Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần III: Phương tiện giao thông đường thủy. Đề tài: Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay - Năm học 2021-2022

Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên vận động và nhớ các bài tập phát triển chung

*Kĩ năng:

 Rèn cho trẻ kĩ năng phản xạ theo hiệu lệnh

- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ

* Thái độ:

- Giáo dục tính chơi tập thể cho trẻ.

- Tham gia nhiệt tình vào trò chơi vận động

 

docx204 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần III: Phương tiện giao thông đường thủy. Đề tài: Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NGÀY
TUẦN III: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
( Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 03 năm 2022)
Thứ hai, ngày 14 tháng 03 năm 2022
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
VĐCB: Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay
TCVĐ: Bật xa
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
*Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên vận động và nhớ các bài tập phát triển chung
*Kĩ năng:
 Rèn cho trẻ kĩ năng phản xạ theo hiệu lệnh
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ
* Thái độ:
- Giáo dục tính chơi tập thể cho trẻ.
- Tham gia nhiệt tình vào trò chơi vận động
*Chuẩn bị của cô:
- Bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
- Sân tập sạch sẽ,đảm bảo an toàn.
-Trang phục gọn gàng, thoải mái khi tập.
* Chuẩn bị của trẻ
- Trang phục gọn gàng.
Hoạt động 1: Khởi động
- Muốn khỏe mạnh để học tập, vui chơi thì các con phải làm gì?
- Ngoài ăn uống đủ chất còn làm gì nữa?
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó chuyển đội hình thành 4 hàng ngang theo tổ.
Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
* Động tác tay: 
- TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi.
- Nhịp 1: Đứng 2 chân ngang vai, 2 tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Nhịp 2: Đưa 2 tay về phía trước mặt, lòng bàn tay úp.
- Nhịp 3: Đưa 2 tay sang ngang bằng vai lòng bàn tay ngửa.
- Nhịp 4: Hạ tay xuống về tư thế ban đầu. 
* Động tác lườn
- Nhịp 1: Đứng 2 chân ngang vai, hai tay chống hông
- Nhịp 2: Quay người sang bên trái
- Nhịp 3: Giống nhịp 1
- Nhịp 4: Về tư thế ban đầu
Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4 đổi bên
* Động tác chân:
- TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi. 
- Nhịp 1: Đưa 2 tay sang ngang bằng vai lòng bàn tay ngửa.
- Nhịp 2: Đưa 2 tay song song về phía trước mặt, lòng bàn tay úp đồng thời khụy gối.
- Nhịp 3: Giống nhịp 1.
- Nhịp 4: Hạ tay xuống về tư thế ban đầu.
* Động tác bật: 
- TTCB: Đứng thẳng, hai tay chống hông 
- Bật tại chỗ 5-7 lần.
b. Vận động cơ bản : Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay
- Cho trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang. 
+ Cô thực hiện mẫu: 2 lần:
- Lần 1: Không giải thích
- Lần 2:  Các con đứng trước vạch xuất phát tay cầm quả bóng, đứng chân trước chân sau, tay (cùng phía với chân sau) cầm quả còn đưa ngang tầm mắt, người hơi ngả ra phía sau, mắt nhìn thẳng đích. Khi có hiệu lệnh “Ném”, các con dùng sức của cánh tay ném mạnh quả bóng trúng vào đích sau đó đi nhẹ nhàng về cuối hàng
+ Trẻ thực hiện:
- Gọi 2 trẻ lên thực hiện mẫu 
- Cho cả lớp xếp 2 hàng thực hiện lần lượt. Thực hiện mỗi trẻ 2 lần
c. Trò chơi vận động: Bật xa
- Cô giới thiệu luật chơi cách chơi
+ Cách chơi : Cô cho trẻ bật xa xem ai bật xa nhất
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Củng cố: Trẻ nhắc lại tên bài học
+ Gọi hai trẻ khá lên thực hiện lại
* Hoạt động 3 : Hồi tĩnh
- Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 2- 3 vòng (2-3 phút)
* Chơi chuyển tiếp: Lộn cầu vồng 
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Dự kiến các góc chơi tổ chức
Chuẩn bị
- Góc xây dựng - Lắp ghép: Xây dựng bến cảng Hải Phòng
- Góc phân vai:
+ Chơi bán hàng: Cửa hàng bán thực phẩm
+ Bác sĩ: Phòng khám đa khoa
+ Nấu ăn: Nhà hàng 
- Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt dán, tô màu tranh theo chủ đề. Múa hát các bài hát theo chủ đề.
- Góc học tập - Sách truyện: Xem sách tranh theo chủ đề, Chơi lô tô, Bé tập làm sách tranh.
- Góc thiên nhiên:Chăm sóc cây cảnh lau lá, tưới nước cho cây, chơi với cát nước.
- Góc xây dựng: Gạch xây dựng, cây xanh, thảm cỏ, mô hình ngôi nhà, một số đồ chơi lắp ghép, cây xanh, cây hoa...
- Góc phân vai:
+ Đồ dùng nầu ăn bằng nhựa như: Bếp ga, ca cốc thìa, bát đĩa...
+ Quần áo bác sĩ, đồ khám bệnh...
+ Các đồ dùng bằng nhựa, bánh kẹo, sữa, đồ dùng thể thao....
- Góc nghệ thuật:
+ Bút màu, tranh vẽ, sách cho trẻ tô mầu...
+ Đàn, các dụng cụ âm nhạc
- Góc học tập: Sách, tranh về chủ đề giao thông
- Góc thiên nhiên: Nước, cây cảnh, ca, khăn lau...
* Đồ chơi tự tạo: Củ, quả ở góc nấu ăn
III. CHƠI NGOÀI TRỜI
Cho trẻ dạo chơi sân trường, quan sát sự cảnh vật xung quanh
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời, phấn, hột hạt,..
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
* Kiến thức
- Củng cố kiến thức cho trẻ về tên gọi, địa điểm, chức năng của các khu vực trong trường.
* Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ trả lời mạch lạc các câu hỏi.
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ.
* Thái độ	
- Trẻ được vận động thoải mái, góp phần phát triển thể lực cho trẻ.
- Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động.
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên.
- Rèn luyện ý thức kỉ luật và ý thức tập thể cho trẻ.
*Chuẩn bị của cô
- Sân chơi sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Đồ chơi mang theo: Bóng, vòng, phấn...đủ cho trẻ chơi.
* Chuẩn bị của trẻ
- Trang phục gọn gàng
- Cô cho trẻ xếp hàng, kiểm tra sĩ số.
- Cho trẻ dạo chơi sân trường quan sát sự thay đổi của thời tiết và cảnh vật xung quanh của trẻ.
- Cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại.
+ Con đang đứng ở đâu?
+ Con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
- Cô tạo các tình huống cho trẻ giải quyết vấn đề và trả lời câu hỏi.
- Cô cho trẻ tham gia chơi trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
- Cô phổ biến cách chơi luật chơi cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
- Cho trẻ chơi theo ý thích , trẻ lưa chọn đồ chơi mà cô giáo đã chuẩn bị sẵn để chơi.
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Cho trẻ đọc các bài thơ trong chủ dề
- Chơi tự chọn
V. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY: 
- Tình trạng sức khỏe : 
.......................................................................................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 
........................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ: 
.......................................................................................................................................................................................................
- Những nội dung cần lưu ý:
Thứ ba, ngày 15 tháng 03 năm 2022
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Khám phá khoa học
Một số phương tiện giao thông đường thủy
Mục đích, yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1. Mục đích- yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết tên gọi,đặc điểm cấu tạo của một số phương tiện giao thông đường thủy
- biết được nơi hoạt động và công dụng của các phương tiện giao thông đó.
b. Kỹ năng:
- trẻ biết phân biệt, so sánh theo từng cặp phương tiện giao thông đường thủy.
- Nhớ được tên gọi của các phương tiện giao thông đó
c. Thái độ: 
- Thích thú tham gia vào bài học và tìm hiểu những kiến thức mới từ bài học
.
* Đồ dùng của cô 
Một số hình ảnh phương tiện giao thông đường thủy trên máy vi tính
- Một số tranh lô tô về phương tiện giao thông cho trẻ chơi trò chơi
* Đồ dùng của trẻ: 
 Một số hình ảnh phương tiện giao thông đường thủy 
- Một số tranh lô tô về phương tiện giao thông cho trẻ chơi trò chơi
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Hát: Em đi chơi thuyền
- Trong bài hát nhắc đến loại PTGT nào?
- Thuyền đi ở đâu?
- Thuyền là PTGT đường nào?
- Ngoài thuyền ra chúng mình còn biết những phương tiện nào
- Các con ạ thuyền bè là những PTGT đi trên sông nước và gọi là PTGT đường thủy đấy. Vậy hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu về 1 số PTGT đường thủy nhé
* Hoạt động 2: Nội dung bài mới
*Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường thủy
a. Thuyền buồm
- Cô trò truyện về nội dung hình ảnh
+ Tranh có phương tiện gì?
+ Thuyền buồm là PTGT đường gì?
+ Có những đặc điểm gì nổi bật ?
+ Cánh buồm có lợi ích gì?
+ Thuyền buồm đi ở đâu?
+ Thuyền buồm dùng để làm gì?
- Cô kết luận : thuyền buồm là PTGT đường thủy, thuyền có 2 cánh buồm lớn , thuyền chạy được là nhờ sức gió thổi vào cành buồm, thuyền dùng chở người và hàng hó
b.Tàu thủy.
Thân hình bằng sắt
Nổi nhẹ trên sông
Chở chú hải quân
Tuần tra trên biển
Đố bé là gì?
+ Cô có hình ảnh gì đây?
+ Tàu thủy là PTGT đường gì?
+ Tàu thủy có đặc điểm gì?
+ Tàu thủy làm bằng gì?
+ Tàu thủy dùng để làm gì?
+ Nã to hay nhá?
- Tàu thủy chạy bằng gì?
=> cô chốt lại: đây là tàu thủy được làm bằng sắt, tàu thủy có đầu tàu, thân tàu, đuôi tàu, tàu thủy dùng để chở các chú hải quân tuần tra trên biển bảo vệ tổ quốc
c. Ca nô
- Ngoài thuyền buồm, tàu thủy ra con nhìn xem cô còn có hình ảnh gì nữa đây?
- Đây là gì vậy?
- Ca nô có những bộ phận nào?
- Đây là gì?
- Còn đây là phần gì?
- Cuối cùng là phần gì?
- Ca nô đi ở đâu?
- Ca nô là phương tiện giao thông đường gì?
- Ca nô dùng để làm gì?
Cô chốt lại: ca nô gồm phần đầu phần thân và phần đuôi, ca nô dùng để chở người, ca nô là phương tiện giao thông đường thủy mà các chú cảnh sắt biển hay dùng để đi tuần tra trên sông nước đấy..
+ So sánh: thuyền buồm- tàu thủy
- Cô cho trẻ so sánh
- Giống nhau: đều là PTGT đường thủy, dùng để chở người và hàng hóa
- Khác nhau:
+ Thuyền buồm: có cánh buồm, chạy được nhờ sức gió, chở được ít người và hàng hơn
+ Tàu thủy: không có cánh buồm, chạy bằng động cơ, to nên chở được nhiều người và hàng hóa
+ Mở rộng:
- Ngoài các loại PTGT đường thủy vừa rồi các con còn biết loại nào khác?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh các PTGT đường thủy khác: thuyền nan,thuyền thúng, phà, bè
GD:Khi đi trên thuyền các con phải ngồi im không được chạy nhảy kẻo ngã xuống nước và không vứt rác thải xuống sông, hồ , biển khi đi trên thuyền để không ảnh hưởng đến môi trường
+Trò chơi:
*TC1: “Chỉ nhanh nói đúng”
- Cách chơi:Cô nói tên PTGT nào thì các con phải giơ nhanh PTGT đó lên và ngược lại khi cô nói tên PTGT thì các con phải tìm đúng PTGT đó. Ai tìm nhầm hay nói sai sẽ bị phạt nhảy lò cò.
*TC2:” Về đúng bến”.
- Cách chơi: cô phát co mỗi trẻ 1 PTGT ,cho trẻ vừa đi vừa hát bài hát” em tập lái ô tô”.Khi có hiệu lệnh “về đúng bến”thì trẻ cầm trên tay PTGT nào thì chạy thật nhanh về bến đó.
- Luật chơi: bạn nào chạy về bến sai sẽ nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
- Cô nhận xét và động viên trẻ sau khi chơi
HĐ3: Kết thúc.
- Cô cho trẻ nghe hát “ Em đi chơi thuyền” và chuyển hoạt động
* Chơi chuyển tiếp: kéo cưa lừa xẻ 
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Dự kiến các góc chơi tổ chức
Chuẩn bị
- Góc xây dựng - Lắp ghép: Xây dựng Bến cảng Hải Phòng- TT
- Góc phân vai:
+ Chơi bán hàng: Cửa hàng bán thực phẩm
+ Bác sĩ: Phòng khám đa khoa
+ Nấu ăn: Nhà hàng 
- Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt dán, tô màu tranh theo chủ đề. Múa hát các bài hát theo chủ đề.
- Góc học tập - Sách truyện: Xem sách tranh theo chủ đề, Chơi lô tô, Bé tập làm sách tranh.
- Góc thiên nhiên:Chăm sóc cây cảnh lau lá, tưới nước cho cây, chơi với cát nước.
- Góc xây dựng: Gạch xây dựng, cây xanh, thảm cỏ, mô hình ngôi nhà, một số đồ chơi lắp ghép, cây xanh, cây hoa...
- Góc phân vai:
+ Đồ dùng nầu ăn bằng nhựa như: Bếp ga, ca cốc thìa, bát đĩa...
+ Quần áo bác sĩ, đồ khám bệnh...
+ Các đồ dùng bằng nhựa, bánh kẹo, sữa, đồ dùng thể thao....
- Góc nghệ thuật:
+ Bút màu, tranh vẽ, sách cho trẻ tô mầu...
+ Đàn, các dụng cụ âm nhạc
- Góc học tập: Sách, tranh về chủ đề giao thông
- Góc thiên nhiên: Nước, cây cảnh, ca, khăn lau...
* Đồ chơi tự tạo: Củ, quả ở góc nấu ăn
III. CHƠI,HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: 
Dạo chơi sân trường kết hợp quan sát đồ chơi trong sân trường
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Kéo co
Chơi theo ý thích: lá cây, phấn, hột hạt,...
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
a. Kiến thức
- Củng cố kiến thức cho trẻ về tên gọi, địa điểm, chức năng của các khu vực trong trường.
b. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ trả lời mạch lạc các câu hỏi. Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ.
c. Thái độ	
- Trẻ được vận động thoải mái, góp phần phát triển thể lực cho trẻ.
- Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động.
- Chơi với bạn đoàn kết, vui vẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên.
- Rèn luyện ý thức kỉ luật và ý thức tập thể cho trẻ.
* Chuẩn bị của cô
- Sân chơi sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Đồ chơi mang theo: Bóng, vòng, phấn...đủ cho trẻ chơi.
* Chuẩn bị của trẻ
- Trang phục gọn gàng
- Cô cho trẻ xếp hàng, kiểm tra sĩ số.
- Cho trẻ dạo chơi sân trường quan sát quan sát đồ chơi trong sân trường
- Các con đang đứng ở đâu?
- Trên sân trường có những gì?
- Cô chỉ vào cầu trượt và hỏi trẻ:
+ Đây là gì?
+ Cầu trượt có đặc điểm gì?
+ Cầu trượt dùng để làm gì?
+ Khi chơi các con phải như thế nào?
- Còn đây là cái gì?
- Đu quay có đặc điểm gì?
- Đu quay dùng để làm gì?
- Còn phía bên kia có gì?
- Nhà bóng này như thế nào?
- Ngoài ra trên sân trường còn có gì nữa?
- Trồng cây trên sân trường để làm gì?
- Các con vừa quan sát gì?
=> Trên sân trường có rất nhiều đồ chơi. Khi chơi các con phải biết giữ gìn đồ chơi nhé
- Tổ chức cho trẻ chơi :
- Hôm nay cô sẽ thưởng cho các com một trò chơi: Trò chơi có tên là“Kéo co”
- Cô phổ biến cách chơi
- Luật chơi ,tổ chức cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần dưới sự hướng dẫn của cô.
- Cho trẻ chơi theo ý thích , trẻ lưa chọn đồ chơi mà cô giáo đã chuẩn bị sẵn để chơi.
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Cho trẻ đọc các bài thơ về chủ đề
- Chơi tự chọn
V. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY: 
- Tình trạng sức khỏe : 
......................................................................................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 
......................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ: 
......................................................................................................................................................................................................
- Những nội dung cần lưu ý:
........................................................................................................................................................................................................
*****************************************************
Thứ tư, ngày 16 tháng 03 năm 2022
I. HOẠT ĐỘNG HỌC :
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Làm quen với tác phẩm văn học
 Kể chuyện sáng tạo theo đồ chơi
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
* Kiến thức
- Trẻ biết kể diễn cảm, tạo được tình huống trong câu chuyện của mình, biết đặt tên cho truyện.
* Kỹ năng:
- Rèn khả năng nói đủ câu,trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc
- Rèn luyện ở trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
* Thái độ:	
- Trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào các hoạt động của cô và các bạn
- Giáo dục trẻ có ý thức khi tham gia giao thông
* Chuẩn bị của cô
- Sa bàn 
- Một số phương tiện giao thông
- Nhạc bài: Em đi chơi thuyền, bạn ơi có biết
* Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế sẵn sàng, quần áo đầu tóc gọn gàng thoải mái
Hoạt động 1:Gây hứng thú
Cho trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền ”
Hỏi trẻ :
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?(Em đi chơi thuyền)
+ Khi nhồi trên thuyền chúng mình phải ngồi như thế nào?
Hoạt động 2: Kể chuyện sáng tạo với đồ chơi
* Cô kể chuyện
Cô giới thiệu và dẫn dắt đến câu chuyện kể cho trẻ nghe
- Cô sử dụng xa bàn và những phương tiện để kể chuyện
* Đàm thoại
+ Câu chuyện cô vừa kể có những ai?( bạn An, chị Hạnh, mẹ, bác Nam.
+ Hai chị em An đi đâu?(đi ra hồ chơi)
+ Khi đi mẹ dặn 2 chị em ngồi trên thuyền như thế nào?
+ Bạn An có nhớ lời mẹ dặn không?
+ Điều gì đã xảy ra khi An với tay xuống nghịch nước
+ Bác Nam đã dặn 2 chị em như thế nào?
- Chúng mình hãy cùng suy nghĩ và đặt tên cho câu chuyện cô vừa kể nhé!
( Trẻ đặt tên cho câu chuyện)
(Dựa và những tên trẻ đặt cô chọn 1 tên đặt cho câu chuyện)
* Trẻ kể chuyện
- Cô cho trẻ lên lựa chọn đồ dùng về chỗ và suy nghĩ câu chuyện của mình
- Cô gọi 2-3 trẻ lên kể chuyện của trẻ.
Hoạt động 3: Kết thúc
Cô nhận xét tuyên dương trẻ
- Cả lớp hát bài “ Bạn ơi có biết ”
*Trò chơi chuyển tiếp: lộn cầu vồng
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Dự kiến các góc chơi tổ chức
Chuẩn bị
- Góc xây dựng - Lắp ghép: Xây dựng Bến cảng Hải Phòng(TT)
- Góc phân vai:
+ Chơi bán hàng: Cửa hàng bán thực phẩm
+ Bác sĩ: Phòng khám đa khoa
+ Nấu ăn: Nhà hàng 
- Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt dán, tô màu tranh theo chủ đề. Múa hát các bài hát theo chủ đề.
- Góc học tập - Sách truyện: Xem sách tranh theo chủ đề, Chơi lô tô, Bé tập làm sách tranh.
- Góc thiên nhiên:Chăm sóc cây cảnh lau lá, tưới nước cho cây, chơi với cát nước.
- Góc xây dựng: Gạch xây dựng, cây xanh, thảm cỏ, mô hình ngôi nhà, một số đồ chơi lắp ghép, cây xanh, cây hoa...
- Góc phân vai:
+ Đồ dùng nầu ăn bằng nhựa như: Bếp ga, ca cốc thìa, bát đĩa...
+ Quần áo bác sĩ, đồ khám bệnh...
+ Các đồ dùng bằng nhựa, bánh kẹo, sữa, đồ dùng thể thao....
- Góc nghệ thuật:
+ Bút màu, tranh vẽ, sách cho trẻ tô mầu...
+ Đàn, các dụng cụ âm nhạc
- Góc học tập: Sách, tranh về chủ đề nghề nghiệp
- Góc thiên nhiên: Nước, cây cảnh, ca, khăn lau...
* Đồ chơi tự tạo: Củ, quả ở góc nấu ăn
III. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Dạo chơi sân trường kết hợp quan sát cây vú sữa
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Chuyền bắt bóng qua đầu
Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời lá cây, phấn, hột hạt,...
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
* Kiến thức
- Củng cố kiến thức cho trẻ về tên gọi, đặc điểm cây vú sữa, 
* Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ trả lời mạch lạc các câu hỏi. Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ.
* Thái độ	
- Trẻ được vận động thoải mái, góp phần phát triển thể lực cho trẻ.
- Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động.
- Chơi với bạn đoàn kết, vui vẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên.
- Rèn luyện ý thức kỉ luật và ý thức tập thể cho trẻ.
* Chuẩn bị của cô
- Sân chơi sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Đồ chơi mang theo: Bóng, vòng, phấn...đủ cho trẻ chơi.
* Chuẩn bị của trẻ
- Trang phục gọn gàng
- Cô cho trẻ xếp hàng, kiểm tra sĩ số.
- Cho trẻ dạo chơi sân trường quan sát cây vú sữa
- Cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại.
+ Con đang đứng ở đâu?
- Cho trẻ ra ngoài sân trường đứng xung quanh cây vú sữa quan sát
+ Đây là cây gì?
+ Cây vú sữa có giống cơ thể chúng mình không? Để lớn lên như ngày hôm nay cây vú sữa phải trải qua các quá trình như thế nào?
+ Cây vú sữa gồm cho những phần gì? 
+ Để duy trì sự sống cây cần có gì?
+ Cây vú sữa mang lại lợi ích gì cho cuộc sống của chúng mình?
+ Để cây luôn xanh tốt và cho nhiều quả thì chúng mình phải làm như thế nào?
- Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây
- Hôm nay cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi: Trò chơi có tên là “Chuyền bắt bóng qua đầu”
- Cô phổ biến cách chơi luật chơi cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
 - Cho trẻ chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời, phấn, hột hạt,...
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
IV. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc
- Chơi tự chọn
V. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY: 
- Tình trạng sức khỏe : 
...................................................................................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 
......................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ: 
..................................................................................................................................................................................................
- Những nội dung cần lưu ý:
...................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_tuan_iii_phuong_tien_giao_thong_duong.docx
Giáo Án Liên Quan