Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bé đi đường an toàn - Tuần 2: Con đường đến trường - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I. Đón trẻ

1. Đón trẻ

- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng lớp học.

- Cô chuẩn bị đồ chơi theo chủ điểm.

- Cô đón trẻ vào lớp ân cần nhẹ nhàng, nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.

- Cô dẫn trẻ vào góc chơi cô đã chuẩn bị.

- Khi trẻ chơi cô quan sát trẻ nhắc trẻ chơi đoàn kết.

- Cô trao đổi với phụ huynh về trẻ.

- Cuối giờ đón trẻ cô cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.

2. Hoạt động tự chọn

 - Cô chuẩn bị đồ chơi theo chủ đề.

 - Cô dẫn trẻ vào góc chơi cô đã chuẩn bị.

 - Khi trẻ chơi cô quan sát trẻ nhắc trẻ chơi đoàn kết.

 - Cô giới thiệu với trẻ tuần này chúng mình học chủ đề: Bé đi đường an toàn

- Cuối giờ đón trẻ cô cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.

3. Điểm danh

- Cô gọi tên trẻ theo sổ và đánh dấu những trẻ đi học.

4. Họp mặt đầu tuần

- Cô trò chuyện với trẻ về những ngày nghỉ ở nhà của trẻ.

- Các cháu ở nhà có ngoan không? Được bố mẹ đưa đi chơi ở đâu?

- Ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà bố mẹ, cô giáo

- Trong giờ học phải ngoan chú ý nghe cô, để cuối tuần được bé ngoan.

- Trò chuyện về chủ đề.

* Nội dung tích hợp:

- Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: Nhận biết trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.

- Giáo dục kỹ năng sống: Không vứt rác bừa bãi, biết bảo vệ môi trường.

5. Thể dục sáng. ( Dạy cả tuần)

 

docx11 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bé đi đường an toàn - Tuần 2: Con đường đến trường - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: BÉ ĐI ĐƯỜNG AN TOÀN ( 2 TUẦN)
 Tuần 2: Con đường đến trường
 Thời gian thực hiện: 12/04 - 16/4/2021
 Ngày soạn: 5/4/2021
 Ngày dạy: Thứ 2/12/4/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. Đón trẻ
1. Đón trẻ
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng lớp học.
- Cô chuẩn bị đồ chơi theo chủ điểm.
- Cô đón trẻ vào lớp ân cần nhẹ nhàng, nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.
- Cô dẫn trẻ vào góc chơi cô đã chuẩn bị.
- Khi trẻ chơi cô quan sát trẻ nhắc trẻ chơi đoàn kết.
- Cô trao đổi với phụ huynh về trẻ.
- Cuối giờ đón trẻ cô cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.
2. Hoạt động tự chọn
 - Cô chuẩn bị đồ chơi theo chủ đề.
 - Cô dẫn trẻ vào góc chơi cô đã chuẩn bị.
 - Khi trẻ chơi cô quan sát trẻ nhắc trẻ chơi đoàn kết.
 - Cô giới thiệu với trẻ tuần này chúng mình học chủ đề: Bé đi đường an toàn
- Cuối giờ đón trẻ cô cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.
3. Điểm danh
- Cô gọi tên trẻ theo sổ và đánh dấu những trẻ đi học.
4. Họp mặt đầu tuần 
- Cô trò chuyện với trẻ về những ngày nghỉ ở nhà của trẻ.
- Các cháu ở nhà có ngoan không? Được bố mẹ đưa đi chơi ở đâu?
- Ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà bố mẹ, cô giáo 
- Trong giờ học phải ngoan chú ý nghe cô, để cuối tuần được bé ngoan.
- Trò chuyện về chủ đề.
* Nội dung tích hợp:
- Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: Nhận biết trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
- Giáo dục kỹ năng sống: Không vứt rác bừa bãi, biết bảo vệ môi trường.
5. Thể dục sáng. ( Dạy cả tuần)
 	Hô hấp 5, tay 3, lưng - bụng – lườn 1, bật 2, chân 2.
I. Mục đích yêu cầu.
 - Dạy trẻ tập các động tác cùng cô.
 - Rèn luyện cho trẻ có thói quen tập luyện thể dục buổi sáng cho cơ thể khoẻ mạnh
 - Giáo dục các cháu yêu quý môn học.
 II. Chuẩn bị.
 - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ bằng phẳng.
 - Trang phục cô và cháu gọn gàng.
 - Trẻ tâm lí thoải mái.
 III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé khởi động.
 - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi:
 đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm về hàng, dãn hàng, điểm số tách hàng.
 2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục sáng.
 * BTPTC:
+ Động tác hô hấp 5: Máy bay ù ù
+ Động tác tay 3 : Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
+ Động tác lưng, bụng, lườn 1: Hai tay đưa lên cao, cúi xuống, đứng lên.
+ Động tác chân 2: ngồi xổm đứng lên.
+ Động tác bật 2: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
- GD: Thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. 
 * Trò chơi vận động: Hái táo
- Cô cho trẻ chơi trò chơi 1- 2 lần.
- Cô bao quát động viên khen trẻ.
- Khi trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ.
 - Cô nhận xét buổi tập.
 3. Hoạt động 3: Bé thư giãn
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng.	
 - Kết thúc: Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ đi vòng tròn đi các kiểu đi.
- Điểm số tách hàng.
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập 2 lần 8 nhịp.
- Trẻ tập 2 lần 8 nhịp.
- Trẻ tập 2 lần 8 nhịp
- Trẻ tập
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe.
 - Đi nhẹ nhàng.
- Trẻ ra chơi.
II. VỆ SINH ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh ăn trưa
2. Ngủ trưa
 ***************************
	B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh thể dục chống mệt mỏi – Ăn quà chiều
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập với trò chơi: Đôi bàn tay
3. Ăn quà chiều
- Cô cho trẻ ăn quà
- GD: Trẻ biết chia sẻ. Vứt rác đúng nơi qui định.
II. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
 * Dán tàu hỏa
1. Chuẩn bị.
- Giáo án điện tử.
- Tranh nghệ thuật tàu hỏa chạy trên đường ray, giá treo tranh.
- Vở tạo hình, giấy màu làm toa tàu, hồ keo, tăm bông.
- Trẻ: tâm sính thoải mái.
2. Nội dung
* Bé xem phim
- Cô cùng trẻ xem đoạn phim về tàu hỏa đang chạy. Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung đoạn phim:
+ Các con xem phim thấy gì?
+ Tàu hỏa chạy ở đâu?
+ Tàu hỏa gồm có những bộ phận nào?
- Cô trình chiếu từng bộ phận của tàu hỏa trẻ xem
- Cô cho trẻ biết khi tàu hỏa chạy qua những ngọn đồi thì để lại hai bên đường ray những dãy núi xanh cao vun vút, những hàng cây xanh hai bên đường, những làn khói trắng bay tỏa khắp nơi từ ống khói trên đầu tàu. 
- Hôm nay cô cháu mình hãy dùng các kỹ năng đã học để dán và trang trí tranh tàu hỏa nhé!
* Cô dán mẫu.
- Cô cho trẻ xem tranh nghệ thuật vẽ tàu hỏa.
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu của cô sau đó thực hiện thao tác dán tàu hỏa kèm giải thích kỹ năng dán toa tàu hỏa cho trẻ biết.
+ Để cho bức tranh thêm sinh động c/c có thể vẽ thêm mặt trời, những đám mây và hoa cỏ cho đẹp nhé
- Trẻ cùng cô thực hiện đếm số lượng toa tàu hỏa cô vừa dán được.
- Cho trẻ chơi trò chơi kèm hát vận động theo nhịp bài hát “Lái tàu” đi tham gia hội thi “Bàn tay vàng của bé”
* Trẻ thực hiện
+ “ Để chuẩn bị hội thi “Bàn tay vàng của bé” các con cùng tham gia dán tàu hỏa xem ai dán nhanh và đẹp nhất nhé!”
- Cho trẻ thực hiện thao tác dán trên không nhắc lại kỹ năng dán tàu hỏa giúp trẻ.
- Cô cho trẻ vào 3 nhóm bàn thực hiện dán tàu hỏa.
- Cô theo dỏi đặt câu hỏi gợi ý trẻ trả lời:
+ Toa tàu hỏa có màu gì?
+ Toa tàu hỏa có dạng hình gì?
+ Tàu hỏa của con có mấy toa?
+ Tàu hỏa chạy ở đâu?
- Gợi ý cho trẻ biết sử dụng các toa tàu có nhiều màu sắc khác nhau để dán cho tàu hỏa thêm đẹp.
- Cô nhắc trẻ vẽ thêm các chi tiết phụ cho bức tranh tàu hỏa thêm sinh động.
- Cô động viên trẻ cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình.
- Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật giao thông khi đi trên tàu.
- Trẻ dán xong cô cho trẻ mang sản phẩm lên trang trí trên góc nghệ thuật.
* Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn và của cá nhân trẻ.
+ Theo con, con có ý kiến gì về tranh của bạn? Vì sao?
- Cho một vài cá nhân chọn tranh tiêu biểu
- Cô chọn sản phẩm đẹp, tiêu biểu để tuyên dương.
- Cho trẻ hát vận động minh hoạ theo nhịp bài hát : “Đoàn tàu nhỏ xíu”
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét giờ chơi.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
...
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
...............
 **************************************** 
. Ngày soạn: 5/4/2021
 Ngày giảng: Thứ 3/13/4/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. Đón trẻ 
II. Thể dục sáng ( Đã soạn thứ 2 )
III. Vệ sinh – Ăn trưa - Ngủ trưa
1. Vệ sinh ăn trưa
2. Ngủ trưa
 	. 
	B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh thể dục chống mệt mỏi – Ăn quà chiều
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập với trò chơi: Đôi bàn tay
3. Ăn quà chiều
- Cô cho trẻ ăn quà
- GD: Trẻ biết chia sẻ. Vứt rác đúng nơi qui định.
II. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
 Trò chuyện với trẻ về 1 số luật giao thông quen thuộc
1. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Tại lớp học
- Đồ dùng: Một số tranh vẽ:Tranh ngã tư đường phố, Tranh ngã tư đường phố có vòng xuyến, tranh vẽ con đường ở nông thôn.
- Một ngã tư cô vẽ ở lớp hoặc sân trường
- Đồ dùng của trẻ: Một số lô tô vẽ các PTGT
- NDTH: Hát: Em đi qua ngã tư đường phố
 - Trò chuyện về các PTGT, luật lệ giao thông.
2. Nội dung.
- Cho cả lớp đi tham quan mô hình ngã tư đường phố và vừa đi vừa hát BH: Em đi qua ngã tư đường phố
- Trò chuyện cùng trẻ về các PTGT và một số luật lệ giao thông mà trẻ biết
- GD trẻ: tuân thủ luật lệ giao thông.
- Các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì đây?
- Cho 1 trẻ lên nhận xét về bức tranh.
- Cô chỉ tranh và hỏi cả lớp:
- Bức tranh vẽ những gì?
- Đây là cột gì?
- Tại sao 2 phía bên đường này người và xe cộ được đi lại?
- Còn 2 phía bên này xe cộ và ngời không được đi lại?
- Người đi bộ đi ở đâu?
- Các PTGT đi lại ở đâu?
- Tai sao mọi người lai phải chấp hành đúng luật lệ giao thông?
* Tranh 2: Không chơi ở lòng đường
- Cho 1 trẻ lên nhận xét.
- Các bạn ấy đang làm gì?
- Chúng mình thấy xe cộ đi lại có đông không?
- Như vậy chúng mình có thấy nguy hiểm không?
- Các bạn chơi ở lòng đường như vậy có đúng không?
- Cô khái quát: Chúng mình không nên chơi ở lòng đường vì lòng đường là nơi dành cho các PTGT đi lại. Chúng mình chơi ở đấy không chỉ gây nguy hiểm cho mình mà còn gây nguy hiểm cho người khác đấy.
* Đàm thoại tương tự với các tranh khác
- Các con biết vì sao lại phải quy định một số luật lệ giao thông như vậy không?
- Các con ạ:Phải đề ra một số luật như vậy để mọi người phải chấp hành để tránh các tai nạn giao thông.
* So sánh: Các luật lệ GT
- Giống nhau: Để mọi người khi tham gia giao thông phải đi đúng luật không sẽ xảy ra tai nạn.
- Khác nhau: Mỗi luật lệ có một quy định riêng
- Cho 2 - 3 trẻ nhắc lại
- Cô khái quát
* Chốt lại: Giờ học hôm nay cô và các con vừa tìm hiểu về gì? 
* Giáo dục: Trẻ và tất cả mọi người phải tham gia và chấp hành đúng luật lệ giao thông. Các con ạ ở nông thôn không có cột đèn tín hiệu, không có vỉa hè vì vậy khi đi bộ phải đi sát lề đường phía tay phải.
- Cô cho trẻ cầm các lô tô PTGT và làm người đi bộ, bán hàng. Cô là người điều khiển cho trẻ tham gia chơi đi đúng luật giao thông.
VD: Trẻ cầm lô tô PTGT nào đi ở phần nào của đường, người đi bộ.
Khi đi nhớ chú ý xem cô điều khiển được đi hay dừng..
- Cô điều khiển 2 - 3 lần sau đó cho trẻ điều khiển.
 Chú ý quan sát và nhắc nhở những trẻ đi sai và khi đi phải chú ý quan sát người điều khiển..
3. Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài chơi.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
...
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.
 ******************************************
 Ngày soạn: 5/4/2021
 Ngày dạy: Thứ 4/14/4/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. Đón trẻ
II. Thể dục sáng (Đã soạn thứ 2)
III. Vệ sinh ăn trưa – Ngủ trưa
1. Vệ sinh ăn trưa
2. Ngủ trưa
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh thể dục chống mệt mỏi – Ăn quà chiều
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ với trò chơi: Đôi bàn tay
3. Ăn quà chiều
- Cô cho trẻ ăn quà
- GD: Trẻ biết chia sẻ. Vứt rác đúng nơi qui định.
II. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
 * Thơ: Giúp bà
1. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Lớp học
- Tranh theo truyện
- Trẻ tâm lí thoải mái
2. Tiến hành
*Gây hứng thú
- Cô và các bạn cùng hát thật hay bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố” để tặng các cô nào!
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Các bạn nhỏ gặp những đèn tín hiệu nào?
- Các bạn có làm theo đúng đèn tín hiệu không?
- Có một bài thơ nói về một bạn nhỏ không chỉ tham gia giao thông đúng luật mà bạn nhỏ còn biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn nữa đấy các con có biết bài thơ nào không?
- Đó là bài thơ: “Giúp bà” do nhà thơ Hoàng Thị Phảng sáng tác đấy.
* Cô đọc diễn cảm bài thơ
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm
 Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
Bài thơ này còn có những hình ảnh minh họa rất sinh động nữa đấy, chúng mình cùng hướng mắt lên màn hình và nghe cô đọc bài thơ này một lần nữa nhé!
- Cô đọc lần 2: Kết hợp với hình ảnh minh họa
* Trích dẫn, đàm thoại
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Khi đi học về em bé đi ở đâu?
- Trên đường đi học về em bé gặp ai?
- Bà già đang muốn làm điều gì?
- Câu thơ nào nói lên điều đó?
“Một bà già chống gậy
Muốn tránh xe qua đường”
- Em bé đã làm gì để giúp bà?
- Khi chia tay em bé bà có suy nghĩ gì?
“Chia tay bà cảm động
Khen mãi em bé ngoan”
- Qua bài thơ các con học được gì từ bạn nhỏ?
- Ở nhà các con làm gì để giúp bà của mình?
=> Giáo dục: Khi đi trên đường các con phải đi bên phải, đi đúng đèn tín hiệu khi qua đường phải có người lớn dắt qua, khi gặp người già và các em nhỏ gặp khó khăn các con phải biết giúp đỡ .
- Chúng mình đọc thật to bài thơ “Giúp bà” nhé!
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc thơ 1-2 lần
- Cho trẻ đọc thơ theo tổ
- Đọc theo nhóm bạn trai – bạn gái (1 lần)
- Đọc thơ theo hiệu lệnh của cô (1 lần)
- Gọi cá nhân trẻ đọc 1 trẻ)
3. Kết thúc:
- Cho trẻ ra sân dạo chơi, vừa đi vừa hát bài hát: “Em đi chơi thuyền”.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
...
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.
 ******************************************
 Ngày soạn: 5/4/2021
 Ngày dạy: Thứ 5/15/7/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. Đón trẻ
II. Thể dục sáng ( Đã soạn thứ 2)
III. Vệ sinh- Ăn trưa –Ngủ trưa
1. Vệ sinh ăn trưa
2. Ngủ trưa
	. 
	B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh thể dục chống mệt mỏi – Ăn quà chiều
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ chơi với trò chơi Đôi bàn tay
3. Ăn quà chiều
- Cô cho trẻ ăn quà
- GD: Trẻ biết chia sẻ. Vứt rác đúng nơi qui định.
 II. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
 * Bé làm quen với toán qua các hình vẽ
1. Chuẩn bị.
- Chuẩn bị vở toán cho trẻ
- Đề tài: bé làm quen với toán qua các hình vẽ
2. Thực hiện.
- Cô cho trẻ thực hiện. 
- Cô hỏi ý tưởng trẻ
- Trong vở có những hình gì?
- Cô cùng trẻ đếm số lượng hình trong mỗi bài tập.
- Tô màu theo ý thích vào hình vẽ.
- GD: Trẻ yêu quý sản phẩm của mình và của bạn.
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét giờ chơi.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
...
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
. 
 ***************************************
 Ngày soạn: 5/4/2021
 Ngày giảng: Thứ 6/16/4/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. Đón trẻ
II. Thể dục sáng ( Đã soạn thứ 2)
III. Vệ sinh ăn trưa – Ngủ trưa
1. Vệ sinh ăn trưa
2. Ngủ trưa
	. 
	B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh thể dục chống mệt mỏi – Ăn quà chiều
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ chơi với trò: Đôi bàn tay
3. Ăn quà chiều
- Cô cho trẻ ăn quà
- GD: Trẻ biết chia sẻ. Vứt rác đúng nơi qui định.
II. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
 Trò chơi xếp hình
1.Chuẩn bị
- Khối gỗ hình chữ nhật ; Búp bê ; 1 ngôi nhà bằng bìa hoặc bằng hình vẽ.
2. Tiến hành
- Cô gợi ý cần làm một con đường cho búp bê về nhà.
- Cô xếp các khối gỗ liên tiếp cạnh nhau thành con đường. Khi xếp xong đặt búp bê đi trên đường về nhà.
- Trẻ tự xếp. Trong khi bé xếp, cô động viên, khen ngợi và nhắc bé phái đặt các khối gỗ sát khít vào nhau. Cô khuyến khích bé trả lời câu hỏi: Xếp cái gì? Xếp đường đi cho bạn nào?
Sau khi bé xếp xong, cô và bé cùng đưa bạn búp bê về nhà.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ chơi
- Cô cùng trẻ hát bài đường em đi.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
...
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_be_di_duong_an_toan_tuan_2_co.docx
Giáo Án Liên Quan