Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Tuần 1: Gia đình của bé - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:

LVPT: Thẩm mĩ

 HĐ: Tạo hình

 ĐT: Vẽ hoa/ chấm bi cho áo mẹ (Đề tài)

I.Mục đích, yêu cầu:

1.Kiến thức:

- 3 tuổi: trẻ biết vẽ chấm bi trang trí áo cho mẹ.

- 4 tuổi: trẻ biết vẽ hoa / chấm bi cho áo mẹ.

2.Kỹ năng:

- 3 tuổi: rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay.

- 4 tuổi: rèn kỹ năng sáng tạo cho trẻ.

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú với giờ học và có nền nếp học tập;

- Giáo dục trẻ quan tâm, biết yêu thương những người thân trong gia đình.

II.Chuẩn bị:

- Địa điểm: tại lớp học;

- Tranh : Chấm bi trên áo mẹ, hoa 4 cánh trên áo mẹ, hoa 5 cánh trên áo mẹ.

- Tranh in hình áo mẹ, bút màu, bút chì.

- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái.

- Chuẩn bị tiếng việt: từ “áo mẹ”

- NDTH: Văn học

 

docx22 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình - Tuần 1: Gia đình của bé - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH (3 TUẦN)
Tuần 1: GIA ĐÌNH BÉ YÊU
(Thời gian thực hiện: 26/10- 30/10/2020)
	Ngày soạn: ngày 19 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2010
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: Thẩm mĩ
	HĐ: Tạo hình
	ĐT: Vẽ hoa/ chấm bi cho áo mẹ (Đề tài)
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: trẻ biết vẽ chấm bi trang trí áo cho mẹ.
- 4 tuổi: trẻ biết vẽ hoa / chấm bi cho áo mẹ.
2.Kỹ năng:
- 3 tuổi: rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay.
- 4 tuổi: rèn kỹ năng sáng tạo cho trẻ.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú với giờ học và có nền nếp học tập; 
- Giáo dục trẻ quan tâm, biết yêu thương những người thân trong gia đình.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học;
- Tranh : Chấm bi trên áo mẹ, hoa 4 cánh trên áo mẹ, hoa 5 cánh trên áo mẹ.
- Tranh in hình áo mẹ, bút màu, bút chì.
- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái.
- Chuẩn bị tiếng việt: từ “áo mẹ”
- NDTH: Văn học
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Bé đọc thơ
- Cô và trẻ đọc bài thơ:Mẹ và con
- Đàm thoại về bài thơ
- Giáo dục trẻ quan tâm, biết yêu thương những người thân trong gia đình.
2.Hoạt động 2: Bé khám phá 
- Cô treo tranh: Chấm bi trên áo mẹ
+ Đây là tranh vẽ ai?
+ Áo mẹ được vẽ họa tiết gì?
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “áo mẹ” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
+ Chấm bi có dạng hình gì?
+ Có những màu gì?
+ Chấm bi vẽ như thế nào?
- Tranh: Hoa 4 cánh trên áo mẹ
+ Áo mẹ được vẽ họa tiết gì?
+ Bông hoa này mấy cánh?
+ Bông hoa màu gì?
+ Muốn vẽ đc bông hoa 4 cánh phải vẽ như thế nào?
- Đàm thoại tương tự với tranh còn lại
3.Hoạt động 3: Bé trổ tài
- Cô nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi đúng
- Trẻ thực hiện theo ý thích của mình
- Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng trong khi vẽ, khuyến khích trẻ có thể them những chi tiết sáng tạo.
- Cô gợi ý cho những trẻ khá vẽ thêm những chi tiết khác để bức tranh đẹp hơn.
4 Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Cho cả lớp trưng bày sản phẩm chung.
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ của cả lớp, chọn ra bài vẽ đẹp của bạn.
- Cô mời trẻ nhận xét bài vẽ của bạn:
+Cháu thích bức tranh nào? Vì sao cháu thích?
+ Cháu vẽ được hoa gì đây?
+ Làm thế nào để cháu vẽ được bông hoa này? ( Hỏi 3-4 trẻ )
- Cô mời 1 – 2 trẻ vẽ khá giới thiệu bài vẽ của mình.
- Cô nhận xét sản phẩm chung của cả lớp: khen ngợi những bài vẽ đẹp, động viên, khích lệ các bài vẽ chưa hoàn thành.
- Trẻ đọc thơ
- Đàm thoại cùng cô
- Lắng nghe
- Vẽ mẹ
- Những chấm bi
- Trẻ đọc
- Hình tròn
- Màu đỏ, vàng
- Trẻ trả lời
- Bông hoa
- 4 cánh
- Màu đỏ
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện theo ý tưởng của trẻ.
- Trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
 - Trẻ lắng nghe.
II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
	Dạo chơi, trò chuyện về các món ăn quen thuộc của gia đình
	TCVĐ: Tìm người nhà
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ biết được các món ăn quen thuộc của gia đình;
- Phát triển các giác quan và khả năng định hướng trong không gian cho trẻ.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ;
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
- Mỗi trẻ 1 hình tròn hoặc một hình tam giác.
- Tâm sinh lý thoải mái.
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi, trò chuyện về các món ăn quen thuộc của gia đình
- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p
* Trò chuyện về các món ăn quen thuộc của gia đình:
- Trong gia đình chúng mình thường ăn những món ăn nào?
- Món thịt băm xào cà chua:
+ Thực phẩm chính của món ăn này gồm những gì?
+ Món ăn này cung cấp chủ yếu là chất dinh dưỡng nào?
+ Ở nhà chúng mình có thường xuyên được ăn món ăn này không?
+ Ai là người chế biến cho chúng mình ăn?
+ Chúng mình có làm gì giúp mẹ/bố khi bố mẹ vào bếp không?
- Đàm thoại tương tự với 3-4 món ăn khác
- GD trẻ: ăn ngon miệng, không để thừa thực ăn.
b.TCVĐ: Tìm người nhà
- Cách chơi:
+ Cô phát cho mỗi trẻ một hình
+ Cô cho trẻ thành hai nhóm theo dấu hiệu: hình tròn, hình tam giác.
+ Cô gọi một trẻ lên, hỏi xem trẻ có hình gì và quan sát xem trẻ phải đến nhóm nào là “người nhà” của mình. Sau đó, cô bịt mắt trẻ lại rồi cho trẻ đi tìm đúng hình với loại hình của mình. Cô yêu cầu trẻ ở nhóm “người nhà” vỗ tay hoặc nói “chúng tôi đây” để trẻ bị bịt mắt định hướng được. Khi đến nơi, trẻ bị bịt mắt phải sờ tay các hình mà một trẻ đưa ra để xem có đúng là “người nhà” của mình không. Khi nào đúng thì trẻ mới được bỏ khăn bịt mắt ra.
+ Trò chơi tiếp tục với các nhóm khác, chỉ cần đổi vị trí đứng và đổi các hình cho nhau.
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC:
Góc phân vai : Trò chơi bế em
	Góc xây dựng : Xếp hình những người thân trong gia đình
Góc học tập : đếm, xếp số lượng đồ dùng tương ứng với số thành viên trong gia đình. 
	Góc nghệ thuật: hát và vận động theo bài hát về chủ đề.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện hành động vai chơi của mình ở các góc.Biết liên kết với các bạn cùng chơi.
- Sáng tạo trong các hành động chơi
- Trẻ nói rõ ràng mạch lạc.
- Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
-Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Đoàn kết với các bạn.
II.Chuẩn bị:
+ Địa điểm:Trong lớp tại các góc chơi.
+ Đồ dùng : đ/d, đ/c đủ cho trẻ chơi ở các góc.
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Thỏa thuận trước khi chơi :
- Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: 
Góc phân vai : Trò chơi bế em
Góc xây dựng : Xếp hình những người thân trong gia đình
Góc học tập : đếm, xếp số lượng đồ dùng tương ứng với số thành viên trong gia đình. 
Góc nghệ thuật: hát và vận động theo bài hát về chủ đề.
- Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích
- Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận
2. Thực hiện quá trình chơi:
- Nhắc trẻ bầu nhóm trưởng để bao quát nhóm chơi của mình.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi ntn? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác.
- Cô giáo hướng dẫn lần lượt 4 góc chơi. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi.
3. Sau khi chơi
- Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan .Bạn trưởng nhóm xây dựng sẽ giới thiệu về công trình của mình. Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định
=> Kết thúc: Trẻ chơi tự do
- Nghe cô giới thiệu đồ chơi và chủ đề chơi ở các góc.
- Trẻ thỏa thuận góc chơi của mình
- Trẻ lấy ký hiệu góc chơi
- Trẻ bầu nhóm trưởng
- Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn.
- Trẻ tham quan góc xây dựng và nghe cô nhận xét.
- Trẻ cất đ/c đúng nơi quy định.
--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
	VỀ ĐÚNG NHÀ
I. Mục đích yêu cầu:
- Tạo cho trẻ phản xạ theo tín hiệu.
- Trẻ biết chơi trò chơi, biết tên trò chơi và hứng thú tham gia chơi.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Trẻ hợp tác và đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Một số ngôi nhà bằng bìa(màu xanh, đỏ, vàng) đặt ở các góc lớp.
- Tâm thế trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Trước khi chơi:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô giới thiệu tên trò chơi : Về đúng nhà
+ Cách chơi: Cô chia nhóm trẻ theo giới tính hoặc 3,4 nhóm tùy theo số lượng nhà mà cô đã chuẩn bị.
+ Trẻ vừa đi vừa hát hoặc chạy nhảy, khi nào cô có hiệu lệnh yêu cầu trẻ về nhà nào thì trẻ phải đi về đúng nhà đó. VD: các bạn trai hãy về nhà màu xanh, còn các bạn gái về nhà màu đỏ, vàng
2. Trong khi chơi:
- Tiến hành cho trẻ chơi 
- Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi nhiệt tình, vui vẻ.
3. Sau khi chơi:
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Cô nhận xét, giáo dục.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe 
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét
- Cô nhận xét
- Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 
2. Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
- Cho trẻ chơi đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. 
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: ngày 19 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2020
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Nhận thức
	HĐ: Khám phá xã hội
	ĐT: Gia đình bé yêu
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Kiến thức:
- 3 tuổi:Trẻ biết trong gia đình có những người thân như: Ông bà,bố mẹ, anh chị em...
- 4 tuổi: Biết công việc của mọi người trong gia đình.
+ Biết tên và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình . Biết gia đình có từ 1-2 con là gia đình ít con, gia đình có từ 3 con trở lên là gia đình đông con.
+ Biết quan tâm hơn đến những người thân trong gia đình mình
2.Kỹ năng:
- 3, 4 tuổi: Luyện kỹ năng ghi nhớ,quan sát , so sánh cho trẻ
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý người thân trong gia đình của mình
II. Chuẩn bị:
- Trẻ chuẩn bị mang ảnh của gia đình mình đến lớp
- Tranh ảnh về gia đình có 1 con, 2 con, 3 con
-  Tranh lô tô gia đình lớn và gia đình nhỏ
- 3 ngôi nhà gắn lô tô gia đình lớn và gia đình nhỏ
- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái
- Chuẩn bị tiếng việt: từ “ gia đình”
- Nội dung tích hợp: âm nhạc
III.Tiến hành:
HĐ của cô
HĐ của trẻ
1.Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cô và trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau “
- Bài hát nói về gì?
- Gia đình trong baì hát có những ai?
- Trong gia đình nhà con có những ai?
- GD trẻ: biết yêu quý, kính trọng người thân trong gia đình.
2. Hoạt động 2: Bé trò chuyện:
- Cô và chúng mình cùng đến thăm gia đình nhà bạn Búp bê nhé.
- Gia đình nhà bạn đang làm gì?
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “gia đình” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Trong gia đình nhà bạn có những ai? có mấy người?
- Công việc của những người trong gia đình bạn là gì?
- Chúng mình cùng lấy ảnh về gia đình mình và giới thiệu về gia đình mình nào?
- Gia đình nhà mình có mấy người. đó là những ai?
- Bố mẹ làm công việc gì, nghề gì?
- Anh chị tên là gì?
+Tìm hiểu về gia đình lớn và nhỏ
- Cô cho trẻ xem hình ảnh 2 bức tranh về gia đình lớn có ông bà, bố mẹ, và các con. Gia đình nhỏ có bố mẹ và các con.
- Hỏi trẻ: Chúng mình có nhận xét gì về sự khác nhau giữa hai bức tranh?
- Cô chốt lại: Gia đình mà có ông bà, bố mẹ và con cái sống chung trong một ngôi nhà thì gọi là gia đình lớn. Còn gia đình chỉ có bố mẹ và các con sống chung mới nhau thì được gọi là gia đình nhỏ.
- Chúng mình có biết tại sao lại gọi ông bà nội, ông bà ngoại không?
- Ông bà sinh ra bố gọi là gì?
- Ông bà sinh ra mẹ gọi là gì?
- Gia đình các con có mấy anh chị em?
- Gia đình có 1-2 con được gọi là gia đình ít con ,còn gia đình mà có từ 3 con trở lên được gọi là gia đình đông con đấy.
- Tình cảm của mọi người trong gia đình con như thế nào? tình cảm của con đối với mọi người trong gia đình mình ntn?
- Các con ạ! Là một thành viên trong gia đình chúng mình phải biết thương yêu, kính trọng những người thân trong gia đình
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi
* Trò chơi: Về đúng nhà
- Cách chơi:Cô phát cho trẻ lô tô về gia đình lớn và gia đình nhỏ. Trẻ vừa đi vừa hát bài hát “cả nhà thương nhau”khi có hiệu lệnh tìm nhà trẻ sẽ chạy nhanh về ngôi nhà giống với hình lô tô của mình. Nếu ai về sai phải nhảy lò cò..
- Tiến hành chơi
- Nhận xét giờ chơi
- Kết thúc: Cho trẻ hát “ Tổ ấm gia đình” và ra ngoài
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ qs tranh
- Trẻ đọc
- Trẻ kể 
- Bố đang đọc sách, mẹ thì dạy búp bê học bài; ông bà xem ti vi
- Trẻ kể về gia đình nhà mình.
- Trẻ quan sát
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Không ạ
- Ông bà nội
- Ông bà ngoại
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
 - Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Dạo chơi, TCDG: Chi chi chành chành
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nhớ cách chơi và hứng thú tham gia chơi.
- Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát và bắt chước
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi; TCDG: Chi chi chành chành
- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p
* TCDG: Chi chi chành chành
 - Cách chơi: 
+ Cô ngồi, xoè bàn tay ra, trẻ đứng xung quanh cô và cùng đặt 1 ngón trỏ vào lòng bàn tay cô, tất cả đồng thanh đọc bài ca dao “chi - chi - chành - chành”:
Chi - chi - chành – chành
Cái đanh thổi lửa 
Con ngựa chết trương 
Ba vương ngủ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù  ập
+ Khi đọc đến “ập”, cô nắm chặt bàn tay lại, trẻ phải rút thật nhanh ngón tay của mình ra, nếu không sẽ bị bắt lại.
+ Nếu không bắt được tay trẻ nào, cô và trẻ sẽ thực hiện lại cho đến khi có trẻ rút tay chậm và bị cô bắt được, giữ lại đứng bên cô.
+ Sau đó, cô yêu cầu cả nhóm chạy nhanh đến chạm tay vào một vật bất kì (ví dụ: cái cửa, cây, ghế) hoặc một người nào đó. Khi trẻ chạm tay vào vật (hoặc người) xong phải ngồi thụp xuống, 2 tay chóng hông nhảy bật cóc về lại chỗ cô ngồi.
+ Khi cô ra hiệu lệnh cho cả nhóm chạy xong, cô thả tay cho trẻ bị bắt chạy đuổi theo bắt các bạn. Nếu trẻ nào chạy chậm bị bạn chạm vào vai coi như bị bắt phải thay chỗ cho bạn.Trò chơi tiếp tục.
- Tiến hành chơi
- Nhận xét giờ chơi
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC( Đã soạn thứ 2)
--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: ngày 19 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 28 tháng 10 năm 2020
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Ngôn ngữ
	ĐT: Văn học 
	ĐT: Thơ “Cháu yêu bà”
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Kiến thức.
- 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- 4 tuổi: Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ cảm nhận được ý nghĩa của bài thơ, biết thể hiện (đọc) diễn cảm nội dung bài thơ.
2. Kĩ năng.
- 3 tuổi: rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- 4 tuổi: rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
3. Thái độ.
- Trẻ yêu thích giờ học, có nề nếp học tập.
- GD trẻ: yêu quý, kính trọng, vâng lời, lễ phép với những người thân trong gia đình.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học;
- Lô tô những người thân trong gia đình (anh, chị, em bé)
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái
- Chuẩn bị tiếng việt: từ yêu bà
- NDTH: Âm nhạc; khám phá xã hội
III. Tiến hành:
               Hoạt động của cô        
       Hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú:
- Chào mừng các bạn tham gia chương trình “ Bạn yêu thơ” ngày hôm nay.
-  Đến tham gia chương trình “ Bạn yêu thơ” hôm nay xin giới thiệu có các gia đình:
         Gia đình số 1.
         Gia đình số 2.
         Gia đình số 3.
- Cô giáo sẽ là người đồng hành cùng các bạn trong chương trình hôm nay.
- Chương trình của “ Bạn yêu thơ” ngày hôm nay chúng ta phải trải qua 4 phần:
          Phần 1: Tìm hiểu.
          Phần 2: Cảm thụ thơ
          Phần 3: Thảo luận
          Phần 4: Trổ tài.
Bây giờ các gia đình đã sẵn sàng bước vào phần 1 của chương trình chưa nào. Chúng ta cùng đến với phần 1: Tìm hiểu
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Để chương trình thêm phần sôi nổi mời các gia đình cùng hát vang bài hát “ Cả nhà thương nhau”.
- Hỏi trẻ:
+ Nội dung bài hát nói về điều gì?
+ Các bạn hãy kể về những người thân trong gia đình mình?
+ Gia đình các bạn gồm có những ai?
+ Hằng ngày bà thường chăm sóc các bạn như thế nào?
=> Cô chốt lại nội dung và giáo dục trẻ yêu quý những người thân trong gia đình.
- Chương trình mời các gia đình cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ đến thăm gia đình các bạn khác xem các bạn ấy đã được bà quan tâm chăm sóc như thế nào nhé!
* Tranh 1: Bà đứng đón bé ở cửa bé đi học về.
+ trong tranh bà đang làm gì?
* Tranh 2: Bà đang âu yếm khi bé ngủ.
+ Còn đây là tranh gì?
- Những hình ảnh đó chính là sự quan tâm chăm sóc của bà với cháu và tình cảm của cháu đối với bà đã được tác giả Vũ Quang Vinh khắc họa trong bài thơ “ Cháu yêu bà”. Để biết được nội dung bài thơ như thế nào xin mời các gia đình bước vào phần 2 của chương trình, phần cảm thụ thơ.
2. Hoạt động 2: Cảm thụ thơ .
- Chào mừng các bạn đến với phần thứ 2 của chương trình. Trong phần 2 này mời các gia đình cùng lắng nghe bài thơ “ Cháu yêu bà” của nhà thơ Vũ Quang Vinh qua giọng đọc của cô Kiều Diễm.
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “yêu bà” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Lần 1: Đọc điễn cảm, nói tên bài thơ tên tác giả.
Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ đã nói lên tình cảm và sự quan tâm chăm sóc của bà dành cho bé và tình cảm của bé với bà của mình.
- Lần 2: Đọc kết hợp với tranh.
3. Hoạt động 3. Bé Thảo luận.
- Chào đón các gia đình bước vào phần 3 của chương trình, trong phần 3 này các gia đình thảo luận qua việc trả lời các câu hỏi do chương trình đưa ra.
- Các gia đình vừa được nghe bài thơ gì?
- Bài thơ có những ai?
- Trong bài thơ tác giả kể em bé đi đâu về?
- Ai đang chờ đón bé ở cửa?
- Trời nóng bà dùng đồ vật gì để xua nóng?
- Buổi tối bé ngủ cùng ai?
- Bà âu yếm vỗ về bé như thế nào?
- Bé muốn nói gì với bà?
=> Cô chốt lại: Bài thơ kể về bà và em bé. Hàng ngày bé đi học về bà thường ra cửa đón bé. Trời nóng bà dùng quạt xua tan cái nóng mùa hè cho bé. Mỗi tối đi ngủ bà thường ôm bé trong vòng tay âu yếm, vỗ về, bé thường thủ thỉ với bà, bà là người cháu yêu nhất.
- Các bạn có yêu quý bà của mình không?
- Để được bà yêu, muốn cho bà vui các bạn phải làm gì?
=> Trích dẫn: Cô đọc lại bài thơ
- Hỏi lại tên bài thơ, tên tác giả.
4. Hoạt động 4. Bé trổ tài.
- Phần 4 này chúng mình cùng nhau trổ tài của mình qua bài thơ “ Cháu yêu bà” của nhà thơ Vũ Quang Vinh
- Mời các gia đình cùng tham gia trổ tài của mình  nào.
- Cô tiến hành cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân trẻ.(Trong khi trẻ đọc cô chú ý lắng nghe sửa sai cho trẻ)
- Cô động viên trẻ kịp thời.
- Các gia đình vừa tìm hiểu bài thơ gì? bài thơ của nhà thơ nào?
- Qua bài thơ này ban tổ chức mong các gia đình càng yêu thương bà hơn và giúp đỡ bà trong mọi công việc.
- Ngay sau đây ban tổ chức có món quà gửi tới các gia đình sau đây xin mời đại diện các gia đình lên nhận quà của chương trình.
- Cô trao quà cho trẻ.
- Lắng nghe.
- Vỗ tay.
- Lắng nghe.
- Trẻ đứng lên chào.
- Vỗ tay.
- Lắng nghe.
- Trẻ hát.
- Nói về bố mẹ và các con trong 1 gia đình luôn yêu thương nhau.
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Lắng nghe.
- Trẻ đọc
- Lắng nghe và quan sát.
- Bài thơ “Cháu yêu bà”
- Có bà và em bé
- Em bé đi học về ạ.
- Bà ạ.
- Chiếc quạt nan
- Bé ngủ cùng bà
- Bà ôm bé trong vòng tay
- Bé nói cháu yêu nhất bà
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Có ạ
- Chăm ngoan, học giỏi, nghe lời bà...
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cả lớp đọc.
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc
- Bài thơ: Cháu yêu bà- Tác giả Vũ Quang Vinh
- Trẻ nghe
- Nhận quà
II.CHƠI NGOÀI TRỜI:
	Dạo chơi, Trò chuyện về gia đình bé
Chơi tự do: với lá cây
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ kể được về những người thân trong gia đình 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_gia_dinh_tuan_1_gia_dinh_cua.docx
Giáo Án Liên Quan