Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nghề nghiệp. Đề tài: Dạy vận động múa minh họa "Ba em là bộ đội hải quân". Trò chơi: Tai ai tinh - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Hồng Thắm
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ biết hát và múa bài: Ba em là bộ đội hải quân.
- Biết cách chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô
2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kĩ năng vận động minh họa theo giai điệu bài hát.
- Phát triển tai nghe, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ, hứng thú tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ biết yêu quý nghề bộ đội.
II. Chuẩn bị: * Chuẩn bị của cô: Máy tính, đàn organ
- Nhạc bài hát: Ba em là bộ đội hải quân, Cảm ơn chú bộ đội, Chú bộ đội, Múa đàn.
* Chuẩn bị của trẻ: Áo chú bộ đội.
GIÁO ÁN: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Chủ đề : Nghề nghiệp Hoạt động: Giáo dục âm nhạc Đề tài: NDTT: Dạy vận động múa minh họa: Ba em là bộ đội hải quân NDKH: Nghe hát: Cảm ơn chú bộ đội TCAN: Tai ai tinh Loại tiết: Đa số trẻ đã biết Độ tuổi: 3 - 4 tuổi Số trẻ: 20 – 25 trẻ Thời gian: 20 – 25 phút Ngày dạy: 30/ 11/ 2018 Người soạn và dạy: Vũ Thị Hồng Thắm Đơn vị: Trường mầm non Thanh Nê I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ biết hát và múa bài: Ba em là bộ đội hải quân. - Biết cách chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ kĩ năng vận động minh họa theo giai điệu bài hát. - Phát triển tai nghe, chú ý, ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Trẻ vui vẻ, hứng thú tham gia hoạt động - Giáo dục trẻ biết yêu quý nghề bộ đội . II. Chuẩn bị: * Chuẩn bị của cô: Máy tính, đàn organ - Nhạc bài hát: Ba em là bộ đội hải quân, Cảm ơn chú bộ đội, Chú bộ đội, Múa đàn. * Chuẩn bị của trẻ: Áo chú bộ đội . III. Tiến hành: Hoạt động của cô DK Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức. - Xúm xít, xúm xít. - Quanh cô,quanh cô - Cô nhận được lá thư, trò chuyện với trẻ về nội dung lá thư. Chú bộ đội muốn nghe một bài hát các con sẽ hát tặng chú bài hát gì? - 2-3 trẻ trả lời - Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác? - Nhạc sĩ Quỳnh Hợp. - Cô và trẻ cùng hát bài: “Ba em là bộ đội hải quân” - Trẻ hát cùng cô - Trò chuyện về nội dung bài hát - Chú bộ đội hải quân sẽ rất vui khi cô con mình vận - Trẻ vận động tự do theo động múa minh họa bài hát này đấy. nhạc 2. Nội dung chính: * Hoạt động 1: Dạy vận động múa minh họa: Ba em là bộ đội hải quân . + Cô vận động lần 1 cho trẻ xem kết hợp với nhạc - Trẻ quan sát cô tập + Cô vận động lần 2 phân tích từng động tác. - Động tác 1: “Con đi học với mẹ” Cô để tay lên vai, ghé người sang hai bên kết hợp với động tác nhún. - Động tác 2: “Ba giữ trời đảo xa, về nhà con cũng ngoan” Cô nắm tay một tay cao một tay thấp, để tay song song trước mặt và giậm chân tại chỗ. - Động tác 3: “Cả nhà thương ba lắm” Hai tay cô đan vào nhau để trước ngực và nhún. - Động tác 4: “Mẹ bảo ba đen cháy” Cô dùng hai ngón tay trỏ chỉ vào má kết hợp với động tác nhún. - Động tác 5: “Vì nắng gió Trường Sa” Cô đưa tay ở dưới lên cao rồi tỏa sang 2 bên kết hợp với động tác nhún. - Động tác 6: “Nhớ ba con xúng xính làm bộ đội hải quân” Giống động tác cũ, cô nắm hai tay tay cao tay thấp song song trước mặt và giậm chân tại chỗ. - Cô cho cả lớp múa lại từ đầu đến cuối bài (không nhạc). - Cô cho cả lớp múa + bật nhạc - Trẻ vận động - Từng tổ múa. - Trẻ vận động theo tổ, (Cô sửa sai động viên khuyến khích trẻ kịp thời) nhóm, cá nhân - Nhóm các bạn trai,bạn gái thể hiện. - Cá nhân thể hiện. * Giáo dục: Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều nghề - Trẻ lắng nghe cô nói và nghề nào cũng cao quý nhưng nghề bộ đội là một nghề vô cùng cao quý và thiêng liêng vì nhiệm vụ của các chú là giữu gìn hòa bình mang lại bình yên cho mọi người , công việc của các chú rất vất vả, các chú bộ đội lại còn chịu nhiều thiệt thòi vì phải xa ra đình xa người thân để bảo vệ tổ quốc, giữ bình yên cho đất nước. Cô mong rằng các con sẽ luôn cố gắng học hành chăm chỉ để trở thành những người có ích . Các con có đồng ý với cô không? * Hoạt động 2: Trò chơi “Tai ai tinh” - Bây giờ các con có muốn trở thành những chú bộ đội - Trẻ trả lời tí hon không? * Cách chơi: Các con sẽ bắt chước động tác của chú bộ - Trẻ lắng nghe cách chơi, đội theo hiệu lệnh của cô. Nhạc nhanh thì các con làm luật chơi nhanh, nhạc chậm thì các con làm chậm. * Luật chơi: Bạn nào làm không đúng thì sẽ phải nhảy lò cò. Trò chơi bắt buộc các con phải nghe nhạc thật là tinh. - Các con đã sẵn sàng chưa? - Trẻ chơi - Các chú bộ đội hành quân ngày đêm rất là vất vả,các con hành quân giống chú bộ đội nào.(trẻ nghe nhạc nhanh,chậm) - Bây giờ chúng mình cùng vác súng trên vai giống các chú bộ đội nào. - Ngoài hành quân và vác súng giỏi các chú bộ đội còn yêu văn nghệ nữa đấy,các chú đánh đàn rất giỏi. Các con hãy đánh đàn giống chú bộ đội nào. Các con vừa làm những chú bộ đội tí hon rất giỏi,cô khen lớp mình nào. * Hoạt động 3: Nghe hát: Cảm ơn chú bộ đội Cô giáo cũng muốn gửi gắm tình cảm của mình tới các chú bộ đội qua bài hát: “Cảm ơn chú bộ đội” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác. - Cô hát lần 1: Kết hợp nhạc - Trẻ lắng nghe cô hát - Giảng nội dung: Bài hát “Cảm ơn chú bộ đội” nói về nhiệm vụ của các chú bộ đội nơi biên cương, hải đảo xa xôi, dù công việc vất vả nhưng các chú vẫn ngày đêm canh giữ, bảo vệ đất nước, đem lại bình yên cho mọi người, để các con hàng ngày yên tâm đến trường đấy. - Các con có muốn gửi lời cảm ơn của mình tới các chú bộ đội cùng với cô không? - Cô hát lần 2: Trẻ hưởng ứng cùng cô. - Trẻ hưởng ứng cùng cô. 3. Kết thúc: - Các con ơi! Cô con mình cùng vui múa hát và hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để sau nay lớn lên sẽ khoác trên mình chiếc áo lính để bảo vệ tổ quốc bảo vệ quê hương. Các con có đồng ý với cô không nào . - Cô và trẻ VĐTN bài “Ba em là bộ đội hải quân” - Trẻ hát vận động ra ngoài.
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nghe_nghiep_de_tai_day_van_do.pdf