Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Nhu cầu của gia đình

- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ

- Trò chuyện với trẻ về nhu cầu của gia đình

- Chơi với đồ chơi ở lớp

- Thể dục sáng: Tập theo bài hát “Cả nhà thương nhau”. Tập với bông tua.

- Tay: 2 tay cầm bông tua đưa sang ngang, gập khuỷu tay

- Chân: 2 tay cầm bông tua đưa ra phía trước, co 1 chân.

- Bụng: 2 tay cầm bông tua quay người sang 2 bên

- Bật: bật tách khép chân.

 

doc18 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Nhu cầu của gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 3
(Thực hiện 1 tuần: từ 24/10 đến 28/10/2016)
* PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM-KỸ NĂNG XÃ HỘI:
Góc PV: Trò chơi đóng vai: Gia đình nhỏ có ba mẹ và con ,nấu ăn, đi mua sắm đồ dùng trong gia đình. Bác sỹ khám bệnh cho em bé” 
Góc XD: Xây dựng nhà của bé, sân vườn, hàng rào, vườn hoa.
 Góc TH: Tô màu người thân trong gia đình....
Góc TV: Xem sách, tranh ảnh về chủ đề.
- Góc âm nhạc: Hát những bài hát về chủ đề, chơi với dụng cụ âm nhạc.
Góc TN: Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ.
*PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
Hát: “Cháu yêu bà”
 + Nghe hát: Cho con
 + Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
 * Tích hợp: Hạo hình: Dán hoa lên ấm sành.
NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
*PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: 
 - Truyện: “Chiếc ấm sành nở hoa”
* PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT-DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE:
*Phát triển thể chất:
Ném xa bằng hai tay
*Dinh dưỡng-sức khỏe:
Hình thành cho trẻ một thói quen về ăn uống hợp lý.
Giáo dục c/c biết rửa tay trước khi ăn, nhớ khóa nước sau khi vệ sinh xong.
*PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
*Khám phá khoa học
Trò chuyện các bữa ăn trong gia đình.
*Làm quen với toán: 
So sánh thêm bớt trong phạm vi 2.
KẾ HOẠCH TUẦN 2
 Ngày
Hoạt
động
Thứ hai
(24-10)
Thứ ba
(25-10)
Thứ tư
(26-10)
Thứ năm
(27-10)
Thứ sáu
(28-10)
Đón trẻ, thể dục sáng
Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ
Trò chuyện với trẻ về nhu cầu của gia đình
Chơi với đồ chơi ở lớp
Thể dục sáng: Tập theo bài hát “Cả nhà thương nhau”. Tập với bông tua.
Tay: 2 tay cầm bông tua đưa sang ngang, gập khuỷu tay 
Chân: 2 tay cầm bông tua đưa ra phía trước, co 1 chân.
Bụng: 2 tay cầm bông tua quay người sang 2 bên 
Bật: bật tách khép chân.
Hoạt động có chủ đích
*PTTM:
Hát: “Cháu yêu bà”
NH: Cho con
TC: Ai đoán giỏi
*PTNN:
Trò chuyện các bữa ăn trong gia đình.
*PTNT:
Truyện: “Chiếc ấm sành nở hoa”
*PTNT:
So sánh thêm bớt trong phạm vi 2
*PTTC:
Ném xa bằng hai tay
Hoạt động ngoài trời
Trò chuyện về nhu cầu ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng .
TCDG+ TCVĐ: Mèo đuổi chuột, mèo và chim sẻ .
Chơi tự do: Với đồ chơi ở sân trường
GD: Bé rửa tay vào lớp, giữ gìn lớp sạch sẽ
Hoạt động góc
* Cô giới thiệu chủ đề chơi “Nhu cầu trong gia đình”, tên các góc chơi, nội dung các góc chơi và đàm thoại cùng trẻ, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi chơi.
1. Đóng vai( Góc chơi chính): Phân vai mẹ con
Biết chơi gia đình nấu ăn: gia đình nhỏ: bố, mẹ, con, đi mua sắm đồ dùng trong gia đình.
Bán hàng: bán đồ dùng gđ, thực phẩm 
Trẻ nhận vai chơi và thể hiện vai chơi phù hợp
Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp tình huống
b. Chuẩn bị:
Dụng cụ, nguyên vật liệu nấu ăn: bếp, nồi,chảo, chén, rau củ quả.
Sưu tầm các loại đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phế thải để trang trí phục vụ cho chủ điểm.
c. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
Hát, minh họa “Nhà của tôi”,...
C/c vừa hát bài gì?
C/c có yêu quý ngôi nhà của mình ko?
Vậy hôm nay, cô cháu mình sẽ cùng đóng vai gia đình có ba, mẹ và con nha!
Cô giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi và cho trẻ chọn vai chơi.
* Quá trình chơi:
Trẻ thỏa thuận vào góc chơi và tiến hành chơi.
Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ để chơi chung
Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ.
* Nhận xét sau khi chơi:
Cô đến từng góc chơi nhận xét và tập trung trẻ lại để nhận xét góc chơi chính.
2. Góc xây dựng: Xây dựng nhà, sân vườn, hàng rào, vườn hoa. Mô hình nhà 
3. Học tập:
Tô màu người thân trong gia đình.
4. Thư viện 
Xem tranh truyện về gia đình, nghe kể chuyện về gia đình: Chiếc ấm sành nở hoa...
5. Âm nhạc
Hát, đọc thơ về chủ đề gia đình
6. Thiên nhiên
Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây ở góc thiên nhiên.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ
Hoạt động chiều
Phụ đạo
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn trong giờ học, biết nghe lời cô, nghe lời ba mẹ.
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Phụ đạo
Gd trẻ biết yêu quý gia đình, yêu quý các bạn.
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Phụ đạo
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn trong giờ học, biết chào hỏi người lớn.
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Phụ đạo
Giáo dục trẻ biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Phụ đạo
Gd trẻ biết nghe lời cô, chào bố mẹ.
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Thứ2
24/10/2016
LĨNH VỰC: GDPT THẨM MỸ
Đề tài: DẠY HÁT: CHÁU YÊU BÀ
Nghe hát: CHO CON
TCÂN: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
I/ Mục đích - Yêu cầu:
Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc và hát tốt bài hát, hiểu được nội dung bài hát nói về những người thân trong gia đình. và chơi được trò chơi “ai đoán giỏi”. 
Rèn kỹ năng hát đúng nhạc, rõ lời.
Giáo dục trẻ biết yêu quý, giúp đỡ chăm sóc ông bà. yêu thích ca hát.
II/ Chuẩn bị:
Nhạc bài hát: “cả nhà thương nhau”, “cháu yêu bà”, “Nhà của tôi”
HĐ 1: Trò chuyện cùng trẻ
 Cho trẻ xem tranh gia đình có ông bà, ba mẹ và con 
C/c ơi nhìn xem nhìn xem xem cô có gì đây?
Gia đình này có những ai?
Vậy còn c/c thì sao gia đình c/c có những ai?
Ở nhà c/c có bà không? C/c có yêu bà của mình không?
Yêu bà thì phải như thế nào? Phải kính trọng bà, giúp đỡ bà, chăm sóc bà.
 Cô có biết một bài hát rất hay nói về tình cảm của cháu dành cho người bà thân yêu của mình. Đó là bài hát “Cháu yêu bà” của nhạc sỹ Xuân Giao sáng tác. Hôm nay cô sẽ dạy lớp mình hát nhé! 
HĐ 2: Dạy hát: “Cháu yêu bà”
Để xem bài hát có hay như cô nói không thì lớp mình lắng nghe cô hát mẫu trước nhé!
Cô hát mẫu lần1 
Cô vừa hát bài gì vậy các con?
=> Bài hát: “Cháu yêu bà” nói về tình cảm của người cháu rất yêu thươngbà , hiếu thảo với bà của mình.
Để cho bài hát được hay hơn thì cô sẽ hát với nhạc!
Cô hát lần 2 + Nhạc
Cô vừa hát bài gì? Bài hát nói về gì? 
Bây giờ c/c hát bh này vui tươi cùng cô nha!
Cô hát to, chậm, rỏ lời, c/c hát theo cô cả bài
Mời tổ, nhóm, cá nhân hát (khi trẻ hát cô sửa sai cho trẻ).
Lớp hát lại lần cuối
Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả
Bài hát đã nói về điều gì?
* Giáo dục: Các con phải biết yêu thương, giúp đỡ và chăm sóc bà của mình, bởi vì có bà mới có ba mẹ, có ba mẹ thì mới có con như ngày hôm nay đấy!
HĐ 3: Nghe hát “Cho con”
Cô thấy c/c hát rất hay nên cô sẽ tặng cho các con một bài hát nói về tình thương của ba mẹ dành cho các con đó là bài hát: “ Cho con ” của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Các con cùng lắng nghe nhé!
Cô hát lần 1 + Nhạc
 Cô vừa hát bài hát gì?
=> C/c ơi! Bài hát nói về tình cảm yêu thương của ba mẹ dành cho các con. Sau này khi các con lớn lên dù có đi đâu hay làm việc gì ba mẹ vẫn luôn che chở yêu thương các con.
Để hiểu thêm về tình yêu thương của ba mẹ dành cho các con nhiều như thế nào! Thì các con ngồi ở dưới lắng nghe cô hát lần nữa nhé! Mời c/c ngồi ở dưới cùng lắc lư theo nhạc cùng cô!
Lần 2 cô hát + Mời trẻ hưởng ứng theo cô
C/c thấy cô hát có hay không? 
Bài hát nói về gì?
Các con có yêu gia đình mình không ?
Yêu gia đình mình thì phải biết phụ giúp ba mẹ, giúp đỡ ông bà các con nhớ chưa?
HĐ3: Trò chơi: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
 Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi đó là trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
Cách chơi như sau: Trên đây cô có rất nhiều bài hát cô sẽ mở một đoạn nhạc với nội dung bài hát. Nhiệm vụ của các con là đoán tên bài hát và hát lên bài hát đó.
Các bài hát : “Cả nhà thương nhau” “Nhà của tôi” “Cháu yêu bà”.
Cho trẻ chơi 2-3 lần .
v Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
Thứ 3
25/10/2016
LĨNH VỰC: GDPT NHẬN THỨC
Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I/ Mục đích - Yêu cầu:
Trẻ biết các bữa ăn trong ngày và biết kể tên một số món ăn. Biết tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Kĩ năng: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, so sánh.
Giáo dục trẻ biết ăn đủ chất dinh dưỡng, dùng thìa xúc ăn không làm rơi thức ăn ra ngoài. 
II/ Chuẩn bị: 
Một số tranh ảnh về các bữa ăn trong ngày trong gia đình. 
Cho trẻ: Mỗi trẻ 1 lô tô, xắc xô 
Nhạc bài hát: “Cả nhà thương nhau”
Trò chơi: “Tìmđúng nhà”
III/ Tiến trình tiết dạy
HĐ1: trò chuyện cùng trẻ
Cho trẻ hát: “Cả nhà thương nhau”
Các con vừa hát bài hát gì? 
Trong bài hát này có những ai?
Ở nhà ai nấu cho các con ăn?
Các con à! Trong mỗi con người chúng ta ai lớn lên và khỏe mạnh thì cũng cần phải ăn uống vì vậy ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu đối với con người chúng ta. Để hiểu thêm về nhu cầu ăn uống trong gia đình thì hôm nay cô cháu mình sẽ cùng trò chuyện về các bữa ăn trong gia đình nhé!
HĐ 2: Trò chuyện về các bữa ăn trong gia đình 
Các con nhìn xem nhìn xem xem cô có gì?
Cho trẻ xem powerpoint về nhu cầu ăn uống về các bữa ăn trong ngày.
Các con xem gia đình này đang làm gì? (Đang ngồi ăn).
Hàng ngày đến bữa ăn , mẹ thường cho con ăn những món nào ?
Con thích ăn món gì?
Những loại thực phẩm nào nấu thành món ăn đó ?(Gạo, thịt, trứng, cá, rau xanh, củ, quả).
Thực phẩm nào chứa nhiều năng lượng giúp con vui chơi, chạy, nhảy ?( Sữa, thịt, trứng, cá, cơm, khoai).
Thực phẩm nào giúp sáng mắt, da dẻ mịn màng? (Rau xanh,củ, quả)
Những thực phẩm nào giúp con thông minh , nhanh lớn.( Gạo, thịt, trứng, rau xanh, củ quả)
Nếu chúng ta ăn uống không đầy đủ, hợp lý và sạch sẽ thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Không ăn dầu mỡ , rau quả có màu vàng, đỏ, xanh thẫm dễ bị bệnh gì ? Không ăn rau quả dễ bị gì ?
Ăn vặt, ăn quá nhiều, lười vận động, xem tivi suốt ngày dẫn đến điều gì ?“Béo phì”
Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần ăn uống sạch sẽ và lựa chọn, bảo quản thực phẩm đúng cách.
Mỗi ngày con được ăn mấy bữa ?Con thường ăn những món gì trong các bữa ăn đó ? 
Đó là các bữa ăn chính, ngoài ra các con còn 2 bữa ăn phụ nữa . Vậy bữa phụ ăn vào lúc nào ? Ăn thức ăn gì ? 
Trong các bữa ăn đó thì bữa nào là quan trọng nhất ? Vì sao
Cơ thể các con đang lớn nên bữa ăn nào cũng cần thiết , vì thế các con nên ăn đủ bữa , đủ chất và lượng để cơ thể được khỏe mạnh . Tuy nhiên bữa ăn sáng là quan trọng nhất , không thể bỏ , còn bữa ăn chiều nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp chúng ta dễ ngủ hơn.
HĐ3: Trò chơi: “Tìm đúng nhà”
Cô thấy các con giỏi cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi " Tìm đúng nhà"
Cách chơi: Cô có 4 ngôi nhà với 4 nhóm thực phẩm khác nhau. Mỗi trẻ cầm 1 thẻ lô tô một nhóm thực phẩm, đủ 4 nhóm. Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà thì trẻ chạy nhanh về nhà có nhóm thực phẩm giống lô tô của trẻ.
 Luật chơi: Ai chạy về sai nhà phải nhảy lò cò.
Cho trẻ chơi 1 - 2 lần.
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
Thứ 4
26/10/2016
LĨNH VỰC: GDPT NGÔN NGỮ
Đề tài: TRUYỆN CHIẾC ẤM SÀNH NỞ HOA
I/ Mục đích - Yêu cầu:
Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện và hiểu nội dung câu chuyện, biết sự cần thiết và tác dụng của các giác quan. 
Phát triển ngôn ngữ cho thẻ thông qua việc làm quen với từ mới rèn trẻ trả lời đủ câu rõ ràng.
Giáo dục trẻ biết yêu thương người thân trong gia đình, biết vâng lời ông bà bố mẹ và biết chăm sóc giúp đỡ người thân khi bị ốm.
II./ Chuẩn bị:
Mô hình truyện “Chiếc ấm sành nở hoa” 
Các con rối nhân vật trong truyện.
Powerpoint truyện : “Chiếc ấm sành nở hoa”
Bài hát: “Nhà của tôi” 
Tranh ấm sành, hoa giấy màu đỏ
	+Tích hợp: Tạo hình: Dán hoa lên ấm sành
III/ Tiến trình hoạt động:
HĐ 1: Bé gặp gì?
-Cô cho trẻ chơi và phát hiện ra chiếc ấm ành nằm dọc đường (kết hợp bài hát đi chơi)
-Một cô giả làm tiếng khóc .
-Đây là gì vậy các con ?Tại sao chiếc ấm sành lại nằm ở đây?
-Bây giờ các con hãy chú ý nghe ấm sành kể lại nha.!
HĐ 2:Cô kể chuyện “Chiếc ấm sành nở hoa”
Cô kể lần 1: Diễn cảm bằng lời + mô hình+ giải thích nội dung câu chuyện.
Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? 
Trong câu truyện có những nhân vật nào?
Nội dung: Câu chuyện kể về chiếc ấm sành bị sứt quai vứt lăn lốc bên lề đường rất đáng thương. Chiếc ấm sành bị sứt quai là một nơi trú rét tuyệt vời cho đôi bướm vào mùa đông, mùa xuân đôi bướm bay đi tìm hoa thơm còn lai một mình chiếc ấm sứt quai, ấm sành buồn tủi khóc hu..hu. nhưng may sao có một cô bé nhặt ấm sành về và trồng hoa vào đó và từ đó chiếc ấm sành sứt quai đã trở thành một chậu hoa đẹp, thế là ấm sành đã có bạn và không còn buồn tủi nữa.
C/c ơi! Các con có thấy chiếc ấm sành sứt quai đáng thương không? Đáng thương thì bây giờ chúng mình cùng đến đó thăm chiếc ấm sành sứt quai nhé!
Cô kể lần 2: Diễn cảm bằng lời + power point + Giải thích từ khó.
 * Giải thích từ khó
Bạn nào giỏi cho cô biết nhân vật trong câu chuyện có tên là gì?
Giải thích từ khó:
Nằm lăn lóc là nằm một mình không ai ngó tới.
Bay vut là bay rất nhanh
Xanh non mơn mởn là tươi tốt và mềm mại.
Đàm thoại
Câu chuyện cô vừa kể cho các con nghe kể về cái gì?
Chiếc ấm sành bị làm sao?
Chiếc ấm sành đã nói gì với bướm vàng?
ấm sành là nơi trú ẩn như thế nào của bướm vàng?
Khi bướm vàng bay đi vì sao ấm sành lại khóc ?
Cô bé đã nhặt ấm sành về để làm gì ?
Cây lớn lên và ra hoa bướm vàng bay đến và nói gì với ấm sành ?
Từ đó ấm sành như thế nào ? Ấm sành còn buồn nữa không ?
Giáo dục:qua câu chuyện nói về lòng tốt của ấm sành ,lúc nào cũng đối xử tốt với bạn bè nên được bạn bè yêu mến .Vì vậy các con khi chơi cũng phải biết yêu thương và quý mến bạn bè.
Hoạt động 3: Ấm sành nở hoa
Chúng ta có những chiếc ấm sành chưa được đẹp ,để cho chúng đẹp hơn thì các con bắt tay vào dán hoa cho những chiếc ấm nha 
Cô chia lớp thành 3 tổ thi đua xem tổ nào sẽ trang trí ấm sành đẹp nhất.
Cô cho trẻ trag trí. Trong quá trình trẻ dán cô nhắc trẻ tư thế ngồi và cách cầm hoa dán
Cô nhận xét.
Cũng cố: hỏi lại đề tài
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương theo tình hình lớp học.
Thứ 5
27/10/2016
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: SO SÁNH THÊM BỚT TRONG PHẠM VI 2
I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhận biết số lượng 1,2 so sánh số lượng 1,2 thêm bớt trong phạm vi 2.
Xếp tương ứng 1-1, thêm bớt trong phạm vi 2
Giáo dục trẻ chăm ngoan vâng lời ông bà bố mẹ, trẻ hứng thú học , hăng say phát biểu bài.
II/ Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: 2 bộ đồ, 2 hộp quà
Đồ dùng của mỗi trẻ: 1 rổ đựng 1 cái bảng con, 2 bộ đồ, 2 hộp quà
Bài hát: “Nhà của tôi”, “Nhà mình rất vui”
3Tranh gồm có các bức ảnh nhỏ hình ảnh 1mũ, 2 găng tay, 3 quần, 4 áo, 2 khẩu trang, 3 áo khoác.
III/ Tiến trình tiết dạy:
HĐ 1: Ôn: “Đếm đến 2, nhận biết nhóm có 2 đối tượng”
Cho trẻ hát bài: “nhà của tôi”
C/c vừa hát bài hát nói về gì ? Ngôi nhà của các con như thế nào?
Vậy gia đình của các con như thế nào? Gia đình con có mấy anh chị em.
Cô có biết một gia đình của bạn nhỏ là Hà học rất giỏi nên được ba và mẹ mua cho Hà hai hộp quà xinh xắn các con có muốn biết quà của bạn là gì không? Vậy chúng mình cùng nhìn xem ba mẹ tặng quà gì cho bạn nha!
Cô vừa kể vừa gắn lên bảng (cô cho trẻ xem 2 hộp quà có hai bộ đồ mỗi hộp quà một bộ đồ.)
Các con nhìn xem nhìn xem đây là gì? (Hộp quà)
C/c đếm xem có mấy hộp quà? (2 hộp quà)
Bây giờ chúng mình cùng đếm lại xem mấy hộp quà nha! 1,2 tất cả có 2 hộp quà.
Bây giờ cô mở hộp quà ra xem bên trong có gì nha! 
Bên trong hộp quà có gì vậy các con ? (bộ đồ)
Các con nhìn xem có mấy bộ đồ đây (2 bộ đồ)
Có mấy hộp quà ? Mỗi hộp quà có mấy bộ đồ (1 bộ đồ)
HĐ 2: So sánh thêm bớt trong phạm vi 2
C/c ơi sắp đến sinh nhật bạn Hà rồi đó vậy lớp mình có muốn đi dự sinh nhật bạn không?
 Để dự sinh nhật bạn thì chúng mình phải làm sao? Đúng rồi chuẩn bị quà.
C/c ơi nhìn xem nhìn xem xem cô chuẩn bị quà gì cho bạn Hà?(bộ đồ)
C/c xem có mấy bộ đồ (2 bộ đồ)
C/c xem bên dưới bộ đồ là gì? (Hộp quà)
Mấy hộp quà? (1 hộp quà)
Nhóm bộ đồ nhiều hơn hay nhóm hộp quà nhiều hơn ? (Cho trẻ lặp lại)
Nhiều hơn là mấy? (Cho trẻ lặp lại)
Nhóm bộ đồ it hơn hay nhóm hộp quà it hơn ? (Cho trẻ lặp lại)
It hơn là mấy? Vì sao con biết?
Bây giờ C/c thấy nhóm bộ đồ và nhóm hộp quà như thế nào so với nhau? có bằng nhau không? 
Đúng rồi nhóm bộ đồ và nhóm hộp quà không bằng nhau
Muốn nhóm bộ đồ và nhóm hộp quà bằng nhau thì ta phải làm sao?(thêm 1 hộp quà)
Cho 1 trẻ lên thêm
Cho trẻ nhắc lại 1 hộp quà thêm một hộp quà là hai hộp quà.
Bây giờ nhóm bộ đồ và nhóm hộp quà như thế nào với nhau? (Bằng nhau) và bằng mấy? (bằng 2)
Cho trẻ lấy rổ đồ dùng để trước mặt
Các con cùng chuẩn bị quà cho bạn Hà nha!
C/c lấy hai bộ đồ ra xếp ra bảng của mình xếp thành hàng ngang từ trái qua phải
C/c xếp bên dưới bộ đồ là 1 hộp quà 
Bây giờ c/c hãy đếm xem có bao nhiêu bộ đồ ?(2 bộ đồ)
Có bao nhiêu hộp quà? (1 hộp quà)
Nhóm đồ nhiều hơn hay nhóm hộp quà nhiều hơn ? (Cho trẻ lặp lại)
Nhiều hơn là mấy? (Cho trẻ lặp lại)
Nhóm bộ đồ it hơn hay nhóm hộp quà it hơn ? (Cho trẻ lặp lại)
It hơn là mấy? Vì sao con biết?
Bây giờ C/c thấy nhóm bộ đồ và nhóm hộp quà như thế nào so với nhau? có bằng nhau không? 
Đúng rồi nhóm bộ đồ và nhóm hộp quà không bằng nhau
Muốn nhóm bộ đồ và nhóm hộp quà bằng nhau thì ta phải làm sao?(thêm 1 hộp quà)
Cho trẻ thêm
Cho trẻ nhắc lại 1 hộp quà thêm một hộp quà là hai hộp quà.
Nhóm bộ đồ và nhóm hộp quà như thế nào với nhau? (Bằng nhau) và bằng mấy? (Và bằng 2) 
Các con cùng nhìn xem xem cô chuẩn bị quà cho bạn Hà tiếp nè!
Bây giờ cô lấy đi 1 hộp quà để chuẩn bị bỏ quà vào. 2 bớt 1 còn 1
Cho trẻ nhắc lại 2 bớt 1 còn 1
Cô lấy đi 1 hộp quà nữa. 1 bớt 1 là hết
 Cho trẻ nhắc lại1 bớt 1 là hết
Hết nhóm hộp quà rồi đến nhóm bộ đồ
Bây giờ cô lấy đi 1 bộ đồ để bỏ vào hộp quà. 2 bớt 1 còn 1
Cho trẻ nhắc lại
Cô lấy đi 1 bộ đồ nữa để bỏ vào hộp quà 1 bớt 1 là hết.
Cho trẻ nhắc lại 
Cho trẻ bớt
Bây giờ c/c lấy đi 1 hộp quà để chuẩn bị bỏ quà vào. 2 bớt 1 còn 1
Cho trẻ nhắc lại 2 bớt 1 còn 1
C/c lấy đi 1 hộp quà nữa. 1 bớt 1 là hết
 Cho trẻ nhắc lại1 bớt 1 là hết
Hết nhóm hộp quà rồi đến nhóm bộ đồ
Bây giờ c/c lấy đi 1 bộ đồ để bỏ vào hộp quà. 2 bớt 1 còn 1
Cho trẻ nhắc lại
Cô lấy đi 1 bộ đồ nữa để bỏ vào hộp quà 1 bớt 1 là hết.
Cho trẻ nhắc lại
C/c nhìn xem đồ dùng nào xung quanh lớp mình có số lượng là 2
Bây giờ cô không muốn lấy 2 nữa cô muốn lấy 1 thì phải làm sao? (phải bớt đi một cái)
Cho 1 trẻ bớt 
Cho trẻ nhắc lại 2 bớt 1 còn 1
C/c nhìn xem đồ dùng nào xung quanh lớp mình có số lượng là 1
Bây giờ cô không muốn lấy 1 nữa cô muốn lấy 2 thì phải làm sao? (phải thêm một cái nữa)
Cho một trẻ thêm
Cho trẻ nhắc lại 1 thêm 1 là 2
HĐ 3: Trò chơi “Bé thích chọn cái nào”
Hôm nay cô thấy lớp mình rất giỏi để thưởng cho lớp mình cô sẽ cho lớp mình chơi một chơi đó là trò chơi: “Bé thích chọn cái nào”
+ Cách chơi: Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, từng thành viên của mỗi đội sẽ chạy lên chọn bức tranh có 2 cái. Đội nào chọn đúng và nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.
 Cho c/c chơi 2-3 lần
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương theo tình hình lớp học
Thứ 6
28/10/2016
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: NÉM XA BẰNG 2 TAY
I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
-Trẻ ném xa bằng 2 tay đúng tư thế 
-Trẻ dùng sức của đôi bàn tay để ném bóng đi xa, biết phối hợp tay và chân trong khi ném. 
-Qua trò chơi “ Lộn cầu vồng” trẻ thực hiện tính đoàn kết trong khi chơi.
II/ CHUẨN BỊ:
-Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát các cháu ăn mặc gọn gàng.
- Bài hát “Mẹ ơi tại sao”, “Cả nhà thương nhau”, “Nhà mình rất vui”
-Bóng.
-Bông tua
-Vạch chuẩn bị
III / TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
HOẠT ĐỘNG 1: “ Khởi động ” 
-Nhiệt liệt chào mừng các bạn đến với hội thi “ Gia đình là số 1”
-Đế

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN chủ đề Gia đình tuần 3.doc