Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình. Chủ đề nhánh 1: Gia đình tôi - Năm học 2022-2023

Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ.

- Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh ảnh về gia đình, các thành viên trong gia đình.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình sống chung một ngôi nhà.

- Thể dục sáng: Ồ sao bé không lắc

 Tay: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới chân,

đầu không cúi.

 Chân: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu

 không cúi.

 Bụng: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu

không cúi.

 Bật: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu

không cúi.

Cờ, nơ,bóng,gậy,vòng

- Điểm danh.

 

docx36 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình. Chủ đề nhánh 1: Gia đình tôi - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
Ngày thực hiện : Từ 24/10 đến 18/11/2022
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
Lĩnh vực phát triển thể chất
2. Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn	
Thực hiện đù các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn:
-Hô hấp.
-Tay
-Lưng,bụng,lườn.
-Chân
Thể dục sáng: cho trẻ ra sân tập theo chủ đề gia đình
Hoạt động học: Trẻ thực hiện các bài tập phát triển chung trong các hoạt động thể dục
4. Trẻ kiểm soát được vận động 
-Đi theo đường hẹp- bò thấp 
Đi thăng bằng trong đường hẹp
-Đi thăng bằng trong đường hẹp
-Đi theo đường hẹp- bò thấp 
Hoạt động học: Thể dục
-Đi theo đường hẹp- bò thấp
 -Đi thăng bằng trong đường hẹp
Hoạt động chơi: chơi ngoài trời : đi qua cầu khỉ
Chơi, hoạt động theo ý thích
5. Trẻ phối hợp được tay- mắt trong vận động: chuyền và bắt bóng
Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang,hàng dọc
Hoạt động chơi: thể dục chuyện bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc
Hoạt động chơi: chơi ngoài trời : Trò chơi chuyền bóng
6. Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp
-Bước lên, xuống bục cao
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
Hoạt động học: Thể dục
-Bước lên, xuống bục cao
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
Hoạt động chơi: chơi ngoài trời : bật qua suối nhỏ
Chơi, hoạt động theo ý thích
16. Trẻ nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm ( bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng
Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
Hoạt động học 
Khám phá khoa học về môi trung xung quanh : đồ dùng trong gia đinh bé
Đón trẻ , trò chuyện : trò chuyện cùng trẻ về các loại đồ dùng trong gia đình
Nhắc nhở trẻ cẩn thận khi ở nhà
Lĩnh vực phát triển nhận thức
23. Trẻ mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gơi mở của cô giáo
Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.
-Đón trẻ, trò chuyện trẻ về các loại đồ dùng trong gia đình
Hoạt động học:
Đồ dùng trong gia đình bé
27. Trẻ quan tâm đến số lượng và đếm hay hỏi về số lượng , đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng
So sánh nhà 1 tầng và nhà nhiều tầng
Đếm và nhận biết 1 đối tượng 
Hoạt động chơi: chơi, hoạt động ở các góc
-Góc học tập
-Phân biệt một và nhiều
-Xếp theo quy tắc đồ dùng trong gia đình
33. Trẻ so sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ cao hơn, tháp hơn; bằng nhau
So sánh chiều cao 2 đối tượng
Hoạt động học: làm quen với toán 
-So sánh kích thước chiều cao của đối tượng 
Hoạt động chơi: 
Chơi, hoạt động ở các góc
-Góc học tập: so sánh nhà cao nhà thấp
-Góc tạo hình: tô màu nhà cao thấp 
Chơi ngoài trờ : trò chơi cây cao, cây thấp , bắt bướm
38. Trẻ nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi trò chuyện xem ảnh về gia đình
Địa chỉ gia đình
Hoạt động học : Ngôi nhà của bé
Hoạt động chơi: chơi hoạt động theo ý thích trò chơi tìm nhà
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
43.. Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản
Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản
Mọi lúc , mọi nơi 
45. Trẻ lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại
Trả lời và đặt câu hỏi: ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào?
Hoạt động học: khám phá môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc, làm quen văn học
Hoạt động chơi: ở các góc phân vai
52. Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao, trong chủ đề gia đình
Đọc thơ, ca dao, đồng dao về chủ đề gia đình
	Hoạt động học: 
-Thơ: yêu mẹ
-Thơ: Bé tập quét nhà
-Thơ: Cháu yêu bà
-Truyện nhổ củ cải
-Con ngoan , bé làm nội trợ
57. Trẻ bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện 
Đóng vai theo lời dẫn của cô
Hoạt động học: nhổ củ cải
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
66. Trẻ thực hiện một số quy định ở lớp và gia đình
Một số quy đỉnh ở lớp và gia đình
Mọi lúc mọi nơi trong tất cả hoạt động ở lớp
Dạy trẻ ngăn nắp 
67.Trẻ biết chào hỏi và nói lời cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở
Cử chỉ, lời nói lễ phép
Nhận biết hành vi đúng – sai, tốt- xấu 
Hoạt động chơi
Chơi qui định của gia đình bé
Sắp xếp đồ chơi trong gia đình
Lĩnh vực phát triển thẫm mĩ
71. trẻ chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo vỗ tay,nhún nhảy, theo bài hát , thích nghe đọc thơ
nhạc, bài thơ câu chuyện
Hoạt động học:
-Con chim vành khuyên
-Ba ngọn nến lung linh
-Bàn tay mẹ
-Cháu yêu bà
-Nhà của tôi
-Cả nhà thương nhau
-Tổ ấm gia đình
-Cô bé quàng khăn đỏ
Hoạt động chơi
Chơi, hoạt động các góc : nghe nhạc cá bài hát về gia đình
Chơi hoạt động theo ý thích
75. Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý
Sử dụng các nguyên liệu tạo hình để tao ra các sản phẩm
Hoạt động học
-Nặn trứng
-Nặn đồ dùng trong gia đình
77. trẻ vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản
Sử dụng một số kĩ năng vẽ nét xiên, ngang và kĩ năng lăn dọc, chắp nối để tạo thành ra sản phẩm
Hoạt động học
-Tô màu ngôi nhà của bé
-Trang trí khăn mùi xoa
-Tô tranh gia đình
81. Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình
Nhận xét sản phẩm tạo hình 
Hoạt động học
-Tô màu ngôi nhà của bé
-Trang trí khăn mùi xoa
-Tô tranh gia đình
Hoạt động chơi
Chơi, hoạt động ớ các góc
Chơi hoạt động theo ý thích 
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN ĐỒ DUNG HỌC LIỆU
 -Tranh ảnh, truyện , sách về chủ đề gia đinh
Lựa chọn một số trò chơi , bài hát, câu chuyện, liên quan đến chủ đề 
Số đồ chơi cho các góc: cặp sách, nón, mũ, giày dép. Đồ dùng học tập chơi bán hàng, cây xanh, hoa cảnh
NHÁNH 1: GIA ĐÌNH TÔI
Thời gian thực hiện:
 Từ ngày 24/10 đến 28/10/2022 
 Thứ 
Các
Hoạt 
động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ,trò chuyện
Đón trẻ : Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ hàng ngày, tuyên truyền với phụ huynh về chăm sóc sức khoẻ trẻ và tình hình học tập của trẻ.
- Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh ảnh về gia đình, các thành viên trong gia đình.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Gia đình sống chung một ngôi nhà.
Thể dục sáng- điểm danh
- Thể dục sáng: Ồ sao bé không lắc
 Tay: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới chân, 
đầu không cúi.
 Chân: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu
 không cúi..
 Bụng: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu 
không cúi.
 Bật: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu 
không cúi.
Cờ, nơ,bóng,gậy,vòng 
- Điểm danh.
Hoạt động học 
Phát triển thể chất
Đi theo đưòng hẹp- bò thấp
Phát triển nhận thức
KPXH
Trò chuyện về các thành viên trong gia đình.
Phát triển nhận thức LQVT
Đếm, và nhận biết 1 đối tượng
Phát triển ngôn ngữ . LQVH
Thơ: 
Thăm nhà bà.
Phát triển thẩm mỹ .
Âm nhạc
Hát “Cả nhà thương nhau”.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát tranh gia đình .
Trò chơi kéo cưa lừa xẻ
Quan sát : mẹ của em
Trò chơi nu na nu nống
Quan sát: ba của em
Trò chơi kéo co
Quan sát tranh và ghép những người còn thiếu
Trò chơi : mèo bắt chuột 
chơi tự do
.Quan sát : ông bà của bé
Trò chơi: rồng rắn lên mây 
Hoạt động chơi
-Góc phân vai : bác sĩ, nội trợ, bán hàng 
-Góc xây dựng- lắp ghép: xây khu vườn nhà bé
-Góc học tập- đọc sách : xem truyện , làm bộ sưu tập tranh ảnh ẩm thực
-Góc nghệ thuật- tạo hình: nặn đồ dùng trong gia đình , cắt dán ảnh ẩm thực.
-Góc thiên nhiên: gieo hạt, giáo dục trẻ tưới cây chăm sóc cây.
Trả trẻ
-Trẻ biết chào cô, chào bố mẹ khi về
-Biết chuẩn bị đồ dùng trước khi về
 -Không chạy giỡn,
HOẠT ĐỘNG CHƠI 
Nội dung 
Yêu cầu 
Chuẩn bị 
Cách tiến hành 
Kết quả
Góc phân vai 
bác sĩ, nội trợ, bán hàng 
- Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi 
- Trẻ chơi cạnh nhau, không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Biết thể hiện hành động của vai chơi
- Đồ chơi bác 
- Một số ống thuốc, lọ thuốc thuốc chữa bệnh
1.Thoả thuận vai chơi 
Cho trẻ hát tay thơm , tay ngoan 
Hỏi trẻ : các con vừa hát bài gi? Bài hát noi về cái gì?
Các con có thích làm chú xây dựng không?
Con thích xây cái gì? Xây dựng trung tâm thể dục thể thao thì con xây như thế nào? Xây những gì? 
Bác sĩ làm những việc gì?
Có thái độ như thế nào với bệnh nhân? Còn cô bán hàng như thế nào với người khách hàng? Người mua hàng thì phải làm gì ? Trò chuyện với trẻ vể hành động vai chơi và các góc chơi.
Cô giới thiệu các góc và cho trẻ về các góc chơi .
2. quá trình chơi
Thời gian đầu cô cùng chơi với trẻ. Vừa chơi vừa hướng dẫn trẻ cách thể hiện vai chơi cách xây dựng “ trung tâm thể dục thể thao”
Quan sát trẻ chơi, không tranh giành đồ chơi.
3. Nhận xét sau khi chơi.
Cô nhận xét chơi, sau đó cho trẻ tự nhận xét, đi qua các nhóm khác . Kết thúc cho trẻ đọc thơ hát bài hát trong chủ đề 
Bản thân 
Cho trẻ rửa tay vệ sinh sạch sẽ.
Góc xây dựng- lắp ghép : xây khu vườn nhà bé
- Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu hình khối, que, hột hạt để tạo thành ngôi nhà trung tâm thể dục thể thao.Biết xây dựng công trình và giới thiệu cho các bạn
- Khối xât dựng các loại.Hàng rào đa dạng bằng gỗ, bặng nhựa.
- Cây, cỏ, hoa 
Góc nghệ thuật – tạo hình 
nặn đồ dùng trong gia đình , cắt dán ảnh ẩm thực
- Biết vẽ nặn xé dán các bộ phận còn thiếu , tay , mắt , mũi miệng.
Phát triển tình cảm thẩm mỹ cho trẻ.
Hát và vận động được các bài hát trong chủ điểm bản thân 
- Tranh ảnh về bản thân của bé để bé tô màu .
Bút chì, bút màu, đất nặn , hồ dán cho trẻ 
Một số nhạc cụ âm nhạc áo váy và đạo cụ múa 
Góc học tập- đọc sách : xem truyện , làm bộ sưu tập tranh ảnh ẩm thực
Biết tô màu tranh các bộ phận cơ thể 
Thêm bộ phận còn thiếu
Biết cách lật sách
Tạo góc sách album về cơ thể bé trai, bé gái
Các nhóm thực phẩm dinh dưỡng
Góc thiên nhiên 
gieo hạt, giáo dục trẻ tưới cây chăm sóc cây
Trẻ thích chăm sóc cây , tưới cây 
Có ý thức bảo vệ cây 
Nón cho trẻ 
Bình tưới nước đủ cho trẻ chơi khăn lau , khuôn cát 
THỂ DỤC SÁNG
IMụcđích yêu cầu
-Trẻ biết tập thể dục theo cô theo các động tác
-Nâng cao sức khỏe cho trẻ, hứng thú tập cùng cô	
II. Chuẩn bị
Nhạc : em bé khỏe
III.Tiến hành 
	Khởi động:
Cô cho trẻ đi đội hình vòng tròn theo nhạc bài “mẹ yêu không nào”
Cho trẻ đi thường đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân,chạy các kiểu chân, nhanh- chậm- đi
BTPTC
* Động tác tay: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới chân, 
đầu không cúi.
 * Động tác chân: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu
 không cúi..
 * Động tác bụng: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu 
không cúi.
  * Động tác bật: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu 
không cúi.
Hồi tĩnh 
Cho trẻ đi thành vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
NU NA NU NỐNG
Cách chơi:
* Các bé ngồi cạnh nhau. Duỗi thẳng chân và đọc bài vè của trò chơi này. Mỗi một từ sẽ vỗ vào một chân.
* Từ cuối cùng của bài vè rơi trúng vào chân nào chân đó được co lại. Chân cuối cùng không được co là chân thua cuộc.
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhảy ra
Ông già ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he chân rụt
RỒNG RẮN LÊN MÂY
Luật chơi 
Trẻ đọc thuộc lời đồng dao và đung đưa theo đúng nhịp bài
Sau khi người thầy thuốc và người đứng đầu của rồng rắn đối thoại thì người thầy thuốc phải tìm cách bắt được người cuối cùng trong hàng để thay thế vị trí người thầy thuốc của mình.
Người cuối cùng trong hàng rồng rắn phải tìm mọi cách né tránh không để cho người thầy thuốc bắt được.
Cách chơi 
Một trẻ đứng ra làm thầy thuốc, những tre còn lại sắp thành một hàng, tay của trẻ đứng sau nắm vào vai của trẻ đứng trước hoặc có thể ôm vào eo của trẻ đứng trước.
Cả đoàn bắt đầu chuyển động lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa đọc lời đồng dao:
 Mèo bắt chuột
 1. luật chơi
 - Khi nghe thấy tiếng mèo kêu, các co chuột bò nhanh về ổ của mình, mèo chỉ được bắt các con chuột bò chậm ở ngoài vòng tròn.
2. cách chơi
 - Cho 1 trẻ làm mèo ngồi ở góc lớp.Các cháu khác làm chuột bò trong hang (vòng tròn) Cô nói “các con chuột đi kiếm ăn” Các con chuột vừa bò vừa kêu “ chit chit” Khoảng 30 giây mèo xuất hiện và kêu “meo, meo” vừa bò vừa bắt chuột. Các con chuột phải bò nhanh về hang của mình. Chú chuột nào bị bắt phải đổi vai chơi làm mèo. 
Kéo cưa lừa xẻ
*Cách chơi:
	Trò chơi này 2 bé có thể chơi với nhau hoặc có thể cô chơi với bé. Cô và bé ngồi đối diện nhau, dang chân ra, hai bàn chân chạm vào nhau, hai bàn tay nắm chặt nhau. Cô vừa hát vừa kéo tay đẩy qua đẩy lại, giống động tác hai người thợ ngồi hiệp sức cưa gỗ.
	“Kéo cưa lừa xẻ
	Ông thợ nào khỏe
	Về ăn cơm vua
	Ông thợ nào thua
	Về bú tí mẹ.”
KÉO CO
 Luật chơi trò chơi kéo co: 
- Khi trọng tài hô bắt đầu và có tiếng trống vang lên, cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình.
- Bên nào bị kéo về vạch ranh giới trước sẽ bị thua.
Thứ hai , ngày 24 tháng 10 năm 2022
ĐÓN TRẺ- ĐIỂM DANH
Đón trẻ
Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân, chào cô giáo, chào bố mẹ.
- Trẻ chơi tự chọn các nhóm chơi, xem tranh ảnh về gia đình, các thành viên trong gia đình.
Điểm danh
THỂ DỤC SÁNG
Tập với cờ theo nhạc em bé khỏe các động tác: hô hấp, tay , chân, bụng ,bật
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất
ĐI THEO ĐƯỜNG HẸP
I. Mục đích yêu cầu
-Phát triển giác quan, khả năng chú ý và vận động cho trẻ. Củng cố các động tác khởi động và bài tập phát triển chung cho trẻ. Trẻ biết kết hợp các động tác để tập đúng bài thể dục: đi theo đường hẹp, bò thấp. 
-Trẻ biết đi đúng trong đường hẹp, đi thẳng người, không cúi đầu. Biết bò liên tục bằng bàn tay và cẳng chân.
- Trẻ biết phối hợp chân, tay, đi tự nhiên không dẫm vạch. Biết bò đúng hướng, cẳng chân sát xuống sàn.
-Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. 
II. Chuẩn bị
+Đồ dùng của cô: 
 - Sân tập bằng phẳng rộng rãi. Đường có chiều rộng 0,2m dài 3m. 
+Đồ dùng của trẻ 
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. 
 - Trẻ thuộc bài hát. 
III. Tiến hành 
Hoạt động 1: Ổn định- trò chuyện
 Trò chuyện chủ đề: 
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề Gia đình sống chung một ngôi nhà.
Khởi động: 
- Cô cho trẻ đi đội hình vòng tròn theo nhạc bài “mẹ yêu không nào”
-Cho trẻ đi thường đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân,chạy các kiểu chân, nhanh- chậm- đ
Hoạt động 2: đi ntheo đường hẹp
Trọng động: 
BTPTC
Vận động cơ bản: 
Bài: Đi theo đường hẹp
- Cô làm mẫu lần 1. 
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp phân tích động tác
Cô bước về vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh đi, cô đi tự nhiên mắt nhìn thẳng hướng , cô đi sau cho không chạm vạch đi hết đoạn đường cô về cuối hàng cô đứng
- cô cho 1 trẻ lên tập mẫu. 
- cô cho từng trẻ lên tập. 
Chú ý sửa sai, động viên trẻ
Luyện tập cho trẻ đi con đường bằng sỏi để về nhà 
- Giáo dục: Trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. 
Trò chơi : chuyền bóng
Chia thành 2 đội thi đua chuyền bóng, đội nào chuyền được nhiều thì đội chiến thắng. bắt đầu trò chơi là 1 bài hát , hết nhạc là hết giờ chơi 
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân tập
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- QS:Cho trẻ xem tranh nói về gia đình bé.
- TCVĐ: kéo cưa lừa xẻ
- Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CHƠI 
-Góc phân vai : bác sĩ, nội trợ, bán hàng 
-Góc xây dựng- lắp ghép: xây khu vườn nhà bé
-Góc học tập- đọc sách : xem truyện , làm bộ sưu tập tranh ảnh ẩm thực
-Góc nghệ thuật- tạo hình: nặn đồ dùng trong gia đình , cắt dán ảnh ẩm thực.
-Góc thiên nhiên: gieo hạt, giáo dục trẻ tưới cây chăm sóc cây
VỆ SINH –ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA-ĂN XẾ
- Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi. 
- Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế.
- Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ.
 TRẢ TRẺ
- Vệ sinh trẻ: Chải lại đầu, lau mặt cho sạch sẽ
- Trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của trẻ ở trường.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
-Tình trạng sức khỏe của trẻ: ...................................................................................
-Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:......................................................................
-Kiến thức và kĩ năng của trẻ:....................................................................................
Thứ ba, ngày 25 tháng 11 năm 2022
ĐÓN TRẺ- ĐIỂM DANH
Đón trẻ
Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân
- Trao đổi tình hình sức khỏe của trẻ với phụ huynh
Điểm danh
THỂ DỤC SÁNG
	Tập với nơ theo nhạc em bé khỏe các động tác: hô hấp, tay , chân, bụng ,bật
HOẠT ĐỘNG HỌC 
TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH.
I. Mục đích yêu cầu
-Phát triển giác quan, chú ý, tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. Luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt cho trẻ. 
-Trẻ biết gia đình mình có những ai, kể tên được những người đó. Công việc của mỗi người trong gia đình bé. Biết yêu thương những người thân của mình. Biết gia đình đông con, ít con, nhiều thế hệ hoặc ít thế hệ.
Giáo dục trẻ yêu quý gia đình mình, biết các thành viên trong gia đình phải yêu quý nhau.
II. Chuẩn bị
+ Của cô: - Tranh, ảnh về gia đình đông con, ít con, nhiều thế hệ, ít thế hệ.
+ Của trẻ: - Ảnh gia đình của trẻ. 2 bảng, các thành viên: ông, bà, bố, mẹ, con.
 - Tranh vẽ chưa tô màu, sáp màu. Trẻ thuộc bài hát. 
III. Tiến hành 
Hoạt động 1: Ổn định –trò chuyện
* Trò chuyện chủ đề: “Gia đình”.
- Cô cùng trẻ hát bài :Cả nhà thương nhau”.
- Hỏi trẻ: + Chúng mình vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về ai?
 + Ba mẹ là người như thế nào?
 + Các con phải làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
- Giáo dục trẻ yêu quý, vâng lời bố mẹ, ông bà.
* Cô cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về gia đình. 
- Cô cùng trẻ đàm thoại một số câu hỏi: 
 + Gia đình này có những ai?
- Cô chỉ cho trẻ biết về những người trong ảnh: Ông, bà, bố, mẹ, các con
* Cho trẻ giới thiệu ảnh của gia đình mình.
- Gọi vài trẻ kể về gia đình mình.
(Động viên khen trẻ).
Hoạt động 2: trop2 chuyện các thành viên trong gia đình 
 Cho trẻ xem tranh về 2 gia đình:
+ Tranh 1: Gia đình có bố mẹ, các con.
+ Tranh 2: Gia đình có ông bà, bố mẹ, các con.
- Hỏi trẻ: Gia đình có những ai?
- Cô nói: Gia đình có ông bà, bố mẹ, các con được gọi là gia đình lớn có nhiều thế hệ. Gia đình chỉ có bố mẹ và con thì được gọi là gia đình nhỏ, ít thế hệ.
- Cô hỏi trẻ: Gia đình con là gia đình lớn hay gia đình nhỏ?
- Ngoài ông bà, bố mẹ còn có những ai là người thân? Cô mở rộng cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết những người thân trong gia đình phải biết yêu thương nhau. Các con phải ngoan vâng lời ông bà, bố mẹ, biết giúp những công việc nhỏ vừa với sức mình.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Thi xem đội nào nhanh.
- Cô yêu cầu trẻ xếp gia đình lần lượt các thành viên: ông, bà, bố, mẹ, các con. Cô chia lớp thành 2 đội chơi thi đua.
- Nhận xét khen trẻ.
- Cho cả lớp đọc thơ “Yêu mẹ” và đi về các góc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-QS:Cho trẻ quan sát tranh mẹ của bé
- TCVĐ: nu na nu nống
- Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CHƠI 
-Góc phân vai : bác sĩ, nội trợ, bán hàng 
-Góc xây dựng- lắp ghép: xây khu vườn nhà bé
-Góc học tập- đọc sách : xem truyện , làm bộ sưu tập tranh ảnh ẩm thực
-Góc nghệ thuật- tạo hình: nặn đồ dùng trong gia đình , cắt dán ảnh ẩm thực.
-Góc thiên nhiên: gieo hạt, giáo dục trẻ tưới cây chăm sóc cây
VỆ SINH –ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA-ĂN XẾ
- Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi. 
- Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế.
- Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ.
 TRẢ TRẺ
- Vệ sinh trẻ: Chải lại đầu, lau mặt cho sạch sẽ
- Trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của trẻ ở trường.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
-Tình trạng sức khỏe của trẻ: ...................................................................................
-Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:......................................................................
-Kiến thức và kĩ năng của trẻ:....................................................................................
Thứ tư ,ngày 26 tháng 10 năm 2022
ĐÓN TRẺ- ĐIỂM DANH
Đón trẻ
- Nhắc trẻ để dép đúng quy định
- Cho trẻ chơi đồ chơi trong lớp 
Điểm danh
THỂ DỤC SÁNG
Tập với vòng theo nhạc em bé khỏe các động tác: hô hấp, tay , chân, bụng ,bật
HOẠT ĐỘNG HỌC
ĐẾM, NHẬN BIẾT 1 ĐỐI TƯỢNG.
I. Mục đích yêu cầu
-Phát triển sự chú ý, tư duy, ngôn ngữ của trẻ.
-Trẻ biết đếm 1 và nhận biết số lượng 1.
-Trẻ yêu quý môn học, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị
+ Của cô: 1 hình tròn, 1 hình tam giác, 1 quyển sách, 1 bút.
+ Của trẻ: mỗi trẻ có 1 hình tròn, 1 hình tam giác.
III.Tiến hành 
Hoạt động 1 : 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_gia_dinh_chu_de_nhanh_1_gia_d.docx