Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Động vật sống dưới nước

- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ.

- Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của cô và trẻ ở lớp, trò chuyện về một số động vật sống dưới nước.

- Chơi với đồ chơi ở lớp

- Thể dục sáng: tập với vòng, theo nhạc bài “con chuồn chuồn”.

- Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao

- Bụng: 2 tay đưa ra trước, quay người sang 2 bên

- Chân: hai tay đưa ra trước co 1 chân lên, đổi bên.

- Bật: 2 tay cầm vòng bật tách khép chân

 

doc22 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Động vật sống dưới nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 3
(Thực hiện 1 tuần: từ 20/2 đến 24/2/2017)
 Phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội:
Góc xây dựng: Xây ao cá của bé
Góc phân vai: Bán cửa hàng thực phẩm: bán các loại thủy sản
Góc nghệ thuật: Hát những bài hát về chủ đề, chơi với dụng cụ âm nhạc.
Góc thư viện: Xem sách, tranh ảnh về chủ đề.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ.
GDPT nhận thức:
Tìm hiểu về 1 số con vật sống dưới nước.
Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ.
ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
GDPT ngôn ngữ:
 Thơ: “Rong và cá”.
Biết trò chuyện và trả lời câu hỏi của cô về nội dung bài thơ
GDPT thẩm mỹ:
ÂN: cá vàng bơi
Vẽ vẫy cá, tô màu con cá
GDPT thể chất
Chuyền bóng sang 2 bên theo hàng dọc.
Chơi các đồ chơi trong trường
Rèn luyện và phát triển vận động như: Tô màu 1 số con vật sống dưới nước.
Giáo dục c/c biết rửa tay trước khi ăn, nhớ khóa nước sau khi vệ sinh xong.
KẾ HOẠCH TUẦN 3
 Ngày
Hoạt
động
Thứ hai
(20-2)
Thứ ba
(21-2)
Thứ tư
(22-2)
Thứ năm
(23-2)
Thứ sáu
(24-2)
Đón trẻ, thể dục sáng
Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ.
Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của cô và trẻ ở lớp, trò chuyện về một số động vật sống dưới nước.
Chơi với đồ chơi ở lớp
Thể dục sáng: tập với vòng, theo nhạc bài “con chuồn chuồn”.
Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao
Bụng: 2 tay đưa ra trước, quay người sang 2 bên 
Chân: hai tay đưa ra trước co 1 chân lên, đổi bên.
Bật: 2 tay cầm vòng bật tách khép chân
Hoạt động có chủ đích
*GDPTNT:
Tìm hiểu về 1 số con vật sống dưới nước
T/h bé khám phá khoa học
*GDPTTM:
ÂN: Cá vàng bơi
TT: Vận động minh họa.
NH:Chú ếch con .
TC: Ai nhanh nhất
*GDPTTC:
Chuyền bóng sang hai bên theo hàng dọc.
*GDPTNT
Thơ: “Rong và cá”.
T/h: Trang trí sao biển
*GDPTTM
Vẽ vẫy cá, tô màu con cá
Hoạt động ngoài trời
Dạo chơi sân trường, quan sát và trò chuyện về một số con vật sống dưới nước. 
Nhặt cành cây khô, lá khô, dùng cành cây vẽ 1 số con vật sống dưới nước trên đất.
TCDG+ TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, Cò bắt ếch, vây lưới bắt cá, cá sấu lên bờ,...
Chơi tự do: Với đồ chơi ở sân trường
GD: Bé rửa tay vào lớp, giữ gìn lớp sạch sẽ
Hoạt động góc
* Cô giới thiệu chủ đề chơi “Động vật sống dưới nước”, tên các góc chơi, nội dung các góc chơi và đàm thoại cùng trẻ, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi chơi.
1. Góc xây dựng( Góc chơi chính): Xây ao cá của bé
- Biết xếp gạch, hộp sữa nối tiếp nhau làm ao cá của bé
-Trẻ nhanh nhẹn khi thực hiện, sắp xếp mô hình hợp lí
- Biết phối hợp với bạn cùng làm, thể hiện vai chơi
b. Chuẩn bị:
- Các vật liệu xây dựng như: gạch bằng hộp sữa, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh, cây hoa...
- Một số cây xanh, hoa, rau và 1 số bằng nguyên vật liệu mở : hộp sữa, đá, nắp chai.
c. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
Hát, minh họa “cá vàng bơi”
Cô giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi và cho trẻ chọn vai chơi.
* Quá trình chơi:
Trẻ thỏa thuận vào góc chơi và tiến hành chơi.
Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ để chơi chung
Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ.
* Nhận xét sau khi chơi:
Cô đến từng góc chơi nhận xét và tập trung trẻ lại để nhận xét góc chơi chính.
2. Đóng vai
Chơi: Đóng vai người bán hàng...
Đầu bếp nấu ăn.
3. Học tập
 Vẽ, tô màu 1 số tranh ảnh về một số loại con vật sống dưới nước. 
4. Thư viện 
Xem tranh truyện về chủ đề 
5. Âm nhạc
Hát, đọc thơ, vè về một số con vật sống dưới nước.
6. Thiên nhiên
Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây ở góc thiên nhiên.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ
Hoạt động chiều
Dạy trẻ hát: “Cá vàng bơi”.
Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc bảo vệ các con vật sống dưới nước
Chuyền bóng sang hai bên theo hàng dọc.
GD trẻ biết lợi ích của các con vật sống dưới nước. Biết ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Cho trẻ đọc thơ: “Rong và cá”
GD trẻ biết yêu quý các con vật sống dưới nước
Cho trẻ tập vẽ vẫy cá, tô màu con cá.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn trong giờ học, biết yêu quý sản phẩm của mình.
Cho trẻ hát đọc thơ về chủ đề.
Gd trẻ chơi đoàn kết với các bạn
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Thứ2
6/2/2017
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I/ YÊU CẦU:
Trẻ nhận biết và gọi đúng tên một số con vật sống dưới nước. Trẻ biết nhận xét những đặc điểm rõ nét hình dáng, màu sắc của một số con vật sống dưới nước, đặc điểm riêng của các con vật đó 
Trẻ có kỹ năng so sánh, nhận xét được những điểm giống nhau và khác nhau rõ nét (hình dạng, màu sắc) của các con vật đó. Rèn kỹ năng quan sát, trả lời rõ ràng, ghi nhớ có chủ định.
Giáo dục trẻ biết ích lợi của các con vật sống dưới nước đối với đời sống con người. Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật sống dưới nước. 
 II/ CHUẨN BỊ:
Power point hình ảnh 1 số con vật sống dưới nước: 
Mô hình các con vật sống dưới nước
Hình lô tô các loại con vật sống dưới nước đủ cho mỗi trẻ
TH: Bé khám phá khoa học
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Trẻ chơi cùng cô
Cô cùng trẻ hát bài Cá vàng bơi.
Các con vừa hát bài hát nói về con gì ?
Cá vàng là con vật sống ở đâu?
Ngoài cá vàng ra các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa ?
À, động vật sống dưới nước thì rất nhiều và phong phú. Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu và khám phá xem ở dưới nước thì có những con vật nào sinh sống nhé!!
HOẠT ĐỘNG 2: “Tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình”
* Con cá 
“Con gì có vẩy có vây
Không sống trên cạn mà bơi dưới hồ”
 - Cho trẻ quan sát pp mô tả những đặc điểm rõ nét của con cá:
Cô đố cc biết đây là con cá gì?
C/c thấy con cá chép có những bộ phận nào?
Đúng rồi cá chép có 3 phần : đầu, mình, đuôi.
Cc xem đây là gì? Vậy các con xem đầu cá có gì?
 Còn đây là gì của cá chép ? Mình cá có gì?
Còn đây là gì nữa? Đuôi cá ntn?
À, đúng rồi đầu cá thì có mắt, có mang, có miệng, còn mình cá thì có vây , có vẩy, có đuôi đó các con.
Cô đố các con cá thở bằng gì nè?
À, cá chép thì thở bằng mang, cá bơi được là nhờ có vây và đuôi.
Vậy cá chép sống ở đâu?
Người ta nuôi cá chép để làm gì ?
Các con biết những món ăn nào được chế biến từ cá chép kể cho cô và các bạn cùng nghe đi.
Đúng rồi, cá chép được chế biến rất nhiều các món ăn ngon đó các con, bây giờ cô sẽ cho các con xem một số món ăn được chế biến từ cá chép nhé!
Cô cho trẻ xem hình ảnh các món ăn được chế biến từ cá chép trên pp.
Muốn có nhiều cá chép to để chế biến món ăn thì ta phải làm gì ?
Muốn có được nhiều cá để chế biến thức ăn ngon thì chúng ta phải chăm sóc, cho cá ăn, bảo vệ nguồn nước sạch, không đánh bắt cá con.
Ngoài cá chép ra các con còn biết những loại cá nào nữa?
Cho trẻ xem một số hình ảnh của một số loại cá: như cá trê, cá lóc, cá rô, cá phi.
Cá có rất nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, béo, vitamin cung cấp năng lượng cho cả ngày dài hoạt động bởi vậy đến bữa ăn có món cá các con phải ăn hết cá không được bỏ mứa nhé!
* Con cua
Nảy giờ cô thấy các con trả lời thật giỏi câu hỏi của cô. Để xem các bạn lớp mình có giải được câu đố này không nhé!
Con gì tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời ?
Đố cc đó là con gì?
Cho trẻ xem hình con cua trên pp
Con cua có bộ phận nào?
Đây là gì của con cua? Mình cua có dạng hình gì?
Còn đây là gì đây cc? Con cua có mấy càng? Hai càng lớn của cua dùng để làm gì ?
Còn đây nữa đây là gì của con cua? Chúng mình cùng đếm xem con cua có mấy chân. Con cua có mấy chân cc? Tám chân nhỏ của cua dùng để làm gì ?
Các con ơi! Cua sống ở đâu nè?
Đúng rồi đó các con cua sống ở dưới nước. Khác với những con vật khác cua là vận động bò ngang, 2 càng lớn của cua dùng để gấp, kẹp thức ăn đưa vào miệng, và còn là vũ khí tự vệ, tấn công kẻ thù. Mỗi lần lớn lên cua phải lột vỏ cứng ở ngoài, lúc đó vỏ cua rất mềm nên cua phải núp trong hang để tránh kẻ thù, khi đó cua nhịn đói đến khi vỏ cứng, khỏe mạnh thì mới tiếp tục bò ra ngoài tìm thức ăn.
Các con biết những món ăn nào được chế biến từ cua ?
=> Cua được chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn như: canh cua, súp cua, cua hấp, cua ram...
Cho trẻ xem những món ăn từ cua trên pp
Vậy bạn nào giỏi cho cô biết trong cua có chứa nhiều chất gì?
Cua là món ăn chứa nhiều đạm, can xi giúp cho cơ thể khỏe mạnh, sương chắc khỏe. Vậy nên khi ăn những món ăn chế biến từ cua các con phải ăn hết suất nhé!
* Con tôm:
Cô đố cô đố, cô đố cc:
“Thân gần đầu
Râu gần mắt
Lưng còng co quắp
Mà bơi rất tài ”
Đố cc đó là con gì?”
Cho trẻ xem hình ảnh con tôm trên pp
Cc có nhận xét gì về con tôm này? Con tôm có những bộ phận nào?
Đây là gì của con tôm? Ai có nhận xét về đầu tôm? Đầu tôm có gì ở trên đỉnh? Tôm có mấy mắt? 
Còn đây là gì của tôm? Cc nhìn lên mình tôm xem lưng tôm ntn? Bụng tôm có gì cc? Và gì nữa?
À, con tôm gồm có phần đầu và bụng ở phần đầu có những chân nhỏ dài ở gần đầu, trên đỉnh đầu có gai nhọn có nhiều răng cưa và có 2 cặp râu dài gần 2 con mắt, bụng tôm có nhiều chân ngắn, lưng thì cong, đuôi tôm chính là đầu lái của tôm. Tôm bơi rất là giỏi.
Tôm sống ở đâu các con?
Các con ơi ! có rất nhiều món ăn được chế biến từ tôm ai biết những món gì kể cho cô nghe nhé!
Xem hình ảnh các món ăn được chế biến từ tôm trên pp.
Cc biết không tôm rất thơm ngon và bổ dưỡng cung cấp chất đạm, can xi cho cơ thể giúp cơ thể cc được khỏe mạnh bởi vậy khi ăn các con phải ăn hết tôm nhé!
*Mở rộng:
Các con ơi! Ngoài cá chép, cua, tôm ra các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa?
Bây giờ cô sẽ cho các con xem một số hình ảnh của các con vật sống dưới nước nhé!
+ Con ốc, con rùa, con ếch
* Cho cháu so sánh con cá chép và con tôm:
Nảy giờ chúng mình được tìm hiểu về những con vật gì ở dưới nước?
Đúng rồi cc rất là giỏi để xem cc đoán có đúng không nha? Cc hãy nhìn lên màn hình thật kỹ xem con gì biến mất nhé? 
Con gì vừa biến mất? Vậy còn lại con gì?
Ai có nhận xét gì về con cá và con tôm giống nhau, khác nhau ở điểm nào ?
Giống nhau:
 + Đều là động vật sống ở dưới nước, đều 
 biết bơi, chế biến được nhiều món ăn
Khác nhau:
 + Cá chép có vẩy, vây
 + Con tôm có nhiều chân
* Giáo dục: Tất cả những con vật này sống dưới nước nên gọi là động vật sống dưới nước, động vật này đều có ích cho con người là nguồn thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo... nếu như cc được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thì da dẻ cc sẽ hồng hào, thông minh, học giỏi. Vậy nên, nếu không có nước hoặc nước bị ô nhiễm sẽ làm cho các con vật không thể sống được. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ các con vật, bảo vệ môi trường sống cho chúng bằng cách không xả rác xuống ao, hồ, sông như vậy chính là phải bảo vệ nguồn nước trong sạch đó các con.
*Trò chơi củng cố: 
 Cô thấy các con học rất giỏi nên cô sẽ cho các con chơi trò chơi có tên là“ nói nhanh”
Cho trẻ chơi các lô tô về 1 số con vật sống ở dưới nước
Cô nói đến trẻ giơ hình ảnh và nói tên
Cô nói tên trẻ giơ hình ảnh nói đặc điểm.
HOẠT ĐỘNG 3: Ai tinh mắt, ai nhanh tay
Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho cc chơi một trò chơi có tên là ai tinh mắt, ai nhanh tay
Cách chơi: Chia làm 3 đội, mỗi đội sẽ được thưởng 1 cái trống lắc. Trên màn hình sẽ xuất hiện rất nhiều con vật trong đó có cả con vật sống dưới nước và con vật sống trên cạn , nhiệm vụ của các con là hãy nhìn thật tinh xem con vật nào sống dưới nước thì lắc trống lắc trả lời.
Luật chơi: Đội nào có tín hiệu trước thì được trả lời, trả lời đúng được thưởng một bông hoa. Đội nào được nhiều bông hoa sẽ thắng cuộc. 
Cho trẻ chơi. 
Cô nhận xét
KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương.
 Con cá vàng
Dưới nước
Trẻ kể: tôm, cua, ốc....
Trẻ lắng nghe
Con cá
Trẻ quan sát
Con cá chép
Đầu, mình, đuôi....
Đầu cá. Mắt, mang, miệng
Mình cá. Có vây, có vẩy
Đuôi cá. Mỏng nhìn giống như chiếc quạt
Cá thở bằng mang
Trẻ lắng nghe
Dạ cá chép sống ở dưới nước
Lấy thịt
Trẻ kể: món canh cá chép, món kho, món lẩu....
Trẻ lắng nghe
Trẻ chú ý xem
Phải chăm sóc, cho cá ăn...
Trẻ kể: cá lóc, cá trê...
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Con cua
Mình cua, càng cua, chân..
Mình cua. Dạng hình vuông
Càng cua. 2 càng. Kẹp thức ăn...
Chân. Trẻ đếm cùng cô. 8 chân. Để bò
Dưới nước
Trẻ lắng nghe
Súp cua, canh cua...
Trẻ lắng nghe
Đạm, canxi...
Trẻ lắng nghe
Trẻ chú ý
Con tôm.
Trẻ xem
Đầu, mình, đuôi..
Đầu tôm. Có gai nhọn và có râu. 2 mắt...
 Mình tôm. Cong. Nhiều chân. Đuôi 
Trẻ lắng nghe
Dưới nước
Trẻ kể: tôm nướng, canh tôm...
Trẻ xem
Trẻ lắng nghe
Trẻ kể: ốc, ếch, cá trê, cá lóc...
Cá chép, cua, tôm
Trẻ chú ý
Con cua. Cá chép và tôm
Đều sống ở dưới nước, đều biết bơi, chế biến được nhiều món ăn..
Cá chép có vẩy, vây
Con tôm có nhiều chân
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ lắng nghe
Thứ 3
5/2/2017
LĨNH VỰC: GDPT THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: CÁ VÀNG BƠI
TT: VẬN ĐỘNG MINH HỌA
NH: CHÚ ẾCH CON
TC: AI NHANH NHẤT
I/ YÊU CẦU:
Trẻ thuộc và hát tốt bài hát, hát k/h những động tác minh họa theo lời bài hát “cá vàng bơi” Trẻ biết cách chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
Rèn kỹ năng vận động đúng giai điệu bài hát, phát triển tai nghe cho trẻ, chú ý lắng nghe hiệu lệnh khi chơi.
Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các con vật sống ở dưới nước, không vứt rác bừa bãi.
II/ CHUẨN BỊ :
Nhạc bài hát: “ “Cá vàng bơi”, “Chú ếch con”
Các dụng cụ âm nhạc
PP trò chơi: Ai nhanh nhất 
Lớp học sạch sẽ thoáng mát
Tích hợp môi trường xung quanh”
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Đố bé con gì?
Cô đố cô đố
Con gì có vẩy có vây
Không sống trên cạn, mà bơi dưới hồ.
Đó là con gì?
À đúng rồi đó là con cá. Các con đã thấy con cá chưa?
Bạn nào được nhìn thấy con cá rồi nào?
Vậy con cá có đặc điểm gì?
Cá bơi như thế nào?
Cá rất là đáng yêu, vì thế cc phải biết yêu quý và bảo vệ chúng nha!Cc nhớ không được xả rác bừa bãi để cho nguồn nước trong sạch để các loài động vật dưới được phát triển khỏe mạnh để khi chúng ta ăn vào cũng được khỏe mạnh. Thịt cá rất thơm ngon và bổ dưỡng bởi vậy khi ăn cơm có cá các con phải ăn hết cá không được bỏ mứa.
C/c đã được học bài hát nào nói về con cá rồi?
Các con thuộc bài hát này chưa? 
Bây giờ cô và các con cùng hát nha.
 Cho trẻ hát 2-3 lần
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vận động minh họa: “Cá vàng bơi”
Các con ơi! Để bài hát được hay hơn nữa, hôm nay cô sẽ dạy cho các con cùng vận động minh họa theo nhịp bài hát nhé!
Cô làm mẫu lần 1: 
Lần 2 kết hợp giải thích: 
+ 2 vây xinh xinh cc đưa 2 tay ra vẩy vẩy
+ Cá vàng bơi trong bể nước, cc đưa 2 tay đánh trước sau làm động tác bơi 
+ Ngoi lên, lặn xuống: cc chắp 2 tay lại phía trên đầu làm động tác đứng lên ngồi xuống.
+ Cá vàng múa tung tăng 2 tay đánh trước sau 
+ Nhạc lần 2: “Hai vây xinh...rất nhanh” như câu đầu
+ 2 câu cuối: Cá vàng bắt bọ gậy: cc làm động tác chụp 
 + Cho nước thêm sạch trong: cc đưa 2 tay lên xoay 1 vòng
Lần 3: Cô thực hiện trọn vẹn động tác
Mời lớp thực hiện 2-3 lần
Mời tổ, nhóm, cá nhân thực hiện (cô sửa sai)
 Lớp thực hiện lại lần cuối
HOẠT ĐỘNG 3: Nghe hát: “Chú ếch con”
Hôm nay cô thấy các con ngoan và học giỏi nên cô đã chuẩn bị bài hát rất hay tặng cho lớp mình đó là bài “Chú ếch con”. Chúng mình cùng lăng nghe nhé!
Lần 1: Cô hát với nhạc + giải thích nội dung bài hát
Bài hát nói về chú ếch con chăm chỉ học bài, được bạn bè yêu thích và học cùng rất vui
Để cảm nhận được giai điệu bài hát các con cùng lắng nghe cô hát lần nữa nhé!
Hát lần 2+ minh họa, khuyến khích trẻ hưởng ứng theo cô.
HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi: “Ai nhanh nhất ”
 Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi đó là trò chơi “Ai nhanh nhất”
Cách chơi: cách chơi: cho 15 bạn vừa đi vòng tròn quanh 10 cái ghế được xếp sẵn cô và cc vừa đi vừa hát 1 số bài hát trong chủ đề, khi cô vỗ xắc xô nhanh bạn nào ngồi được vào ghế trước sẽ thắng, bạn nào không có ghế ngồi là thua sẽ ra ngoài làm khán giả cổ vũ cho các bạn còn lại. Cô sẽ bỏ bớt ghế qua mỗi lần chơi, bạn nào ngồi vào được ghế cuối cùng sẽ là người chiến thắng
Luật chơi: Trẻ không được ngồi vào ghế khi cô chưa vỗ xắc xô nhanh. Trò chơi tiếp tục đến khi chỉ còn một ghế.
Cho trẻ chơi 1-2 lần.
Cô nhận xét kết quả chơi.
KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương.
Đố gì đố gì
Con cá
Dạ rồi
Trẻ xung phong trả lời
Đầu, mình, đuôi,...
Cá bơi như múa
Dạ 
Trẻ lắng nghe
Cá vàng bơi
Dạ rồi
Trẻ hát 2-3 lần
Trẻ lắng nghe
Trẻ chú ý quan sát
Trẻ chú ý lắng nghe!
Trẻ chú ý lắng nghe!
Trẻ chú ý lắng nghe!
Trẻ chú ý quan sát
Lớp thực hiện
Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện
Lớp thực hiện lần cuối
Trẻ lắng nghe!
Trẻ chú ý lắng nghe!
Trẻ chú ý lắng nghe!
Trẻ lắng nghe và hưởng ứng theo cô
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ lắng nghe cô nhận xét
Thứ 4
8/2/2017
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: CHUYỀN BÓNG SANG HAI BÊN THEO HÀNG DỌC
I/ YÊU CẦU:
Trẻ nhớ tên bài vận động, tên trò chơi. Biết chuyền bóng bằng 2 tay và phối hợp nhịp nhàng với bạn để chuyền bóng sang hai bên và không làm rơi bóng
 Phát triển cơ tay, cơ chân, sự khéo léo, rèn sự tự tin, mạnh dạn.
 Giáo dục trẻ có ý thức về nề nếp tập luyện thể dục, đoàn kết. Trẻ hứng thú và tự tin  tham gia vào hoạt động cùng cô và bạn.
II/ CHUẨN BỊ:
Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát các cháu ăn mặc gọn gàng.
Vòng cho mỗi trẻ. 	
Rỗ đựng 8 trái bóng
Bài hát: “Chú ếch con” “Cá vàng bơi”
Trò chơi : Tung và bắt bóng
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: “ Khởi động ” 
Hôm nay là ngày đẹp trời rất thích hợp để đi chơi. Gần đây có một thủy cung rất đẹp cô dẫn cc đến đó tham quan nhé! cc có thích không ? 
Cô mở nhạc “Chú ếch con” cho cc đi thành vòng tròn, kết hợp đi các kiểu ( gót, mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm) cho cc chuyển về 3 hàng ngang tập thể dục.
HOẠT ĐỘNG 2: “ Trọng động” 
A/ Bài tập phát triển chung: Cho các cháu tập với vòng qua bài hát “Cá vàng bơi”.
Gần đến thủy cung rồi cc. Nào cc để có một cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta sẽ làm gì? Đúng rồi, chúng ta sẽ cùng nhau tập những động tác thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh để đi đến thủy cung nhé!.
Nào xin mời các con cùng lấy dụng cụ về 3 hàng ngang tập thể dục nhé!.
Tay vai: đưa 2 tay đưa ra trước, đưa lên cao ( 4 lần 4 nhịp )
Bụng: đưa 2 tay đưa lên cao, nghiêng người sang hai bên( 2 lần 4 nhịp)
Chân: Co 1 chân lên, để xuống, đổi chân ( 2 lần 4 nhịp)
Bật: tách chân, khép chân ( 2 lần 4 nhịp )
B/ Vận động: “Chuyền bóng sang hai bên theo hàng dọc”
Đã đến thủy cung rồi. C/c nhìn xem thủy cung rất là đẹp đúng không? Trong thủy cung có rất là nhiều cá, các chú cá nhìn rất đáng yêu. Bên trong thủy cung còn có 1 sân chơi của cá heo các con nhìn xe

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN chủ đề động vật tuần 3.doc
Giáo Án Liên Quan