Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhánh: Tìm hiểu nghề nông

- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ

- Trò chuyện với trẻ về nghề nông: công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông

- Chơi với đồ chơi ở lớp

- Thể dục sáng: tập theo bài “cháu yêu cô chú công nhân”, tập với vòng.

- Tay :2 tay cầm vòng đưa ra trước, lên cao

- Chân: đứng co 1 chân, đưa vòng ra phía trước, đổi bên.

- Bụng: 2 tay cầm vòng quay sang 2 bên

- Bật: bật tách khép chân

 

doc22 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhánh: Tìm hiểu nghề nông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 4
Phát triển tình cảm và các kỹ năng xã hội:
Góc phân vai: chơi mẹ đi chợ mua các sản phẩm của nghề nông như: gạo, rau củ, trái cây về tổ chức bữa ăn cho cả nhà 
Nghệ thuật: hát về nghề nông
Xây dựng: xây nhà máy xay lúa, xây trại chăn nuôi gà, heo, bò
Học tập: tô màu một số dụng cụ nghề nông
Thiên nhiên: khám phá vật chìm vật nổi, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
GDPT ngôn ngữ:
Truyện “Bác nông dân” 
Biết trò chuyện cùng cô về nội dung câu chuyện, qua các câu hỏi đàm thoại 
GDPT nhận thức:
- Tìm hiểu về công việc của bác nông dân
- So sánh thêm bớt trong phạm vi 3
GDPT thẩm mỹ:
- Hát “ lớn lên cháu lái máy cày”
 - Trẻ biết yêu quí, kính trọng Bác nông dân
TÌM HIỂU NGHỀ NÔNG
GDPT thể chất: 
- Đi ngang bước dồn trên ghế thể dục
-Chơi các đồ chơi trong trường 
-Rèn luyện và phát triển vận động tinh như: tô màu, dụng cụ nghề nông
 .
KẾ HOẠCH TUẦN 4
 Ngày
Hoạt
động
Thứ hai
(28-11)
Thứ ba
(29-11)
Thứ tư
30-11)
Thứ năm
(1-12)
Thứ sáu
(2-12)
Đón trẻ, thể dục sáng
Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ
Trò chuyện với trẻ về nghề nông: công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông
Chơi với đồ chơi ở lớp
Thể dục sáng: tập theo bài “cháu yêu cô chú công nhân”, tập với vòng.
Tay :2 tay cầm vòng đưa ra trước, lên cao 
Chân: đứng co 1 chân, đưa vòng ra phía trước, đổi bên.
Bụng: 2 tay cầm vòng quay sang 2 bên 
Bật: bật tách khép chân
Hoạt động có chủ đích
*GDPTNT:
-So sánh thêm bớt trong phạm vi 3
*GDPTTM
- ÂN: “ lớn lên cháu lái máy cày
- NH: tía má em
- TC: tai ai tinh
*GDPNT:
- Tìm hiểu về công việc của bác nông dân
* GDPTTC:
 - Đi ngang bước đồn trên ghế thể dục
*GDPTNN:
 - Truyện “ Bác nông dân”
Hoạt động ngoài trời
-Trò chuyện về công việc của nghề nông: dắt trâu đi cày, cắt lúa, gặt lúa, phơi lúa, tát nước
. -Quan sát các góc ở lớp: góc xây dựng, góc bán hàng, góc âm nhạc, góc tạo hình, góc kể chuyện.
* TCDG+ TCVĐ:bịt mắt bắt dê.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời: chơi cát nước, đá, thuyền, nhà banh
- Giáo dục trẻ biết yêu quí kính trọng bác nông dân
Hoạt động góc
* Cô giới thiệu chủ đề chơi, tên các góc chơi, nội dung các góc chơi và đàm thoại cùng trẻ, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi chơi.
1. Góc xây dựng( Góc chơi chính): Xây trường vườn rau, cây ăn trái
- Biết xếp gạch nối tiếp nhau làm mô hình 
-Trẻ nhanh nhẹn khéo léo khi thực hiện, sắp xếp mô hình hợp lí
- Biết hổ trợ, chia sẻ công việc, thể hiện vai chơi
b. Chuẩn bị:
- Gạch, cây xanh
- Một số cây xanh, hoa và 1 số bằng nguyên vật liệu mở : hộp sữa, đá, nắp chai.
c. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
- Hát, minh họa “tía má em”
- Cô giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi và cho trẻ chọn vai chơi.
* Quá trình chơi:
- Trẻ thỏa thuận vào góc chơi và tiến hành chơi.
- Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ để chơi chung
- Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét và tập trung trẻ lại để nhận xét góc chơi chính.
2. Đóng vai
- Chơi: gặt lúa, cắt lúa...
- Người bán hàng bán các loại sản phẩm của nghề nông
3. Học tập
- Tô màudụng cụ của nghề nông. 
4. Thư viện 
 - Xem truyện tranh về chủ đề
5. Âm nhạc
- Hát, đọc thơ về nghề nông. 
6. Thiên nhiên
- Chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
Hoạt động chiều
- Dạy c/c hát “ lớn lên cháu lái máy cày”
- Gd các cháu biết yêu quí nghề nông
-Cho trẻ tìm hiểu về “công việc của bác nông dân”
 - Gd trẻ khi ăn cơm phải ăn hết suất, không đổ cơm ra bàn
-Dạy c/c đi ngang bước dồn trên ghế thể dục
-Gd trẻ đoàn kết với nhau trong mọi hoạt động.
- Kể cho c/c nghe truyện “bác nông dân”
-Gd trẻ yêu quí kính trọng bác nông dân
- Rèn lại cho những trẻ chưa thuộc truyện.
 - Gd trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn
- Chơi tự do với các góc
- Nêu gương - trả trẻ
Thứ 2
28/11/2016
LĨNH VỰC: GDPT NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG : SO SÁNH THÊM BỚT TRONG PHẠM VI 3
I/ YÊU CẦU:
Trẻ ôn số lượng 3 và biết thêm bớt trong phạm vi 3.
Luyện kỹ năng so sánh, thêm bớt trong phạm vi 3, phát triển tư duy, ngôn ngữ khi trả lời câu hỏi của cô
Rèn tính tập trung, tinh thần đồng đội khi chơi, sự chú ý khi học cùng bạn
II/ CHUẨN BỊ:
+ Đồ dùng của cô:
3 quả ổi, 3 quả táo
- Nhạc bài hát Tía má em; 
- Mô hình luống rau( 3 bí đỏ, 3 củ cà rốt)
- Thẻ số: 1,2,3
- Màn hình P.P nội dung bài dạy
- đồ dùng để xung quanh lớp: 3 cây xanh, 3 bình tưới, 3 cái cuốc
+ Đồ dùng của trẻ:
 - Mỗi trẻ có 3 quả dưa, 3 quả táo bằng sốp, thẻ số 1,2,3
* TH: nhạc “ tía má em”, thơ “ đi bừa”
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Ôn: “Đếm đến 3
* Lắng nghe lắng nghe!
Nghề gì chân lấm tay bùn
Làm ra hạt gạo người người ấm no?
Lớp mình có nhà bạn nào làm nghề nông vậy hôm nay cô và c/c cùng đến nhà bạn Ánh chơi nha
- Cho c/c vừa đi vừa đọc bài thơ đến mô hình vườn rau
Đến nhà bạn ánh rồi lớp mình xem nhà bạn trồng những gì	 
?
 - C/c đếm xem có bao nhiêu trái bí đỏ?
 - Để tương ứng với 3 trái bí đỏ con gắn thẻ số mấy?
 - Bạn nào giỏi lên giúp cô chọn thẻ số 3 gắn lên nào!
 - Lắng nghe! Lắng nghe!
- Củ gì nho nhỏ
Con thỏ thích ăn
Đố là củ gì?
 - C/c đếm xem có bao nhiêu củ cà rốt?
 - Để tương ứng với 3 trái bí đỏ con gắn thẻ số mấy?
 - Bạn nào giỏi lên giúp cô chọn thẻ số 3 gắn lên nào!
 - Nắng đã lên rồi chúng ta cùng về lớp thôi c/c 
 - Cho trẻ vừa đi vừa hát“ tía má em lấy rổ về 3 tổ
HĐ 2: So sánh thêm bớt trong phạm vi 3
 - Các con ơi! Trước khi ra về mẹ bạn Anh có tặng cho lớp mình 1 giỏ quà c/c xem đó là quà gì nha!
- Đây là quả gì vậy con
- C/c đếm xem có bao nhiêu quả ổi
- Tương ứng với 3 quả ổi là số mấy?
- C/c xem mẹ ban còn tặng quả gì cho c/c nữa 
- Xếp 1 quả ổi tương ứng với 1 quả táo
 - C/c đếm xem có bao nhiêu quả táo
 - Tương ứng với 2 quả táo là thẻ số mấy?
 - C/c xem nhóm ổi với nhóm táo như thế nào?
- Nhóm nào nhiều hơn?
- Nhiều hơn mấy?
-Vì sai con biết?
- Nhóm nào ít hơn?
- ít hơn mấy?
- Vì sao con biết
- Làm thế nào để số lượng nhóm táo bằng nhóm ổi 
- Mời 1 trẻ lên thêm
- Cho trẻ nhắc lại 2 quả táo thêm 1 quả táo là 3 quả táo .
- Bây giờ nhóm táo và nhóm ổi như thế nào với nhau? và bằng mấy? 
 - Gió thổi ! gió thổi
- Thổi những cái rổ ra phía trước
 - Mẹ bạn ánh còn tặng quà gì cho cc bây giờ c/c hãy xếp ra phía trước đi nào
- Bây giờ c/c hãy đếm xem có bao nhiêu quả dưa
- Có bao nhiêu quả bưởi 
- Nhóm dưa nhiều hơn hay nhóm bưởi nhiều hơn ? Nhiều hơn là mấy? (Cho trẻ lặp lại)
Nhóm bưởi it hơn hay nhóm dưa it hơn ? (Cho trẻ lặp lại)
It hơn là mấy? Vì sao con biết?
Bây giờ c/c thấy nhóm dưa và nhóm bưởi như thế nào với nhau? có bằng nhau không? 
Đúng rồi nhóm dưa và nhóm bưởi không bằng nhau
Muốn nhóm dưa và nhóm bưởi bằng nhau thì ta phải làm sao?
Cho trẻ thêm
Cho trẻ nhắc lại 2 quả bưởi thêm 1 quả bưởi là 3 quả bưởi.
Nhóm dưa và nhóm bưởi như thế nào với nhau? và bằng mấy? 
Các con cùng nhìn xem bây giờ cô lấy đi 1 quả bưởi để vào giỏ. 
 C/c đếm xem còn mấy quả bưởi
2 bớt 1 còn 1
Cô lấy đi 1quả bưởi nữa. 1 bớt 1 là hết
Tương tự cho trẻ thêm bớt với nhóm dưa
- Nhờ công sức của me bạn ánh vất vả gieo trồng chăm bón cho cây ra nhiều hoa kết trái để mọi người dùng đến, vậy khi ăn các con phải nhớ ơn người trồng cây nhé!
- Vậy bây giờ các con tìm xung quanh lớp các nhóm cây giống và dụng cụ trồng cây cô đã chuẩn bị cùng thêm bớt sao cho các nhóm có đủ số lượng là 3 nhé !
- Mở nhạc: “em rất thích cùng người nông dân, mang cây xanh trồng khắp thôn làng, cây xanh sẽ cho nhiều quả tốt, mang nhiều quả đến cho mọi nhà” kết hợp cất rổ.
- Cô đặt đồ dùng xung quanh lớp
- Trẻ đếm thêm bớt đủ 3 cây xanh, 3 cái cuốc, 3 cái bình tưới nước.
HĐ 3: Ai nhanh nhất
- Vừa rồi các con học rất ngoan cô sẽ tặng cho c/c 1
trò chơi đó là trò chơi” thi xem ai nhanh”
- Cô chia lớp thành 3 đội, trên đây cô có nhiều dụng cụ của nghề nông, khi có hiệu lệnh thì bạn đầu tiên của mỗi đội chạy lên thêm hoặt bớt dụng cụ của nghề nông có số lượng là 3, rồi chạy về, bạn tiếp theo sẽ lên làm đặt thẻ số tương ứng.
- Luật chơi: mỗi lần chơi chỉ thêm hoặc bớt 1 dụng cụ
- Thời gain trong một bài hát, đội nào làm nhanh, đúng là đội đó thắng cuộc.
- Cô cho 3 đội chơi
- Cô nhận xét
*Kết thúc : NXTD
Nghề nông
 Trẻ đọc thơ “đi bừa”
Trẻ trả lời
1,2,3 tất cả có 3 trái bí đỏ
Số 3
Mời 1 trẻ lên làm
Củ cà rốt
1,2,3 tất cả có 3 củ cà rốt
Số 3
Mời 1 trẻ lên làm
Trẻ hát
Quả ổi
1,2,3 tất cả có 3 quả ổi
Số 3
Quả táo
1,2 tất cả là 2 quả táo
Số 2
Không bằng nhau
Nhóm ổi
Nhiểu hơn 1
Vì có 1 quả ổi thừa ra
Nhóm táo
Ít hơn 1
Vì thiếu 1 quả táo
Thêm 1 quả táo
Cho 1 trẻ lên thêm
Cho cả lớp, tổ, cá nhân nhắc lại
Bằng nhau, bằng 3
Thổi gì! Thổi gì!
1,2,3 tất cả có 3 quả dưa
1,2,3 tất cả có 3 quả bưởi 
nhóm dưa nhiều hơn
nhóm bưởi ít hơn
ít hơn 1 vì thiếu 1 quả bưởi
không bằng nhau
thêm 1 quả bưởi
trẻ nhắc lại
Bằng nhau, bằng 3
1,2 tất cả còn 2 quả bưởi
Cho trẻ nhắc lại
Cho trẻ nhắc lại
Trẻ tìm theo yêu cầu của cô
Trẻ chơi
Thứ 3
29/11/2016
LĨNH VỰC: GD PT THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: “LỚN LÊN CHÁU LÁI MÁY CÀY” 
TT: VỖ TAY THEO PHÁCH
NH: TÍA MÁ EM
TCÂN: TAI AI TINH
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ thuộc và hát tốt bài hát, biết hát kết hợp vttp bài hát “lớn lên cháu lái máy cày”
- Rèn kỹ năng ca hát và vỗ tay theo phách cho trẻ, phát triển khả năng
 cảm thụ âm nhạc. Qua trò chơi âm nhạc rèn tính nhanh nhẹn cho trẻ
- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng bác nông dân
II.CHUẨN BỊ:
- Đĩa nhạc bài hát “lớn lên cháu lái máy cày”, “tía má em”
- Các loại nhạc cụ: trống lắc, thanh gõ, phách tre (gáo dừa)
- Mũ chóp
* TH: thơ “đi bừa”
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoat động1: Bé đọc thơ
- Cho c/c đọc bài thơ “ đi bừa”
- Trong bài thơ nói về ai vậy con?
- Mẹ trồng gì vậy con?
- Con trâu đi cày, mẹ trồng khoai ,trồng rau là hình ảnh nói về nghề gì vậy con?
- C/c biết không để có được những hạt lúa, hạt gạo cho chúng ta ăn hàng ngày các bác nông dân đã đổ biết bao mồ hôi, công sức mới có được. Nên c/c phải biết yêu quý và kính trọng các bác nông dân
-Thế c/ có biết bài hát nào nói về nghề nông không?
- Đúng rồi đó là bài hát “Lớn lên cháu láy máy cày” sáng tác của chú Kim Hữa 
- C/c thuộc bài hát này chưa?
- Cô và cc cùng hát nha ( trẻ hát 1 lần)
ü Ba mẹ đi cày rất vất vã vì thế mà để góp phần giúp cho ba mẹ cũng như những người nông dân giảm bới nổi mệt nhọc trong việc đồng án vì thế có một em nhỏ trong bài hát ước muốn mình lớn lên sẽ lái máy cày giúp đỡ ba mẹ
 - Cc hãy hát bài “ lớn lên em lái máy cày” thật hay nha!
 - Cho c/c hát lại 1 lần nữa
v Hoạt động 2: Hát k/h VTTP “lớn lên cháu lái máy cày”
- C/c ơi ! để bài hát thêm hay và thêm sinh động. Hôm nay cô sẽ cho c/c vỗ tay theo phách nhé!
- Vỗ theo phách là c/c vỗ liên tục theo giai điệu bài hát, từ đầu cho đến hết bài hát. 
- Cả lớp cùng vỗ tay 2 lần .
- Từng tổ vỗ bằng dụng cụ.( ss cho trẻ)
- Nhóm bạn trai , bạn gái. ( ss cho trẻ)
- Cho 3 tổ hát
- Cá nhân ( 1-2 cháu ).
- Cả lớp hát và vỗ lại lần cuối.
v Hoạt động 3: Nghe hát “tía má em”
- Hôm nay cô dẫn lớp mình đi xem cánh đồng với những người nông dân đang lao động trên cánh đồng.
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh người nông dân đang đi cấy, cày ruộng, cắt lúa và gặt lúa.
- Tía em hừng đông đi cày bừa, má em hừng đông đi cày bừa, tía em là một người nông dân , má em là một người nông dân. Cùng sống trên đồng ruộng bao la Đó cũng là nội dung bài hát “ tía má em” sang tác của chú Đặng Hữa phúc
+Cô hát lần 1
üNghề nông là nghề rất vất vã vì thế khi ăn cơm các con phải ăn như thế nào?( Cô gợi ý cho trẻ trả lời)
- Các con phải biết kính trong yêu mến các cô chú nông dân làm ra sản phẩm cho chúng ta sử dụng hàng ngày nha.
+Hát lần 2 + vài trẻ minh họa cùng cô
vHoạt động 4: TCAN “tai ai tinh”
- Các con ơi hôm nay cô thấy các con rất giỏi bạn nào hát cũng hát hay vỗ tay theo phách giỏi cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi đó trò chơi vậy các con biết trò chơi đó là trò chơi gì không?
- Đó là trò chơi “Tai ai thính”
* Cách chơi : Trẻ đứng thành vòng tròn, một cháu đứng ở giữa vòng tròn đội mũ chóp.
- Cô chỉ định một cháu hát hoặc gõ thìa, Gõ thanh gõ, bóp cho chút chít kêuSau đó, trẻ đứng giữa vòng tròn mở mắt nói tên bạn hát, hoặc tên dụng cụ phát ra tiếng kêu.
- Cho c.c chơi 3-4 lần.
vKết thúc: Nhận xét tuyên dương
Trẻ đọc thơ
Con trâu, mẹ, 
Trồng khoai, trồng rau
Nghề nông
Bái hát “ lớn lên cháu lái máy cày”
Dạ rồi
Trẻ hát
Trẻ hát
Trẻ hát
Trẻ xem trên pp
Trẻ trả lời
Thứ 4
30/11/2016
LĨNH VỰC: GDPT NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VỀ CÔNG VIỆC CỦA BÁC NÔNG DÂN
I/ YÊU CẦU:
-Trẻ biết được công việc của các bác nông dân, các dụng cụ đồ dùng cần thiết, ích lợi và sản phẩm làm ra của nghề nông
-Biết quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi đàm thoại của cô- tham gia chơi trò chơi cùng bạn
-Giáo dục trẻ biết ơn các bác nông dân, quí trọng các sản phẩm mà các bác nông dân đã làm ra
II/ CHUẨN BỊ:
+Đồ dùng của cô:
-Màn hình p.p một số công việc nghề nông
-Nhạc bài hát “Tía má em, ”
-Trẻ đóng vai bác nông dân, hộp quà
-3 tấm bảng hình ảnh về nghề nông và 1 số nghề khác cho trẻ chơi
+Đồ dùng của trẻ:
-Mỗi trẻ 1 rổ tranh lô tô công việc nghề nông
* TH: ca dao“trâu ơi!Ta bảo trầu này”
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hđ1:Món quà ý nghĩa
 - Hôm nay có một vị khách đặc biệt đến thăm lớp mình đấy. 
- Vị khách xuất hiện: Chào các cháu!
- Bác đi đâu đấy?
- Hôm nay Bác đến thăm các cháu lớp Mầm C, nghe nói c/c học rất giỏi nên bác có câu đố nhờ c/c giải dùm bác, nếu ai đoán đúng sẽ có 1 món quà. Bây giờ c/c cùng nghe nha
Nghề gì chân lấm tay bùn
Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày
- Đố c/c là nghề gì? 
- C/c rất là giỏi để thưởng cho c/c Bác có món quà tặng cho c/c 
- Đã trễ rồi! Thôi bác ra đồng làm việc đây. Xin chào tạm biệt các cháu
- Cô sẽ cho các con khám phá xem đó là món quà gì? 
- Hạt gạo do ai làm ra?
- Để làm ra hạt gạo thì các bác nông dân phải làm việc rất vất vả. Để biết bác nông dân phải làm việc vất vả như thế nào để làm ra hạt gạo, vậy hôm nay cô sẽ dẫn các con đến thăm những cánh đồng lúa bát ngát ở đó có những bác nông dân làm việc rất chăm chỉ.
Hđ2: Tìm hiểu 1 số công việc của nghề nông.
*Cày ruộng:
-C/c ơi, mời c/c cùng lắng nghe nhé!
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn việc nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
-Đố c/c đó là lời trò chuyện của ai /
-Để xem c/c nói có đúng k nha!
-Ai nè con?
-Bác n/d đang làm gì?
-Lớp- Cá nhân: Bác nông dân cày ruộng
-Cày ruộng để lảm gì ?(làm cho đất tơi xốp)
-Bác dùng dụng cụ gì để làm đất?
-Cho trẻ xem cái cày tay- trẻ nhắc cùng cô
-Con xem, con gì giúp bác nông dân cày ruộng?
-Con trâu ở phía nào của bác nông dân?
-C/c biết không?Muốn trồng được lúa thì việc đầu tiên của bác nông dân là phải cày xới đất, và chính nhờ con trâu đã giúp bác làm công việc nặng nhọc đó, vì thế bác nông dân rất yêu quí con trâu và xem con trâu như là 1 người bạn thân thiết nhất của mình
-Ngày nay với khoa học kỹ thuật tiên tiến, bác nông dân không còn vất vã với con trâu, cái cày nữa, mà việc cày xới đất đã được thay thế bằng máy cày, máy xới rất nhanh và có hiệu quả hơn
-Cho trẻ xem – Nhắc to:Máy cày
*Cấy lúa:
-C/c ơi, không biết công việc tiếp theo của bác nông dân là gì?
-Chúng mình cùng nghe lời tâm sự của 1 bạn nhỏ nha!
“Hò ơiHôm nay trời nắng chang chang
 Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
 Ước gì em hóa đám mây- Em che cho mẹ
 Hò ơiEm che cho mẹ- Suốt ngày bóng râm”
-Đố c/c công việc của mẹ bạn làm gì?
-Trẻ đ/thanh: Bác nông dân gieo mạ (lớp- cá nhân)
-Con xem cây mạ được bác nông dân cấy ntn?(thẳng hàng rất đẹp)
-Vì sao phải cấy thẳng hàng?(Cấy thẳng hàng, cách khoảng đều cho cây mạ nẩy nở thành bụi lúa to, lúa trổ bông cho nhiều hạt)
-C/c ơi, gieo mạ là 1 công việc rất cực nhọc, suốt ngày phải đứng khom lưng- phơi lưng ngoài nắng cấy từng cây lúa nhỏ thật thẳng hàng. Công việc này cần có sự khéo léo nên các bác gái thường làm, bây giờ c/c hãy giúp bác nông dân cấy lúa cho nhanh nhé!
-Mạ đâu?Mạ đây!
Một cây mạ này là 2 cây mạ này
Ba cây mạ xanh là 4 cây mạ tốt
1-2-3-4em cấy xong rồi!
-Cô đố! Khi gieo mạ xong rồi, muốn cây mạ tốt thì bác nông dân phải làm gì?
*Bác nông dân tát nước:
-Bác nông dân đang làm gì?
-Lớp- cá nhân: Bác nông dân tát nước
-Tại sao phải tát nước?
-Khi tát nước bác dùng dụng cụ gì?
-Con có thích tát nước cùng bác nông dân k?
-Kết bạn!Kết mấy?(Kết 2!)
Hôm nay tát nước đầu đình
Muốn cây lúa tốt chúng mình hãy tát nhanh
Tát nhanh cái mà tát nhanh!
-Cây lúa là 1 loại cây cần nhiều nước, do vậy phải dùng gàu sòng hoặc gàu dây để tát nước. Ngày nay hiện đại hơn, người nông dân dùng máy bơm nước vào ruộng. Ngoài việc tát nước, bác nông dân còn phải nhổ cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu cho lúa. -Nhờ sự chăm sóc của bác nông dân, cây lúa lớn nhanh thành cánh đồng lúa( Cho trẻ xem tranh cánh đồng lúa chín)
-A! lúa đã chín rồi, theo con bác nông dân sẽ làm gì?
*Gặt lúa:
-Con nhìn xem, bác nông dân đang làm gì?
-Lớp, cá nhân: Bác nông dân gặt lúa
-Khi chín lúa có màu gì?
-Bác nông dân dùng dụng cụ gì để gặt lúa?(Cái liềm-Cho trẻ xem)
-Khi gặt lúa xong, bác bó thành từng bó mang về sân để tuốt lúa, phơi lúa sau đó mang đi xay xát thì mới ra được hạt gạo
-Vậy theo con sản phẩm của nghề trồng lúa là gì?(hạt lúa) 
-C/c ơi, để có được hạt gạo cho chúng ta dùng hàng ngày, người nông dân phải trải qua rất nhiều công việc cực nhọc, vất vã: Cày ruộng, gieo mạ- cấy lúa, tát nước và thu hoạch(gặt lúa)C/c có biết b/h nào nói lên sự vất vã của các bác nd để làm ra hạt gạo k?
-C/c hát 1 đoạn b/h “Hạt gạo làng ta”-kết hợp đi lấy rổ
*Mỏ rộng:
-Cô đố c/c, ngoài việc trồng lúa và chăm sóc lúa ra, bác nông dân còn làm công việc gì nữa?(Trồng trọt, chăn nuôi..)
-Cho trẻ xem màn hình
-Vừa rồi, tìm hiểu công việc của các bác nông dân, con thấy bác nông dân ntn?
-Và rất giỏi nữa phải k nào?Bác nông dân làm rất nhiều việc nhưng trồng lúa là công việc dặc trưng của nghề nông. Một nghề làm ra rất nhiều sản phẩm nuôi sống con người
* Giáo dục:
-C/c có yêu quí bác nông dân k?
-C/c sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn bác nd? 
* Luyện tập
- Cho trẻ chơi “Nhanh tay chọn đúng”
-C/c rất giỏi, bây giờ để thử tài nhanh trí của c/c, cô và c/c cùng chơi t/c“Hãy chọn nhanh”xem ai chọn nhanh chọn đúng nhé!
-Cho trẻ chọn tranh lô tô theo y/c của cô
Hđ3: Thi tài cùng nhà nông !
*Trò chơi tiếp theo : “ai nhanh nhất”
-Giới thiệu t/c- cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, trên đây cô có rất nhiều hình ảnh, nhiệm vụ của c/c là tìm những hình ảnh về nghề nông dán lên bảng
-Thời gian là 1 đoạn nhạc. Hết đoạn nhạc, đội nào tìm nhanh gắn đúng sẽ là đội chiến thắng
-Cho trẻ chơi- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
Chúng cháu chào bác
Trẻ trả lời
Nghề nông
Bác nông dân
Của bác nông dân 
Trẻ đọc theo cô
Cày tay
Con trâu
Phía trước
Gieo mạ
Tát nước
Gặt lúa
siêng năng, chăm chỉ
Dạ có
Trẻ trả lời
Trẻ chơi
Thứ 5
1/12/2016
LĨNH VỰC PHÁT TRIỀN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: ĐI BƯỚC DỒN NGANG TRÊN GHẾ THỂ DỤC
I/YÊU CẦU:
- Trẻ biết đi ngang, bước dồn liên tục trên ghế TD, đầu không cúi và trèo lên xuống ghế nhẹ nhàng
- Rèn trẻ kỹ năng trèo lên xuống ghế khéo léo, biết giữ thăng bằng khi đi trên ghế
- Rèn trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện bài tập 
II/ CHUẨN BỊ:
- 2 ghế thể dục, 
- Vòng của cô và trẻ
- Băng nhạc, máy cassett.
*TH: ÂN “ tía má em, lớn lên cháu lái máy cày”
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Họat động 1: Khởi động
- Các con ơi! hôm nay trên ti vi có chương trình “ Vượt lên chính mình” rất hay cô và lớp mình cùng xem nào 
- Cô cho trẻ xem đoạn phim ghi lại những hình ảnh vất vả của người mẹ sáng sớm phải dắt trâu ra đồng .
- Cô vừa cho các con xem hình ảnh về nghề gì?( Cô gợi ý cho trẻ nhớ lại và trả lời).
- Vậy c/c có muốn đi ra đồng xem các bác nông dân làm việc như thế nào không?
- Cô mở nhạc “ tía má em” cho trẻ khởi động, chuyển đội hình vòng tròn. kết hợp

File đính kèm:

  • docnghề nông.doc
Giáo Án Liên Quan