Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhỏ: Đồ dùng của bé - Bài: Nhận biết cái bát, cái thìa

I. Mục đích yêu cầu.

 1. Kiến thức: Trẻ nhận biết gọi đúng tên được cái bát, cái thìa, biết được một số đặc điểm nổi bật và công dụng của chúng. Biết cách chơi trò chơi.

 2. Kĩ năng: Rèn sự chú ý, khả năng quan sát ghi nhớ cái bát, cái thìa phát triển ngôn ngữ cho trẻ

 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi

 4. Tỉ lệ: 75 – 80 % số trẻ đạt yêu cầu

 II. Chuẩn bị:

 Một số đồ dùng như: Bát ăn cơm bằng sứ, thìa. Đũa, bát to, muôi. Mỗi trẻ có 1 cái rổ đựng bát, đĩa để chơi trò chơi.

 III. Hướng dẫn thực hiện:

 

doc3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhỏ: Đồ dùng của bé - Bài: Nhận biết cái bát, cái thìa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
CHỦ ĐỀ LỚN: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
CHỦ ĐỀ NHỎ: ĐỒ DÙNG CỦA BÉ
GIÁO ÁN: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TIẾT: NHẬN BIẾT TẬP NÓI
BÀI: NHẬN BIẾT CÁI BÁT, CÁI THÌA
Thời gian: 12 - 16 phút
Người dạy: Hoàng Thị Duyên
I. Mục đích yêu cầu.
 	1. Kiến thức: Trẻ nhận biết gọi đúng tên được cái bát, cái thìa, biết được một số đặc điểm nổi bật và công dụng của chúng. Biết cách chơi trò chơi.
 	2. Kĩ năng: Rèn sự chú ý, khả năng quan sát ghi nhớ cái bát, cái thìa phát triển ngôn ngữ cho trẻ
 	3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi 
 	4. Tỉ lệ: 75 – 80 % số trẻ đạt yêu cầu
 II. Chuẩn bị: 
	Một số đồ dùng như: Bát ăn cơm bằng sứ, thìa. Đũa, bát to, muôi. Mỗi trẻ có 1 cái rổ đựng bát, đĩa để chơi trò chơi.
 III. Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Giới thiệu bài:
- - - Cho trẻ vận động hát bài “Em búp bê” 
Bài hát nói về ai? 
Búp bê trong bài hát như thế nào?
Đến lớp chúng mình có ngoan không?
2.HĐ 2: Phát triển bài
*Quan sát - đàm thoại 
 * Cái bát:
 - Hôm nay bạn búp bê đến thăm và muốn học cùng lớp mình xem chúng mình học có ngoan và giỏi không 
Và bạn búp có hộp quà tặng lớp mình đấy các con hãy xem ban búp bê tặng quà gì nhé?
 - Cô đưa ra cái bát, cho trẻ cho trẻ quan sát búp bê tặng chúng mình gì đây? (Cái bát). 
- Cô đọc mẫu : Cái bát.
- Cho cả lớp đọc cái bát 3, 4 lần.
- Cô cho 3 tổ đọc
- Cho cá nhân đọc cái bát.
- Ai có nhận xét gì về cái bát.
- Đây là gì? (Miệng bát).
- Miệng bát như thế nào ? (Miệng bát tròn).
- Còn đây là gì?(Đế bát).
- Bát được làm bằng chất liệu gì?( sứ)
- Cái bát dùng để làm gì?.
- Cái bát là đồ dùng đẻ ăn hay đồ dùng để uống? (Đồ dùng để ăn).
- Cô chốt lại một số đặc điểm nổi bật cái bát có miệng bát tròn, lòng bát sâu, có đế, cái bát được làm bằng sứ dùng để đựng cơm.
- Cô chỉ vào miệng bát, đế bát cho cả lớp đọc, cho 5,6 cá nhân đọc.
* Cái thìa:
- Cô cho một trẻ lên lấy quà cô hỏi con vừa lấy được cái gì? (Cái thìa).
- Cô đọc mẫu: Cái thìa
- Cho cả lớp đọc 2, 3 lần.
- Cá nhân đọc cái thìa
- Cho trẻ xem, sờ vào thìa, cô gợi ý cho trẻ nhận xét, thìa như thế nào ? 
- Cái thìa làm bằng gì ?
- Thìa dùng để là gì ?
- Cô chốt lại: Cho trẻ biết thìa có cán dài, dùng để xúc cơm ăn, thìa làm bằng inox
- Cô cho trẻ chốn cô, chốn cô.
- Cô xếp: Cái bát, cái thìa ra cho cả lớp đọc. 
- 5, 6 cá nhân đọc: cái bát, cái đĩa .
- Cô và các con vừa trò chuyện về cái gì?
- Cái bát, cái thìa là đồ dùng để làm gì ?
- Mở rộng: Cô giới thiệu ngoài bát, thìa còn rất nhiều đồ dùng để ăn khác như: Đũa, bát to, đĩa. Muôivv cô cho trẻ xem và đọc tên 1 lần.
- Khi dùng những đồ dùng này các con sẽ như thế nào?
GD: Cái bát cái thìa là đồ dùng để ăn, vì vậy khi ăn các con phải cầm cẩn thận không để rơi vỡ 
 *Củng cố luyện tập
 -Trò chơi 1: Cái gì biến mất. 
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô để cái bát, cái thìa trên bàn, cho trẻ nhắm mắt lại. Cô cất 1 đồ dùng nào đó, cho trẻ mở mắt đoán đồ dùng nào biến mất
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, 1 đội lấy bát, 1 đội lấy thìa để vào rổ của đội mình, bắt đầu từ bạn đầu hàng lên lấy và xếp vào rổ, bạn lấy xong đứng về cuối hàng, đến bạn thứ hai lên rồi lần lượt cho đến hết
+ Luật chơi: phải lấy đúng theo yêu cầu của cô, đội nào lấy đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc
- Tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần
3.HĐ3: Kết thúc bài: Cô cho búp bê chào 
- Cả lớp vận đông
- 2 3 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời em búp bê rất ngoan.
- Trẻ lắng nghe. 
- Trẻ quan sát.
- 2, 3 trẻ trả lời cái bát.
- Cả lớp đọc.
- Các tổ đọc
- 5, 6 cá nhân đọc . 
- Trẻ nhận xét.
- 3, 4 trrẻ trả lời.
2, 3 trẻ trả lời hình tròn.
- 3, 4 trẻ trả lời đế bát.
- Trẻ trả lời .
- 3, 4 trẻ trả lời.
- 3, 4 trẻ trả lời đồ dùng để ăn.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc.
- Trẻ lên lên lấy quà.
- 2, 3 trẻ trả lời cái thìa.
- Trẻ lắng nghe cô đọc .
- Cả lớp đọc.
- Cá nhân đọc.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ trả lời
- 2, 3 trẻ trả lời. 
- Trẻ lắng nghe.
- Trể nói cô đâu, cô đâu.
- Trẻ đọc .
- 5, 6 cá nhân trẻ đọc.
- Trẻ trả lời.
- 2, 3 trẻ trả lời nhẹ nhàng. 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi 2, 3 lần
- Trẻ lắng nghe và chào búp bê

File đính kèm:

  • docnhan_biet_tap_noi.doc