Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề học: Bản thân - Chủ đề nhánh: Bé là ai

I. MỤC TIÊU :

- Cháu biết phân biệt được bản thân với các bạn.

- Cảm nhận được những xúc cảm yêu ,ghét.

- Biết quan tâm,giúp đỡ người khác.

- Cháu biết thực hiện một số qui định ở trường.

II. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:

- Tranh bé trai, bé gái

- Tranh lô tô các trang phục, đồ dung cá nhân chủ điểm bản than

- Hình ảnh bánh kem, bông hoa, cho trẻ trang trí

- Chữ cái a, ă, â để trẻ xem

- 3 bức tranh ( Bàn chải, cái khăn, đôi tất )

- Tivi, máy tính. Thẻ chữ cái a, ă, â để trẻ chơi.

- Mỗi trẻ 1 rổ đựng thẻ chữ cái a, ă, â

- Tranh ảnh về chủ điểm bản thân, các ô số cài trên máy phục vụ trò chơi

- Tranh lô tô dán trong chữ cái : a, ă, â trong từ

- Giấy vẽ,bút màu

- Một số búp bê, đồ dùng chủ điểm bản thân ( nón, dép, cặp, váy.)

- Tranh lô tô áo, quần, nón, dép, cặp cho trẻ chơi trò chơi

 

doc12 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề học: Bản thân - Chủ đề nhánh: Bé là ai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN - NGÀY
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN (3 TUẦN)
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀ AI ? (TUẦN1)
Tuần 4: Thực hiện từ ngày 11/09/ đến 15/09/2017.
I. MỤC TIÊU :
- Cháu biết phân biệt được bản thân với các bạn.
- Cảm nhận được những xúc cảm yêu ,ghét.
- Biết quan tâm,giúp đỡ người khác.
- Cháu biết thực hiện một số qui định ở trường.
II. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:
- Tranh bé trai, bé gái
- Tranh lô tô các trang phục, đồ dung cá nhân chủ điểm bản than
- Hình ảnh bánh kem, bông hoa, cho trẻ trang trí
- Chữ cái a, ă, â  để trẻ xem
- 3 bức tranh ( Bàn chải, cái khăn, đôi tất )
- Tivi, máy tính. Thẻ chữ cái a, ă, â để trẻ chơi.
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng thẻ chữ cái a, ă, â 
- Tranh ảnh về chủ điểm bản thân, các ô số cài trên máy phục vụ trò chơi
- Tranh lô tô dán trong chữ cái : a, ă, â trong từ
- Giấy vẽ,bút màu
- Một số búp bê, đồ dùng chủ điểm bản thân ( nón, dép, cặp, váy...)
- Tranh lô tô áo, quần, nón, dép, cặp cho trẻ chơi trò chơi
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi qui định.
- Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân (MT 80)
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích: chơi đồ chơi trong lớp ở các góc.
Thể dục sáng: (MT 3)
- Động tác hô hấp: Thổi bóng bay
- Động tác tay: Hai tay đưa về trước, lên cao
- Động tác bụng: Hai tay chống hông, quay người sang hai bên
- Động tác chân: nhón gót chân, hai tay đưa lên cao
- Động tác bật : Hai tay chống hông, bật tách khép chân	
Hoạt động học
* HĐPTNT:
Trò chuyện về bản thân trẻ và ngày sinh nhật của trẻ 
(MT 53)
* HĐPTNN:
Làm quen chữ cái a, ă, â.
(MT 77)
*HĐPTTM:
Vẽ chân dung bé 
(MT 108)
*HĐPTTC:
Đi thay đổi hướng phải, trái, trước, sau theo bản thân trẻ.
(MT 8)
*HĐPTNT:
Xác định vị trí đồ vật phía trước- sau, phía phải - trái so với bản thân. (MT 51)
Chơi, hoạt động ở các góc
- Xây dựng: Xây công viên, xây nhà và xếp đường về nhà bé
- Phân vai: đóng vai mẹ -con, chơi khám bệnh 
- Nghệ thuật: tô màu, xé, cắt dán đồ dùng đồ chơi bé thích
- Góc sách truyện: xem tranh ảnh, truyện theo chủ đề
- Biết dọn dẹp đồ chơi khi chơi xong. (MT 85)
Hoạt động chơi ngoài trời
- Quan sát thời tiết, dạo chơi sân trường lắng nghe các âm thanh
- Trò chuyện về bản thân trẻ và những cảm xúc của trẻ (MT 65)
- Chơi theo ý thích.
- Trò chơi dân gian: kéo cưa lừa xẻ
- Trò chơi vận động: Bóng xì hơi
Ăn, ngủ
- Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn và nhắc ghế vào bàn ăn, cô giới thiệu các món ăn của trẻ. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bị bẩn. Giáo dục trẻ biết khóa nước khi rửa tay xong. (MT 100)
- Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ và ngủ đủ giấc
- Rửa và lau mặt khi ngủ dậy, tự lấy ghế vào bàn ăn phụ
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Cho trẻ ôn lại bài học buổi sang
- Ôn lại những câu chuyện bé được nghe kể và đóng kịch (MT 66)
- Chơi với đồ dùng đồ chơi của trường lớp mẫu giáo
- Vẽ, tạo hình những gì bé thích
- Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần.
Trả trẻ
- Cô xem lại đầu tóc, quần, áo của trẻ gọn gàng trước khi ra về 
- Nhắc trẻ chào hỏi cô, ba mẹ và người thân (MT 68)
THỂ DỤC SÁNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhằm giúp trẻ phát triển về thể lực, rèn luyện cho trẻ tác phong biết xếp đội hình đội ngũ di chuyển từ dọc sang ngang, thành hình tròn.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân tập bằng phẳng , rộng
- Băng đĩa tập thể dục sáng
- Cô thuộc động tác.
III. TIẾN HÀNH:
1. Khởi động:
- Cho lớp đi thành vòng tròn khởi động các khớp : đánh tay lên xuống, đi kiểng gót, nhón gót, chạy nhanh, chạy chậm,...(Khoảng 3 phút).
- Di chuyển về thành 3 hàng ngang tập bài phát triển chung.
2. Trọng động :
- Động tác hô hấp: Thổi bóng bay
- Động tác tay: Hai tay đưa về trước, lên cao
- Động tác bụng: Hai tay chống hông, quay người sang hai bên
- Động tác chân: nhón gót chân, hai tay đưa lên cao
- Động tác bật : Hai tay chống hông, bật tách khép chân	
3. Hồi tĩnh : 
 Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
QUAN SÁT THỜI TIẾT, LẮNG NGHE ÂM THANH
TRÒ CHƠI DÂN GIAN : KÉO CƯA LÙA XẺ
TCVĐ: BÓNG XÌ HƠI
I. MỤC TIÊU 
- Trẻ biết được đặc điểm của thời tiết, nhận ra các âm thanh xung quanh
- Cô cho trẻ hiểu được trò chơi trẻ phải khéo léo, nhanh nhẹn, có sức khỏe
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi trò chơi dân gian và trò chơi vận động
- Giáo dục trẻ biết nhường nhịn bạn trong khi chơi
II. CHUẨN BỊ:
- Sân sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ chơi
III. TIẾN HÀNH:
* Quan sát thời tiết, lắng nghe các âm thanh (Thực hiện ngày thứ 2, thứ 3)
+ Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
+ Quan sát bầu trời các con nhìn thấy gì?
+ Khi đi ra đường gặp trời nắng các con phải làm gì?
+ Trời mưa thì phải làm sao?
- Các con hãy lắng nghe xem xung quanh chúng ta có những tiếng động gì?
+ Tiếng chim hót như thế nào? 
+ Cho trẻ làm tiếng chim kêu?
- Các con còn nghe những âm thanh nào nữa?
+Tiếng xe chạy như thế nào?
+Tiếng các bạn gọi nhau í ới.
=> Giáo dục trẻ khi chơi trên sân không chen lấn xô đẩy bạn, khi dạo chơi gặp rác phải nhặt bỏ vào sọt rác
* TCDG: Kéo cưa lừa xẻ (Thực hiện ngày thứ 4)
 Cách chơi và luật chơi: Cho trè chơi theo cặp, chụm 2 chân với nhau, nắm 2 tay lại, đọc lời bài đồng dao," kéo cưa" bạn này nắm bạn kia về phía mình, "lừa xẻ" bạn kia kéo bạn nay lai về phía mình, và đọc cho hết bài đồng dao. “ Kéo cưa lừa xẻơ
 Ông thợ nào khỏe
 Thì về ăn cơm vua
 Ông thợ nào thua
 Thì về bú tí mẹ “
* TCVĐ: Bóng xì hơi (Thực hiện ngày thứ 5, thứ 6)
Cách chơi, luật chơi: Cô và trẻ nắm tay, đứng sát vào nhau thành vòng tròn. khi cô nói bóng tròn to trẻ đi vòng tron to lùi về phía sau. cô nói búng xì hơi thì trẻ vẩn nắm tay nhau dịch vào giữa dòng tròn cùng phát âm " xì là xì xì hơi ". " nào bạn ơi! dến đây chơi, xem bóng ai to tròn, xem bóng ai to tròn" cho trẻ nắm tay nhau đi thành vòng tròn to.
Thứ hai, ngày 11 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TRÒ CHUYỆN VỀ BẢN THÂN TRẺ VÀ NGÀY SINH NHẬT CỦA TRẺ
(MT 53)
I. MỤC TIÊU
- Trẻ biết được đặc điểm, sở thích của bản thân mình và của bạn, biết được sự khác biệt về sở thích của mình và của bạn.
- Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ, phân biệt, so sánh
- Trẻ biết quan tâm, chia sẽ cùng bạn
II. CHUẨN BỊ
- Tranh bé trai, bé gái
- Tranh lô tô các trang phục, đồ dung cá nhân chủ điểm bản than
- Hình ảnh bánh kem, bông hoa, cho trẻ trang trí
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.Hoạt động 1 : Ổn định – gây hứng thú
- Cho trẻ hát và vận động “ Mừng sinh nhật”
- Trò chuyện về bài hát
- Các con vừa hát bài hát nói về gì ?
- Vậy các con có biết ngày sinh nhật của mình không ?
- Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về ngày sinh nhật và sở thích của mình nhé!
2. Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
- Cho trẻ xem tranh bạn trai và bạn gái và trò chuyện
+ Cô có tranh gì đây ? Bạn trai mặc áo màu gì ?
+Tóc bạn trai như thế nào ? bạn trai có đặc điểm gì?
+Trong lớp mình ai là bạn trai nào?
+Gọi các bé trai đứng lên, trò chuyện về bản thân trẻ?
+ Cô gọi vài bạn trai hỏi về đặc điểm, họ tên, sở thích của con là gì?
+Con sinh vào ngày, tháng, năm nào? Con thích nhất là món ăn gì?
- Cho trẻ đọc thơ “ xòe tay” chuyển góc khác
+ Cho trẻ xem tranh bé gái, trò chuyện về tranh
+ Bạn gái trong tranh mặc váy màu gì?
+ Tóc bạn ra sao? Vì sao con biết đây là bạn gái
+ Cô gọi vài bạn gái hỏi trẻ
+ Họ tên đầy đủ của con là gì? Con sinh vào ngày tháng năm nào?
+ Sở thích của con là gì? Con thích ăn trái cây gì nhất?
+ Khi được nghĩ học con thích được ba mẹ dắt đi đâu chơi ? 
- Cho trẻ so sánh bạn trai và bạn gái khác nhau ở điểm nào? ( Khác nhau về trang phục đầu tóc)
+ Gọi 2 trẻ lên hỏi về đặc điểm và sở thích của mình, sau đó cho trẻ so sánh sở thích của mình và của bạn có gì giống và khác nhau ?
-> Cô tóm lại: Các con ạ! Mỗi chúng ta ai cũng được cha mẹ ông bà đặt cho một cái tên, ai cũng có ngày sinh nhật của mình vàó đều có sở thích riêng, mơ ước riêng, các con phải chăm ngoan họ giỏi để thực hiên ước mó của mình nhé
3. Hoạt động 3: Trò chơi: 
* Trò chơi 1: Tìm trang phục.
Cô giải thích cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội thi nhau lên bật liên tục vào 5 vòng sau đó chạy lên tìm trang phục theo yêu cầu của cô, đội 1 lấy trang phục bạn gái, đội 2 lấy trang phục bạn trai, đội nào lấy đúng và nhiều hơn sẽ chiến thắng
- Trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả chơi
* Trò chơi 2: Trang trí bánh sinh nhật
- Tiếp tục chia lớp thành hai đội. Cách chơi và luật chơi: 2 đội thi nhau trang trí chiếc bánh kem của mình, đội nào trang trí đẹp sẽ chiến thắng. Thời gian là 1 bài hát 
- NHẬN XÉT +TUYÊN DƯƠNG.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Cho trẻ ôn lại hoạt động buổi sáng
+ Cô cho những cháu thực hiện chưa tốt thì thực hiện lại
+ Cô quan sát giúp đỡ trẻ 
- Cho trẻ đọc lại chữ cái đã học 
- Ôn lại các bài thơ bài hát trong chủ đề
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi
TRẢ TRẺ
- Nhắc cháu lấy đủ đồ dùng cá nhân.
- Nhắc nhở trẻ giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng hàng ngày 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của các cháu.
- Đóng cửa sổ tắc đèn, tắc quạt
* Đánh giá nhận xét các hoạt động trong ngày:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 12 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LÀM QUEN CHỮ CÁI : A, Ă, Â (MT 77)
I. MỤC TIÊU:
 - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â.
 - Trẻ phân biệt được chữ cái a, ă, â theo đặc điểm, cấu tạo nét.
 - Luyện  phát âm, nhận biết, phân biệt đúng chữ cái a, ă, â
 - Rèn kỹ năng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái a, ă, â
 - Giáo dục trẻ biết yêu trường, yêu lớp, có ý thích giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Chữ cái a, ă, â  để trẻ xem
- 3 bức tranh ( Bàn chải, cái khăn, đôi tất )
- Tivi, máy tính. Thẻ chữ cái a, ă, â để trẻ chơi.
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng thẻ chữ cái a, ă, â 
- Tranh ảnh về chủ điểm bản thân, các ô số cài trên máy phục vụ trò chơi
- Tranh lô tô dán trong chữ cái : a, ă, â trong từ
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP: 
- Âm nhạc: “ Chiếc khăn tay”
- Văn học: “ Tình bạn”
- Giáo dục vệ sinh cho trẻ
- Toán đếm chữ cái
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài
 - Cô cho trẻ đọc bài thơ: “ cô dạy” 
 - Trò chuyện : Các con vừa đọc bài thơ gì?
 + Cô dạy các con điều gì?
 + Co giáo dục vệ sinh cho trẻ
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện:
- Cô và trẻ đọc thơ : “ Tình bạn” về ngồi trước ti vi
* Làm quen chữ a:
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “ Bàn chải “
+ Các con nhìn xem bạn nhỏ đang chải răng bằng gì thế ?
- Cô đọc từ dưới hình ảnh
- Sau đó cô cho trẻ nhắc lại.
- Cô giới thiệu chữ a và phát âm. (2-3 lần)
- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm .
- Cô cho trẻ chuyền tay thẻ chữ a để quan sát.
+ Chữ a có đặc điểm gì ? 
- Cô phân tích  nét của chữ a trên máy
- Cô tóm lại: chữ a có 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét móc dưới nằm bên phải
- Cô cho trẻ nhắc lại
- Ngoài chữ a in thường cô còn có chữ A in hoa, các con thường thấy ở các tờ báo và tạp chí, còn đây là chữ a viết thường vào lớp một các con sẽ được học .
- Cô cho trẻ phát âm lại .
*Làm quen chữ ă :
- Hàng ngày sau khi rửa mặt các con dùng gì để lau ?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “ Cái khăn”
- Cô đọc từ dưới tranh, trong từ “ cái khăn” có chữ gì mà cô vừa dạy các con đấy ? ( chữ a)
- Cô dạy c/c thêm 1 chữ nữa đó là chữ ă 
+ Cô phát âm. (2-3 lần)
+ Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm .
+ Cô cho trẻ chuyền tay thẻ chữ ă để quan sát.
+ Chữ ă có đặc điểm gì ? Cô phân tích  nét của chữ ă trên máy
- Cô tóm lại: chữ ă có 1 nét cong tròn khép kín, một nét móc dưới phía tay phải và một cái nón đội ngược ở trên đầu
- Cô cho trẻ nhắc lại
 - Ngoài chữ ă in thường cô còn có chữ Ă in hoa, các con thường thấy ở các tờ báo và tạp chí, còn đây là chữ ă viết thường vào lớp một các con sẽ được học .
- Cho trẻ phát âm lại.
- Các con có nhận xét gì về chữ a và chữ ă ?
- Cô chốt lại: Giống nhau:  Có 1 nét cong trong khép kín. một nét móc dưới phía tay phải. Khác nhau: chữ a không có mũ. Chữ ă có mũ đội ngược trên đầu
- Cô cho trẻ nhắc lại
- Hát chiếc khăn tay chuyển góc khác
* Làm quen chữ â :
- Cô cho trẻ xem tranh “ cái tất”
- Cô đọc từ dưới tranh
- Sau đó cô cho trẻ nhắc lại.
- Cô giới thiệu chữ â và phát âm. (2-3 lần)
- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm .
- Cô cho trẻ chuyền tay nhau xem thẻ chữ â.
+ Ai có nhận xét gì về chữ â ?
- Cô phân tích  nét của chữ â trên máy
- Cô tóm lại: chữ â có 1 nét cong tròn khép kín, một nét móc ở trên phía bên phải và có cái mũ ở trên đầu.
- Cô cho trẻ nhắc lại
- Ngoài chữ â in thường cô còn có chữ Â in hoa, các con thường thấy ở các tờ báo và tạp chí, còn đây là chữ â viết thường vào lớp một các con sẽ được học .
- Cho trẻ phát âm lại.
- Các con có nhận xét gì về chữ ă và chữ â
- Cô chốt lại: Giống nhau : Có 1 nét cong tròn khép kín, một nét móc ở trên phía bên phải. Khác nhau : chữ ă có cái mũ ngược trên đầu, còn chữ â có cái mũ xuôi nằm trên đầu
- Cô cho trẻ nhắc lại
- Cho trẻ phát âm lại chữ a, ă, â
+ Vừa rồi cô cho các cháu làm quen chữ cái gì ?
- Sau đó, cho trẻ đếm có mấy chữ cái ?
3. Hoạt động 3: Trò chơi :
*Trò chơi 1: “Về đúng nhà”
- Cô giới thiệu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi .
+ Cách chơi : chuẩn bị 3 ngôi nhà có 3 cái a, ă, â. Mỗi trẻ cầm trên tay 1 thẻ chữ cái .Trẻ vừa đi vừa hát một bài hát. Khi nghe hiệu lệnh về đúng nhà i, thì trẻ phải chạy về đúng nhà có chứa chữ cái giống chữ cái mà trẻ cầm trên tay.
+ Luật chơi : Bạn nào chạy về không đúng chữ cái có trong từ thì nhảy lò cò.
-  Cho trẻ chơi 
* Trò chơi 2: Trẻ chia 2 đội chơi, mỗi đội chơi cử một bạn lên kích vào ô số hiện lên bức tranh dưới có từ còn thiếu chữ cái a, ă, â. Hai đội hội ý và có tín hiệu lên điền chữ cái còn thiếu vào đúng từ
- NHẬN XÉT + TUYÊN DƯƠNG
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Cho cháu ôn lại chữ cái a, ă, â
+ Cô cho những cháu thực hiện chưa tốt thì thực hiện lại
+ Cô quan sát giúp đỡ trẻ 
- Cho trẻ chơi lại trò chơi “ về đúng nhà”
- Cho trẻ hát các bài hát trong chủ đề 
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi
TRẢ TRẺ
- Nhắc cháu lấy đủ đồ dùng cá nhân.
- Nhắc nhở trẻ giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng hàng ngày 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của các cháu.
- Đóng cửa sổ tắc đèn, tắc quạt
* Đánh giá nhận xét các hoạt động trong ngày:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
VẼ CHÂN DUNG BÉ ( ĐỀ TÀI)
(MT 108)
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết dùng các nét cơ bản vẽ chân dung của mình
- Luyện cho trẻ kỹ năng kết họp các nét cong tròn, nét xiên để tạo thành chân dung của mình
- Giáo dục cháu biết yêu quí sản phẩm của mình và của bạn
 II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh vẽ bé trai, bé gái của cô
- Ttranh nghệ thuật bạn trai, bạn gái
- Giấy vẽ, bút chì màu 
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Âm nhạc: ” Bạn có biết tên tôi”
- Thơ: “ Bé ơi”
- MTXQ: Trò chuyện về bản thân
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1:Ổn đinh - gây hứng thú
- Cho trẻ hát vận động bài hat ” Bạn có biết tên tôi”
- Trò chuyện về bản thân, sở thích của trẻ 
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh đề tài
- Cho trẻ đọc thơ: “ Bé ơi” rồi về ngồi trước máy chiếu.
* Cho trẻ xem tranh nghệ thuật: Cô đàm thoại với trẻ về tranh nghệ thuật bé trai, bé gái 
- Hãy xem cô có tranh gì đây? 
+ Vì sao con biết đây là bạn trai ? tóc bạn trai như thế nào? 
+ Bạn trai mặc áo gì? Màu gì? 
+ Bạn trai mặc kiểu quần gi ? màu gì?
- Trong tranh này là ai đây các con?
+ Bạn gái đang mặc trang phục gì? Váy bạn màu gì?
+ Vì sao con biết đây là bạn gái? 
+ Tóc bạn gái như thế nào?
 * Cho trẻ xem tranh đề tài: tranh vẽ bé trai, bé gái
- Quan sát, phân tích tranh bé trai
+ Tranh cô vẽ ai vậy các con? Bạn tai mặc áo màu gì?
+ Cô vẽ gương mặt bạn trai bằng nét gì? ( cong tròn kép kín)
+ Tóc bạn trai như thế nào? Co màu gì ? cô vẽ tóc bạn trai bằng nét gì? ( nét xiên)
+ Trên mặt bạn trai có gì nữa? ( mắt, mũi miệng), cô vẽ bằng nét gi?
+ Miệng bạn trai cô tô màu gi?
- Tương tự, cô cho trẻ quan sát và phân tích tranh vẽ bé gái?
+ Tranh cô vẽ ai vậy các con? Váy bạn gái màu gì?
+ Cô vẽ gương mặt bạn gái bằng nét gì? ( cong tròn kép kín)
+ Tóc bạn gái có gì khác với tóc bạn trai? Tóc bé cô tô màu gì ? cô vẽ tóc bạn trai bằng nét gì? ( nét cong trái, nét cong phải)
+ Trên mặt bạn trai có gì nữa? ( mắt, mũi miệng), cô vẽ bằng nét gi?
+ Miệng bạn gái cô tô màu gi?
- Hôm nay cô cho các con tự vẽ chân dung của mình các con có thích không nào?
- Cô cho trẻ nhắc lại cách cầm viết, cách vẽ bạn trai bạn gái
- Cô cho trẻ vẽ trên không gian.
3. Hoạt động 3: Bé thể hiện ý định
- Trẻ đọc thơ” Tình bạn” về chổ vẽ
- Trẻ thực hiện.
- Cô bật nhạc nhẹ các bài trong chủ đề. Cô bao quát, hướng dẫn trẻ vẽ
4. Hoạt động 4:Nhận xét sản phẩm.
- Cho trẻ nhận xét xem bài nào đẹp.
- Bài đó của bạn nào? Vì sao con thấy bài của bạn đẹp?
- Cô nhận xét bổ sung, khen, động viên trẻ cần vẽ và tô màu cho đẹp hơn.
- NHẬN XÉT +TUYÊN DƯƠNG
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Cho cháu ôn lại kỹ năng vẽ chân dung bé
+ Cô cho những cháu thực hiện chưa tốt thì thực hiện lại
+ Cô quan sát giúp đỡ trẻ 
- Cho trẻ đọc lại chữ cái đã học
- Cho trẻ hát các bài hát trong chủ đề 
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi
TRẢ TRẺ
- Nhắc cháu lấy đủ đồ dùng cá nhân.
- Nhắc nhở trẻ giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng hàng ngày 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của các cháu.
- Đóng cửa sổ tắc đèn, tắc quạt
* Đánh giá nhận xét các hoạt động trong ngày:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 14 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐI THAY ĐỔI HƯỚNG PHẢI – TRÁI, TRƯỚC- SAU SO VỚI BẢN THÂN (MT 8)
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết đi thay đổi hướng ( phải – trái, trước – sau) so với bản thân
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi chân, định hướng trong không gian
- Giáo dục trẻ trẻ tính kỷ luật và biết giữ gìn thân thể sạch sẽ
II. CHUẨN BỊ:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.
- Vạch chuẩn 
- Tranh lô tô trang phục bé trai, trang phục bé gái, nón, dép..
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Âm nhạc: Cái mũi
- MTXQ: Trò chuyện các bộ phận trên cơ thể
- Văn học: Tay ngoan, Bé ơi
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Gây hứng thú.
- Cho trẻ hát vận động “ Cái mũi”
- Trong bài hát có nhắc đến các bộ phận nào trên cơ thể?
- Hàng ngày chúng ta phải làm gì ch

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_ban_than.doc
Giáo Án Liên Quan