Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: Số 6 (tiết 1) - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức:

*Trẻ 3 tuổi:

- Đếm theo cô và các bạn, bắt chước xếp theo bạn tương ứng 1-1.

- Tham gia vào các trò chơi theo sự hướng dẫn của cô.

*Trẻ 4 tuổi:

- Trẻ biết đếm đến 6 và xếp tương ứng 1-1,

-Tham gia tích cực vào các trò chơi.

*Trẻ 5 tuổi:

- Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6.

- Trẻ ôn nhóm đối tượng trong phạm vi 5.

2. Kỹ năng:

*Trẻ 3 tuổi:

- Luyện kỹ năng đếm, quan sát

*Trẻ 4 tuổi:

- Luyện kỹ năng đếm, quan sát, so sánh cho trẻ.

- Luyện kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1.

*Trẻ 5 tuổi:

- Luyện kỹ năng đếm, quan sát, so sánh cho trẻ.

- Luyện kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1.

- Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ có thái độ đúng đắn khi ngồi học, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.

- Trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: Số 6 (tiết 1) - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
DỰ THI THAO GIẢNG CẤP TRƯỜNG 2021-2022
 CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: NHẬN THỨC
 ĐỀ TÀI: SỐ 6 (TIẾT 1)
 ĐỐI TƯỢNG: 3 – 5 TUỔI
 THỜI GIAN DẠY: 25 - 30 PHÚT
 NGÀY DẠY: 04/10/2021
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
*Trẻ 3 tuổi:
- Đếm theo cô và các bạn, bắt chước xếp theo bạn tương ứng 1-1.
- Tham gia vào các trò chơi theo sự hướng dẫn của cô.
*Trẻ 4 tuổi: 
- Trẻ biết đếm đến 6 và xếp tương ứng 1-1, 
-Tham gia tích cực vào các trò chơi.
*Trẻ 5 tuổi: 
- Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6. 
- Trẻ ôn nhóm đối tượng trong phạm vi 5.
2. Kỹ năng:
*Trẻ 3 tuổi:
- Luyện kỹ năng đếm, quan sát
*Trẻ 4 tuổi:
- Luyện kỹ năng đếm, quan sát, so sánh cho trẻ.
- Luyện kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1.
*Trẻ 5 tuổi:
- Luyện kỹ năng đếm, quan sát, so sánh cho trẻ.
- Luyện kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1.
- Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ có thái độ đúng đắn khi ngồi học, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Thẻ số 6 to.
- 1 búp bê.
- cái đĩa, 6 cái tô 
- Thước chỉ.
- Nhạc và lời bài hát: Bé quét nhà, biết vâng lời mẹ.
- Bài thơ: Cái lưỡi
- 2 hộp quà có vòng, cái cốc, bát.
- 2 cái bảng quay 2 mặt.
- 2 rổ đựng lô tô, bát thìa.
- 3 tranh có hình: đồ dùng trong gia đình
- Rổ con đủ cho trẻ.
- Thẻ số 6.
- 6 cái vòng.
- Sáp màu cho trẻ.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định – giới thiệu bài: (1 – 2 phút)
- Cô và trẻ hát bài: “Bé quét nhà” 
2. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Luyện tập, nhận biết số lượng trong phạm vi 5 (3 – 4 phút)
- Cho trẻ mở hộp quà ra và đếm số lượng mỗi loại quà ra bàn, cả lớp cùng đếm.
- Có bao nhiêu cái thìa nào?
- 4 Cái thìa thì tương ứng với số mấy?
- Cho trẻ gắn số tương ứng.
- Đây là quà gì?
- Có bao nhiêu cốc ?
- Cho trẻ đếm và gắn số tương ứng.
- Cho trẻ khác mở hộp quà tiếp theo.
- Quà gì đây các con?
- Cho trẻ đếm số môi và hỏi trẻ: Bạn búp bê được tặng mấy cái môi? 
- Trẻ gắn số tương ứng.
- Cô giới thiệu bài. Cô mở hộp quà và cho trẻ đếm số cái bát. Giờ học hôm nay cô sẽ dạy các con đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6 đây.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6 ( 15 – 16 phút)
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng về nhóm lấy rổ có 6 bát, cái thìa về chỗ ngồi.
- Cho trẻ vừa xếp, vừa kết hợp đếm số bát.
(Cô quan sát, kiểm tra kết quả của trẻ, xử lý tình huống) (nếu có)
- Cho trẻ xếp 6 cái thìa tương ứng với 6 cái bát và đếm. (Cô quan sát, kiểm tra kết quả của trẻ, xử lý tình huống).
- Cho trẻ đếm lại 2 nhóm.
- 2 nhóm như thế nào?
- Tương ứng với số mấy?
- Cho trẻ về góc chơi để lấy thẻ số 6 và gắn vào nhóm.
- Cô kiểm tra kết quả và xử lý tình huống.
- Cô giới thiệu thẻ số 6.
- Cô phát âm mẫu số 6
- Cho trẻ phát âm số 6.
- Cho trẻ cất lần lượt 2 nhóm đồ dùng vào rổ kết hợp đếm.
- Còn lại gì đây các con?
- Cho trẻ cất thẻ số vào rổ và đưa về góc.
- Cho trẻ liên hệ xung quanh có những đồ dùng, đồ chơi có số lượng 6.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Hoạt động 3: Luyện tập – củng cố. (7 – 8 phút).
*Trò chơi 1: Chọn quà tặng sinh nhật bạn búp bê.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi cho trẻ.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội đứng thành 2 hàng, khi nghe bản nhạc, 2 bạn đầu hàng bật qua những chiếc vòng để chọn quà dán lên bảng tặng gia đình bạn Búp bê. Bạn búp bê chỉ thích món quà có số lượng 6. Thời gian chơi là 1 bản nhạc.
- Luật chơi: Sau khi bản nhạc kết thúc, đội nào tìm và dán đúng món quà có đủ số lượng 6 là đội đó thắng cuộc và được thưởng tràng pháo tay.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Kiểm tra kết quả.
* Trò chơi 2: Tô màu đồ dùng có số lượng 6.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 tranh có hình đồ vật khác nhau, yêu cầu trẻ tô nhóm đồ vật có số lượng 6, thời gian tô là 1 bản nhạc.
- Luật chơi: Bản nhạc kết thúc, nhóm nào tô đúng, đẹp là nhóm đó thắng cuộc và được thưởng tràng pháo tay.
- Tổ chức cho trẻ tô.
- Cô kiểm tra kết quả.
3. Kết thúc: (1 phút)
- Cho trẻ đọc bài thơ : Cái lưỡi và đi ra ngoài.
- Trẻ hát và đi dự sinh nhật.
- Trẻ mở hộp quà và đếm.
- Trẻ trả lời.
- Số 4.
- Trẻ tìm thẻ số và gắn vào nhóm.
- Trẻ trả lời.
- 5 Cái cốc.
- Trẻ đếm và gắn số tương ứng.
- Trẻ mở hộp quà.
- Trẻ đếm.
- 5 cái bánh.
- Trẻ gắn số tương ứng.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc và đi lấy đồ dùng.
- Trẻ xếp và đếm số bát.
- Trẻ xếp và đếm số thìa tương ứng với số bát.
- Trẻ đếm lại cả 2 nhóm.
- Bằng nhau.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ về góc chơi lấy số 6 gắn vào nhóm.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp phát âm, cá nhân phát âm.
- Trẻ cất đồ dùng.
- Số 6.
- Trẻ cất thẻ số 6.
- Trẻ tìm xum quanh lớp đồ dùng có số lượng 6.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ cùng kiểm tra.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ cùng cô kiểm tra.
- Trẻ đọc thơ và đi ra ngoài.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
 Truyện : Tích Chu.
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
 Thời gian: 20-25 phút 
I. YÊU CẦU:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, biết đánh giá nhân vật trong truyện “Tích Chu ham chơi, bà già ốm yếu”
Trẻ lắng nghe và bộc lộ cảm xúc cá nhân tự nhiên khi thể hiện vai.
- Kỹ năng: Luyện kỹ năng kể diễn cảm câu chuyện, biết diễn đạt tính cách của nhân vật bằng ngôn ngữ, giọng điệu, hành động.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt.
- Giáo dục: Trẻ biết nhận lỗi, yêu thương người thân biết chăm sóc khi người thân bị ốm. 
II. CHUẨN BỊ: 
Đồ dùng của cô
Máy tính, hình ảnh minh hoạ nội dung câu truyện “Tích chu”.
Đồ dùng của trẻ
-Tranh rời minh hoạ nôi dung câu chuyện “Tích chu”
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định, giới thiệu: (1-2 phút)
- Cô cùng trẻ hát bài “cháu yêu bà”
- Các con vừa hát xong bài hát gì?
=> Các con ạ! Có rất nhiều bài thơ, bài hát, câu chuyện nói về tình cảm của bà cháu. Cô cũng có câu chuyện nói về tình cảm bà và cháu đó là câu chuyện Tích Chu mà bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe đấy.
2. Nội dung: (18-20 phút)
2.1. Hoạt động 1: Cô kể diễn cảm câu chuyện. (6-7 phút)
- Cô kể lần 1 không có hình ảnh
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Lần 2: Cô kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem hình ảnh minh họa trên màn hình.
 Hoạt động 2. Kể, trích dẫn, giảng giải, đàm thoại, giảng từ khó: (6-7 phút)
+ Trích “Ngày xửa, ngày xưa............cũng dành cho Tích Chu ăn”
-Đoạn truyện trên đã nói lên tình cảm của bà rất thương yêu Tích Chu nên khi Tích Chu ngủ bà cũng không ngủ chỉ ngồi quạt cho cháu và có thức ăn ngon bà cũng chỉ dành cho. Bố mẹ của Tích Chu mất sớm vì thế bà hết lòng thương yêu Tích Chu.
-Tích Chu sống với ai?
-Tình cảm của bà dành cho Tích Chu như thế nào?
+Trích “Thế nhưng cậu bé Tích Chu..............Bà không trở lại được nữa đâu”
- Đoạn này đã cho ta thấy Tích Chu Chỉ ham chơi không quan tâm chăm sóc bà khi bà bị ốm, bà khát nước gọi Tích chu lấy nước nhưng chẳng thấy đâu vì khát quá nên bà đã háo thành chim bay đi tìm nước uống.
-Khi bà bị ốm bà gọi Tích Chu như thế nào?
- Tích Chu có lấy nước cho bà không?
- Vì sao Tích Chu không lấy nước cho bà?
- Khi về nhà Tích Chu thấy bà hoá thành con gì?
+ Trích “ Có một cô tiên hiện ra ...............Chú vội vàng mang bình nước về cho bà”
Đoạn này đã nói lên Tích chu rất hối hận nên cô tiên đã bày đường và cho Tích Chu cái bình đi lấy nước suối tiên về để cứu bà.
-Trên đường đi Tích Chu gặp ai?
- Cô Tiên nói gì với Tích Chu?
- Cô Tiên cho Tích Chu cái gì?
- Trích “Về đến nhà Tích Chu gọi to...........đến hết truyện”
- Đoạn truyện này đã cho ta thấy tích chu đã lấy được nước suối tiên về cho bà uống nên bà đã hoá lại thành người. Tích chu đã biết lỗi từ đó tích chu luân yêu thương chăm sóc bà của mình hai bà cháu sống rất hạnh phúc.
- Tích chu có lấy được nước suối tiên về cho bà không?
-Uống nước suối vào chim hoá lại thành gì?
- Từ đó bà và Tích chu sống với như thế nào?
Giảng từ khó: Từ “hoá” trong câu chuyện Tích Chu nghĩa là biến hoá từ người thành chim.
Hoạt động 3: Trẻ kể truyện:(5-6 phút)
-Cô làm người dẫn truyện cho 4 trẻ thể hiện giọng nhân vật 1 lần
-Cô động viên tuyên dương trẻ
*Củng cố: Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
*Giáo dục: Các con ạ! Các con phải biết yêu thường chăm sóc những người thân trong gia đình của mình khi ốm đâu.
3. Kết thúc: (1-2 phút).
Cho trẻ hát bài cả nhà thương nhau đi ra ngoài.
- Trẻ hát 
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe cô kể
- Sống với bà
- Rất thương Tích Chu
- Trẻ nghe trả lời
-Tích Chu ơi cho bà ngụm nước!
- Không
- Tích Chu chỉ lo đi chơi.
- Bà hoá thành con chim
- Trẻ nghe
- Tích Chu gặp Cô Tiên
- Vì cháu chưa ngoan chưa biết chăm sóc bà nên bà hoá thành chim.
- Cái bình.
- Trẻ nghe.
- Có ạ.
- Hoá lại thành người.
- Hạnh phúc bên nhau.
-Lắng nghe.
-Trẻ kể.
- Câu chuyện Tích Chu
Lắng nghe
- Trẻ hát và đi ra ngoài

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_gia_dinh_de_tai_so_6_tiet_1_n.doc
Giáo Án Liên Quan