Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề lớn: Tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh: Hoa quả ngày tết

I.Đón trẻ,chơi tự do,điểm danh,thể dục sáng

II.Hoạt động học

 Phát triển nhận thức:

 Tìm hiểu về hoa đào ,hoa mai

.Mục đích- yêu cầu

. Kiến thức:

Trẻ nhận biết đúng hoa đào, hoa mai

Biết tên, màu sắc; đặc điểm; . của hoa đào, hoa mai.

.Kỹ năng:

Trẻ trả lời đúng các câu hỏi của cô.

Chọn đúng hoa đào, hoa mai khi chơi trò chơi

.Thái độ:

Thích thú khi tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.

Ăn uống hợp lý trong những ngày Tết.

1.Chuẩn bị

- Tranh hoa đào,hoa mai

- Lô tô hoa đào,hoa mai

- Rổ,nhạc

 

doc12 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề lớn: Tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh: Hoa quả ngày tết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 Chủ đề lớn: Tết và mùa xuân
 Chủ đề nhánh: hoa quả ngày tết
 Thời gian thực hện: Từ ngày 18/1->23/1/2016
Giáo án phát triển nhận thức
Đề tài: tìm hiểu về hoa đào hoa mai
Lớp: song ngữ (3 – 4 tuổi )
Giáo viên thực hiện: Lý Thị Lụa
 Thứ 2 ngày 18 tháng 1 năm 2016
I.Đón trẻ,chơi tự do,điểm danh,thể dục sáng
II.Hoạt động học
 Phát triển nhận thức:
 Tìm hiểu về hoa đào ,hoa mai
.Mục đích- yêu cầu
. Kiến thức:
Trẻ nhận biết đúng hoa đào, hoa mai
Biết tên, màu sắc; đặc điểm; ... của hoa đào, hoa mai.
.Kỹ năng:
Trẻ trả lời đúng các câu hỏi của cô.
Chọn đúng hoa đào, hoa mai khi chơi trò chơi
.Thái độ:
Thích thú khi tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
Ăn uống hợp lý trong những ngày Tết.
1.Chuẩn bị
Tranh hoa đào,hoa mai
Lô tô hoa đào,hoa mai
Rổ,nhạc
2.Tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
Tạo tâm thế cho trẻ bằng trò chơi dân gian:
Dung dăng dung dẻ.
Đi chơi hội hoa xuân.
Gợi lại cho trẻ hình ảnh về hoa đào, hoa mai. Cho trẻ 
ngồi xuống chiếu, trò chuyện với trẻ về các hình ảnh về hoa ...
-Các bé thấy hoa gì?
-Hoa ....có màu gì?
-Còn hoa này thì sao?
-Có đẹp không?
-Còn đây là hoa gì?
=> Thông tin và nhiệm vụ của giờ học: Trong hội hoa 
xuân có rất nhiều các loài hoa, hôm nay cô sẽ cho các 
con cùng tìm hiểu thêm về hoa đào, hoa mái nhé !
2.Tìm hiểu về: “Hoa đào, hoa mai”
-Cô cho trẻ quan sát màn hình nhận biết hoa mai trên 
máy
- Hỏi trẻ:
Hoa gì đây?
Cho trẻ tập nói nhiều lần: hoa mai.
Hoa mai màu gì?
Hoa mai có những phần nào
cho 3 -5 trẻ lên chỉ các phần của hoa mai...
=> Cô khái quát lại: Hoa mai: Màu vàng, có cánh hoa,
nhị hoa, cuống... hoa ưa thới tiết ấm áp của miền nam, 
thường nở vào dịp tết. Chĩnh vì vậy hoa mai loài hoa đặc trưng cho Tết.
-Hoa đào cho trẻ quan sát nhận xét.
+ Cô có hoa gì?
+ Hoa đào màu gì? Cho trẻ tập nói nhiều lần.
+ Hoa đào có các phần nào?
Cho trẻ lên chỉ các phần của hoa đào.
=> Cô khái quát lại: Hoa đào: Màu đỏ, có cánh hoa, 
nhị hoa, cuống... hoa làm đẹp cho ngày tết của miền bắc...
-Hoa đào rất nhiều màu.
-Cho trẻ quan sát thêm mối số hình ảnh về hoa đào: 
Đào bích; đào phai.
*Vận động theo nhạc
bài“Gieo hạt”.
*Chơi trò chơi“Nhanhtaychọnđúng.”
-Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
-Cho trẻ chọn 2-3 lần.
Lần 1: cô nói tên hoa, trẻ chọn tỏng rổ và giơ lên nói to hoa đào hay hoa mai.
Lần 2: Cô nói màu hay đặc điểm nỏi bật của hoa, trẻ chọn và giơ lên nói to hoa đào hay hoa mai.
- Giáo dục trẻ.
3.Kết thúc:
* Trò chơi: Dán hoa trang trí Tết.
-Cô giới thiệu cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm. Cô đã 
chuẩn bị tranh cành đào và cành mai, để cho cành đào và cành mai thêm đẹp các con hãy đi theo đường hẹp
trẻ chơi cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lên cô
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lờ
trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát thêm về hình 
ảnh hoa đào
Trẻ vận động cùng cô và các 
bạn
Trẻ chú ý lên cô
Trẻ chơi theo yêu cầu của cô
- Trẻ chơi trò chơi 
III. Hoạt động ngoài trời 
Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về tết và mùa xuân
TCVĐ: Hoa nào quả đấy
Chơi tự do.
IV. Hoạt động góc: 
- Góc XD: Xây vườn hoa ngày tết
- Góc PV: Cửa hàng bánh kẹo
- Góc học tập: Xem tranh, ảnh về chủ đề.
- Góc nghệ thuật: Hát múa theo chủ đề.
- Góc tạo hình: tô màu hoa đào,hoa mai
V. Vệ sinh ăn trưa
VI. Ngủ trưa- ăn chiều
VII. Hoạt động chiều
- Ôn bài thơ mùa xuân
- Chơi tự do
VIII.Vệ sinh trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Nhắc trẻ chào hỏi
 ***********************************************
 Thứ 3 ngày 19 tháng 1 năm 2016
I.Đón trẻ,chơi tự do,điểm danh,thể dục sáng
II.Hoạt động học
 Phát triển thẩm mĩ
 VĐTN: Mùa xuân đến rồi
 NH: Chúc tết
 TCN: Ai nhanh nhất
 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
A, Kiến thức:
- Trẻ biết hát và vận động cùng cô và các bạn
- Trẻ lắng nghe cô hát và chơi trò chơi
B,Kỹ năng
- Phát triển khả năng ghi nhớ ,rèn tính mạnh dạn cho trẻ
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
C,Thái độ
- Trẻ hào hứng tham gia tiết học
1, Chuẩn bị
- Nhạc bài hát “ mùa xuân đến rồi .” “ chúc tết”,sắc xô
2 ,Tiến hành
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định tổ chức gây hứng thú
cô đọc câu đố :
 Mùa gì ấm áp
 Mưa phùn nhẹ bay
 Khắp chốn cỏ cây
 	 Đâm chồi nảy lộc
Chúng mình cùng đoán xem đó là mùa gì nào ?
 - À đúng rồi đó là mùa xuân đấy các con ạ ? hôm nay cô sẽ dạy các con vận động bài hát có liên quan đến mùa xuân đấy các con có thích không nào?
Hoạt động 2: 
 - Cô hát một đoạn hỏi trẻ tên bài hát , tên tác giả . 
- Cô cho trẻ hát cả bài một lần
 - Cô múa mẫu lần 1 
--Lần hai phân tích kĩ từng đông tác . - ( Sáng ....rồi ) hai tay đan chéo nhau đưa từ dưới lên trên
 - ( Cầm ....chơi) nhún sang trái,sang phải đồng thời tay múa nhẹ
- (Ngắm ...hồng ) tay phải đưa từ dưới lên trên , tay trái tương tự
 - (mùa ....mừng ) . 2 tay vẫy nhẹ trên đỉnh đầu
 - Lớp múa . 
- Từng tổ múa .
 - Nhóm cá nhân múa 
- Cả lớp múa làn nữa .
 Hoạt động 3 : - Nghe hát : “Chúc tết ” 
Cô hát lần 1 .
 - Lần 2 giảng nội dung bài hát
 - Cô hát và múa minh hoạ theo bài hát .hỏi trẻ tên bài hát .
 Trò chơi : Ai nhanh nhất
- Cô nói luật chơi . 
Kết thúc : Cho trẻ múa theo nhạc bài mùa xuân đến rồi một lần nữa . 
- Trẻ nghe câu đố và trả lời?
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô hát và vận động
- Trẻ vận động theo yêu cầu của cô
- Trẻ chơi trò chơi
 III.Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: Dạo chơi sân trường
TCDG: Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do
 IV. Hoạt động góc
- Góc XD: Xây vườn hoa ngày tết
- Góc PV: Cửa hàng bánh kẹo
- Góc học tập: Xem tranh, ảnh về chủ đề.
- Góc nghệ thuật: Hát múa theo chủ đề.
- Góc tạo hình: tô màu hoa đào,hoa mai
V. Vệ sinh ăn trưa
VI. Ngủ trưa- ăn chiều
VII. Hoạt động chiều
- Ôn vận động bài mùa xuân đến rồi
- Chơi tự do
VIII.Vệ sinh trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Nhắc trẻ chào hỏi
 ******************************************
 Thứ 4 ngày 20 tháng 1 năm 2016
I.Đón trẻ,chơi tự do,điểm danh,thể dục sáng
II.Hoạt động học
 Truyện “ sự tích bánh trưng bánh dày”
 Mục đích yêu cầu
 A*Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện.
- Biết một số phong tục tập quán của người Việt Nam trong dịp tết nguyên đán..
B * Kỹ năng
- Trẻ biết lắng nghe và và bộc lộ cảm xúc cá nhân tự nhiên.
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.
- Phát triển trí nhớ, tư duy, quan sát của trẻ.
C. Thái độ
- Trẻ yêu thích giờ học
1,Chuẩn bị
- Tranh truyện “ sự tích bánh trưng bánh dày”
2, Tiến hành
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ôn định tổ chức gây hứng thú
- TC " Làm bánh ": cô cho trẻ nói và vận động cùng cô ( tùy cô nghĩ ra hay có thể theo những gợi ý sau đây )
+ Bánh ú ( 2 tay chắp lại phía trên đầu ) 
+ Bánh dẻo ( 2 tay khoanh lại, gối khuỵu, mông xoay ...) 
+ Bánh in ( 2 tay khoanh trước ngực, khom người ra trước ... )
+ Bánh chưng ( 2 ngón tay chỉ xuống dưới vẽ thành hình vuông ... )
+ Bánh giầy ( 1 ngón tay chỉ lên trời vẽ thành vòng tròn )
- Hỏi trẻ: trong các loại bánh này, những bánh nào thường thấy trong ngày tết?
- Cô đưa cho trẻ xem một bức tranh tiêu biểu trong bộ truyện:
+ Bạn nghĩ gì về những hình ảnh trong bức tranh này?
+ Các nhân vật trong bức tranh đó đang làm gì vậy?
+ Nhìn trang phục của các nhân vật trong bức tranh đó, các bạn liên tưởng đến ai ?
- Cô giới thiệu câu chuyện "Sự tích bánh chưng bánh giầy" trong kho tàng Truyện thần thoại Việt nam
* Hoạt động 2:
- Cô kể lần 1 : 
- Kể lần 2 : Tranh minh họa
ND: " Vua Hùng đã chọn Hồng tử Lang Liêu để truyền ngôi vua, không phải chỉ vì Lang Liêu có tài làm bánh ngon, nhưng vì ý nghĩa sâu sa của 2 loại bánh đó : "tình trời nghĩa đất "... Tuy đây chỉ là một câu chuyện cổ tích, nhưng nó đã thể hiện cho chúng ta thấy từ xa xưa, để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà ta đã nghĩ ra thứ bánh đặc biệt này. Và ngày nay nhân dân ta vẫn giữ phong tục gói bánh chưng, làm bánh dày để ăn trong những vào ngày tết ..."
+ Ai là người có sáng kiến làm ra 2 loại bánh chưng và bánh giầy? 
---- cô kể " từ đầu.... dâng lên vua cha " 
+ Lang Liêu đã suy nghĩ và thực hiện những gì ?
---- cô kể tiếp theo cho đến " ... bánh chín "
+ Các bạn đã đốn biết là Vua cha đã chọn lễ vật của Hồng tử nào chứ ?
---- cô kể tiếp cho đến hết .
+ Vua Hùng đã chọn Lang Liêu để truyền ngôi có phải do vị Hồng tử ấy đã làm được bánh ngon ?
---- Hát bài " Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ .... " để chuyển đội hình ...
* Hoạt động 3 : Dạy trẻ kể truyện
- Cô hóa trang làm vua Hùng và giả giọng vua Hùng nói với trẻ: "Ta đã già yếu rồi, ta muốn tìm một hồng tử thật xứng đáng để truyền ngôi vua. Vậy đến ngày hội lớn đầu năm ai tìm được của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời, đất thì ta sẽ nhường ngôi cho "
- Cô bỏ đồ hóa trang ra, gợi ý cho trẻ thực hiện: " Các bạn có thích làm Hồng tử Lang Liêu làm bánh dâng cho vua Hùng không?"
- Cô cho trẻ nặn bánh chưng, bánh dày ... 
+ Nặn bánh chưng: hình khối vuông hơi dẹp, có những dây buộc xung quanh ...
+ Gợi ý cho trẻ làm bánh tét ( vì bánh tét cũng làm bằng những vật liệu như bánh chưng, chỉ khác ở hình thức : dạng khối trụ ... )
- Cho trẻ đem sản phẩm lên, cô lại hóa trang làm Vua Hùng để nhận xét sản phẩm của trẻ: Vua Hùng sẽ chọn bánh của bạn nào biết nói lên ý nghĩa của loại bánh mình làm ...
---- có thể chuyển sang hoạt động góc để trẻ có thể tiếp tục hoạt động theo cảm xúc ..
- Trẻ chơi trò chơi
Trẻ lắng nghe 
Trẻ lắng nghe cô đọc và giảng nội dung câu truyện
Trẻ trả lời
- Trẻ kể truyện theo cô 
III.Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: Vẽ tự do
TCVĐ: Trời nắng,trời mưa
Chơi tự do
 IV. Hoạt động góc
1- Góc XD: Xây vườn quả
2- Góc PV: Bán hoa quả
3- Góc học tập: Xem tranh, ảnh về chủ đề.
4- Góc nghệ thuật: Vẽ theo ý thích.
V. Vệ sinh ăn trưa
VI. Ngủ trưa- ăn chiều
VII. Hoạt động chiều
- Ôn các bài thơ đã học
- Chơi tự do
VIII.Vệ sinh trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Nhắc trẻ chào hỏi
 *******************************************
 Thứ 5 ngày 21 tháng 1 năm 2016
I.Đón trẻ,chơi tự do,điểm danh,thể dục sáng
II.Hoạt động học
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
 Tô màu hoa đào ,hoa mai
. Mục đích yêu cầu
1, Kiến thức
- Trẻ biết cầm bút và ngồi đúng tư thế sử dụng các kỹ năng tô màu đều trên giấy, tô không chờm ra ngoài
- Biết gọi tên và giữ gìn sản phẩm của mình sau khi tạo ra
2, Kỹ năng
- Rèn kỹ năng cầm bút ngồi đúng tư thế
- Rèn sự khéo léo của đôi tay, di màu đều trên giấy
3, Giáo dục
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm không bôi màu bẩn quần áo
* KQMĐ: Đa số trẻ đạt yêu cầu
. Chuẩn bị
- Tranh vẽ mẫu của cô: 2 tranh
- Tranh mẫu của trẻ
- Sáp màu, rổ
* Tích hợp: MTXQ
. Cách tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1 : Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ ngồi ngoan theo tổ
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm đang học
*HĐ2: Bài mới
a, Gây hứng thú vào bài
- Trong ngày tết truyền thông của dân tộc có những gì là không thể thiếu nào?
=> GD trẻ yêu quý ngày tết nguyên đán
b, Quan sát, đàm thoại
- Chúng mình cùng nhìn xem cô có gì đây nào?
- Bức tranh vẽ gì nào?có đẹp không?
- Trong bức tranh này có những gì nào?bạn nào lên chỉ và nói tên cho cô và các bạn cùng nghe nào
- Các con có thính có bức tranh đẹp như thế này không?
=> Cô chốt lại đặc điểm của bức tranh: Đây là bức tranh hoa đào ngày tết đấy, hoa đào có màu hồng đấy
- Các con có biết cô tô như thế nào để được bức tranh hoa đào t đẹp như thế này không? Bây giờ cô mời chúng mình cùng quan sát cô tô nhé
* Cô làm mẫu
- Cô ngồi tư thế ngay ngắn không cúi sát mặt vào giấy cô cầm bút bằng tay phải và bằng 3 ngón tay cô tô màu cho hoa đào, cô tô đều màu trên giấy và không tô chờm ra ngoài, tô xong cô để màu vào trong rổ như vậy đã có một bức tranh hoàn chỉnh rồi đấy
- Cô hỏi lại 1-2 trẻ cách thực hiện
- GD trẻ sau khi làm xong các con phải giữ gìn sản phẩm của mình thật cẩn thận để có bức tranh đẹp nhé
- Vậy hôm nay cô mời chúng mình cùng tô bức tranh hoa đào thật đẹp nào
* Trẻ thực hiện
- Cho trẻ thực hiện tô màu bánh trưng
- Cô gợi ý trẻ thực hiện giúp đỡ trẻ khi trẻ chưa thực hiện được
- Gợi ý trẻ thực hiện giống mẫu của cô
* HĐ3: Trưng bày sản phẩm
- Trẻ mang sản phẩm của mình lên giá trẻ tranh
- Cô công nhận sản phẩm của trẻ và hỏi trẻ
- Con thích bài của bạn nào?vì sao con thích
- Bạn tô được gì?
- Gọi trẻ có bài đẹp lên giới thiệu sản phẩm
- Con sử dụng kỹ năng gì?con tô như thế nào?
- Cô chốt lại cách thực hiện của trẻ và trao đổi cùng 2-3 trẻ khác
- Cô nhận xét chung
- Động viên khuyến khích trẻ có bài chưa tốt lần sau cố gắng khen ngợi những trẻ có bài đẹp
* Kết thúc
Trẻ làm bé ngoan giúp cô dọn đồ dùng
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên chỉ
- Vâng ạ
- Quan sát và lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ mang sản phẩm lên treo
- Trẻ trả lời
III.Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: Ném bóng rổ
TCVĐ: Trời nắng,trời mưa
Chơi tự do
 IV. Hoạt động góc
- Góc XD: Xây vườn hoa ngày tết
- Góc PV: Cửa hàng bánh kẹo
- Góc học tập: Xem tranh, ảnh về chủ đề.
- Góc nghệ thuật: Hát múa theo chủ đề.
- Góc tạo hình: tô màu hoa đào,hoa mai
V. Vệ sinh ăn trưa
VI. Ngủ trưa- ăn chiều
VII. Hoạt động chiều
- Ôn vận động bài mùa xuân đến rồi
- Chơi tự do
VIII.Vệ sinh trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
- Nhắc trẻ chào hỏi
 **************************************************
 Thứ 6 ngày 23 tháng 1 năm 2016
I.Đón trẻ,chơi tự do,điểm danh,thể dục sáng
II.Hoạt động học
 Lĩnh vực phát triển TC
 VĐCB: Bật qua vật cản 15- 20 cm
 TCVĐ: Ô tô và chim sẻ

File đính kèm:

  • docgiao_an_coppy.doc
Giáo Án Liên Quan