Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 1: Vật nuôi trong gia đình
1. Đón trẻ
- Nhắc trẻ chào cô giáo, người thân
- Nhắc trẻ cắt đồ dùng đúng nơi qui định
- Trao đổi với phụ huynh cho trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết
- Cho trẻ chơi trò chơi, chơi ở các góc
2. Điểm danh
- Cô điểm danh trẻ theo sổ điểm danh
3. Thể dục sáng
a) Mục tiêu cần đạt
- Trẻ đ¬ược hít thở không khí trong lành của buổi sáng
- Tập các động tác cô đều và đẹp
- Trẻ biết xếp hàng, khởi động và tìm chỗ đứng cho mình
b) Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, đầu tóc trẻ gọn gàng
- Băng đĩa phù hợp chủ đề
TUẦN 1: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Từ 21/12-25/12) I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC SÁNG 1. Đón trẻ - Nhắc trẻ chào cô giáo, người thân - Nhắc trẻ cắt đồ dùng đúng nơi qui định - Trao đổi với phụ huynh cho trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết - Cho trẻ chơi trò chơi, chơi ở các góc 2. Điểm danh - Cô điểm danh trẻ theo sổ điểm danh 3. Thể dục sáng a) Mục tiêu cần đạt - Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng - Tập các động tác cô đều và đẹp - Trẻ biết xếp hàng, khởi động và tìm chỗ đứng cho mình b) Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ, đầu tóc trẻ gọn gàng - Băng đĩa phù hợp chủ đề c). Tổ chức hoạt động * Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu đi khác nhau, sau đó trẻ về hàng ngang dãn cách đều tập. * Trọng động: Tập theo nhạc bài “Chú bộ đội” + ĐT Hô hấp: Gà gáy ò ó o TTCB : Đứng thẳng khép chân tay dọc thân. TH : Bước chân trái lên phía trước chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy : ò ó o... Cô động viên trẻ làm tiếng gà gấy càng to càng tốt. Sau đó đổi chân tiếp tục thực hiện như trên. + ĐT Tay: Các ngón tay đan nhau, duỗi cẳng tay về phía trước. TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, các ngón tay đan vào nhau để trước ngực. N1: Đưa thẳng tay ra phía trước các ngón tay vẫn đan vào nhau, kiễng gót chân. N2: Về TTCB N3,5,7 như N1 N4,6,8 như N2. + ĐT Chân: Đứng đưa chân ra trước, lên cao TTCB:Đứng thẳng tay chống hông. N1: Đưa thẳng chân trái ra phía trước, lên cao. N2: Về TTCB. N3: Như N1 ( Đổi chân) N4: Về TTCB. N5,6,7,8 thực hiện như N1,2,3,4. + ĐT Bụng: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên. TTCB: Ngồi duỗi chân, tay dọc thân. N1: 2 tay chông eo N2: Nghiêng người sang trái N3: Như N1 N4: Về TTCb. N5,6,7,8 thực hiện như N1,2,3,4.đổi bên + ĐT Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau TTCB: Đứng thẳng tay chống hông. N1: Bật tách chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau. N2: Bật đổi ngược lại. N3,4,5,6,7,8 thực hiện như N1,2. * Hồi tĩnh: Tập các động tác nhẹ nhàng theo nhạc. II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC Trò chơi ở các góc - Góc phân vai: Chơi nấu ăn, bác sĩ thú y, bán hàng. - Góc xây dựng: Xây dựng chuồng trại, khu chăn nuôi. Xếp hình các con vật, Xây vườn bách thú. - Góc nghệ thuật, tạo hình: Hát múa, đóng kịch các câu chuyện trong chủ đề. Vẽ nặn cắt xé dán, làm các con vật từ củ quả, lá cây - Góc học tập: Xem lô tô theo chủ đề. Nối chữ cái trong từ, Tô chữ cái I,t,c, b,d,đ in rỗng - Góc sách: Xem sách tranh về các con vật. Làm sách về các con vật. chọn lô tô về các con vật. - Góc Kidsmart: Chơi các trò chơi trên máy tính đĩa HappyKid, Sammy, Mili - Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước. Tập chăm sóc các con vật.. 1. Mục tiêu cần đạt - Trẻ thích thú tham gia vào các trò chơi - Xây dựng trang trại chăn nuôi, bán hàng , nấu ăn.... - Luyện những kỹ năng đã học, rèn tính đoàn kết trong khi chơi - Thông qua các trò chơi trẻ hiểu thêm về thế giới động vật từ đó trẻ yêu quí chăm sóc các con vật gần gũi xung quanh trẻ - Trẻ biết cất lấy đồ chơi đúng nơi qui định 2. Chuẩn bị: - Các con vật bằng nhựa, hoạc tự làm - Đồ chơi nấu ăn, bán hàng - Khối xây dựng, cây xanh, hoa, hột hạt, con vật - Tranh anh, lô tô có nội dung phù hợp chủ đề - Cát, nước, ca, cốc 3. Tổ chức hoạt động: * Gây hứng thú - Cho trẻ độc thơ,hát múa, đồng dao, ca dao về các con vật - Cho trẻ kể các con vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết - Muốn cho những con vật đó khỏc mạnh thì chúng ta phải làm gì * Thoả thuận vai chơi - Các con quan sát xem cô đã chuẩn bị cho chúng mình những góc chơi nào? - Trong góc chơi đó có những đồ chơi gì? - Với những đồ chơi này con sẽ chơi gì? - Ai muốn cùng chơi với bạn? - Ngoài ra còn có những góc chơi nào nữa? - Các con quan sát xem cô đã chuẩn bị cho góc chơi này? - Hướng cho trẻ đi thăm quan các góc chơi giới thiệu đồ chơi mới ở các góc - Cho trẻ lựa chọn góc chơi, trò chơi VD: góc phân vai - Đây là những gì? - Chúng dùng để làm gì? - Đúng rồi, từ những lá cây,đất nặn, giấy màu đơn giản này chúng mình có thể dùng vào rất nhiều việc khác nhau, ngoài ra chúng còn dùng để chơi nữa. Từ những nguyên vật liệu này chúng mình có thể làm được rất nhiều con vật khác nhau: con trâu, con thỏ này( cô giơ các con vật đã làm trước cho trẻ quan sát) - Thế còn đây là góc gì? với chủ đề này chúng mình sẽ chơi những TC gì? - Cô nhắc nhở trẻ về góc chơi biết phân vai chơi , chơi đoàn kết - Trước khi chơi chúng mình phải làm gì? ( Bàn bạc thỏa thuận vai chơi - trong khi chơi phải chơi ntn? - Chơi song chúng mình phải làm sao? - Cô kết luận và giáo dục trẻ khi chơi. - Trẻ về nhóm chơi cô hướng trẻ bàu ra nhóm trưởng phân công việc cho các bạn trong nhóm - Nếu trẻ còn lúng túng chưa phân được vai chơi cô có thể gợi ý giúp đỡ cho trẻ * Quá trình chơi: - Cô Cân đối góc chơi nêu góc nào quá đông thì cô gợi ý để trẻ chuyển góc - Cô quan sát hướng dẫn cho các nhóm còn chơi chưa tốt để trẻ nhập vai chơi tốt hơn - Gợi ý để trẻ lân đổi góc chơi khi không còn hứng thú - Tạo tình huống có vấn đề để trẻ giải quyết * Nhận xét buổi chơi: - Cô đến từng góc cho trẻ tự nhận xét góc chơi của nhóm mình cô nhận xét bổ xung thêm - Cô hướng tất cả trẻ đến 1 nhóm thành công nhất cùng thăm quan - Cho trẻ giới thiệu sản phẩm mà trẻ làm được - Cô nhận xét chung tuyên dương trẻ * Kết thúc: - Cô nhận xét chung, động viên khen thưởng những trẻ dó tớch cực tham gia vào hoạt động, khuyến khích những trẻ chưa tích cực để giờ sau chơi tốt hơn. - Cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định III. ĂN, NGỦ, VỆ SINH 1. Vệ sinh trước khi ăn - Cô cho trẻ xếp hàng lần lượt vào rửa tay, chân, mặt mũi sạch sẽ trước khi ăn 2. Tổ chức bữa ăn cho trẻ a) Mục tiêu cần đạt - Kiến thức: Trẻ biết ngồi ngay ngắn vào bàn ăn và xúc cơm ăn gọn gàng, biết các chất dinh dưỡng có trong các món ăn - Kỹ năng: Trẻ biết xúc cơm thức ăn kông làm rơi vãi, nhai kỹ, không nói chuyện, không dung tay cầm thức ăn - Thái độ: Trẻ thực hiện nề nếp vệ sinh trong ăn uống, không đùa nhiều hoặc chạy nhảy mạnh sau khi ăn, giáo dục trẻ ăn uống đủ chất giúp cho cơ thể khỏe mạnh b) Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô - Bàn chia thức ăn, khăn bàn, khẩu trang - Rổ đựng bát, đĩa khi trẻ ăn xong. - Cơm canh thức ăn có trong bữa ăn + Đồ dùng của trẻ: - Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi. - Bát, thìa muỗng, đĩa, khăn ướt sạch c) Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Trước khi ăn - Cô cho trẻ đọc thơ: “ Cả tuần đều ngoan” - Các con thấy các món ăn ở trường như thế nào? - Hôm nay các cô cấp dưỡng chuẩn bị những món ăn rất ngon và có đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể chúng ta mau lớn khỏe mạnh đấy, xem đó là những món ăn gì nhé. - Cô hỏi trước khi ăn chúng ta phải làm gì? (Rửa tay) - Các bạn đã rửa tay chưa? - Khi ngồi ăn các bạn phải như thế nào? (ngồi ngay ngắn, nhai kĩ, không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn, không xúc cơm sang bát bạn). - Trong khi cô chia thức ăn con phải làm gì?(Ngồi ngay ngắn) - Sau khi ăn các con thường làm gì nữa nào?(Rửa miệng, uống nước, rửa tay ) - Cho trẻ ngồi về vị trí bàn ăn - Cô chia cơm thức ăn cho từng trẻ - Cô giới thiệu món ăn: “ Cơm, thịt gà, canh rau ngót”. - Các con có biết các chất có trong các món ăn này không? + Trong cơm giàu chất gì? ( Bột đường) + Thịt gà thì giàu chất gì? ( Chất đạm), + Còn trong rau ngót thì sao? (vitamin và muối khoáng) + Và trong đó còn có chất béo có ở mỡ gà và dầu thực vật nấu trong canh rau đấy. - Vậy để cơ thể khỏe mạnh chúng ta cần ăn uống đủ 4 nhóm chất trong các bữa ăn hang ngày nhé. * Hoạt động 2: Trong khi ăn - Nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn - Cô bao quát từng trẻ xem đã đủ xuất ăn cho từng trẻ chưa - Chú ý đến những trẻ ăn yếu - Khuyến khích cho trẻ ăn hết suất. - Động viên trẻ ăn ngon miệng, tạo không khí vui vẻ trong khi ăn * Hoạt động 3: Sau khi ăn - Nhắc cho trẻ mang bát, thìa cất vào rổ đã được chuẩn bị. - Nhắc trẻ xếp ghế gọn gàng - Nhắc trẻ xúc miệng vệ sinh sau khi ăn, không đùa nhiều hoặc chạy, nhảy mạnh sau khi ăn Cô giáo dục nhận xét tuyên dương lớp. Chuẩn bị giờ ngủ 3. Tổ chức giờ ngủ trưa cho trẻ a. Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ biết giấc ngủ là rất cần thiết đối với cơ thể con người. - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái trong khi ngủ. + Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân (khi lấy gối, cất gối nhẹ nhàng, tập gấp chăn gọn gàng, ngăn nắp) - Rèn thói quen trong khi ngủ ( không nói chuyện, không đùa nghịch) + Giáo dục: - Khi ngủ dậy cất đồ dùng đúng nơi quy định. b. Chuẩn bị: - Phòng ngủ sạch sẽ thoáng mát về mùa hè, ấm mùa đông - Phản nằm, gối, chăn cho trẻ. - 1 số hình ảnh về giờ ngủ của trẻ. - Nhạc bài hát, bài thơ, câu chuyện như: “ Chúc bé ngủ ngon”,“ Ru con”, “ lời du trên nương”, c. Tổ chức hoạt động: Hoạt động cô Hoạt động trẻ * Hoạt động 1: Trước khi trẻ ngủ: - Tập trung trẻ lại bên cô - Đã đến giờ gì rồi nhỉ? - Cùng đọc thơ “ Giờ đi ngủ” - Vì sao chúng ta cần phải ngủ trưa? * Để giúp cơ thể khỏe mạnh được thư dãn sau buổi sang hoạt động và khi ngủ dậy chúng ta thấy rất thoải mái để hoạt động tiếp buổi chiều đấy. - Vậy khi ngủ chúng ta cần chuẩn bị những gì nhỉ? - Cùng chuẩn bị gường, phản, gối, chăn - Khi ngủ chúng ta cần phải như thế nào? ( Không nói chuyện, đùa nghịch ảnh hưởng bạn bên cạnh) - Sau khi ngủ dậy chúng mình phải làm gì?( cất gối, xếp gường gọn gàng) - Bây giờ đã đến giờ ngủ trưa rồi chúng mình cùng nhẹ nhàng đi lấy gối để về chỗ ngủ nào. - Cô chúc tất cả các con có một giấc ngủ ngon và mơ những giấc mơ đẹp. * Hoạt động 2: Trong khi ngủ - Khi trẻ đã ổn định chỗ ngủ cô có thể cho trẻ nghe hát du, hoặc kể câu chuyện ngắn đưa trẻ vào giấc ngủ - Bao quát những cháu nào khó ngủ cô gần gũi vỗ về, giúp trẻ yên tâm rễ ngủ hơn. - Khi trẻ ngủ cô thường xuyên theo dõi không để trẻ úp mặt xuống gối hoặc chùm chăn kín đầu. ( Xử lý các tình huống có thể xẩy ra trong giờ ngủ) * Hoạt động 3: Sau khi trẻ dậy. - Cô cho trẻ từ từ dậy - Mở cửa thông thoáng, kéo rèm - Trò chuyện với trẻ, chơi trò chơi giúp trẻ thoải mái. - Cô thấy hôm nay các bạn ngủ rất ngon, các con thấy thoải mái hơn không? có ai mơ thấy điều gì không? - Cho trẻ chơi vận động bài” Ồ sao bé không lắc” + Chúng mình đã tỉnh ngủ chưa? - Cac bạn nhẹ nhàng đem gối cất giúp cô nào?. - Cho trẻ đi vệ sinh và chuyển hoạt động. - Quanh bên cô - Trẻ trả lời. - Đọc thơ - Trả lời theo ý hiểu - Trẻ lắng nghe. - Gường , phản chăn gối - Trẻ trả lời - Trẻ lấy gối về chỗ ngủ - Trẻ nghe nhạc và ngủ - Trẻ thức dậy - Trẻ trả lời - Vận động bài hát - Trẻ cất gối - Trẻ đi vệ sinh Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2015 I. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ NDTT: Dạy hát “Chú mèo con” NDKH: Nghe hát “Gà gáy le te” TCAN: Tạo dáng 1. Mục tiêu cần đạt a. Kiến thức: - Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát và nhớ tên bài hát “Chú mèo con” của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn - Trẻ hiểu nội dung bài hát nói về chú mèo con rất nghộ nghĩnh đáng yêu, nhanh nhẹn của chú mèo - Trẻ hiểu nội dung bài nghe hát “Gà gáy le te” - Biết cách chơi trò chơi b. Kỹ năng: - Trẻ hát rõ lời đúng nhạc bài hát - Biết hưởng ứng cùng cô theo bài nghe hát - Rèn kỹ năng ca hát, chú ý lắng nghe c. Thái độ: - Thông qua bài hát trẻ biết bảo vệ yêu quí các con vật - Hứng thú tham gia vào giờ học 2. Chuẩn bị: - Băng đĩa, một số hình ảnh của các con vật trên máy tính - Nhạc bài hát “Chú mèo con” 3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động1: Gây hứng thú - Cô cho trẻ xem tranh về các con vật trong gia đình và hỏi trẻ: + Đây là con gì? + Nó sống ở đâu? + Con vật nào được nuôi ở trong nhà? - Nhà các con có nuôi mèo không? - Nuôi mèo để làm gì? - Mèo kêu như thế nào? - Các con có yêu quí chú mèo không? *Hoạt động 2: Dạy hát “Chú mèo con” Có một bài hát, nói về chú mèo con, lông trắng tinh, biết bắt chuột rất là tài đấy các con ạ! Đó chính là bài hát “ Chú mèo con” do nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác đấy, các con có muốn hát bài hát này cùng cô không? - Cô hát lần 1: không nhạc + Cô vừa hát bài “Chú mèo con” do nhac sỹ Nguyễn Đức Toàn sáng tác + Chúng mình thấy giai điệu bài hát như thế nào? - giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói về chú mèo con có bộ lông trắng tinh và đôi mắt tròn xoe chăm chỉ bắt chuột và hàng ngày thương chơi với bé đấy! - Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc - Cả lớp hát 1 lần không nhạc - Cho cả lớp hát theo nhạc 2-3 lần (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Cho trẻ hát thi đua theo tổ - Cô cho tổ nhóm cá nhân biểu diễn (Cô sửa sai cho trẻ) * Hoạt động 3: Nghe hát “Gà gáy le te” Vừa rồi cô thấy các con hát rât hay cô cũng có 1 bài hát muốn góp vui cùng chúng mình, bài hát nói về 1 con vật chúng mình hãy lăng nghe và đoán xem đó là con vật gì nhé! - Cô hát cho trẻ nghe lần 1: không nhạc + giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Lần 2: kết hợp nhạc + Cô vừa hát bài hát gì? Thuộc làn điệu dân ca nào? + giảng giải nội dung bài hát: Các con ơi ở vùng Cống Khao mỗi buổi sáng khi các chú gà cất tiếng gáy là báo hiệu rừng và nương xanh đã bừng sáng, mọi người cùng lên nương rẫy để làm đấy các con ạ. - Các con thấy bài hát đó như thế nào? - Lần 3: Nghe ca sỹ hát *Hoạt động 4: Trò “tạo dáng” - Cách chơi: cô chia lớp làm 3 tổ các tổ chú ý lắng nghe cô hát, trong bài hát nhắc đến con vật gì các tổ sẽ suy nghĩ để bắt trước dáng đi, tiếng kêu của con vật đó, bạn nào trong tổ không làm đúng không tạo được dáng sẽ phải nhảy lò cò - Cô cho trẻ chơ 3-4 lần Kết thúc: - Cho trẻ đọc bài thơ “Mèo đi câu cá” Trẻ trả lời Trẻ trả lời Con mèo ạ! Để bắt chuột Trẻ lắng nghe cô hát Trẻ hát Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ chơi trò chơi Trẻ đọc thơ II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - HĐCCĐ: Quan sát con chó - TCVĐ: Mèo đuổi chuột - Chơi tự do 1. Mục tiêu cần đạt - Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng - Mở rộng hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh - Trẻ hứng thú chơi, có ý thức kỉ luật, nghe lời cô. - Trẻ biết và tận mắt nhìn thấy các hoạt động của con chó trong môi trường. Từ đó thêm yêu quý và chăm sóc các con vật nuôi. 2. Chuẩn bị: - Trang phục của trẻ gọn gàng - 1 con chó con - Địa điểm sân rộng rãi sạch sẽ 3. Tổ chức hoạt động - Cô dắt trẻ ra sân giới thiệu mục đích của buổi quan sát ngày hôm nay a. Quan sát con chó - Cô đưa con chó ra và hỏi trẻ + Con gì đây? + Con chó có những bộ phận nào? + Con chó là con vật nuôi ở đâu? - Bây giờ chúng mình hãy quan sát con cho này rồi tí nữa 1 bạn sẽ cho cô 1 ý kiến nhận xét về con chó này nhé! Cô cho trẻ quan sát 5-7 phút rồi hỏi trẻ về đặc điểm, màu sắc ....của con chó - Cô khẳng định lại cho trẻ hiểu b. TCVĐ: Mèo đuổi chuột - Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn nắm tay nhau giơ cao làm các ô cửa - Mời 2 trẻ 1 trẻ đóng làm mèo, 1 trẻ làm chuột, cả lớp cùng đọc lời ca mèo duổi chuột thì bạn mèo chạy đuổi bạn chuột đến câu “ Bắt mèo hóa chuột” thì các bạn ngồi xuống ụp lấy chuột trong vòng tròn - Luật chơi: - Chuột chui vào ô cửa nào thì mèo chui vào ô cửa đó c.Chơi tự do Cho trẻ kể tên các đồ chơi xung quanh trường. - Con thích chơi trò chơi nào? - Khi chơi các con phải chơi như thế nào? Cô cho trẻ chơi theo ý thích, bao quát và nhắc nhở trẻ trong khi chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ. * Kết thúc: Cô tập chung trẻ nhận xét , dặn dò và cho trẻ rửa tay vào lớp III.CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC - Góc phân vai: Chơi nấu ăn, bác sĩ thú y, bán hàng. - Góc xây dựng: Xây dựng chuồng trại, khu chăn nuôi. Xếp hình các con vật, Xây vườn bách thú. - Góc nghệ thuật, tạo hình: Hát múa, đóng kịch các câu chuyện trong chủ đề. Vẽ nặn cắt xé dán, làm các con vật từ củ quả, lá cây - Góc học tập: Xem lô tô theo chủ đề. Nối chữ cái trong từ, Tô chữ cái I,t,c, b,d,đ in rỗng - Góc sách: Xem sách tranh về các con vật. Làm sách về các con vật. chọn lô tô về các con vật. - Góc Kidsmart: Chơi các trò chơi trên máy tính đĩa HappyKid, Sammy, Mili - Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước. Tập chăm sóc các con vật. IV. ĂN, NGỦ, VỆ SINH V. CHƠI, HOẠT ĐỘNG BUỔI CHIỀU - Đọc đồng dao, ca dao về con vật VI. TRẢ TRẺ - Trao đổi với phụ huynh về chủ đề mới NHẬN XÉT CUỐI NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe của trẻ:.. ....... 2. Trạng thái, cảm xúc khi tham gia vào hoạt động: ............................................................................................. 3. Kiến thức kỹ năng của trẻ đạt được so với yêu cầu đề ra: . * Những trẻ chưa đạt so với yêu cầu đề ra: . - Biện pháp: . . * Những trẻ hoạt động sáng tạo: . .. - Biện pháp: . ......... Thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2015 I. HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Vẽ đàn vịt đang bơi ( đề tài) 1. Mục tiêu cần đạt a. Kiến thức: - Trẻ biết kết hợp các đường nét vẽ theo trí nhớ vẽ đàn vịt đang bơi mà trẻ thích - Trẻ biết thể hiện bố cục bức tranh hợp lý b. Kỹ năng: - Kỹ năng cầm bút, tô màu bố trí tranh tô màu hợp lý c. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quí bảo vệ vật nuôi, giữ gìn sản phẩm của mình làm ra 2. Chuẩn bị: - Một số hình ảnh con vật nuôi trong gia đình trên máy tính cho trẻ quan sát - Vở tạo hình, bút màu + Tranh vẽ đàn vịt con đang bơi + Tranh vẽ vịt mẹ và đàn vịt con + Tranh vẽ đàn vịt có màu sắc khác nhau - Nhạc bài hát “Đàn vịt con” 3. Tổ chưc hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động: Gây hứng thú: - Cô và trẻ hát “ Một con vịt ” - Bài hát nói đến con vật gì vậy? - Con vịt có mấy chân? - Vịt ăn cái gì hả các con? - Con vịt sống ở đâu? - Các con nhìn lên đây xem cô có tranh vẽ gì đây? 2. Hoạt động: Vẽ đàn vịt đang bơi * Quan sát mẫu - Tranh 1: vịt mẹ và đàn vịt con - Tranh vẽ đàn vịt đang làm gì? - Vịt mẹ bơi ở đâu? - Cô đã sử dụng những nét gì để vẽ đàn vịt? - Cô mà gì cho vịt mẹ? - Còn vịt con cô tô màu gì? =>Đúng rồi bức tranh vẽ vịt mẹ và đàn vịt con đang bơi ở đưới ao cô đã sử dụng nét cong, nét xiên để vẽ những chú vịt, cô sử dụng màu vàng, màu xanh để tô màu cho các chú vịt đấy - Tranh 2: Đàn vịt con đang bơi + Tranh cô vẽ con gì + Có mấy con vịt đang bơi + 2 con vịt đang làm gì? + Cô dùng những nét gì để vễ đàn vịt con? => Đúng vậy bức tranh đàn vịt con đang bơi có 5 chú vịt và có 2 chú đang bơi ngược chiều so với những chú vịt kia........... - Tranh 3: Đàn vịt có nhiều màu sắc khác nhau Cô hỏi tương tự * Hỏi ý tưởng của trẻ - Con định vẽ gì? - Vẽ như thế nào? - Muốn vẽ đẹp phải ngồi như thế nào? - Sử dụng bút sẫm màu để vẽ nét sau đó tô màu theo ý lựa chọn 3. Hoạt động: Trẻ thực hiện: - Cho trẻ lấy đồ dùng ra vẽ cô quan và động viên trẻ - Cô ở nhạc không lời, nhẹ nhàng cho trẻ nghe - Giúp đỡ trẻ gặp khó khăn - Động viên trẻ, nhắc trẻ tô màu bố trí tranh hợp lý 4. Hoạt động: Trưng bày sản phẩm: - Cho cả lớp cùng trưng bày sản phẩm - Cho trẻ nhận xét bài của mình của bạn + Trong các bức tranh con thích tranh nào nhất? Vì sao? - Cho trẻ nhận xét tranh của bạn - Cho trẻ giới thiệu tranh - Cô nhận xét chung Kết thúc: - Hát và đi cất đồ dùng Trẻ hát cùng cô - con vịt ạ - trẻ trả lời - trẻ trả lời - Quan sát tranh trả lời câu hỏi - trẻ trả lời - trẻ lắng nghe - trẻ trả lời - Trẻ nói ý tưởng - Trẻ thực hiện - Trưng bày sản phẩm - Cất đồ dung đúng nơi qui định II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -HĐCCĐ : QS đàn gà - TCVĐ : chim sẻ và ô tô - Chơi tự do 1. Mục tiêu cần đạt - Trẻ biết chuyện cùng cô về đối tượng quan sát. - hứng thú tham gia vào trò chơi - Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật 2. Chuẩn bị: - Hình ảnh, tranh về đàn gà ( Đàn gà thật) - Địa điểm quan sát 3. Tổ chức hoạt động a. HĐCCĐ: Quan sát đàn gà - Đọc thơ: “ Đàn gà con” - Bài thơ nói về con gì? - Gà là vật nuôi ở đâu? - Ngoài đàn gà ra trong gia đình các con còn nuôi những con gì nữa - Hôm nay cm quan sát đàn gà chúng có đặc điểm gì nhé - Cho trẻ quan sát đàn gà - Ai quan sát thấy đàn gà như thế nào? - Con gà mẹ có màu lông NTN? - Gà con thì sao? - Đếm xem đàn gà có mấy con? - Mỏ nó như thế nào, có mấy chân... - Để có đàn gà con thì làm ntn? ( Gà mẹ đẻ trứng, ấp nở thành gà con) - Nó giúp ích gì cho chúng ta ? - Các con có yêu quý nó không? - Để nó mau lớn chăm sóc nó ntn? - Tạm biệt đàn gà chúng mình đến với trò chơi b. TCVĐ: Mèo và chim sẻ - C
File đính kèm:
- chu_de_dong_vat_1516.doc