Giáo án mầm non lớp lá Tuần 17 - Chủ đề động vật

 I. Mục đích, yêu cầu

- Trẻ biết tập các động tác theo cô, vừa tập vừa nói theo lời bài “Đi đều”

- Rèn và phát triển các cơ bắp, rèn sự khéo léo.

- Giỏo dục trẻ biết giữ gỡn sức khoẻ, chăm luyện tập thể dục thể thao cho người khoẻ mạnh.

II. Chuẩn bị:

- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động.

- Cô thuộc lời bài hát, các động tác của bài thể dục.

III. Tiến hành:

HĐ1. Khởi động:

 - Cho trẻ làm đoàn tàu đi theo vòng tròn nhanh chậm sau đó đứng thành vũng trũn.

HĐ2. Trọng động: Cô tập và cho trẻ tập theo cô từng động tác: gồm 4 động tác.

- ĐT1: Dậm chân tại chỗ, hai tay vung mạnh sang hai bên: “Một hai bat a bước đi cho đều, một hai ba ta bước đi thật nhanh”.

- ĐT2: Hai tay đưa lên cao, vẫy vẫy: “Giơ hai tay lên cao ta vẫy chào ánh nắng mới”.

- ĐT3: Đưa hai tay sang ngang, vẫy vẫy: “Tay ta dang hai bên như cánh hồng phơi phới”.

ĐT4: Hai tay hạ xuống thấp về tư thế chuẩn bị: “Tay ta hạ xuống thấp cho thật đều

doc27 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá Tuần 17 - Chủ đề động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT
TUẦN 17: Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
THỂ DỤC SÁNG: (Soạn cả tuần)
- Tập theo nhạc bài hát “Đi đều”
 I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết tập các động tác theo cô, vừa tập vừa nói theo lời bài “Đi đều”
- Rèn và phát triển các cơ bắp, rèn sự khéo léo.
- Giỏo dục trẻ biết giữ gỡn sức khoẻ, chăm luyện tập thể dục thể thao cho người khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động.
- Cô thuộc lời bài hát, các động tác của bài thể dục.
III. Tiến hành:
HĐ1. Khởi động: 
 - Cho trẻ làm đoàn tàu đi theo vòng tròn nhanh chậm sau đó đứng thành vũng trũn.
HĐ2. Trọng động: Cô tập và cho trẻ tập theo cô từng động tác: gồm 4 động tác.
- ĐT1: Dậm chân tại chỗ, hai tay vung mạnh sang hai bên: “Một hai bat a bước đi cho đều, một hai ba ta bước đi thật nhanh”.
- ĐT2: Hai tay đưa lên cao, vẫy vẫy: “Giơ hai tay lên cao ta vẫy chào ánh nắng mới”.
- ĐT3: Đưa hai tay sang ngang, vẫy vẫy: “Tay ta dang hai bên như cánh hồng phơi phới”.
ĐT4: Hai tay hạ xuống thấp về tư thế chuẩn bị: “Tay ta hạ xuống thấp cho thật đều đứng nghiêm”.
HĐ3. Hồi tĩnh- cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng, kết hợp làm động tác chim bay, cò bay.
Thứ hai, ngày 8 tháng 12 năm 2014
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện về Một số con vật nuôi trong gia đình.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết ngày nghỉ được bố mẹ đưa đi chơi, đi thăm ông bà. 
b, Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện về ngày đầu tuần.
c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ
- Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời: các con được bố mẹ đa đi đâu chơi, thăm ai, mẹ thường nấu món gì cho con ăn? 
3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
4. Điểm danh:
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Tiết 1: Lĩnh vực phát triển thể chất
 Thể dục: - Nhảy tách, khép chân.
 - Trò chơi: Cáo và thỏ.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trẻ 2-3 tuổi biết nhảy tách khép chân vào vòng.
- Trẻ 4-5 tuổi: biết nhún bật chụm 2 chân vào một vòng, tiếp tục nhún bật nhẹ nhàng tách chân vào 2 vòng, chân không chạm vòng, khi chân chạm đất giữ được thăng bằng.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi, chơi đúng luật, hứng thú khi chơi. 
2. Kỹ năng: 
- Trẻ 2-3 tuổi: Phát triển cơ chân, mắt. 
- Trẻ 4-5 tuổi: Rèn luyện sự khéo léo. Phát triển vận động cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Trẻ thoải mái tham gia học tập có nề nếp 
- Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin khi ném trúng đích nằm ngang 
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô: Túi cát 10-12 vòng thể dục, loa, máy tính.
2. Trẻ: Sức khoẻ đảm bảo, quần áo gọn gang. 
III. Nội dung tích hợp. 
- LVPTTM: Bài hát “Làm chú bộ đội”
IV. Cách tiến hành. 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: 
- Cô cho trẻ Chơi T/C Trời tối trời sáng.
- Sáng dậy chúng ta phải làm gì?
- Vì sao phải tập thể dục.
- Muốn cho cơ thể sạch sẽ ta phải vệ sinh đánh răng, rửa mặt, tắm gội thường xuyên, và năng tập thể dục. 
để cho cơ thể khoẻ mạnh chân tay rắn chắc ...
- Kiểm tra sức khoẻ của trẻ:	
Hoạt động 2: Bé làm chú bộ đội.
a, Khởi động:
- Cho trẻ khởi động theo bài hát “Làm chú bộ đội ” đi theo vòng tròn , đI theo hiệu lệnh của cô, đi thường đi kiễng, đi bước đều làm ĐT chú bộ đội hành quân.. Sau đó xép hàng tập Bài tập phát triển chung ..
b, Trọng động
* Bài tập phát triển chung: 
- Đội hình: cho trẻ đứng đôi hình vòng tròn.
 Cô hướng dẫn trẻ tập từng động tác của bài tập phát triển chung.
+ Động tác tay: hai tay đưa lên cao, ra phía trước. 
+ Động tác chân: Đưa 1 chân ra trước, lên cao. 
+ Động tác bụng: Tay đưa lên cao, nghiêng người sang 2 bên.
+ Động tác bật: Tay chống hông bật tách khép chân. 
* VĐCB: “Nhảy tách khép chân”
 Cô làm mẫu:
- Cô tập mẫu lần 1 (không phân tích động tác)
- Cô tập mẫu lần 2 (phân tích động tác )
+ TTCB: Khi có 2 tiếng sắc sô cô đứng hai tay chống hông, chân chụm trước vòng.
Thực hiện: Khi nghe một tiếng xắc xô cô nhảy chụm hai chân vào 1ô, rồi nhảy tách 2 chân vào hai ô, cô bật liên tục như vậy cho tới hết ô, đén vòng cuối cùng cô bật chụm 2 ra ngoài vòng (bật không nhẫm vào vòng) rồi đi về cuối hàng đứng.
 Trẻ thực hiện:
- Lần lượt cho 2 trẻ lên tập cho đến hết lớp, (Cô chú ý sửa sai cho trẻ, cô nhắc trẻ bật nhảy liên tục không chạm vào vạch, ô).
- Thi đua dưới nhiều hình thức 	
- Củng cố: gọi hai trẻ khá lên tập lại
- Cô hỏi lại tên bài tập
 ( chú ý sửa sai cho trẻ về tư thế đứng và cách ném) 
- Cô động viên khen ngợi sửa sai cho trẻ kịp thời động viên trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện bài tập)
* Trò chơi “Cáo và thỏ” 
- Vừa rồi chúng mình vừa được tham gia trò chơi “nhảy tách khép chân” rất giỏi rồi. Bây giờ chúng mình còn muốn chơi trò chơi nữa không? Đó là trò chơi “Cáo và thỏ”
- Cách chơi: Một bạn đóng vai cáo, các bạn trong lớp đóng vai thỏ. Cáo nấp dưới một gốc cây, bầy thỏ rủ nhau đi hái hoa, khi đi ngang qua bụi cây cáo đuổi bắt thỏ.
- Luật chơi: Chú thỏ nào bị cáo bắt sẽ đổi vai với thỏ hoặc nhảy cò lò ột vòng.
 - Cô tổ chức trò chơi cho trẻ 3- 4 lần
c, Hồi tĩnh:
 - Cho cả lớp đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân và hát bài “Làm chú bộ đội”
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ, nhắc nhở trẻ nề nếp hơn trong giờ học sau.
- Cả lớp Chơi 
- Đánh răng rửa mặt ,tập TD
- Để cho cơ thể khoẻ mạnh ..
- Trẻ đi theo vòng tròn, kết kợp làm động tác theo hiệu lệnh của cô ..
- Chuyển đội hình vòng tròn
- Chú ý nhìn cô và cùng tập các động tác 
5 lần x 4 nhịp
5 lần x 4 nhịp 
4 lần x 4 nhịp 
4 lần x 4 nhịp
- Trẻ chú ý xem cô tập mẫu và nắm được kĩ năng vận động 
- Lần lượt trẻ lên tập cho đến hết lớp, biết nhảy chụm hai chân vào 1ô, rồi nhảy tách 2chân vào hai ô...
- Trẻ lên tập củng cố
- Trẻ trả lời
- Có ạ !
- Trẻ chú ý nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi
- Trẻ hứng thú khi tham gia chơi 
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng và hát bài hát 
- Trẻ lắng nghe cô.
Nhận xét: 
* Trò chơi chuyển tiết: Nu na nu nống.
Tiết 2: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Tạo hình: Vẽ quà tặng chú bộ đội (ĐT).
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trẻ 2-3 tuổi: được làm quen với bút, giấy vẽ, biết cánh cầm bút. 
- Trẻ 3-4 tuổi: Vẽ được một số đồ dung đơn giản làm quà tặng chú bộ đội.
- Trẻ 4- 5 tuổi: Trẻ biết vẽ theo chí tưởng tượng để vẽ được hoa, quần, cái bát tặng chú bộ đội, có những màu sắ hình dạng khác nhau. Trẻ biết vẽ cân đối, tô màu gọn sạch, hài hòa cho bức tranh. 
2. Kỹ năng: 
- Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ biết ngồi cầm bút đúng tư thế
- Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học, để vẽ món quà tặng chú bộ đội, phối hợp các nét tròn nét xiên.. tạo thành sản phẩm. 
3. Giáo dục:	
- Trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình và giữ gìn sản phẩm của bạn
- Giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, biết ngày 22-12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu. 	
II Chuẩn bị:
1. Đồ dung của cô: - Tranh vẽ cái bát, bông hoa, cái quần, đàn.
2. Đồ dung của trẻ: - Giấy vẽ bút màu, bàn ghế , giá treo sản phẩn..
III. Nội dung tích hợp:
- Lĩnhvực GDPT thẩm mĩ: âm nhạc Hát mừng ngày 22-12	
- Lĩnh vực GDPT ngôn ngữ: Thơ "Chú giải phóng quân"
IV. Cách tiến hành:	
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1. Trò chuyện vào bài.
- Hát “Hát mừng ngày hội 22-12"
- Chúng mình vừa hát bài hát nói về ai?
- Chú bộ đội có nhiệm vụ gì?
Hoạt động 2. Hướng dẫn trẻ vẽ quà tặng chú bộ đội
1, Hướng trẻ vào đề tài.
- Sắp đến ngày 22/12, ngày tết của các chú bộ đội, cô đã huẩn bị rất nhiều món quà để tặng các chú.
- Các con có muốn biết đó là những món quà gì không?
a. Quan sát tranh vẽ cái bát. 
+ Bức tranh vẽ gì đây?
+ Con có nhận xét gì về cái bát?
-> Cô chốt lại: Bằng ngôn ngữ biểu cảm
b. Quan sát tranh vẽ bông hoa:
+ Bức tranh vẽ gì đây?
+ Con có nhận xét gì về bông hoa?
-> Cô chốt lại: Bông hoa được cô vẽ, nhụy hoa hình tròn, màu vàng, cánh hoa là các nét cong, xung quanh nhụy hoa có cuống, lá
c, Quan sát tranh vẽ cái quần: 
+ Bức tranh vẽ gì đây?
+ Con có nhận xét gì về cái quần?
-> Cô chốt lại: Bằng ngôn ngữ biểu cảm (đây là đồ dùng của chú bộ đội)
2, Trao đổi với trẻ về ý định vẽ :
- Con muốn vẽ gì tặng chú bộ đội (hỏi 2-3 trẻ)
- Con định vẽ gì tặng chú bộ đội?
- Con vẽ như thế nào ?
- Vẽ cái gì trước , cái gì sau?
- Vẽ xong con sẽ làm gì?
- Tô màu cho hoa như thế nào ?
( Cô hỏi gợi ý 2-3 trẻ) 
Hôm nay các con cùng thi đua làm những họa sĩ tí hon vẽ nhiều món quà tặng các chú bộ đội.
Hoạt động 3. Trẻ thực hiện:
- Cô nhắc trẻ cách ngồi, cách cầm bút đúng tư thế.
- Trẻ vẽ cô bật đàn về các bài mùa xuân.
- Cô đi bao quát trẻ vẽ, hướng dẫn gợi ý trẻ vẽ, tô mà cho các loại hoa, có màu sắc phù hợp, cô động viên trẻ sáng tạo.
- Cô quan tâm giúp đỡ trẻ yếu tạo ra sản phẩm 
( Cô chú ý sửa sai cách ngồi, cầm bút và nhắc nhở trẻ sắp xếp bố cục tranh hợp lý)
Hoạt động 4. Trưng bày và nhận xét sản phẩm :
- Động viên trẻ tạo ra sản phẩm 
- Cô cho 3-4 trẻ lên chọn tranh để nhận xét (Trẻ có bài tự giới thiệu đặt tên cho bài vẽ của mình)
- Vì sao con thích bài của bạn ?
- Bạn vẽ được những gì ?
- Bạn tô màu như thế nào ?
- Các chi tiết trong bức tranh được bạn sắp xếp như thế nào?
- Cô nhận xét 1 số bài đẹp và bài chưa đẹp
Hoạt động 5. Kết thúc:
 Đọc thơ: Chú giải phóng quân
- Trẻ hát vui tươi 
- Chú bộ đội.
- Bảo vệ tổ quốc.
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
+ Cái bát ạ
+ Bát màu xanh, miệng bát hình tròn, thân bát có hoa rất đẹp, có đế bát
- Bông hoa.
- Hoa có nhiều cành, bông hoa có nhuỵ, cánh hoa, lá
- Quần của chú bộ đội
+ Quần có cạp, có ống quần, có đỉa, quần màu xanh
- 2-3 trẻ trả lời ý định của trẻ.
- Trẻ tự nói lên ý định của mình , vẽ hoa, cách tô mầu, cách tạo bức tranh đẹp
- Trẻ ngồi, cầm bút đúng tư thế 
- Trẻ biết phối hợp các nét vẽ để tạo ra sản phẩm.
- Tô màu sạch sẽ, gọn gàng
- Trẻ lên chọn bài để nhận xét bài của bạn (trẻ có bài được nhận xét tự đặt tên cho bức tranh của mình)
- Trẻ nhận xét theo gợi ý của cô
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét, bài của mình của bạn 
- Trẻ đọc thơ
Nhận xét: ...
...
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung: * Hoạt động có chủ đích: “Trò chuyện về công việc của chú bộ đội”
 * Trò chơi vận động: “Cáo và thỏ”
 * Chơi tự do: Chơi theo ý thích
I- Yêu cầu: 
- Trẻ biết ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
- Biết một số công việc của chú bộ đội như: luyện tập ngoài thao trường, lao động sản xuất, đi tuần tra biên gới, canh gác ngoài hải đảo.
- Biết chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi.
- Hoạt động có nề nếp.
II- Chuẩn bị : 
- Tranh ảnh một hoạt động của chú bộ đội.
- Địa điểm sân sạch sẽ, bằng phẳng.
- Trang phục trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
III- Tiến hành :
- Nhắc nhở nề nếp, giao nhiệm vụ cho trẻ trước khi ra sân.
- Cho trẻ xếp hàng ra sân đến địa điểm đã chuẩn bị.
1. Giới thiệu nội dung có mục đích: “Trò chuyện về công việc của chú bộ đội”
- Cô và trẻ xếp hàng đến thăm quan tranh ảnh doanh trại quân đội, cô cho cả lớp cùng quan sát và đặt câu hỏi đàm thoại cựng với trẻ:
+ Trong doanh trại có những khu vực gì?
+ Nơi ở của các chú bộ đội như thế nào?
+ Các chú bộ đội lao động sản xuất như thế nào?
+ Các chú bộ đội làm nhiệm vụ gì ở nơi biên giới và hải đảo xa?
+ Các con có yêu quý các chú bộ đội không?
- Các con phải làm gì để các chú bộ đội vui lòng?
=> Cô chốt và giáo dục trẻ phải ngoan, học giỏi sau này trở thành người có ích cho xã hội.
2. TCVĐ: “Cáo và thỏ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 	
- Cho trẻ chơi 2-> 3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Nhận xét sau khi chơi.
3. chơi tự do: Chơi theo ý thích.
- Nhắc nhở nề nếp trước khi ra chơi. 
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ tốt. 
D. Làm quen tiếng Việt: To - Nhỏ, Voi, Vòi.
1. Yêu cầu: 	
- Trẻ phát âm đúng và hiểu nghĩa của các từ: To – nhỏ, Voi, Vòi.
2. Chuẩn bị:	
- Tranh, ảnh liên quan để cung cấp từ cho trẻ.
3. Phương pháp:
- Cô sử dụng tranh, ảnh các con voi. Để cung cấp các từ “To - nhỏ, Voi, Vòi” cho trẻ, khi cung cấp các từ cô giải thích nghĩa của các từ và cho trẻ nhác đi nhắc lại nhiều lần.
E. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
G. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Vận động nhẹ: Trẻ tập nhẹ nhàng với bài hát “Thể dục sáng”
2. Làm quen kiến thức: Trò chuyện về chú bộ đội.
a. Yêu cầu: 
- Trẻ biết và gọi đúng tên một số đồ dùng, trang phục, công việc của các chú bộ đội. Biết các chú bộ đội thuộc các binh chủng khác nhau Biết ý nghĩa công việc của chú bộ đội.
b. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh về một số hoạt động của chú bộ đội.
c. Phương pháp:
- Cô trò chuyện với trẻ về đồ dùng, trang phục, công việc của chú bộ đội.
3. Nêu gương - trả trẻ.
Thứ ba, ngày 23 tháng 12 năm 2014
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện về Một số con vật nuôi trong gia đình.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết thời tiết buổi sáng lạnh phải mặc áo ấm , buổi trưa trời nắng nóng.
b, Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện.
c, Phương pháp: Cô gợi hỏi cho trẻ trả lời
- Thời tiết buổi sáng các con thấy nh thế nào? để cho cơ thể khỏi lạnh phải mặc quần áo nh thế nào? 
3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
4. Điểm danh:
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực phát triển nhận thức
MTXQ: Trò chuyện về chú bộ đội
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức:
- Trẻ 2-3 tuổi: Trẻ biết về chú bộ đội (Bộ binh, biên phòng, hải quân, không quân). 
- Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ biết một số công việc, đồ dùng, nơi làm việc và nhiệm vụ của chú bộ đội. Trẻ biết ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Kỹ năng:	
- Trẻ 2-3 tuổi: Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng.
- Trẻ 4-5 tuổi: Trẻ được rèn sự khéo léo của đôi tay khi làm quà tặng chú bộ đội. Trẻ quan sát ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia học tập có nề nếp. 
- Qua bài học giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng chú bộ đội . 
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị: 
- Hình ảnh về các chú bộ đội Bộ binh. Hải quân, đồ dùng, trang phục, công việc  (Một số binh chủng khác.
III. Nội dung tích hợp: 
- LVPTTM: âm nhạc “Làm chú bộ đội” 
 IV. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 :
- Cô cho hát bài: Làm chú bộ đội.
 Chú bộ đội ngắm bắn súng
 Chú bộ đội chào cờ.
- Cô nói: Các con vừa hát bài hát nói về ai?
- Có rất nhiều các chú bộ đội đóng quân ở các danh trại quân đội, các chú làm rất nhiều các công việc khác nhau và rất vất vả. Để hiểu rõ hơn về các chú bộ đội, các con hãy hướng lên màn hình để cùng xem nhé.
Hoạt động 2:
a. Quan sát và trò chuyện:
* Quan sát tranh chú bộ đội (Bộ binh )	
- Cô bật màn hình lên cho trẻ quan sát.
- Các con xem đây là hình ảnh ai? 
- Các chú mặc trang phục như thế nào?
- Các chú đang làm gì?
(Các chú hành quân trên đường bộ gọi là lính Bộ binh)
- Trên lưng chú đeo đồ dùng gì? 
- Công việc các chú bộ đội là gì?
- Công việc của các chú hành quân ra mặt trận để đánh giặc, canh gác bảo vệ tổ quốc.
+ Bây giờ là thời bình, hàng ngày các chú phải tập luyện, luyện bắn súng, diễn tập, duyệt binh. 
+ Ngoài ra các chú còn tăng gia sản xuất, trồng rau, nuôi lợn vv.để tăng khẩu phần ăn hàng ngày
- Chốt lại: Đây là hình ảnh các chú bộ đội bộ binh, các chú mặc trang phục mầu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vàng, lưng đeo ba lô, vai vác súng.. hành quân ra mặt trận v v..
* Quan sát tranh chú bộ đội Hải quân ...
Câu đố: Quần xanh áo trắng,
 áo có viền xanh
 Đứng gác ngoài đảo.
 Đố bé là bộ đội gì ?
- Muốn biết đấy có phải là các chú bộ đội hải quân không các con cùng xem hình ảnh trên màn hình nhé. 
- Đây là hình ảnh chú bộ đội gì ?
- Chú bộ đội hải quân làm việc ở đâu ?
- Trang phục các chú bộ đội Hải quân mầu gì ?
- Đồ dùng các chú Hải quân có gì ?
- Chú đóng quân ở đâu ?
- Công việc các chú là gì ?
=>Chốt lại: Toàn bộ bức tranh.
* Cho trẻ xem thêm:
- Ngoài ra các con còn biết chú bộ đội gì nữa ?
(Cô cho trẻ xem tranh giới thiệu qua những điểm nổi bật)
- Hình ảnh bộ đội pháo - bộ đội không quân, bộ đội đặc công, bộ đội biên phòng ..
+ Chốt lại giáo dục: Các chú bộ đội ở trên khắp mọi miền tổ quốc, tuy các chú ở nhiều binh chủng khác nhau, tên gọi khác nhau, đồ dùng, công việc, trang phục khác nhau, nhưng các chú đều có một nhiệm vụ canh giữ và bảo vệ tổ quốc, để cho đất nước hoà bình độc lập ...
- Để nhớ công ơn các chú bộ đội các con phải làm gì ? 
Hoạt động 3: Luyện tập:
+ T/C: Thi xem ai nhanh:
- Cho trẻ xếp trang phục các chú bộ đội hải quân, bộ đội bộ binh ra trước mặt, khi cô yêu cầu trẻ giơ trang phục bộ đội thuộc binh chủng nào thì trẻ giơ trang phục đó lên, và đọc. 
+ T/C: Thi xem bạn nào đúng:
- Khi trẻ chơi giơ đúng trang phục xong, cô cho trẻ cầm trang phục mà trẻ có trong rổ lên gắn đúng vào bức tranh thuộc binh chủng cô yêu cầu 
 (Trang phục chú bộ đội bộ binh gắn vào bức tranh có hình ảnh bộ đội bộ binh). 
- Bạn nào gắn nhầm thì phải nhảy lò cò ..
- Cuối buổi chơi cô nhận xét kết quả chơi cả 2 đội động viên khuyến khích trẻ chơi ..
Hoạt động 4: Kết thúc 
- Cô cho trẻ hát bài: “Bố là lính hải quân”, kết hợp cất đồ dùng.
- Cả lớp cùng hát.
- Chú bộ đội.
- Ảnh chú bộ đội. 
- Quần áo mầu xanh mũ có ngôi sao vàng, quân hàm mầu đỏ 
- Hành quân. 
- Lưmg đeo ba lô. vai vác súng.
- Bảo vệ tổ quốc.
- Trẻ kể về công việc, trang phục, đồ dùng của bố là bộ đội ..
- Chú bộ đội Hải quân
- Ở trên đảo.
- Màu trắng, cổ áo có viền mầu xanh nước biển.
- Ống nhòm, súng, tầu thuyền để đi lại ..
- Ngoài đảo 
- Canh giữ vùng biển cho tổ quốc. 
- Cho trẻ kể .
- Chăm ngoan học giỏi , ăn nhiều để chóng lớn ,nai này lớn lên đi bộ đội ....
- Trẻ biết nhặt trang phục đúng cô yêu cầu.
- Trẻ hứng thú trong khi chơi biết cách chơi và luật chơi. Biết gắn trang phục đúng hình ảnh.
- Trẻ hứng thú hát và giúp cô cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.
Nhận xét: ...
...
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung: * Hoạt động có chủ đích: “Trò chuyện về công việc của chú bộ đội”
 * Trò chơi vận động: “Cáo và thỏ”
 * Chơi tự do: Chơi theo ý thích
I- Yêu cầu: 
- Trẻ biết ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
- Biết một số công việc của chú bộ đội như: luyện tập ngoài thao trường, lao động sản xuất, đi tuần tra biên gới, canh gác ngoài hải đảo.
- Biết chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi.
- Hoạt động có nề nếp.
II- Chuẩn bị : 
- Tranh ảnh một hoạt động của chú bộ đội.
- Địa điểm sân sạch sẽ, bằng phẳng.
- Trang phục trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
III- Tiến hành :
- Nhắc nhở nề nếp, giao nhiệm vụ cho trẻ trước khi ra sân.
- Cho trẻ xếp hàng ra sân đến địa điểm đã chuẩn bị.
1. Giới thiệu nội dung có mục đích: “Trò chuyện về công việc của chú bộ đội”
- Cô và trẻ xếp hàng đến thăm quan tranh ảnh doanh trại quân đội, cô cho cả lớp cùng quan sát và đặt câu hỏi đàm thoại cựng với trẻ:
+ Trong doanh trại có những khu vực gì?
+ Nơi ở của các chú bộ đội như thế nào?
+ Các chú bộ đội lao động sản xuất như thế nào?
+ Các chú bộ đội làm nhiệm vụ gì ở nơi biên giới và hải đảo xa?
+ Các con có yêu quý các chú bộ đội không?
- Các con phải làm gì để các chú bộ đội vui lòng?
=> Cô chốt và giáo dục trẻ phải ngoan, học giỏi sau này trở thành người có ích cho xã hội.
2. TCVĐ: “Cáo và thỏ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 	
- Cho trẻ chơi 2-> 3 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Nhận xét sau khi chơi.
3. chơi tự do: Chơi theo ý thích.
- Nhắc nhở nề nếp trước khi ra chơi. 
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ tốt. 
D. Làm quen tiếng Việt: Khỉ, leo trèo, bắt chước.
1. Yêu cầu: 	
- Trẻ phát âm đúng và hiểu nghĩa của các từ: Khỉ, leo trèo, bắt chước.
2. Chuẩn bị:
- Một số hình ảnh về con vật để cung cấp từ cho trẻ.
3. Phương pháp:
- Cô trò 

File đính kèm:

  • docGiao_an_chu_de_The_gioi_dong_vat_ghep_3_tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan