Giáo án mầm non lớp Mầm - Chủ đề: Động vật - Bài dạy: Truyện Sẻ con tìm bạn

Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ lời thoại của các nhân vật trong truyện

- Trẻ nhớ được trình tự và diễn biến hành động của các nhân vật trong chuyện.

- Trẻ biết kể lại truyện dưới các hình thức kể nối tiếp cùng cô.

2. Kỹ năng.

- Trẻ nói được lời của các nhân vật trong truyện một cách diễn cảm.

- Trẻ biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, lời nói hành động của các nhân vật trong truyện.

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng đủ ý.

- Kể chuyện nối tiếp, kể chuyện theo đoạn,theo hình ảnh.

3. Thái độ.

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức.

- Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết yêu mến và giúp đỡ bạn bè

 

docx4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Mầm - Chủ đề: Động vật - Bài dạy: Truyện Sẻ con tìm bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Hội giảng Mùa xuân
Cho trẻ làm quen với văn học.
Chủ đề: Động vật
Bài dạy: Truyện Sẻ con tìm bạn.
Thể loại: Dạy trẻ kể lại chuyện
Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi.
Thời gian: 20 - 25 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Ngọc.
Ngày dạy: 3/ 2019
Mục đích – yêu cầu
Kiến thức
Trẻ nhớ lời thoại của các nhân vật trong truyện
Trẻ nhớ được trình tự và diễn biến hành động của các nhân vật trong chuyện.
Trẻ biết kể lại truyện dưới các hình thức kể nối tiếp cùng cô.
Kỹ năng.
Trẻ nói được lời của các nhân vật trong truyện một cách diễn cảm.
Trẻ biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, lời nói hành động của các nhân vật trong truyện.
Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng đủ ý.
Kể chuyện nối tiếp, kể chuyện theo đoạn,theo hình ảnh.
Thái độ.
Trẻ tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức.
Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết yêu mến và giúp đỡ bạn bè
II. Chuẩn bị.
Địa điểm: Trong lớp.
Đồ dùng.
Phông dán tranh mô hình cây xanh.
Sân khấu.
Giá treo tranh
Tranh truyện: Sóc nhí và mùa đông.
Mô hình rối dẹt
Các con rối làm bằng găng tay, lọ sữa, túi đựng quà, hộp kẹo
Nhạc bài: Màu hoa. Ra vườn hoa.
III. Tiến hành
Hoạt đông của cô
Hoạt đông của trẻ
Ổn định tổ chức
Cô và trẻ hát bài “ Màu hoa”
+Trong vườn có những màu hoa nào?
Cô bắt chước giọng của Sóc nhí: “ Chị Quýt ơi, chị đã chuẩn bị những gì để đón mùa đông 
chưa?
+ Đó là câu nói của ai? Trong truyện nào?
Hôm nay cô sẽ đưa các con đến thế giới cổ tích gặp lại các nhân vật trong câu chuyện “ Sóc nhí và mùa đông” nhé.
Phương pháp, hình thức tổ chức.
Cô kể lần 1 kết hợp cử chỉ minh họa.
+ Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
+ Trong truỵện có những ai?
Cô kể lần 2 hình thức dối dẹt.
Cô kể trích dẫn: “ Mùa đông đến tiết trời giá rét”
+ Bất chợt Sóc nhí nhớ đến ai?
+ Sóc ra khỏi nhà Sóc gặp ai?
+ Sóc đã nói gì với chị Quýt.( 2- 3 trẻ, cả lớp nói}
+ Chị Quýt đã trả lời như thế nào? ( 1-2 trẻ, cả lớp nói}
 Chúng mình cùng bắt chước giọng của Sóc và Chi Quýt nào.
Cô trích dẫn: Sóc con nhìn từ đầu xuống quả thật có một lớp rơm rạ màu vàng quấn xung quanh cây Quýt nó nhìn thấy cây Phong 
 + Sóc hỏi cây Phong như thế nào?( 2-3 trẻ, cả lớp nói}
 + Bác Phong trả lời Sóc thế nào? (2-3 trẻ, cả lóp nói}
Chúng mình cùng bắt chươc giọng của Sóc và bác Phong nào?
Cô trích dẫn: Sóc con đi tiếp  rừng thông.
+ Sóc gặp ai nhỉ?
+ Sóc nói gì với ông Thông? (1-2 trẻ, cả lóp nói}
+ Ông Thông trả lời sóc như thế nào?
( 1-2 trẻ, cả lớp )
Cho trẻ bắt chước giong của Sóc và ông Thông 
+ Trong câu chuyện Sóc là con vật như thế nào? Vì sao?
+ Giáo dục trẻ: Các con ạ tác hại của môi trường là do con người gây ra, người thì chặt phá rừng, người thì làm ô nhiễm môi trường nước,ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và mọi vật xung quanh. Vì vậy chúng ta phải trông nhiều cây xanh để môi trường xanh sach hơn nhé.Sóc con rất chú ý đến cây cối trong rừng đúng không nào. Chúng ta hãy học tập Sóc con nhé.
Và tiếp theo xin mời các bé đến với trò chơi “Lồng tiếng nhân vật”? Để chơi được trò chơi này cô đã chuẩn bị các con rối rất ngỗ nghĩnh ai yêu nhân vật nào lấy nhân vật đó và nói lời thoại diễn cảm cho phù hợp với nhân vật đó nhé.
Cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ.
+Giọng Sóc như thế nào?
+Chị Quýt thì sao?
+Giọng của bác Phong thế nào nhỉ?
+Giọng của ông Thông thì sao?
Trẻ về chỗ và diễn rối.
Cô nhận xét vừa rồi cô thấy các diễn viên nhí lồng tiếng các nhân vật thật là xuất sắc cô khen các con.
 Và tiếp theo trò chơi thứ 2 có tên gọi “ kể chuyên theo tranh” trong trò chơi này yêu cầu các con chia thành 4 đội.
Trên tay cô có 4 bức tranh minh họa cho truyện “ Sóc nhí và mùa đông” mỗi đội sẽ cử đại diện 1 bạn lên chọn bất kỳ 1 bức tranh mang về đội của mình và phải thảo luận xem nội dung bức tranh kể về điều gì và cử đại diện 1 bạn lên kể. Thời gian thảo luận là 1 phút. Các con đã sẵn sang chưa.
Cho trẻ lấy tranh và thảo luận.
Cho trẻ mang tranh lên và sắp xếp theo thứ tự cho trẻ kể.
Cô nhận xét: Cô thấy đại diện các đội lên kể giọng kể rất hay và đúng với nội dung bức tranh mà các đội đã chọn cô thưởng mỗi đội 1 bông hoa. 
Và sau đây còn 1 phần quà hấp dẫn dành cho bạn có giọng kể hay nhất. Ai có thể kể diễn cảm câu chuyện “ Sóc nhí và mùa đông” cho các cô và các bạn cùng nghe nào.
Cô mời 1 trẻ lên kể ( có hình ảnh minh họa)
Cô nhận xét và khen trẻ.
Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “ Ra vườn hoa”
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xem cô diễn rối
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ bắt chước,
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ bắt chước.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ bắt chước
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lấy đồ dùng và diễn.
-Trẻ chia thành 4 đội
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ thảo luận
- Trẻ kể 
- Trẻ lắng nghe.
- 1 trẻ lên kể

File đính kèm:

  • docxgiao_an_85202020.docx