đâu! Mắt đâu!
- Cô cho trẻ xem tranh lần 1
- Cô cho trẻ xem tranh lần 2 (Tri giác tranh)
- Cho trẻ đặt tên quyển sách
- Cô chốt lại và nói tên bài thơ “Xòe tay” Tác giả Phong Thu.
- Cô đọc lần1 (Xem tranh và chỉ từ dưới tranh)
- Cô đọc lần 2 (Diễn cảm minh họa) và giải thích từ khó (Vun nhịp nhàng, )
 - Cô giải thích nội dung bài thơ nói về đôi bàn tay của các con rất quan trọng nó làm đủ tất cả mọi việc. 
* Đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Tác giả đã diễn tảđôi bàn tay như thế nào?
- Đôi tay trong bài thơ dùng để làm gì?
- Khi các con cắt bước thì đôi tay có nhiệm vụ gì?
- Khi hát thì như thế nào?
- Vậy đôi tay của các con có quí không?
- Để bảo vệ cho đôi bàn tay mình được xinh đẹp thì các con cần phải làm gì?
* Giáo dục trẻ phải biết chăm sóc bảo vệ cho đôi tay của mình sạch sẽ, không để móng tay dài, khi ăn cần phải rửa tay sạch sẽ
- Vậy các con cùng đọc lại bài thơ này với cô nhé!
- Cô dạy lớp đọc vài lần
- Luân phiên tổ, cá nhân
- Cô chú ý sửa sai
Hoạt động 3
Xem ai vẽ đẹp
- Vậy các con có muốn vẽ lại đôi bàn tay của mình không?
- Để nhớ và thuộc bài thơ này hơn các con vào góc vẽ lại đôi bàn tay của mình nhé!
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét
- Hát: “ Tay thơm tay ngoan”
- Chuyển sang hoạt động khác
Nhận xét:
Duyệt BGH	 Giáo viên
Võ Thị Kim Phượng 	 Nguyễn Thanh Nhanh
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020
Phát triển thẫm mĩ
Tạo hình
	 VẼ BẠN TRAI BẠN GÁI
Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhanh
 Lớp: Lá 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được bạn trai bạn gái. Biết các nét cơ bản đểvẽ.
- Trẻ biết cách bố cục, tô màu không lem bức tranh.
- Giáo dục trẻ yêu quí sản phẩm làm ra. Biết nhận xét sản phẩm của mình của bạn.
II. Chuẩn bị:
Cô: Mẫu nặn của cô. 
Cháu: Đất nặn, bảng con.
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung hoạt động
Lưu ý
Hoạt động 1
Trò chuyện cùng cô
* Hát: “Búp bê”.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Búp bê trong bài hát lớn hay nhỏ? Búp bê có ngoan không?
* Hoạt động 2
Cùng xem gì nào?
- Cô và trẻ cùng đàm thoại về búp bê trong lớp và cô cho trẻ xem búp bê thật.
- Cho trẻ xem tranh hình ảnh của bạn trai và bạn gái.
- Nảy giờ các con đã được xem búp bê và xem hình ảnh gái rồi. 
- Mắt đâu! Mắt đâu!
- Cô cho trẻ xem búp bê ạn trai bạn gái mà cô đã nặn sẵn.
- Cô cho cả lớp chuyền tay nhau xem và nêu nhận xét về búp bê.
* Cô giới thiệu tên đề tài: Vậy hôm nay cô sẽ cho các con vẽ bạn trai bạn gái có chịu không?
- Cô làm mẫu lần 1 (Giải thích). Nặn viên đất theo kĩ năng lăn dọc làm thân sau đó xoay tròn thỏi đất khác thành đầu,tiếp tục thêm các chi tiết như tay, chân, mắt mũi, tóc của hình bạn trai bạn gái.
- Cô làm mẫu lần 2 cô làm đến đâu trẻ nói đến đó.
* Hoạt động 3
Cùng nhau sáng tạo
- Cho cháu về chỗ thực hiện 
- Cháu thực hiện cô đi xung quanh quan sát động viên và giúp trẻ nặn có nhiều sáng tạo.
* Hoạt động 4
Xem ai đẹp nhất
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét sản phẩm
- Hát “ Cái mũi”
- Chuyển sang hoạt động khác
Nhận xét 
Duyệt BGH	 Giáo viên
Võ Thị Kim Phượng 	 Nguyễn Thanh Nhanh
ĐÓNG CHỦ ĐỀ 
 TÔI LÀ AI?
MỞ CHỦ ĐỀ 
 CƠ THỂ CỦA BÉ.
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020
Giáo viên: Nguyễn Thanh Nhanh
 Lớp: Lá 1
	 Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ nhơ và nhận biết lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề.
- Có so sánh, nhận xét chọn ra sản phẩm đẹp trong chủ đề.
- Có tinh thần làm việc theo nhóm, mạnh dạn trong giao tiếp.
1/ Chuẩn bị:
- Lựa chọn một số bài hát có nội dung về chủ đề: Tôi là ai?
- Lựa chọn một số sản phẩm để cô cháu cùng trưng bày
2/ Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động 1:
* Đàm thoại chủ đề: 
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung của chủ đề
- Các bạn vừa học chủ đề gì?
- Tôi có thể phân biệt với bạn về đặc điểm gì?
- Tôi khác bạn về đặc điểm gì?
- Các con cảm nhận được cảm xúc của bạn qua chi tiết gì?
Hoạt động 2:
* Dóng chủ đề “Tôi là ai?”
- Bạn là ai?
- Tên bạn là gì?
- Tại sao bạn biết bạn là bạn trai? Bạn gái?
- Thế hôm nay cô cùng các con vẽ về các bạn nhé!
- Cho cả lớp vẽ bạn trai bạn gái
- Cho trẻ xếp hình bạn trai bạn gái
- Cô cùng trẻ gắn sản phẩm lên bảng.
Hoạt động 3:
* Giới thiệu chủ đề “Cơ thể của bé”
- Cô và cháu cùng trò chuyện về chủ đề mới
- Sắp xếp và trưng bày các hình ảnh về chủ đề mới
- Động viên cho trẻ sưu tầm về những hình ảnh về chủ đề
- Thông tin với phụ huynh về việc thực hiện chủ đề “Cơ thể của bé”

File đính kèm:

  • docTuan 1_13021139.doc