Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Những con vật bé yêu - Tuần 2: Một số loài chim - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.ĐÓN TRẺ:

1.Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố

 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập

của trẻ.

- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn:

Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.

3. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ.

4. Trò chuyện đầu tuần

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề

- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.

- Các cháu đã làm được những gì?

- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?

- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé.

* ND lồng ghép tích hợp:

+ Vệ sinh dinh dưỡng: Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản.

 

docx9 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Những con vật bé yêu - Tuần 2: Một số loài chim - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT BÉ YÊU (5 TUẦN)
Tuần 2: Một số loài chim
	(Thời gian thực hiện: 28/12- 01/01/2021)
	Ngày soạn: ngày 21 tháng 12 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 28 tháng 12 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1.Đón trẻ:
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố 
 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. 
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập 
của trẻ. 
- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. 
- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 
2. Hoạt động tự chọn:
Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
3. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ. 
4. Trò chuyện đầu tuần
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 
- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.
- Các cháu đã làm được những gì?
- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?
- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. 
* ND lồng ghép tích hợp: 
+ Vệ sinh dinh dưỡng: Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản.
5. Thể dục sáng:
	Hô hấp: 2; Tay 2; Lưng-bụng- lườn 3; Chân 2; Bật 1.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác theo cô giáo. 
- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
- Rèn kĩ năng tập và thói quen tập thể dục sáng cho trẻ.
- Trẻ năng tập thể dục sáng cho người khỏe mạnh.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm tập: Sân sạch sẽ
- Xắc xô
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thoải mái, dễ vận động;
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Hoạt động 1:Bé khởi động
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ,chạy
- Đội hình :2 hàng dọc
- Thực hiện bài tập đội hình đội ngũ
2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục
* Bài tập phát triển chung
+ Động tác hô hấp 2: Thổi nơ bay
+ Động tác tay 2 : Hai tay dang ngang hai bên, đưa lên cao.
+ Động tác lưng, bụng, lườn 3: Hay tay để sau lưng, cúi xuống, đứng lên, ngả người ra sau
+ Động tác chân 2: Ngồi xổm đứng lên
 + Động tác bật 1: Bật tại chỗ.
* Trò chơi vận động: "Bắt chước- tạo dáng"
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô động viên khuyến khích
- Giáo dục trẻ biết chăm luyện tập thể dục cho người mạnh khỏe.
3. Hoạt động 3: Bé thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp thực hiện các kiểu đi ,chạy
- Quay phải,trái
 - 3 lần x 8 nhịp
- 2 lần x8 nhịp
- 2 1ần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ đi nhẹ nhàng
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
1.Vệ sinh cá nhân:
- Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn;
- Cô hướng dẫn để trẻ kê bàn ghế để ăn trưa.
2.Ăn trưa:
- Cô chia cơm cho trẻ
- Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi...
- Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định;
- Trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế, vệ sinh nơi ăn.
III.NGỦ TRƯA
- Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ;
- Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu.
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
- Trẻ ngủ dậy đi vệ sinh, buộc tóc cho bé gái.
* Cho trẻ chơi BH: Gà trống thổi kèn.
- Cho trẻ ăn quà chiều.
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Một con vịt:
1.Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học
- Trống lắc, máy cat-sét, băng nhạc, mũ vịt, trang phục của cô.
2.Nội dung:
  * HĐ1: Lắng nghe, lắng nghe! Các con hãy nghe và đón xem tiếng kêu của con gì?( Cô giả làm tiếng kêu của con vịt)
 - Cô có một bài hát cũng nói về vịt nữa đó là bài hát gì? Của tác giả nào?
 - Cả lớp ngồi ngoan nghe cô hát trước. Cô hát theo nhạc một lần.
 - Cô vừa hát cho con nghe bài hát gì?
 - Vịt thuộc nhóm gia súc hay gia cầm?
 -Vịt có mấy cách mấy chân? Vịt kêu như thế nào?
 - Vịt bơi ở đâu? Vịt là động vật có lợi hay có hại? Vì sao?
 - Các con hãy chăm sóc và bảo vệ những chú vịt.
 - Cô hát diễn cảm 2 lần. cả lớp hát với nhau. Cô chú í bao quát sữa sai cho cháu.
 * HĐ2: Vận động: Để bài hát hay hơn nữa cô sẽ cho các con múa bài" Một con vịt"
 - Cô hát + múa lần 1.
 - Cô hát múa lần 2 và giải thích.
 + Động tác 1: "Một con.cái cánh"dậm chân, hai tay để ngang hong và vẫy làm cách vịt đúng theo nhịp bài hát.
 + Động tác 2: Nó kêu rằng..cạp" hai tay để trước miệng làm vịt kêu, lưng hơi khum xuống đúng theo nhịp bài hát.
 + Động tác 3: Gặp hồbì bỏm" hai tay chóng hong dậm chân tại chỗ.
 + Động tác 4: lúc lên.cho khô" dậm châ, tay ngang hong, vẫy cách và xoay vòng tròn theo nhịp bài hát.
 - Lớp mình múa lại bài hát 1lần. Cô cho từng nhóm hát, múa.
 * HĐ3: Nghe hát bài" Đàn gà con"Hôm nay cô sẽ hát tặng các con bài hát"đàn gà con"nhạc và lời Đỗ Mạnh Thường.
  Cô hát theo nhạc cho cháu nghe 1 lần. tóm tắt nội dung.
  - Cô cho cháu nghe hát đĩa lại lân 2.
  * HĐ4: Trò chơi" Tạo dáng con vật"Cho cháu nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Khi cô nói tên con vật nào thì cháu làm tiếng kêu của con vật đó.
3.Kết thúc 
- Nhận xét tuyên dương.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 21 tháng 12 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 29 tháng 12 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Trò chuyện một số loài chim:
1.Chuẩn bị:
- 1 số lồng chim thật: ngũ sắc, kiểng, gáy, chào mào, vành khuyên.
- Băng đĩa hình về 1số loại chim.
- Đàn organ, bài hát: Chim chích bông, Đuổi chim, Con chim non.
- 1 số bức tranh về quá trình sinh trưởng của chim để cho trẻ chơi
2.Nội dung:
*Ổn định và giới thiệu bài dạy mới:
- Cô cho trẻ ổn định và tổ chức trò chơi:
+ Cô cùng trẻ chơi tạo dáng các con vật bằng đôi tay khéo léo: con cua, ốc sên, cá sấu, thỏ, chim.
+ Cho trẻ làm chim bay về tổ.
* Tổ chức cho trẻ quan sát:
a. Quan sát các lồng chim:
- Cho trẻ quan sát các lồng chim.
- Có bạn nào biết tên của các con chim này không?
- Cô giới thiệu tên của các con chim.
- Các con xem các chú chim này đang làm gì đấy?
- Các con thấy không các chú chim này có những động tác rất ngộ nghĩnh. Lúc thì nhảy nhót, lúc thì chuyền từ cành này sang cành khác.
- Bây giờ thì cô và các con sẽ cùng trò chuyện về chú chim này (cô dùng chim gáy để dạy trẻ).
- Cho trẻ nhắc lại tên của con chim.
b. Quan sát con chim gáy:
- Bạn nào còn nhớ đây là con chim gì? Con chim này đang làm gì?
- Bạn nào biết về con chim này hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe (tên, cấu tạo, hình dáng) Trẻ nói đến bộ phận nào thì cô chỉ luôn vào phần đó.
- Cho trẻ chỉ các bộ phận của con chim.
- Cho cả lớp nói tên các bộ phận của con chim.
- Cô chốt lại: chim gáy có mỏ, có 2 mắt, 2 cánh, chân có móng, có đuôi .Và các con chim này thuộc họ hàng nhà gà.
- Các con vừa học chủ điểm động vật đã biết từ đâu mà có gà con?
- Vậy cô đố chúng mình từ đâu mà có chim non?
( Cho trẻ làm động tác chim ấp trứng, nói quá trình sinh trưởng của chim).
- Khi chim non đòi ăn thì ai sẽ cho chim non ăn?
- Vừa rồi các con đã biết được tên của một số loài chim gì?
- Những con chim này được con người nuôi ở ở đâu? (Trong gia đình để làm cảnh).
- Cô đố các con có bài thơ, câu truyện nào cũng nói đến các loài chim mà chúng mình đã được học.
- Cho trẻ đọc thơ “Chim chích bông”
- Các con thấy chim chích bông là loài chim có lợi hay có hại? 
- Cô hát cho các con nghe một bài hát. Sau đó các con phải kể lại cho cô biết trong bài hát có những loại chim gì? Chúng có lợi hay có hại?
(Cô hát bài “Đuổi chim”)
- Cô giới thiệu các bức tranh về 1 số loài chim.
* Xem đĩa 	
- Các con đã biết được tên rất nhiều các loài chim, nhưng trong thế giới thiên nhiên hoang dã còn có rất nhiều các loài chim khác. Cô sẽ cho các con xem một bộ phim về thế giới loài chim. Khi xem các con phải quan sát xem chúng sống như thế nào, kiếm mồi ra làm sao, đẻ trứng và nuôi con như thế nào?
- Cô cho trẻ xem phim, cô gợi mở và dừng hình ảnh để giới thiệu.
- Vừa rồi các con đã xem phim, các con đã thấy những gì qua thước phim?
+ Có loài chim nào? Đang làm gì?
+ Cho trẻ quan sát chim mẹ mớm mồi cho chim con ăn, cung cấp từ “ mớm”
+ Cô gợi ý để trẻ nói theo hiểu biết của trẻ, chú ý cho trẻ xem lại các hình ảnh về quá trình sinh trưởng phát triển của chim.
- Các con đã biết được tên của rất nhiều các loài chim. Có những loài chim cảnh, có những loài chim sống ở trong thiên nhiên hoang dã như chúng mình vừa xem phim, nhưng chúng đều có những đặc điểm giống nhau như thế nào?
-> Cho trẻ so sánh những điểm khác nhau (về kích thước, hình dáng, màu sắc, cách kiếm mồi....)
- Cô chốt: Các loài chim có kích thước khác nhau, có con thì sống ở đầm lầy, có con thì không bay được như chim cánh cụt. Nhưng chúng đều là động vật sống ở trong thiên nhiên và đều gọi là chim thuộc loài lông vũ.
*Chơi củng cố
- Trò chơi 1: Vừa rồi các con đã biết rất nhiều các vận động khác nhau của các loài chim.
- Cho trẻ mô phỏng các tư thế đứng, bay, liệng, nhảy nhót, chim cánh cụt đi.
- Trò chơi 2: Trẻ sắp xếp quá trình sinh trưởng của chim.
- Các con vừa bắt chước các động tác của các chú chim rất giỏi. Bây giờ cô cho các con chơi một trò chơi nữa. Nhưng để chơi được trò chơi này bạn nào nhắc lại cho cô quá trình sinh trưởng của chim.
- Cô hướng dẫn mẫu.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi thành ba đội trong thời gian một bản nhạc (Con chim non)
3. Kết thúc: 
- Cô và trẻ cùng đưa sản phẩm lên mảng chủ đề để nhận xét.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 21 tháng 12 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 30 tháng 12 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Bé nghe kể chuyện: Chim con và gà con
1.Chuẩn bị:
- Hình ảnh powepoint truyện “ Chim con và gà con”
- Loa, máy tính, máy chiếu.
- Video câu chuyện: “chim con và gà con”
 2.Nội dung:
*Gây hứng thú
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ chim con và gà con
- Cô có bức tranh vẽ con gì đây?
- Cô có một câu chuyện kề về chim con và gà con đấy để biết nội dung câu chuyện như thế nào chúng mình hãy lắng nghe cô kể thì sẽo nhé.
*  Bài mới
- Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
+ Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện còn hay hơn khi cô và các con cùng hướng lên màn hình để lắng nghe cô kể câu chuyện kết hợp với hình ảnh minh họa nhé.
- Cô kể lần 2: Kết hợp sử dụng hình ảnh minh họa.
- Các con ơi cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có  những ai?
- Chim con bay ở đâu?
“Chim con bay đi bay lại trên bầu trời ”
- Luẩn quẩn có nghĩa là chỉ loanh quanh dưới gốc cây không đi đâu khác
- Còn gà con có bay không?
- Gà con đã hỏi chim con như thế nào?
“Bạn ơi ở trên trời có thích không?”
- Chim con trả lời ra sao ?( Thích lắm)
-  Gà con đã suy nghĩ gì?( Vì sao chim con bay được mà mình không bay được)
- Gà con bay lên được không?
- Khi được chim con đưa bay lên trời gà con cảm thấy như thế nào?
- Các con thấy bạn chim con là một người như thế nào?
- Kể lần 3 : Cô cho trẻ xem video về câu chuyện
*Giáo dục: Trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè
3. Kết thúc:
- Cô cho trẻ hát rồi chuyển hoạt động
- Cô củng cố, nhận xét, tuyên dương
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 21 tháng 12 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 5 ngày 31 tháng 12 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Chơi với góc xây dựng:
1.Chuẩn bị:
- Đồ dùng tại góc xây dựng: gạch xây dựng, dao xây
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Chủ đề chơi: Xây trang trại chăn nuôi
- Cô phân vai chơi cho trẻ
- Trẻ chơi:cô quan sát hành động chơi và trò chuyện với trẻ
+ Chúng mình định xây trang trại như thế nào?
+ Phải xây gì trước?
+ Trang trại phải xây những gì?
+ Động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 21 tháng 12 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 6 ngày 01 tháng 01 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Chơi với góc phân vai:
1.Chuẩn bị:
- Đồ dùng tại góc phân vai: các loại vật nuôi, tiền
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Chủ đề chơi: cửa hàng vật nuôi
- Trẻ chơi:cô quan sát và trò chuyện với trẻ
+Cửa hàng bán những con vật gì?
+ Giá cả của từng loại con vật?
+ Người bán hàng cần có thái độ gì?
+ Cách mời khách mua hàng như thế nào?
+ Người mua mặc cả giá như thế nào?
+ Động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nhung_con_vat_be_yeu_tuan_2_m.docx
Giáo Án Liên Quan