Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình. Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé. Đề tài: KPKH Đồ dùng để uống, đồ dùng để ăn - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Nhạn

I. Mục đích, yêu cầu.

* Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi và công dụng của một số đồ dùng để ăn và một số đồ dùng để uống trong gia đình.

- Trẻ biết cách chơi, luật chơi các trò chơi.

* Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét cho trẻ. Phát triển tư duy, ngôn ngữ, sự tự tin và khả năng hoạt động nhóm cho trẻ.

* Thái độ:

- Trẻ biết giữ gìn, sắp xếp, bảo quản đồ dùng trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ

 - Đồ dùng để uống: Bình nước, ấm , cốc.

- Đồ dùng để ăn: Bát, đĩa, thìa.

- Máy tính , tivi các sile hình ảnh một số đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, xắc xô.

- Nhạc bài hát: “Mời bạn ăn, cả nhà thương nhau ”, 2 ngôi nhà.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình. Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé. Đề tài: KPKH Đồ dùng để uống, đồ dùng để ăn - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Nhạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
HỘI THI “ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI” CẤP TRƯỜNG
Năm học 2022 - 2023
 Chủ đề: Gia đình.
Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 Đề tài: KPKH: Đồ dùng để uống, đồ dùng để ăn.
 Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi
 Thời gian: 20 - 25 phút
 Người soạn và dạy: Vũ Thị Nhạn 
 Ngày dạy: /10/2022
I. Mục đích, yêu cầu.
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi và công dụng của một số đồ dùng để ăn và một số đồ dùng để uống trong gia đình. 
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi các trò chơi.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét cho trẻ. Phát triển tư duy, ngôn ngữ, sự tự tin và khả năng hoạt động nhóm cho trẻ.
* Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn, sắp xếp, bảo quản đồ dùng trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
 - Đồ dùng để uống: Bình nước, ấm , cốc.
- Đồ dùng để ăn: Bát, đĩa, thìa.
- Máy tính , tivi các sile hình ảnh một số đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, xắc xô...
- Nhạc bài hát: “Mời bạn ăn, cả nhà thương nhau”, 2 ngôi nhà.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú:
- Xin nhiệt liệt chào mừng các con đến với chương trình “Bé yêu khám phá” ngày hôm nay. Về tham dự chương trình hôm nay là các bé đến từ lớp 3TB trường mầm non Thạch Lỗi và các cô giáo trong trường. Các con hãy nổ một tràng pháo tay để chào đón các cô.
- Để chương trình thêm sôi động hơn cô và các con hãy cùng hát bài hát “Mời bạn ăn” nào.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
=> Đó là BH: “Mời bạn ăn” BH khuyên chúng ta uống đủ nước và ăn đầy đủ các loại thực phẩm để cao lớn khỏe mạnh đấy.
- Các con có biết để ăn và uống được phải dùng những đồ dùng gì không nào? Để biết được đó là những đồ dùng nào thì chương trình “Bé yêu khám phá” ngày hôm nay cô và các con hãy cùng tìm hiểu về đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống nhé.
2. Trọng tâm:
* HĐ1: Khám phá về đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống.
- Vậy các con đã sẵn sàng tham gia chương trình chưa? Chương trình gồm có 2 phần.
+ Phần thứ nhất: Tài năng của bé
+ Phần thứ hai: Chung sức
Phần thi thứ nhất: Tài năng của bé
- Phần thi thứ nhất xin phép được bắt đầu để tham gia phần thi này cô chia lớp mình thành 2 đội.
- Hôm nay chương trình sẽ tặng cho mỗi đội một giỏ đồ cô mời hai bạn trưởng nhóm lên lấy về cho đội mình nào?
- Hai đội đã nhận được quà của mình rồi bây giờ các thành viên trong đội hãy cùng quan sát và thảo luận xem trong giỏ của đội mình có những đồ dùng gì? và công dụng của chúng. Thời gian thảo luận là 1 phút, sau 1 phút đại diện của từng đội đứng lên trình bày.
- Cô cho lần lượt từng đội lên nói tên và công dụng của đồ dùng mà đội mình nhận được.
- Bây giờ hai đội hãy đổi giỏ đồ cho nhau để các con cùng khám phá xem trong giỏ đồ của đội bạn có gì nhé.
- Cô cũng cho lần lượt từng đội lên trình bày về giỏ đồ của mình.
+ Đội có giỏ đồ dùng để ăn:
- Trong giỏ đồ của con có gì?
- Cái bát dùng để làm gì?
- Cái thìa dùng để làm gì?
- Đây là cái gì? dùng để làm gì?
- Con có biết đây là những đồ dùng dùng để làm gì không?
- Ngoài đồ dùng để ăn này ra các con còn biết những đồ dùng để ăn nào nữa?
- Cô giới thiệu thêm cho trẻ một số đồ dùng để ăn khác như: đũa, dĩa,
- Tất cả những đồ dùng này tuy có tên gọi khác nhau hay chất liệu làm ra khác nhau nhưng đều được gọi chung là đồ dùng để ăn.
+ Đội có giỏ đồ dùng để uống:
-Trong giỏ đồ của đội con có gì? 
- Cái gì đây? Cái cốc dùng để làm gì?
- Còn đây là cái gi? Cái bình đựng nước dùng để làm gì?
- Tất cả những đồ dùng ở đây đều được dùng gọi chung là gì?
- Ngoài đồ dùng để uống này ra các con còn phát hiện ở trong gia đình mình còn có đồ dùng để uống nào nữa?
- Cô giới thiệu thêm cho trẻ một số đồ dùng để uống khác như: Cái ấm, cái phích 
- Tất cả những đồ dùng này có tên gọi khác nhau nhưng đều được gọi chung là đồ dùng để uống.
* Giáo dục: Để những đồ dùng trong gia đình được bền đẹp, các con phải giữ gìn cẩn thận, tránh rơi vỡ dùng xong phải cất đúng nơi quy định.
- Xin chúc mừng 2 đội đã hoàn thành xuất sắc phần thi: Tài năng của bé.
*HĐ2: Luyện tập:
* Phần thi thứ 2: Chung sức:
- Ở phần thi này đòi hỏi 2 đội phải thật đoàn kết khéo léo và thông minh để vượt qua các thử thách của chương trình bằng các trò chơi. Các con đã sẵn sàng chưa?
+ Trò chơi 1: Đồng đội chung sức
- Cách chơi: Các con phải đi qua con đường hẹp để lên lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô và để vào rổ của đội mình.
- Luật chơi: Mỗi lần lên trẻ chỉ được lấy 1 đồ dùng, thời gian là 1 bản nhạc. Khi nhạc kết thúc đội nào lấy được nhiều đồ dùng đúng đội đó chiến thắng và được 1 món quà của chương trình.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. Kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi.
+ Trò chơi 2: Ai thông minh hơn
- Cô thấy các con vừa chơi trò chơi “Đồng đội chung sức” rất giỏi cô sẽ tặng cho mỗi bạn 1 đồ dùng để ăn hoặc để uống để tham gia trò chơi “Ai thông minh hơn”.
- Cách chơi: Có 2 ngôi nhà 1 ngôi nhà để đồ dùng để ăn và một ngôi nhà để đồ dùng để uống. Cô và các con vừa đi vừa hát khi có tín hiệu xắc xô vỗ “Tìm nhà” thì bạn nào cầm đồ dùng để uống sẽ chạy về ngôi nhà có để đồ dùng để uống, bạn nào cầm đồ dùng để ăn sẽ chạy về ngôi nhà có để đồ dùng để ăn. 
- Luật chơi: Bạn nào tìm sai nhà sẽ phải tìm lại cho đúng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét khen trẻ, cho trẻ cất đồ dùng cùng cô.
​
​- Trẻ lắng nghe.
​
​
​
​- Trẻ vỗ tay
​
​
​- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
​
​
​
​- Trẻ trả lời
​
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát và thảo luận
- Từng đội lên trình bầy
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trình bầy
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ cất đồ dùng giúp cô

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_gia_dinh_chu_de_nhanh_do_dung.doc