Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhánh: Một số loại rau
- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ.
- Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của cô và trẻ ở lớp, trò chuyện về các loại rau
- Chơi với đồ chơi ở lớp
- Thể dục sáng: tập với bông tua, theo nhạc bài “Bé đón tết sang”.
- Tay: 2 tay sang ngang, gập khủy tay để lên vai
- Bụng: 2 tay đưa thẳng lên trời nghiêng sang 2 bên
- Chân: hai tay cầm bông tua sang ngang, khuỵu gối đưa tay về phía trước, đổi bên.
- Bật: 2 tay cầm bông tua bật tách khép chân
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 4 (Thực hiện 1 tuần: từ 9/1 đến 13/1/2016) Phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội: Góc xây dựng: Xây vườn rau của bé. Góc phân vai: Bán các loại rau củ Góc nghệ thuật: Hát những bài hát về chủ đề, chơi với dụng cụ âm nhạc. Góc thư viện: Xem sách, tranh ảnh về chủ đề. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây. Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ. MỘT SỐ LOẠI RAU GDPT ngôn ngữ: Truyện: “Hạt giống nhỏ” Biết trò chuyện cùng cô về nội dung câu chuyện GDPT nhận thức: Làm quen một số loại rau. Thêm bớt trong phạm vi 4. GDPT thẩm mỹ: ÂN: Bầu và bí GDPT thể chất Ném trúng đích thẳng đứng Chơi các đồ chơi trong trường Rèn luyện và phát triển vận động như: tô màu các loại rau. Giáo dục c/c biết rửa tay trước khi ăn, nhớ khóa nước sau khi vệ sinh xong. KẾ HOẠCH TUẦN 4 Ngày Hoạt động Thứ hai (9-1) Thứ ba (10-1) Thứ tư (11-1) Thứ năm (12-1) Thứ sáu (13-1) Đón trẻ, thể dục sáng Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của cô và trẻ ở lớp, trò chuyện về các loại rau Chơi với đồ chơi ở lớp Thể dục sáng: tập với bông tua, theo nhạc bài “Bé đón tết sang”. Tay: 2 tay sang ngang, gập khủy tay để lên vai Bụng: 2 tay đưa thẳng lên trời nghiêng sang 2 bên Chân: hai tay cầm bông tua sang ngang, khuỵu gối đưa tay về phía trước, đổi bên. Bật: 2 tay cầm bông tua bật tách khép chân Hoạt động có chủ đích *GDPTNT: Tìm hiểu về một số loại rau *GDPTTM: ÂN: Bầu và bí. NH: Vườn cây của ba . TC: Ai nhanh nhất *GDPTTC: Ném trúng đích thẳng đứng. *GDPTNT Truyện: Hạt giống nhỏ *GDPTNT: Thêm bớt trong phạm vi 4. Hoạt động ngoài trời Dạo chơi sân trường, quan sát và trò chuyện về một số loại rau trong trường. Nhặt cành cây khô, lá khô, nhổ cỏ cho cây. TCDG+ TCVĐ: Lộn cầu vồng, cây nào quả ấy, chạy tiếp sức,kéo co... Chơi tự do: Với đồ chơi ở sân trường GD: Bé rửa tay vào lớp, giữ gìn lớp sạch sẽ Hoạt động góc * Cô giới thiệu chủ đề chơi “một số loại rau”, tên các góc chơi, nội dung các góc chơi và đàm thoại cùng trẻ, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi chơi. 1. Góc xây dựng( Góc chơi chính): Xây vườn rau của bé - Biết xếp gạch, hộp sữa nối tiếp nhau làm vườn rau nhà bé. -Trẻ nhanh nhẹn khi thực hiện, sắp xếp mô hình hợp lí - Biết phối hợp với bạn cùng làm, thể hiện vai chơi b. Chuẩn bị: - Các vật liệu xây dựng như: gạch bằng hộp sữa, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh, cây rau, cây hoa... - Một số cây xanh, hoa, rau và 1 số bằng nguyên vật liệu mở : hộp sữa, đá, nắp chai. c. Tiến hành: * Thỏa thuận trước khi chơi: Hát, minh họa “Em ra vườn rau” Cô giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi và cho trẻ chọn vai chơi. * Quá trình chơi: Trẻ thỏa thuận vào góc chơi và tiến hành chơi. Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ để chơi chung Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ. * Nhận xét sau khi chơi: Cô đến từng góc chơi nhận xét và tập trung trẻ lại để nhận xét góc chơi chính. 2. Đóng vai Chơi: Đóng vai người bán hàng... Đầu bếp nấu ăn. 3. Học tập Vẽ, tô màu 1 số tranh ảnh về một số loại rau. 4. Thư viện Xem tranh truyện về chủ đề 5. Âm nhạc Hát, đọc thơ, vè về một số loại rau. 6. Thiên nhiên Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây ở góc thiên nhiên. Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ Hoạt động chiều Dạy trẻ hát: “ Bầu và bí”. Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc bảo vệ các loại rau, củ. Không ngắt lá bẻ cành Ném trúng đích thẳng đứng. GD trẻ biết lợi ích của rau. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh Kể cho trẻ nghe truyện “Hạt giống nhỏ”. GD trẻ biết yêu quý người trồng rau củ. Không nghịch phá dẵm lên rau. Cho trẻ thêm bớt trong phạm vi 4. Giáo dục trẻ ngoan ngoãn trong giờ học, biết yêu quý sản phẩm của mình. Cho trẻ hát đọc thơ về chủ đề. Gd trẻ chơi đoàn kết với các bạn Cho trẻ chơi ở các góc. Nêu gương trả trẻ Thứ2 2/1/2016 LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOẠI RAU I/ YÊU CẦU: Trẻ nhận biết và gọi đúng tên một số loại rau, củ quen thuộc. Trẻ biết nhận xét những đặc điểm rõ nét hình dáng, cấu tạo, màu sắc của một số loại rau quen thuộc, biết lợi ích của rau. Trẻ có kỹ năng so sánh, nhận xét được những điểm giống nhau và khác nhau rõ nét (hình dạng, cấu tạo, màu sắc) của 2 loại rau,củ . Và biết ích lợi của các rau. Rèn kỹ năng quan sát, trả lời rõ ràng, ghi nhớ có chủ định. Giáo dục trẻ biết ích lợi của các loại rau đối với đời sống con người: cung cấp vitamin,chất sơ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, làm da dẻ hồng hào, mau lớn, chống bệnh tật, nên ăn nhiều rau và biết ơn người trồng rau, biết bảo vệ chăm sóc cây. II/ CHUẨN BỊ: Power point hình ảnh 1 số loại rau: Mô hình các loại rau Hình lô tô các loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả đủ cho mỗi trẻ TH: Giáo dục thẫm mỹ III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Tham quan siêu thị Các con ơi! Sắp đến tết rồi đấy hôm nay cô con mình cùng đi siêu thị sắm đồ chuẩn bị cho bữa tiệc liên hoan nhé! Đã đến siêu thị rồi các con nhìn xem siêu thị bày bán những gì nhỉ? Đúng rồi có rất nhiều các loại rau quả khác nhau cô con mình cùng mua về nào. Cô con mình mua xong rồi bây giờ chúng mình cùng về thôi. Trong siêu thị có rất nhiều loại rau, mỗi loại rau mang một hình dáng, màu sắc, khác nhau. Hôm nay chúng mình sẽ tìm hiểu về một số loại rau nhé! HOẠT ĐỘNG 2: “Tìm hiểu về một số loại rau” * Rau bắp cải: C/c con nhìn xem cô có gì đây? Cô vừa mua được rau bắp cải ở trong siêu thị đấy. Ai nhận xét về rau bắp cải: + Lá bắp cải như thế nào ? + Các lớp lá được cấu tạo thế nào? Màu sắc của lá ra sao? + Rau bắp cải có hình dạng gì? Để hiểu hơn về lá của rau bắp cải các con cùng chú ý lên cùng cô xem bên trong lá cải bắp như thế nào. Cô tách lá bắp cải ra và hỏi trẻ: => Đúng rồi rau bắp cải có lá to tròn. Lá rau bắp cải to ở ngoài, lá rau bắp cải nhỏ ở trong. Lá ngoài xanh đậm lá trong xanh hơi trắng. Nhiều lá, xếp vòng quanh cuộn tròn lại tạo thành cây rau bắp cải. Khi ăn chỉ lấy phần lá non để ăn. Cô đố c/c biết rau cải bắp được chế biến thành những món ăn nào? + Trước khi chế biến thành món ăn cần phải làm gì? Cô chốt lại: Rau bắp cải được chế biến thành những món xào, luộc, nấu canh trong các bữa ăn hằng ngày. Trước khi chế biến thành món ăn cần phải rửa sạch các bụi bẩn trên rau để không phải bị đau bụng khi ăn. * Củ su hào. Để xem cô có rau gì nữa đây? Cho trẻ nhận xét về củ su hào? Có ai nhận xét về lá, củ su hào? Khi ăn su hào chúng ta chỉ ăn phần củ ở cuối thân cây. Củ su hào thuộc loại rau ăn gì? => Su hào thuộc nhóm rau ăn củ. Ngoài củ su hào ra còn có rau gì thuộc nhóm rau ăn củ? Rau ăn củ cung cấp gì cho cơ thể ? =>Rau ăn củ còn cung cấp chất xơ giúp cho cơ thể tiêu hoá tốt. Thường thì rau ăn củ thì cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng nhưng củ khoai tây chủ yếu cung cấp chất bột đường. *Quả cà chua. Cô có rau gì nữa đây? Cô đưa quả cà chua (thật) ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ : ai có nhận xét gì về quả cà chua? Con thấy quả cà chua thế nào? (màu sắc, hình dáng) Khi nào quả cà chua có màu đỏ Khi ăn c/c có ăn quả cà chua xanh không ? Để hiểu rõ hơn về quả cà chua,các con xem bên trong quả cà chua có gì ? (Cô bổ đôi quả cà chua cho trẻ quan sát). Các con được ăn những món gì được chế biến từ quả cà chua : Ngoài quả cà chua, còn có rau gì thuộc nhóm rau ăn quả nữa ? => Các loại quả cô và các con vừa nói là thuộc nhóm rau ăn quả vì khi ăn, chúng mình ăn phần quả Giáo dục : Các con ơi! Tất cả các rau, củ trên đều cần thiết cho cuộc sống và rất có ích cho mọi người. Trong các loại rau, củ chứa nhiều vitamin rất bổ dưỡng, ăn nhiều loại rau còn giúp chúng ta có làn da đẹp, c/c nhớ phải ăn mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh nhé! Cho trẻ chơi “trời tối trời sáng”(rau bắp cải, quả cà chua, củ su hào và 1 số loại rau khác) Các con hãy nhìn xem cô có những loại rau gì đây nhỉ? Các con hãy quan sát kỹ xem rau gì biến mất nhé! Còn lại rau gì? Các con hãy quan sát xem 2 loại rau này có gì giống và khác nhau? + Giống nhau: đều thuộc họ nhà rau, và đều dùng để nấu canh,xào. + Khác nhau: rau bắp cải thuộc rau ăn lá có màu xanh, quả cà chua thuộc rau ăn quả có màu đỏ. Ngoài các loại rau, cô vừa cho các tìm hiểu còn có rất nhiều các rau khác nữa đấy! Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? Đúng rồi trong cuộc sống hàng ngày các con còn được ăn rất nhiều các loại rau khác nữa. Cô kết hợp giới thiệu hình ảnh các loại rau lên màn hình (cô cho trẻ quan sát trên màn hình) *Trò chơi củng cố: Cô thấy các con học rất giỏi nên cô sẽ cho các con chơi trò chơi có tên là“ nói nhanh” Cho trẻ chơi các lô tô về 1 số loại rau Cô nói đến trẻ giơ hình ảnh và nói tên Cô nói tên trẻ giơ hình ảnh nói đặc điểm. HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi: “Ai nhanh hơn” Hôm nay cô thấy c/c học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi có tên là “Ai nhanh hơn” Cách chơi: Trên đây cô có rất nhiều rau, củ, quả. Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội: Đội 1 chọn các loại rau ăn lá. Đội 2 chọn các loại rau ăn củ. Đội 3 chọn các loại rau ăn quả. Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu các con sẽ chạy lên chọn rau, củ, quả đem về để vào rổ của đội mình đội nào đem về cho đội mình được nhiều rau, củ, quả hơn đội đó sẽ chiến thắng. Nên nhớ mỗi lần lên các con chỉ được chọn 1 loại rau thôi nhé. Thời gian chơi sẽ được tính bằng 1 bản nhạc Trẻ chơi 1-2 lần Cô nhận xét KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương. Trẻ lắng nghe Các loại rau, quả Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Dạ! Rau bắp cải Trẻ lắng nghe Lá to tròn Lá to ở ngoài lá nhỏ ở trong. Lá ngoài xanh đậm lá trong xanh hơi trắng. Dạng tròn Trẻ lắng nghe Trẻ chú ý lên cô Món xào, nấu canh. Rửa sạch Trẻ lắng nghe Củ su hào Trẻ trả lời theo hiểu biết Trẻ lắng nghe Rau ăn củ Trẻ lắng nghe Vitamin Trẻ lắng nghe Quả cà chua Trẻ chú ý quan sát Màu đỏ, tròn Khi chín Dạ không Trẻ chú ý quan sát món canh chua Trẻ trả lời theo hiểu biết Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ chơi Rau bắp cải, quả cà chua, củ su hào Củ su hào Rau bắp cải, quả cà chua Trẻ chú ý quan sát và trả lời theo hiểu biết Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ kể Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ chơi Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ chơi Trẻ lắng nghe nhận xét Thứ 3 3/1/2016 LĨNH VỰC: GDPT THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG: BẦU VÀ BÍ TT: VẬN ĐỘNG MINH HỌA NH: VƯỜN CÂY CỦA BA TC: AI NHANH NHẤT I/ YÊU CẦU: Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung, nhớ tên bài hát, tên tác giả. Biết vận động đúng giai điệu của bài hát “bầu và bí”. Trẻ biết cách chơi trò chơi “ai nhanh nhất” Rèn kỹ năng vận động đúng giai điệu bài hát, chú ý lắng nghe khi chơi. Giáo dục trẻ không bẻ cành, không hái quả non và biết ăn nhiều loại rau quả có vitamin cần thiết cho sức khỏe. II/ CHUẨN BỊ : Nhạc bài hát: “bầu và bí” “Vườn cây của ba”, “tết đến rồi”, Trò chơi: Ai nhanh nhất . 4 cái vòng Lớp học sạch sẽ thoáng mát III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: trò chuyện cùng trẻ: Cho trẻ đi tham quan vườn rau Cô đố các con biết đây là quả gì vậy con ? Còn đây nữa? Các con có nhận xét gì về giàn bầu, giàn bí này không? Các con biết không sự khắng khích của bầu, bí đã được đưa vào thơ ca và được phổ nhạc lại thành bài hát. Vậy c/c đã học bài hát nào nói về quả bầu, quả bí? Đúng rồi đó là bài hát bầu và bí nhạc và lời của tác giả Phạm Tuyên Các con thuộc bài hát này chưa? Bây giờ cô và các con cùng hát nha. Cho trẻ hát 2-3 lần C/c ơi bầu và bí tuy rằng khác giống nhưng cùng sống chung trên một giàn. C/c cũng vậy, c/c cũng phải biết yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ nhau c/c nhớ chưa? HOẠT ĐỘNG 2: Vận động minh họa Các con ơi! Để bài hát được hay hơn nữa, cô sẽ hướng dẫn cho các con cùng tập những động tác minh họa nhé! Cô làm mẫu lần 1: Lần 2 kết hợp giải thích: + Câu 1: “Trái bầu xanh, trái bí xanh”, c/c đưa 1 tay từ dưới lên ngang tầm mắt, lòng bàn tay ngửa, đồng thời bước chân sang ngang nhún theo nhịp. Sau đó đổi bên và làm như trên + Câu 2: “Theo gió trong lành, cất tiếng hát vui chung”: hai tay c/c đưa lên cao nghiêng người sang hai bên kết hợp nhún chân. + Câu 3: “Bầu ơi thương... chung một giàn”: hai tay lần lượt bắt chéo trước ngực, nghiêng người sang hai bên và nhún theo nhịp, đến chữ “chung một giàn” hai tay c/c đưa lên cao rồi bung ra hai bên. + Câu 4: thực hiện động tác giống câu 3 Lần 3: Cô thực hiện trọn vẹn động tác Mời lớp thực hiện 2-3 lần Mời tổ, nhóm, cá nhân thực hiện (cô sửa sai) Lớp thực hiện lại lần cuối HOẠT ĐỘNG 3: Nghe hát: “Vườn cây của ba” Hôm nay cô thấy các con ngoan và học giỏi nên cô đã chuẩn bị bài hát rất hay hát tặng lớp mình ,đó là bài “Vườn cây của ba” của tác giả Phan Nhân. Chúng mình cùng lăng nghe nhé! Lần 1: Cô hát với nhạc + giải thích nội dung bài hát Cô vừa hát bài hát gì? Của tác giả nào? Bài hát nói về gì vậy lớp mình? "Vườn cây của ba” trồng toàn cây xấu xí, vỏ xù xì lại có gai, nhưng cây sống lâu và cho quả bốn mùa”. Giáo dục trẻ ăn nhiều các loại rau quả bổ sung vitamin và chất khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh và thông minh. Để cảm nhận được giai điệu bài hát các con cùng lắng nghe cô hát lần nữa nhé! Hát lần 2+ minh họa, khuyến khích trẻ hưởng ứng theo cô. HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi: “Ai nhanh nhất” Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi đó là trò chơi “Ai nhanh nhất” Cách chơi như sau Các con đứng thành vòng tròn, dưới đây cô có đặt 4 cái vòng và 5 bạn chơi, vừa đi vừa hát khi cô vỗ xắc xô nhanh các con nhanh chóng nhảy vào vòng Luật chơi: mỗi bạn chỉ được nhảy vào một vòng. Bạn nào vào vòng thì thắng cuộc, bạn nào không nhanh thì bị nhảy lò cò. Cho trẻ chơi 2-3lần. Cô nhận xét kết quả chơi. KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương. Trẻ đi tham quan vườn rau Quả bầu. Quả bí Bầu, bí sống chung trong một giàn. Bài hát bầu và bí Dạ rồi Dạ Trẻ hát 2-3 lần Trẻ lắng nghe Dạ nhớ! Trẻ lắng nghe Trẻ chú ý quan sát Trẻ chú ý lắng nghe! Trẻ chú ý lắng nghe! Trẻ chú ý lắng nghe! Trẻ chú ý quan sát Lớp thực hiện Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện Lớp thực hiện lần cuối Trẻ lắng nghe! Trẻ chú ý lắng nghe! Bài hát vườn cây của ba Của tác giả phan nhân. Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Dạ! Trẻ lắng nghe và hưởng ứng theo cô Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ chơi Trẻ lắng nghe cô nhận xét Thứ 4 4/1/2016 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG: NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG I/ YÊU CẦU: Trẻ nhớ tên bài vận động, tên trò chơi. Trẻ biết trèo thang hái quả đúng tư thế. Rèn cho trẻ kỹ năng ném trúng đích thẳng đứng. Phát triển cơ tay, tố chất vận động. Và rèn luyện phát triển sức mạnh của tay,vai. Giáo dục trẻ có ý thức về nề nếp tập luyện thể dục, đoàn kết. Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi, tích cực tham gia vào hoạt động. II/ CHUẨN BỊ: Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát các cháu ăn mặc gọn gàng. Bài hát: “Mùa xuân ơi ”, “Em ra vườn hoa”. Trò chơi : thi chuyển rau củ III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: “ Khởi động ” Các con ơi! Sắp đến tết rồi cô thấy trong lòng rất vui. Hôm nay nhân dịp lớp mình có mặt đông đủ cô sẽ dẫn c/c đi tham quan vườn rau của bác nông dân các con có thích không nào? Nào xin mời lớp mình cùng đến với vườn rau của bác nông dân nhé! Cô mở nhạc bài “mùa xuân ơi” cho c/c đi thành vòng tròn, kết hợp đi các kiểu ( gót, mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm) cho c/c chuyển về 3 hàng ngang tập thể dục. HOẠT ĐỘNG 2: “ Trọng động” A/ Bài tập phát triển chung: Cho các cháu tập với bông tua qua bài hát “Em ra vườn rau”. C/c ơi gần đến vườn rau của bác nông dân rồi. Nảy giờ đi đường xa chắc hẳn các con đã mõi mệt rồi. Vậy muốn cho cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải làm sao ? Đúng rồi! Chúng ta sẽ cùng nhau tập những động tác thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh để đi đến vườn rau của bác nông dân. Nào xin mời các con cùng lấy dụng cụ về 3 hàng ngang tập thể dục nhé!. Tay vai: đưa 2 tay sang ngang, gập khuỷu tay ( 4 lần 4 nhịp ) Bụng: đưa 2 tay ra trước, vặn người sang hai bên( 2 lần 4 nhịp) Chân: Co 1 chân lên, để xuống, đổi chân ( 2 lần 4 nhịp) Bật: tách chân, khép chân ( 2 lần 4 nhịp ) B/ Vận động: “Ném trúng đích thẳng đứng” Ah! Đã đến vườn rau nhà bác nông dân rồi. C/c ơi vườn rau nhà bác nông dân trồng rất là nhiều loại rau để chuẩn bị đón tết nhưng gà ở đâu tập trung về vườn rau của bác nông dân phá hoại, gà bớt đất hư hết cả rau. Bác nông đân rất là buồn. Chúng mình phải làm gì để giúp bác nông dân bây giờ? Đúng rồi chúng mình sẽ giúp bác nông dân đuổi gà đi. Để đuổi gà đi xa thì cô có ý này rất hay cô sẽ dạy cho c/c “ném trúng đích thẳng đứng” để c/c có thể giúp bác nông dân đuổi gà đi xa vườn rau. Để thực hiện tốt vận động này, các con hãy xem cô làm mẫu nhé! * Cô làm mẫu lần 1 * Cô làm mẫu lần 2- kết hợp giải thích: +TTCB: đứng tự nhiên, tay cầm túi cát đưa ngang tầm mắt, mắt nhìn thẳng đích. +TH : Khi có hiệu lệnh cô đưa tay từ trước ra sau lên cao và dùng sức của cánh tay ném mạnh túi cát trúng vào đích. + KT: đi lên nhặt túi cát bỏ vào rổ về cuối hàng đứng. * Cô làm mẫu lần 3 * Trẻ thực hiện : Mời 1 trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem ( Cô nhận xét ) Lần lượt 2 trẻ thực hiện đến hết lớp. Cho trẻ luyện tập theo nhóm ( với nhiều hình thức.(Trong khi trẻ luyện tập cô chú ý theo dõi, sửa sai, khuyến khích trẻ mạnh dạn khi thực hiện.) Chia lớp thành 2 đội thi đua “ném trúng đích thẳng đứng” lần lượt từng thành viên trong 2 đội sẽ thi đua. 2 đội chọn ra những thành viên suất sắc nhất chia làm 2 đội thi đua. C/ Trò chơi vận động: “Thi chuyển rau củ” Các con ơi vườn rau quả của bác nông dân đã đến ngày thu hoạch rồi chúng mình cùng giúp bác nông dân chuyển rau củ ra xe nha! Cách chơi: Cô đặt rổ rau củ ở đầu hàng và 1 rỗ không ở cuối hàng. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đầu hàng sẽ lấy lần lượt từng rau/củ chuyền sang tay của bạn cứ như thế đến bạn cuối cùng và để vào rỗ. Thời gian chơi sẽ được tính bằng 1 bản nhạc. Luật chơi: mỗi lần chơi các con chỉ được lấy 1 rau/củ sang tay bạn thôi nhé! Đội nào chuyền rau, củ nhanh và nhiều nhất đội đó sẽ chiến thắng. Cô cho trẻ chơi 2-3 lần Đã đến giờ về lớp rồi mời các con cùng ra về. HOẠT ĐỘNG 3 : “ Hồi tỉnh ” Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 1-2 phút. Chơi uống nước. KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương Trẻ chú ý lắng nghe Dạ thích! Trẻ lắng nghe Trẻ khởi động theo nhạc Trẻ lắng nghe Phải tập thể thao Trẻ thực hiện Trẻ chú ý lắng nghe Đuổi gà đi Trẻ chú ý lên cô Trẻ chú ý lắng nghe Trẻ chú ý lên cô Trẻ xung phong 1 trẻ lên thực hiện Lớp thực hiện Tổ, nhóm thực hiện Cá nhân thực hiện 2 đội thi đua Trẻ
File đính kèm:
- GIÁO ÁN chủ đề thực vật tuần 4.doc