Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần 16, Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh 4: Một số vật sống trong rừng
4.Hoạt động ngoài trời:
- HĐCMĐ: quan sát một số lọai côn trùng
- TCVĐ: chim bay cò bay, bướm bay
- TCTD:
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên,biết đặc điểm của côn trùng,tham gia trò chuyện về những nội dung cô đưa ra.
- trẻ biết chơi đúng luật trật tự trong tiết học. trả lời một số câu hỏi của cô. So sánh các con vật vơi nhau.
- Biết yêu quí, bảo vệ các loại côn trùng,tránh xa côn trùng có hại.
b. Chuẩn bị:
- Các côn trùng bằng nhựa, câu hỏi , câu đố
- Đồ chơi trò chơi.
- Nguyên vật liệu để làm chim.
LỚP: LÁ 1 CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Tuần 16 CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: CÔN TRÙNG VÀ CHIM (1T) KẾ HOẠCH TUẦN 4 : TỪ NGÀY: 28/12 – 01/01/2021 THỨ-NGÀY HOẠT ĐỘNG: THỨ HAI 28/12/2020 THỨ BA 29/12/2020 THỨ TƯ 30/12/2020 THỨ NĂM 31/12/2020 THỨ SÁU 01/01/2021 ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH: - Vệ sinh lớp. - Trò chuyện với phụ huynh - Trò chuyện với trẻ: Trò chuyện với trẻ - Cho trẻ xem tranh về chủ đề, chơi tự do. Điểm dan - Điểm danh TD SÁNG: Hô hấp 1, tay 2,bụng 3, chân 1, bật1 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH: PTNT: KPKH: Tìm hiểu về một số côn trùng. -PTTM: TH: Vẽ con bướm (mẫu). PTTC: TD: Ném trúng đích thẳng đứng. -PTTM: AN:Dạy hát bài: “ ba con bướm” Nghe hát bài: “ co chim quành khuyên”.TCAN: sol -mi VH: Thơ: Ong Vàng và Kiến Lửa. PTNN: LQCC: ÔN :I; T (tiết 4) PTNT: LQVT: Số 7 (tiết 1). HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: -Quan sát một số côn trùng. TCVĐ: bướm bay. TCTD: đồ chơi sân trường. -Phân loại một số côn trùng. TCVĐ: bướm bay. -Quan sát và tìm hiểu về quá trình sinh sản của côn trùng.TCVĐ: bướm bay TCTD: đồ chơi sân trường. -Hát bài hát về côn trùng TCVD: bướm bay. TCTD:Đồ chơi sân trường. -Vẽ côn trùng TCVĐ: bướm bay. TCTD : đồ chơi sân trường . HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Cửa hàng bán các loại chim cảnh , nấu ăn. - Góc xây dựng: Xây vườn chim đậu. - Góc học tập: Chơi trò chơi kidmats, xếp, phân nhóm loại chim và côn trùng và gắn số tương ứng. - Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé, dán côn trùng. - Góc thư viện: Xem tranh ảnh về chủ đề. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa. HOẠT ĐỘNG ĂN NGỦ, VỆ SINH Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trước khi ăn. Trẻ ăn hết suất. Trẻ trải gối giường ngay ngắn, ngủ ngon. Trẻ thực hiện thành thạo thao tác lau mặt , rửa tay. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - VS, NG cuối ngày - VS, NG cuối ngày - VS, NG cuối ngày - VS, NG cuối ngày -Biếu diễn văn nghệ cuối tuần. - VS, NG cuối ngày. HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Đón trẻ: Trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ. Trò chuyện với trẻ về chủ đề Hướng trẻ đến các góc chơi Thể dục sáng: hô hấp 1,tay vai 2, bụng 3, chân 1, bật 1 Yêu cầu: Trẻ tập đúng và điều các động tác thể dục, tập theo nhạc Trẻ kết hợp tay chân nhịp nhàng khi tập Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ Cô tập các động tác thể dục Tiến hành: Khởi động: Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, kiễng chân, mũi chân, đi khom, chạy chậm , chạy nhanh, sau đó về hàng dọc. Trọng động: Hô hấp 1,tay vai 2,bụng lườn 2,chân 2,bật 1 Hô hấp 1: gà gáy ó o Tay vai 2: tay đưa ra phía trước, đưa lên cao Bụng lườn 3: Đứng ngiên người sang hai bên Chân 1: ngồi xổm đứng lên liên tục Bật 1: Bật tiến về phía trước. Hồi tĩnh:đi lại nhẹ nhàng(2 vòng) Điểm danh: Dưới hình thức tổ trưởng điểm danh rồi báo cáo lên cô giáo. 4.Hoạt động ngoài trời: HĐCMĐ: quan sát một số lọai côn trùng TCVĐ: chim bay cò bay, bướm bay TCTD: Mục đích yêu cầu: Trẻ có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên,biết đặc điểm của côn trùng,tham gia trò chuyện về những nội dung cô đưa ra. trẻ biết chơi đúng luật trật tự trong tiết học. trả lời một số câu hỏi của cô. So sánh các con vật vơi nhau. Biết yêu quí, bảo vệ các loại côn trùng,tránh xa côn trùng có hại. Chuẩn bị: Các côn trùng bằng nhựa, câu hỏi , câu đố Đồ chơi trò chơi. Nguyên vật liệu để làm chim. Cách tiến hành: HĐ1: Ổn định trước khi ra sân Cho trẻ xếp bốn hàng đi nhẹ nhàng ra sân, không la ó đùa giỡn khi đi HĐ2: Quan sát, đàm thoại: Thứ 2: quan sát một số loại côn trùng + biết đặc điểm hình dáng , màu sắc , + ích lơi, sinh sản Thứ 3:phân loại một số côn trùng + trẻ biết được côn trùng có lợi , côn trùng có hại,côn trùng biết bay ,côn trùng không biết bay Thứ 4:quan sát và tìm hiểu quá trình sống và sinh sản của côn trùng + côn trùng sống ở đâu? +cách di chuyển ntn? + sinh sản ntn? Thứ 5: cho trẻ hát bài hát “ com bướm vàng Thứ 6: vẽ các côn trùng HĐ3: Trò chơi vận động: bướm bay Trò chơi tự do: Chơi trò chơi sân trường 5.Hoạt động góc: NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ TIẾN HÀNH Góc phân vai: cửa hàng bán các loại chim cảnh, nấu ăn. -Biết nhận vai chơi và dàn xếp góc chơi,thảo luận trước khi chơi,biết thể hiện vai chơi, -Chuẩn bị một số các loại chim bằng nhựa và dụng cụ nấu ăn HĐ1: Trao đổi, đàm thoại -Cho bé hát và vận động bài “ Con chim non” -Các con vừa hát bài gì? -Bài hát có con gì sống ở đâu? -Chim người ta nuôi để làm cảnh thì được bán ở đâu? + vậy hôm nay góc phân vai các con sẽ chơi cửa hàng bán các loại chim cảnh nha, 1 nhóm sẽ chơi nấu ăn. + chim thì thường sống ở đâu? + vậy hôm nay các con sẽ xâyvườn chim đậu thích không? + Góc học tập:chơi trò chơi kidmart “ ngôi nhà toán học của nàng bò” và xếp phân nhóm loại chim và côn trùng và gắn số tương ứng nha! + Góc nghệ thuật xé, năn, vẽ chim và côn trùng. + Thư viện chúng ta sẽ xem tranh ảnh về chim và côn trùng. + góc thiên nhiên : chúng ta sẽ chăm sóc vườn hoa nha! HĐ2: Quá trình chơi -Cho trẻ lấy ký hiệu về góc chơi và thỏa thuận vai chơi -Cô quan sát và dàn sếp góc chơi, nhóm nào chưa thỏa thuận được vai chơi Cô đến gợi ý giúp trẻ thỏa thuận -Cô quan tâm hơn đến góc xây dựng và phân vai -Cuối giờ bật nhạc cho trẻ cất đồ chơi -tập trung trẻ hỏi ý kiến chơi lần sau. Góc Xây Dựng: xây vườn chim đậu -Biết dùng các nguyên vật liệu để xây vườn chim đậu, biết bảo vệ và giới thiệu sản phẩm của mình. -Một số đồ dùng như: bờ rào, cây xanh, hoabờ rào, các loại chim bằng nhựa Góc học tập:Chơi trò chơi KITMA T, xếp phân nhóm loại chim va côn trùng và gắn số tương ứng -Chơi trò chơi kidsmart “ ngôi nhà toán học của nàng bò” nhận biết được đặc điểm của các loai chim và côn trùng biết gắn số tương ứng. -Máy vi tính có trò chơi .lô tô các con vật sống trong rừng, các số từ 1 đến 6 Góc Nghệ Thuật: Vẽ, nặn, xé, dán các loại chim và côn trùng -Trẻ biết cầm bút, biết xé dán về các loại chim ccôn trùng -Giấy vẽ,giấy làm hoa, bút chì, màu, giấy màu hồ dán Góc Thư Viện: xem tranh ảnh chủ đề Biết lật từng trang để xem,bảo vệ sách , truyện, tranh. Một số tranh ảnh về các loại chim và côn trùng Góc Thiên Nhiên: chăm sóc vườn hoa Tham gia các hạt động tập thể, bắt sâu, tưới nước. Chuẩn bị các chậu hoa, cây hoa, bình tưới, 6. Hoạt động vệ sinh ăn ngủ: Trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn. Ăn xong biết cất đồ dùng, xếp đặt bàn ghế, uống nước, đánh răng, lau mặt 7.Hoạt động chuyển tiếp: Trò chơi: bướm bay, chim bay. 8.Nêu gương – trả trẻ: Nêu gương: Tuyên dương trẻ ngoan (cắm cờ), khuyến khích trẻ chưa ngoan Trả trẻ: Trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ, nhắc nhở trẻ chào hỏi cô và bố mẹ. Thứ 2, Ngày 28 tháng 12 năm 2020 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Tìm hiểu một số loại côn trùng Mục đích yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm ,lợi ích, sinh sản, nơi sống của một số loại côn trùng. Trẻ biết so sánh, phân loại một số số loàicôn trùng Giáo duc trẻ có ý thức bảo vệ côn trùng có lợi và tiêu diệt côn trùng có hại chuẩn bị: cô:tranh : con ong, bướm, ruồi muỗi Máy tính: có các hình ảnh về côn trùng Đĩa nhac có bài hát “ong và bướm” Trẻ: Lô tô côn trùng Cách tiến hành HĐ1: Ổn định giới thiệu Cho trẻ vận động theo bài hát “ong và bướm” Đàm thoại nọi dung bài hát Dẫn dắt vào hoạt động 2 HĐ2: Tìm hiểu các con côn trùng Cô chia trẻ ra 4 nhóm về 4 góc với 4 bức tranh về côn trùng: con bướm, ong, ruồi , muỗi Yêu cầu trẻ thảo luận với nhau về bức tranh nhóm mình (Cô quan sát từng góc và gợi ý cho trẻ về bức tranh) Tập trung trẻ ngồi hình chữ U cho 1 bé ở mỗi nhóm đứng lên nói về sự hiểu biết của trẻ về bức tranh mà trẻ quan sát Cô dùng thủ thuật cho trẻ xem các con vật trên máy tính Con bướm Các con nhìn thấy con gì trong tranh Bướm bướm là động vật thuộc nhóm gì? Bướm bướm có những đặc điểm gì? Bươm bướm có lợi hay có hại? Thức ăn của bươm bướm là gì? =>:muỗi là thuộc nhóm côn trùng, có bốn cánh, có nhiều màu sắc rất đẹp, bươm bướm vừa có lợi vừa có hại, có hại là đẻ ra sâu phá hại mùa màng , có lợi là chúng hút các phấn hoa từ cây này sang cây khác giúp cây thụ phấn cho quả. Con muỗi Các con nhìn thấy con gì trong tranh Muỗi là động vật thuộc nhóm gì? Muỗi có những đặc điểm gì? Muỗi có lợi hay có hại? Thức ăn của muỗi là gì? Tiếng kêu của muỗi ra sao? => muỗi là động vật thuộc nhóm côn trùng có hại, chúng có màu đen, kêu vo ve, thức ăn của muỗi là máu người và các con vật, hcungs là động vật trung gian gây bệnh cho con người. Con ong ong là động vật thuộc nhóm gì? ong có những đặc điểm gì? ong có lợi hay có hại? Thức ăn của ong là gì? Tiếng kêu của muỗi ra sao? => ong thuộc nhóm côn trùng vừa có lợi vừa có hại, có bốn cánh, chúng cho mật,chúng hung dữ nếu ai chọc phá chúng. Con ruồi Các con nhìn thấy con gì trong tranh Ruồi là động vật thuộc nhóm gì? Ruồii có những đặc điểm gì? Ruồi có lợi hay có hại? Thức ăn của ruồi là gì? Tiếng kêu của muỗi ra sao? => ruồi là côn tùng có hại,ruồi nhỏ, màu đen, chân ruồi nhỏ là nguyên nhân gây ra bệnh cho con người. So sánh: ong với bướm Ruồi với Muỗi Cho trẻ lên phân nhóm các con có lợi , có hại Cho trẻ kể thêm một số con côn trùng mà trẻ biết giáo dục:biết bảo vệ côn trùng có lợi và tiêu diệt côn trùng có hại. HĐ3: Trò chơi 1: Làm theo hiệu lệnh Cô phát cho mõi trẻ thẻ lô tô côn trùng, khi cô nói đặc điểm của con vật nào thì trẻ phải dơ lên con vật đó. Trò chơi 2: về đúng nhà Cho tre nhắc lại cách chơi và luật chơi và cho trẻ chơi PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG:TẠO HÌNH Đề tài: Vẽ con bướm (M) Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết vẽ và tô màu con bướm, biết vài đặc điểm về con bướm biết phối hợp các nét cơ bản để tạo nên bức tranh con bướm, . Biết nhận xét sản phẩm của mình của bạn. - Luyện kỹ năng cầm bút, luyện kỹ năng vẽ các nét cơ bản,rèn kỹ năng tô màu đẹp, bố cục bức tranh cân đối. - Trẻ yêu thích và có cảm xúc với sp của mình tạo ra.biết yêu thích và bảo vệ các con côn trùng có lợi và tránh xa côn trùng coa hại . II. Chuẩn bị -cô: tranh về con con bướm - máy tính hình con con bướm - que chỉ, giá treo - Đồ dùng của trẻ: Bàn ghế đúng qui cách, bút màu giấy vẽ, III. Tiến hành: HĐ1: Ổn định và giới thiệu - cho trẻ đọc bài thơ “kìa con bướm vàng” - bài thơ nói về gì? - bươm la con vật ntn - các con có thích vẽ con bướm k? - Vậy hôm nay cô sẽ cho các con vẽ con gà mái nhé! HĐ2:Quan sát và đàm thoại: Cho trẻ hướng lên máy tính: Các con biết con gì đây? Cho trẻ nói về đặc điểm, màu sắc , hình dáng của con bướm Quan sát tranh mẫu: - Nào nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây? - Đúng rồi,đây là bức tranh con bướm - Các con có nhận xét gì về bức tranh?( mình dài, cánh tròn to, có hai râu...) - Cô tô màu gì? Như thế nào? Cô vẽ mẫu: cô hướng dẫn cách vẽ cho trẻ HĐ3: Trẻ thực hiện: Trẻ nhắc lại cách ngồi và cách cầm bút Trẻ vẽ cô theo dõi, nhắc nhở. HĐ4: Trưng bày, nhận xét sản phẩm: Cho trẻ trưng bày sản phẩm Cô nhận xét chung Cho trẻ tự nhận xét, giới thiệu sản phẩm của bạn, của mình. Cô nhắc nhở những sản phẩm chưa đẹp, chưa hoàn thành. * Kết thúc : Giờ bật nhạc cho trẻ hát vận độngbài “kìa con bướm vàng” ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: ***************************************************************** Thứ 3, Ngày 29 tháng 12 năm 2020 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC Đề tài: Ném trúng đích thẳng đứng Mục đích yêu cầu. - trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng - rèn kĩ năng ném, định hướng được hướng ném - Giáo giục trẻ biết chú ý trong giờ học, yêu quí và bảo vệ các côn trùng có lợi Chuẩn bị Cô: đĩa nhạc Trẻ:Túi cát 20-30 túi 2 bảng cao 1m vẽ đường tròn có đường kính 0,4m . Tiến hành HĐ1: Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân:mũi chân- đt-gót chân- đt-đi khom- đt-chạy chậm chạy nhanh-về hàng. HĐ2: Trọng động Bài tập phát triển chung: Hô hấp: gà gáy ò ó o Tay: tay thay nhau quay dọc thân (3lx8n) Bụng: bụng lườn (2lx8n) Chân: ngồi khụy gối (2lx8n) Bật: Bật tiến về phía trước(2lx8n) Bài tập vận động cơ bản: * Tên vận động: ném trúng đích thẳng đứng - Cô làm mẫu + Lần 1 không giải thích. + Lần 2 giải thích: TTCB đứng dưới vạch,tay nọ chân kia, tay cầm túi cát dơ ngang trước mặt khi có hiệu lệnh thì tay cầm túi cát vòng qua sau lên ngang đầu và ném mạnh, rồi lên nhặt túi cát bỏ vào rổ rồi về cúi hàng đứng. - cho cả lớp thực hiện lần lược - cho 2 đội thi đua 3-4 lần Cũng cố: 1 trẻ khá lên thực hiện lại 1 lần Trò chơi: ai ném xa nhất Cô nói cách chơi , luật chơi và cho trẻ chơi HĐ3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vòng tròn hít thơ nhẹ nhàng. PHÁT TRIỂN PHẨM MỸ HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC Đề tài : -Dạy hát bài “ba con bướm” -Nghe hát “ con chim quành khuyên ” -Trò chơi “son-mi” . Mục đích yêu cầu: Trẻ biết hát bài “ba conbướm ”, , hiểu nội dung bài hát, hát thuộc bài hát “ba con bướm” tác giả Sông Trà.nghe cô hát bài” con cim vành khuyên” Rèn luyện kỷ năng hát đúng điệu bài hát, rèn kỷ năng nhanh nhẹn tự tin cho trẻ, trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng theo bài hát Giáo dục trẻ biết bảo vệ các con côn trùng có lợi tiêu diệt côn trùng có hại Chuẩn bị Cô: Đĩa nhạc có bài hát “ba con bướm”, bài “con chim quành khuyên” Trẻ:Mũ mèo. Tiến hành: HĐ1: Ổn định giới thiệu Đọc câu đố: “đôi cánh màu sặc sở Hay bay lượn la cà Vui đùa với hoa nở Làm đẹp cả vườn hoa” Đàm thoại nội dung câu đố Dẫn dắt vào HĐ 2 HĐ2: Dạy hát bài hát “ba con bướm” - Hát lần 1 - Giới thiệu tác giả - Hát lần 2 - Hát xong cô nói: Cô vừa mở bài gì? Do tác giả nào sáng tác ? - Cô và trẻ hát hát 2 lần “ba con bướm” - Cho tổ - nhóm – cá nhân hát. (Cô chú ý sữa sai Cho cả lớp thực hiện lại 1 lần 1 lần và minh họa tự do theo ý thích của trẻ HĐ3: Nghe hát bài “con chim vành khuyên” Cô hát 1 lần và giới thiệu tác giả là Hoàng Vân và tựa đề bài hát Hát lần 2 vận động theo nhạc Nói cho trẻ hiểu về nội dung của bài hát:bài hát nói về con chim quành khuyên với các đặc điểm của nó.. Mở đĩa cho trẻ nghe và vận động tự do HĐ4: Trò chơi:son mi” Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi. *kết thúc: cho trẻ hát và vận động lại bài hát « ba con bướm » ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: ***************************************************************** Thứ 4, Ngày 30 tháng 12 năm 2020 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC Đề tài: Thơ : Ong Vàng và Kiến Lửa Mục đích yêu cầu: Trẻ biết tên bài thơ hiểu nội dung bài thơ là nói về ong vàng và kiến lữa hai con vật khác nhau hoàn toàn.biết lắng nghe cô đọc bài thơ“ong vàng và kiến lữa” của tác giả vũ khiêm Trẻ đọc được theo cô bài thơ. Rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm và kỷ năng thể hiện các xúc đối với bài thơ. Giáo dục trẻ biết yêu thương chăm sóc và bảo vệ các côn trùng, tránh xa côn trùng có hại. Chuẩn bị: Cô: Tranh theo bài thơ “ong vàng và kiến lửa” Đĩa nhạc có bài hát “chị ong nâu và em bé”. Trẻ: lô tô Cách tiến hành: HĐ1: Ổn định giới thiệu Cho trẻ nghe hát bài “ chi ong nâu và em bé” Trò chuyện vơi trẻ về con ong. Hôm nay cô có một bài thơ không những nói về con ong mà có con kiến nữa đó đó là bài thơ “ ong vàng và kiến lửa của tác giả Vũ Khiêm HĐ2: Đọc thơ trẻ nghe Cô đọc lần 1 diễn cảm Đọc thơ lần 2 kết hợp tranh Đàm thoại và trích dẫn: + Cô vừa đọc bài thơ gì? do ai viết? + Trong bài thơ nói về con vật gì? + ong vàng và kiến lửa có ở chung một chổ không ? +ong vàng sống ở đâu ? + kiến lửa sống ở đâu ? Giáo dục: trẻ biết yêu quí và bảo vệ côn trùng có lợi và tiêu diệt côn trùng có hại. HĐ3: Dạy trẻ đọc thơ Dạy cho trẻ đọc theo cô 3 lần. Đọc: Tổ (4 tổ) Nhóm (3 nhóm) Cá nhân : 2 trẻ Đọc kết hợp tranh chữ to 2 lần( lần 1 cô đọc, lần 2 cô đọc) Cho cả lớp đọc lại 1 lần HĐ4: Trò chơi: “gép tranh”. -Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi. -Cho trẻ chơi . ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: ***************************************************************** Thứ 5, Ngày 31 tháng 12 năm 2020 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN CHỮ CÁI Đề Tài: làm quen chữ I ; T(t4) I.Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái I; T. tìm đúng chữ cái I; T Biết tạo dáng theo chữ cái I; T. Rèn luyện kỷ năng nhận biết và kỷ năng phát âm, kỹ năng tạo dáng giống chữ cái I; T. Giáo dục trẻ biết yêu bảo vệ vật sống trong rừng và tránh xa con vật nguy hiểm. II. Chuẩn bị: Cô; Máy tính có hình ảnh “ Chim Sâu”, “ Con Thỏ” có kèm theo chữ phía dưới, Trên máy tính có hình hai bé tạo dáng chữ I; T. Trẻ: thẻ con vật. III. Cách tiến hành: HĐ1: Ổn định giới thiệu Cho trẻ nghe hát và vận động theo bài hát “chú voi con ở bản đôn” Đàm thoại nội dung bài hát Dẫn dắt vào hoạt động 2. HĐ2:Những trò chơi với chữ cái I; T: + Luyện âm : Cô mở máy tính có các hình ảnh và chữ “Chim Sâu” “Con Thỏ” Hỏi trẻ về các hình trên máy tính? Cho trẻ đọc các từ dưới tranh 2lần. Cho trẻ tìm chữ cái đã học mà chưa được tạo dáng I; T. Cho trẻ phát âm lại 3lần. Cho tổ- nhóm- cá nhân phát âm Cho cả lớp phát âm lại. + Tạo dángchữ I: cô mở máy tính có hình em bé đang tạo dáng chữ ( một bé thẳng hai tay giấu vào truớc ngực). Cô cho trẻ quan sát thật kỹ tư thế tạo dáng của bạn đó. Cô gọi 1 bạn lên tạo dáng cho cả lớp xem. Cô chú ý hướng dẫn cho trẻ. Cho cả lớp tạo dáng. Cô quan sát xem bạn nào tạo dáng đẹp và đúng nhất khen thưởng. Tạo dáng chữ T tương tự. + So sánh cấu tạo của hai chữ cái I; T: -Giống nhau: Cả hai chữ đều được cấu tạo bơỉ một nét phất và một nét móc dưới. -Khác Nhau: Chữ cái T có thêm nét ngang phía trên nơi giao nhau giữa nét phất và nét móc dưới. *Trò chơi: về đúng họ hàng Cách chơi: cô phát cho trẻ lô tô con voi, con khỉ, sư tử, cô yêu cầu trẻ vừa đi vừa nghe nhạc khi nghe hiệu lênh “ tìm họ hàng” thì trẻ phải tìm đúng họ hang mình đứng thành một nhóm ví dụ họ nhà voi đứng một nhóm, khỉ một nhóm ban nào đứng sai bị phạt. cho trẻ chơi 2, 3 lần đổi thẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY : . ***************************************************************** Thứ 6, Ngày 01 tháng 01 năm 2021 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: số 7 (tiết 1) Mục đích yêu cầu: Trẻ đếm đến 7 và nhận biết các nhóm có 7 đối tượng,nhận biết chữ số 7 Rèn luyện kỷ năng đếm từ 1 đến 7, kỹ năng xếp tương ứng 1-1 tạo nhóm có số lượng là 7. Giáo dục trẻ biết đoàn kết khi tham gia các hoạt động, biết yêu quí bảo vệ côn trùng có lợi và tránh xa côn trùng có hại, biết giữ gìn đồ dùng của lớp. Chuẩn bị: Cô: bài hát “ ba con bướm”, mô hình vườn hoa có ong bướm dậu trên vườn hoa, 7 bướm, ong, hoa, tổ ong giả. Trẻ: 7 bướm , 7 ong, 7 hoa. Vở toán, chì ( đủ cho cả lớp). Cách tiến hành: Ổn định tổ chức cho trẻ hát bài “ba con bướm”. trò chuyện với trẻ về côn trùng. HĐ1: Luyện đếm đến 7, nhận biết số trong phạm qui 7. Dùng thủ thuật cho trẻ đi thăm vườn hoa và có bướm và ong trong vườn hoa đếm:1-7 . Tất cả có 7 con bướm. Đếm 1-5 con ong. Cô hỏi: bây giờ cô muốn nhóm ong nhiều bằng bướm thì ta phải làm gì? Trẻ thêm vào và đếm :1-7 con bướm tất cả có 7 con ong. Cho trẻ gắn só 7 vào 2 nhóm ong và bướm. HĐ3: Luyện tập: Cho trẻ tìm xung quanh lớp các đồ vật có số lượng ít hơn 7 (2 nhóm) Trẻ tìm cho trẻ đếm và thêm vào để bằng 7. Trò chơi: về đúng tổ Cô chuẩn bị 3 tổ ong có số chấm tròn ít hơn 7(4.5.6.) Cho trẻ cầm thẻ chấm tròn 1,2,3 giả làm những chú ong đi hút mật. Cô hướng dẫn trẻ về tổ sao cho tổng các chấm tròn ở số nhà và chấm tròn của trẻ có tổng bằng 7. Chơi 2 lần. Trẻ thực hiện trong vở LQVT (trang 19). So sánh 2 bức tranh và đánh dấu x vào chỗ khác nhau. Tô màu các bức tranh có số lượng nhiều hơn. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : Biểu diễn văn nghệ cuối tuần Yêu cầu: Trẻ biết vận động, tự tin, khi trình diễn tiết mục của mình Chuẩn bị: Trang phục, dụng cụ âm nhạc Tiến hành: Cô giả làm MC giới thiệu trẻ lên trình diễn tiết mục của mình, Cô hưởng ứng cho trẻ tham gia sôi nổi HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG Trẻ hát bài : Hoa bé ngoan Hát xong cô và trẻ đàm thoại về nội dung bài hát. Cho trẻ nhắc lại các tiêu chuẩn bé ngoan Trẻ tự nhận và bình bầu. Cho trẻ cắm hoa bé ngoan. ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN: ***************************************************************** HIỆU TRƯỞNG KÝ DUYỆT: Ngày 21/12/2020 HỨA THỊ NGUYÊN ĐỖ THỊ HIỀN GIÁO VIÊN: ĐỖ THỊ HIỀN ĐỖ THỊ HIỀN
File đính kèm:
- TGDV-Tuan 16-2020-2021.docx