Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề nhánh 1: Tôi là ai?

I. Yêu cầu

- Trẻ biết một số đặc điểm riêng: Họ, tên, tuổi, giới tính, ngày sinh nhật và dáng vẻ bề ngoài.

- Phân biệt một số giống và khác nhau của bản thân so với bạn: tên, tuổi, giới tính, ngày sinh nhật, hình dáng bề ngoài, sở thích khả năng, người thân gần gũi.

- Biết đếm đến 2 trên cùng đối tượng( Bạn trai, bạn gái, đồ dùng đồ chơi ) và nói kết quả đếm.

- Biết thể hiện qua lời nói, những hiểu biết của bản thân.

- Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của bạn qua đó có những hành vi ứng xử phù hợp.

- Bước đầu có biể tượng về chữ cái.

- Đọc thuộc các bài ca dao, đồng dao.

- Biết thực hiện một số quy định ở lớp, ở nhà, nơi công cộng.

- Hào hứng mạnh dạn tham gia vào một số hoạt động rèn luyện thể lực, sức khỏe, kể chuyện, đọc thơ, múa hát

 

doc33 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề nhánh 1: Tôi là ai?, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ CHỦ ĐỀ
KẾ HOẠCH TUẦN 5
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI?
Thực hiện từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 5 tháng 10 năm 2018
I. Yêu cầu	
- Trẻ biết một số đặc điểm riêng: Họ, tên, tuổi, giới tính, ngày sinh nhật và dáng vẻ bề ngoài.
- Phân biệt một số giống và khác nhau của bản thân so với bạn: tên, tuổi, giới tính, ngày sinh nhật, hình dáng bề ngoài, sở thích khả năng, người thân gần gũi.
- Biết đếm đến 2 trên cùng đối tượng( Bạn trai, bạn gái, đồ dùng đồ chơi) và nói kết quả đếm.
- Biết thể hiện qua lời nói, những hiểu biết của bản thân.
- Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của bạn qua đó có những hành vi ứng xử phù hợp.
- Bước đầu có biể tượng về chữ cái.
- Đọc thuộc các bài ca dao, đồng dao.
- Biết thực hiện một số quy định ở lớp, ở nhà, nơi công cộng.
- Hào hứng mạnh dạn tham gia vào một số hoạt động rèn luyện thể lực, sức khỏe, kể chuyện, đọc thơ, múa hát
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh, sách báo theo chủ đề.
- Đất nặn, sáp màu, A4, giấy mầu, bảng, giẻ lau
- Đồ dùng đồ chơi bổ xung cho các góc.
- Băng đĩa nhạc các bài hát theo chủ đề.
- Bóng, phấn, sỏi, trò chơi dân gian
- Tranh truyện: Mỗi người một việc.
- Vòng, bóng, gậy thể dục.
- Một số nguyên vật liệu làm đồ chơi: Keo, kéo, xốp, bông, len, vỏ chai.
III. Nội dung hoạt động.
CÁC HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
ĐÓN TRẺ
TDBS
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Điểm danh – TDBS: 
* Khởi động: Cho trẻ đi theo các kiểu theo hiệu lệnh của cô: đi bằng gót bàn chân, mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm.. trên nền nhạc bài hát “Bạn có biết tên tôi” rồi về ba hàng ngang.
* Trọng động:
- ĐT hô hấp: Ngửi hoa.
- ĐT tay: 2: Hai tay đưa ra trước, lên cao
- ĐT lườn: 3: Nghiêng người sang 2 bên
- ĐT chân 4: Đứng co 1 chân.
- ĐT bật chụm và tách chân.
- Cô cho trẻ tập 4 lần 4 nhịp kết hợp với bài hát “Mừng sinh nhật”.
* Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng quanh sân tập với bài “Tìm bạn thân”.
2. HOẠT ĐỘNG HỌC
LVPTTC
VĐCB: Đi trong đường hẹp, nhảy qua mương.
LVPTNT
Khám phá khoa học :
LVPTTM
Tô màu :
Bé trai
Bé gái
LVPTNN
Truyện : Mỗi người một việc
LVPTTM
Hát ,vỗ tay : Mừng sinh nhật.
Nghe: Ru con
3. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát bạn trai và bạn gái trong lớp
Quan sát trang phục của bạn trai, bạn gái.
Quan sát cây xoài
TCVĐ: chìm nổi
Tìm hiểu về đồ dùng đồ chơi của bạn trai, bạn gái
Quan sát cây cau cảnh
TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
4. HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Tên góc chơi: 
a. Góc xây dựng: Xây khu nhà bé ở.
b.Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn
c. Góc nghệ thuật: Dán, tô màu các bộ phận cơ thể.
d.Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, in hình cây trên cát.
e. Góc xem tranh: Tranh ảnh về chủ đề bản thân.

II.Yêu cầu.
-Kiến thức: Trẻ có kĩ năng tại các góc chơi phù hợp với chủ đề theo sự hướng dẫn của cô. Biết nhận vai chơi và thể hiện một số hành động như vai đã nhận.
 Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng. Biết thỏa thuận chủ đề chơi, phân vai chơi theo sự gợi ý của cô.
- Kĩ năng: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây ngôi nhà bé ở.
 Hình thành và phát triển tinh thần tập thể, biết chia sẻ, đoàn kết, tôn trọng và nhường nhịn với các bạn cùng chơi.
 Biết sử dụng một cách khéo léo các kĩ năng đã học như dán, tô màu để tạo ra sản phẩm.
 Rèn cho trẻ có thói quen biết chăm sóc và bảo vệ cây
- Thái độ: Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn bè
+ yêu cầu: góc phân vai: Trẻ biết vào vai chơi, thể hiện được hành động của vai chơi.
III. Chuẩn bị.
- Góc xây dựng:
+ Nguyên vật liệu xây dựng: gạch, bộ lắp ghép, cổng 
+ Các loại cây, các loại hoa, thảm cỏ
- Góc phân vai:
+ Bộ đồ chơi nấu ăn.
+ Cửa hàng bán: các loại cây, hoa, các loại thực phẩm như: rau, củ, quả
- Góc nghệ thuật:
+ Tranh vẽ về cây chưa tô màu, sáp màu
+ Giấy A4, tranh các loại cây, lá cây, hồ dán, khăn lau
- Góc thiên nhiên:
+ Chậu cây, dụng cụ chăm sóc cây, khăn lau, chậu nước
+ Thùng cát. Các khuân hình cây xanh
- Góc xem tranh: 
+ Tranh ảnh về chủ đề bản thân.
IV. Hình thức tổ chức. 
1. Ổn định tổ chức.
 Xúm xít xúm xít
 Bên cô bên cô
Các con ơi! Hôm nay cô thấy bạn nào cũng ngoan, bạn nào cũng xinh và rất đáng yêu đấy. Cô có một bài hát rất hay nói về ngôi nhà thân yêu của chúng mình đấy.Thế các con có muốn thể hiện bài hát cùng cô không nào?
- Cô cùng trẻ hát bài: Nhà của tôi.
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát các con vừa hát nói về điều gì?
+ Vậy các con có yêu ngôi nhà của mình không nào?
Để giúp các con hiểu thêm về ngôi nhà mà các con đang ở có những điều gì thú vị gì. Hôm nay cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều các góc chơi thú vị đấy các con có thích chơi không nào? 
2. Nội dung
2.1. Giới thiệu góc chơi – thăm dò ý tưởng – hướng dẫn trẻ vào các góc chơi. 
Các con ơi! Hôm nay với chủ đề “Bản thân” cô có rất nhiều trò chơi hấp dẫn ở các góc chơi như là: Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, góc xem tranh, để các con thể hiện được những tình cảm của bản thân với gia đình của chúng mình đấy. Thế các con có thích chơi không?
+ Các con thích chơi ở góc chơi nào?
+ Ở góc xây dựng các con sẽ chơi gì? Những bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng để xây cho gia đình mình một ngôi nhà thật đẹp nào?
+ Còn góc nghệ thuật thì sao? Những bạn nào có đôi bàn tay khéo léo để làm nên những bức tranh đẹp về chủ đề bản thân như: Vẽ các bộ phân trên cơ thể hay quần áo của bé nào?
+ Còn ai thích bán hàng để cung cấp cho các bác thợ xây những cây giống trồng vào ngôi nhà thân yêu hay nấu những món ăn thật ngon để phục vụ cho các bác thợ xấy thì về góc phân vai nào?
+Còn những bạn nào thích trồng và chăm sóc cây thì về góc thiên nhiên nhé!
+ Bạn nào thích xem tranh để tìm hiểu về các bộ phân trên cơ thể của chúng mình nào?
+ Các con ơi? Các con đã nhận được góc chơi của mình chưa?
+ Thế trong khi chơi thì các con sẽ như thế nào?
À đúng rồi đấy, trong khi chơi các con phải đoàn kết, không được tranh giành đồ chơi của nhau, lấy và cất đồ chơi dùng đúng nơi quy định, các con nhớ chưa nào?
2.2.Trẻ chơi
Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng đi về góc chơi mà các con đã chọn để thỏa thuận vai chơi, phân công nhiệm vụ cho cùng thành viên và thống nhất cách chơi nhé.
- Cho trẻ bài hát “ Tìm bạn thân” trẻ về góc chơi. 
- Cô bao quát trẻ, gợi mở giúp trẻ thực hiện được ý tưởng chơi.
- Cô gợi mở hỏi trẻ, khuyến khích trẻ ở các góc chơi.
2.3. Nhận xét.
Cô đi đến từng góc chơi.
- Góc thiên nhiên:
Các bạn ơi! Các con chơi ở góc gì nào?
+ Hôm nay các con làm công việc gì ở góc chơi của mình nào?...
- Góc phân vai:
+ Các bạn cấp dưỡng hôm nay đã biết chế biến được những món ăn gì rồi?
Cô thấy các bạn chế biến những món ăn rất ngon. Vậy tí nữa chúng ta cùng mời các bạn xây dựng nghỉ trưa thưởng thức nhé.
+ Các cô bán hàng bán có đắt hàng không?
+ Các cô bán được những mặt hàng gì?...
- Góc nghệ thuật:
+ Các con đã vẽ được những bức tranh gì về các bộ phận trên cơ thể rồi?
Cô thấy các con rất là khéo tay đấy để tạo ra được những bức tranh rất là đẹp về các bộ phận trên cơ trể của chúng mình rồi đấy.
- Góc xem tranh:
+ Hôm nay các con đã chọn được những bức tranh gì?
- Góc xây dựng:
+ Các bác thợ xây hôm nay đã xây được công trình gì đây?
3. Kết thúc:
- Các con ơi! Thế là cô cháu mình đã cùng chung tay góp sức để xây lên một ngôi nhà với tất cả tình yêu và lòng kính trọng của mình đối với ngôi nhà mà các con đang sống. Vậy để ngôi nhà cuả chúng ta luôn sạch sẽ thì các con nhớ phải biết giữ gìn vệ sinh cho ngôi nhà của chún ta luôn sạch đẹp các con nhớ chưa nào? 
Và buổi chơi hôm nay cô thấy các bạn rất ngoan và nhập vai chơi tốt. Cô khen tất cả các con nào. 
- Đã hết thời gian rồi các con hãy nhẹ nhàng thu dọn đồ dùng đồ chơi lên góc gọn gàng nhé.
5. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chơi: Tìm bạn
Dạy trẻ giữ vệ sinh rửa mặt, rửa tay
Hát: Mừng sinh nhật
Làm quen với chữ cái a
Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần
KẾ HỌACH NGÀY
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2018
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài: Đi trong đường hẹp, nhảy qua mương
I. Yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết tên vận động “ Đi trong đường hẹp và nhảy qua mương”, đi và giữa đường không chạm vào vật hai bên đường, biết dùng sức, nhún bật chụm.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đi và bật chụm chân cho trẻ.
- Thái độ: Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động,
II. Chuẩn bị
- Đường đi, con suối.
- Đồ chơi trang phục bé trai, bé gái.
- Hai chiếc rổ to.
- Kiểm tra trang phục và sức khỏe của trẻ trước khi hoạt động.
III. Hình thức tổ chức
1. Ổn định tổ chức
Các bé ơi! Lại đây với cô nào? Các bé ngoan hãy cùng cô hát vang bài hát nhé!
- Trẻ hát cùng cô bài hát: Mừng sinh nhật
+ Các bé vừa cùng cô hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về ngày gì?
Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng có một ngày sinh nhật. và ngày đó là ngày chúng ta được sinh ra. Và bạn búp bê nói với cô hôm nay là sinh nhật của bạn ấy. Bạn ấy mời cô cháu mình cùng đến dự sinh nhật của bạn ấy đấy. Các bé có muốn đến dự sinh nhật của bạn búp bê không nào?
+ Muốn có một sức khỏe tốt đến dự sinh nhật bạn ấy thì chúng ta cần phải làm gì?
Để có một cơ thể khỏe mạnh trước tiên cô cháu mình cùng nhau khởi động nhé.
2. Nội dung .
2.1 Hoạt động 1: Khởi động.
 Cho trẻ đi theo hiệu lệnh của cô. Đi nhanh, chậm, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm trên nền nhạc bài: Cái mũi.
- Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang
2.2 Hoạt động2: Trọng động.
+ Qua phần khỏi động các bé đã thấy cơ thể khỏe mạnh hơn chưa nào? Vậy hãy cùng cô tập thể dục nhé.
a. Bài tập phát triển chung:
- ĐT tay: 2: Hai tay đưa ra trước, lên cao
- ĐT chân 4: Đứng co 1 chân.
- ĐT lườn: 3: Nghiêng người sang 2 bên
- ĐT bật chụm và tách chân.
- Tập theo nhịp bài hát “tìm bạn thân”.
b. VĐCB: Đi trong đường hẹp, nhảy qua mương.
Vừa rồi cô thấy lớp mình tập thật đều và đẹp rồi các bé đã sẵn sàng đi dự sinh nhật bạn búp bê chưa nào? 
Để đến được nhà bạn búp bê cô cháu mình cùng nhau đi qua một con đường hẹp.
+ Bạn nào có ý tưởng gì với những con đường này nào?
- Cô mời bạn A, B lên nêu ý tưởng của mình nào. Cô thấy các bạn đã đưa ra những ý tưởng rất là thú vị. Cô đưa ra ý tưởng chung đó là “ Đi trong đường hẹp, nhảy qua mương”. Để thực hiện được ý tưởng này các con chú ý xem cô làm mẫu nhé.
+ Cô làm mẫu lần 1: làm nhanh cho trẻ xem.
+ Cô làm mẫu lần 2: vừa làm vừa phân tích vận động.
Từ đầu hàng cô đi đến trước vạch xuất phát, cô đứng tự nhiên 2 mũi chân sát mép vach xuất phát, đầu và lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước. Khi có hiệu lệnh “đi” cô đi nhẹ nhàng vào giữa đường không chạm vào vạch hai bên đường, cô đi kết hợp chân nọ tay kia. Đi hết đoạn đường hẹp cô đứng trước một con mương 2 chân chụm, 2 tay chống hông, mắt nhìn về phía trước. Khi có hiệu lệnh “ bật” cô khụy gối dồn sức vào 2 chân bật mạnh về phía trước qua con mương và tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân trên. Khi đã bật qua con mương cô từ từ đi về cuối hàng đứng cho bạn khác lên thực hiện.
+ Cô vừa thực hiện vận động gì? Bạn nào giỏi lên thực hiện cho cô và các bạn xem nào?
- Gọi 2 trẻ lên thực hiện. Khen động viên trẻ.
- Cô và các bạn nhận xét, sửa sai nếu có.
+ Trẻ thực hiện.
- Lần 1: Cho lần lượt các trẻ lên thực hiện.
+ Cô quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện và sửa sai cho trẻ.
+ Khen động viên trẻ.
- Lần hai: Cô cho hai đội thi đua. Yêu cầu của cô là đội số 1 hãy đi trong đường hẹp nhảy qua mương lên đây chọn cho đội mình trang phục của bạn trai và bỏ vào rổ của đội mình. Còn đội số 2 hãy lên đi trong đường hẹp và chọn cho đội mình trang phục của bạn gái và bỏ vào rổ của đội mình. Thời gian dành cho 2 đội là một bản nhạc kết thúc bản nhạc đội nào đi nhanh chọn đúng yêu cầu của cô thì đội đó sẽ dành chiến thắng.
+ Cô quan sát, hướng dẫn trẻ, sửa sai cho trẻ
+ Cô cùng trẻ nhận xét khen ngợi trẻ.
- Củng cố:
 + Các con vừa tập vận động gì? 
 + Cho 1 trẻ tập tốt lên tập lại 1 lần.
2.3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng vừa hát bài: Mừng sinh nhật.
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét buổi học và cho trẻ ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Quan sát : Bạn trai và bạn gái.
 TCVĐ : Mèo đuổi chuột.
 Chơi tự do: Trẻ chơi theo 4 nhóm
I. Yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ được dạo chơi ngoài trời được tắm nắng, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
 Biết được sự giống khác về hình dáng của một bạn trai và bạn gái.
 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Kĩ năng: Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Bi, lịt, phấn, lá, sỏi, que, hột hạt, cát, đất bùn dẻo, trò chơi dân gian.
- Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ, có bóng mát.
- Bài đồng dao Mèo đuổi chuột. Băng đĩa nhạc có bài: Tìm bạn thân
III. Hình thức tổ chức
1: Ổn định tổ chức
Các con ơi! Hôm nay ngoài trời thật đẹp cô muốn ra ngoài sân dạo chơi các con có muốn đi cùng cô không?
- Trước khi bắt đầu buổi dạo chơi cô xin hỏi hôm nay có bạn nào bị ốm hay bị đau tay đau chân không nào?
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Trò chơi tập thể “ Mèo đuổi chuột”
Để thưởng cho các bé đã học rất ngoan cô có một trò chơi thú vị dành tặng cho các bé đó là trò chơi “ Mèo đuổi chuột” các bé cùng chơi nhé! Để chơi được trò chơi các bé cùng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi nhé! 
+ Cách chơi: Bây giờ các bé xếp thành vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Cố sẽ chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt. 
- Cho trẻ chơi cùng cô 3 - 4 lần. Cô nhận xét, khen động viên trẻ sau mỗi lần chơi.
Còn bây giờ cô mời các bé hãy ngồi xuống cùng cô khám phá những điều thú vị nhé.
2.2. Hoạt động 2: Quan sát – đoàn thoại.
+ Các con lớp mình hôm nay các bạn đi học có ngoan không? 
+ Trong lớp mình bạn gái nào xinh nhất? Tại sao con biết đây là 1 bạn nữ? 
+ Bạn có đặc điểm gì? Tóc bạn như thế nào? 
+ Dài hay ngắn? Bạn thường mặc gì?
+ Hôm nay bạn mặc váy mầu gì?
+ Bạn đi dầy hay đi dép?
+ Dép của bạn mầu gì? Họ tên của bạn là gì?
+ Giọng nói của bạn như thế nào? 
+ Trong lớp mình ngoài bạn Quỳnh ra còn bạn nào là bạn nữ ?
+ Con đã biết hoa hậu lớp mình thế còn các bạn Nam thì sao?
+ Bạn nào đẹp trai nhất? Bạn sinh nhật ngày nào? 
+ Sở thích là gì? Tóc bạn như thế nào? 
+ Giầy dép và trang phục của bạn Nam ra sao?
+ Các bạn trai ơi đối với các bạn nữ chúng mình phải như thế nào?
Chúng mình là bạn cùng lớp phải biết yêu thương nhường nhịn nhau, không tranh dành đồ chơi của nha, chơi vui vẻ đoàn kết nhé. Các bé có đồng ý với cô không nào?
2.3. Hoạt động 3: Trò chơi tự do.
Các con ơi trên sân trường của chúng mình còn có rất nhiều đồ chơi đẹp và thú vị nữa đấy, cô cháu mình cùng chơi nào!
- Trẻ chọn đồ chơi theo ý thích.
- Cô hướng dẫn cho trẻ có cùng đồ chơi về chơi chung một nhóm.
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét các nhóm chơi.
- Khen động viên trẻ, nhắc nhở trẻ cất dọn đồ dùng để vào nơi quy định
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chơi: Tìm bạn
I. Yêu cầu
- Trẻ nhận biết được đặc điểm, dáng vẻ bề ngoài và sở thích cá nhân người khác.
- Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô.
II. Cách chơi
- Cô cho trẻ ngồi hoặc đứng thành vòng tròn sao cho tất cả đều nhìn thấy nhau. Trẻ quan sát dáng vẻ bề ngoài, trang phụccủa bản thân và các bạn.
- Sau đó cô quay lưng lại và miêu tả đặc điểm của một trẻ nào đó. Trẻ tìm bạn cô đang miêu tả và dẫn bạn đó đến chỗ cô.
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Khen động viên khích lệ trẻ.
NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
Nội dung tích hợp:
Âm nhạc: “Hoa bé ngoan”, “Cả tuần đều ngoan”.
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết tiêu chuẩn bé ngoan, biết nhận xét về mình về bạn.
- Rèn kỹ năng hội thoại, phê và tự phê.
- Trẻ nắm bắt được tiêu chuẩn bé ngoan. Biết nhận xét, bình bầu dựa vào tiêu chuẩn.
II. Chuẩn bị
- Cờ, bảng bé ngoan.
- Băng đĩa nhạc bài hát: cả tuần đều ngoan
III. Hình thức tổ chức
1. Ổn định tổ chức và gây hứng thú:
- Trẻ hát bài " Hoa bé ngoan"
- Cô cùng trẻ trò chuyện về trường mầm non thân yêu của bé và các bạn trong lớp.
2. Nội dung:
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan sau đó cho trẻ nhắc lại.
- Cho trẻ nhận xét cá nhân, cô bổ sung.
- Cô nhận xét chung.
- Cô tổ chức cho trẻ cắm cờ.
- Kết thúc: Cô nhận xét đánh giá những trẻ chưa ngoan, cần cố gắng trong những ngày tới. 
- Cô cho cả lớp hát bài: Cả tuần đều ngoan.
+ Trả trẻ.
Đánh giá trẻ cuối ngày
.
..
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2018
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Khám phá khoa hoc : Tìm hiểu về các giác quan của bé
I. Yêu cầu
- Kiến thức : Trẻ biết tên các bộ phận trên khuân mặt và công dụng của các bộ phận đó.
 Trẻ biết cần giữ vệ sinh cho các bộ phận của cơ thể.
- Kỹ năng : Phát triển ngôn ngữ của trẻ qua giao tiếp, trẻ nói chuẩn câu, từ. 
 Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Thái độ : Tích cực tham gia vào các hoạt động của cô
II. Chuẩn bị
- Ti vi đầu đĩa phục vụ các hoạt động.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
- Bài hát “ tìm bạn thân”
- Gương soi, tranh khuân mặt bạn trai, bạn gái.
- Tranh, hình ảnh bé cười, bé khóc.
III. Tiến hành
1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ chơi trời sáng, trời tối: Cô đưa ra một chiếc gương soi và hỏi trẻ
+ Đố các bé biết cô có gì đây?
+ Bé nào lên soi gương?
- Cô gọi 1 - 2 trẻ lên soi gương.
+ Khi soi gương bé nhìn thấy gì?
+ Bé có mấy cái mắt?
- Cho trẻ đếm 1, 2 cái mắt. 
Ngoài mắt ra bé còn có mũi, mồm, tai nữa này.
Các bé biết không khi nhìn trong gương bé thấy có hai con mắt long lanh, 1 cái mũi nhỏ nhắn và một cái miệng xinh sắn. Khi cháu vui buồn, dận dữtất cả đều hiện lên trên khuân mặt.
Ngay bây giờ các bé cùng cô tìm hiểu kỹ hơn về các bộ phận trên khuân mặt này nhé.
- Cho trẻ hát bài “ Cái mũi” về chỗ ngồi.
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Trên mặt bé có gì?
* Mắt của bé.
+ Bé nào lên soi gương?
- Cô gọi 1 trẻ lên soi gương.
+ Khi soi gương bé nhìn vào đôi mắt bé thấy trong mắt có gì?
+ Con có thấy hai hòn bi tròn soe trong mắt không nào?
Hai hòn bi tròn soe đó là con ngươi của mắt đấy. Con ngươi trong mắt có màu đen.
+ Trên mắt bé còn có gì? Lông mày
+ Ở xung quanh mắt có gì? Lông my
Cô nói và chỉ vào bức tranh khuân mặt bé và nói lông mày, lông my có tác dụng gíup cho bụi bẩn không bay vào mắt bé đấy.
+ Mắt bé có tác dụng gì?
+ Cùng đếm xem có mấy mắt? trẻ đếm 1,2 mắt
 Các bé cùng làm theo cô: Đưa tay lên sờ vào mũi.
* Mũi của bé.
+ Các bé đang sờ tay lên bộ phận gì?
À đúng rồi đây là cái mũi, cái mũi nằm ở giữa khuân mặt của chúng ta.
+ Cái mũi có gì đây?
+ Có mấy lỗ mũi? Trẻ đếm 1,2 lỗ mũi
+ Mũi bé dùng để làm gì?
Để mũi luôn sạch bé không được ngoáy mũi mạnh hoặc đút vật gì đó vào mũi các bé nhớ chưa nào?
* Miệng của bé.
+ Bên dưới mũi là cái gì đây?
+ Cái miệng cười lúc bé như thế nào? Bé vui
+ Miệng mếu lúc bé như thế nào? Bé khóc, bé buồn
+ Phía trong miệng bé có gì?
+ Cái miệng giúp bé làm gì? Để ăn, uống, nói điều hay.
* Tai của bé.
- Cô gõ có tiếng kêu phát ra.
+ Cháu có nghe thấy tiếng gì không?
+ Nhờ đâu mà cháu nghe thấy? đôi tai
+ Cùng đếm xem có mấy cái tai? Trẻ đếm 1,2 cái tai
+ Tai bé dùng để làm gì?
Các bé à nhờ có đôi tai mà bé nghe thấy tiếng dạy bảo của cha mẹ, cô giáo . và tiếng cười nói của bạn bè đấy.
+ Hôm nay các bé cùng cô tìm hiểu về những bộ phận gì?
 + Muốn cho các bộ phận đó luôn sach sẽ thì chúng mình phải làm gì?
+ Chúng mình dùng nguồn nước gì để rửa mặt? 
+ Nếu không có nước con người sẽ như thế nào?
+ Chúng mình thấy nước có quan trọng và cần thiết với con người không?
Trên khuân mặt bé có các bộ phận như mắt,mũi, mồm, tai. Mắt giúp các bé nhìn mọi vật, mũi để ngửi, miệng để nói điều hay và tai để nghe. Bé nhớ luôn phải biết giữ gìn vê sinh sạch sẽ cho ác bộ phận, hằng ngày bé tắm gội sạch sẽ. bé nhớ chưa nào?
Nào hãy cùng cô tập đánh răng, rửa mặt nhé.
3. Kết thúc
- Cho trẻ tập vận động qua bài hát: Vui đến trường
- Trẻ hát vận động đi ra
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát trang phục bạn trai, bạn gái
TCVĐ: Vòng tròn sô cô la
Chơi tự do : Trẻ chơi theo 4 nhóm
I. Yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết đặc điểm, chất liệu trang phục của bạn nam và bạn nữ.
 Trẻ được dạo chơi ngoài trời, được tắm nắng, thỏa mãn nhu cầu vui chơi.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng tập chung chú ý ghi nh

File đính kèm:

  • docLop 3 tuoi_12933119.doc
Giáo Án Liên Quan