Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Tuần 1: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, biết hát và vỗ tay theo nhịp cùng cô.

- Trẻ 4 tuổi: Trẻ thuộc bài hát và hiểu nội dung bài hát và biết vỗ tay theo nhịp bài hát.

2. Kỹ năng

- Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng hát cho trẻ

- Trẻ 4 tuổi: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng biểu diễn tự tin.

3. Thái độ

- Trẻ yêu thich môn học, yêu thích bài hát.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Trong lớp

- Cô thuộc lời bài hát

- Tâm thế trẻ thoải máI

- NDTH: Toán: Đoán số bạn hát

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Tuần 1: Các hiện tượng tự nhiên - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
 Tuần 1: Các hiện tượng tự nhiên
 Thời gian: từ 19/4-23/04/2021
 Ngày soạn: 12/4/2021
 Ngày giảng: Thứ 2/19/04/2021
 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG 
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triểnThẩm mỹ
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: Nắng sớm
NDTT: dạy hát
TC: Ai đoán giỏi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức  
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, biết hát và vỗ tay theo nhịp cùng cô.
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ thuộc bài hát và hiểu nội dung bài hát và biết vỗ tay theo nhịp bài hát.
2. Kỹ năng
- Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng hát cho trẻ
- Trẻ 4 tuổi: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng biểu diễn tự tin.
3. Thái độ
- Trẻ yêu thich môn học, yêu thích bài hát.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Cô thuộc lời bài hát
- Tâm thế trẻ thoải máI
- NDTH: Toán: Đoán số bạn hát
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1. Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô.
 - Cho cả lớp hát: “Cháu vẽ ông mặt trời” 
 - Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung bài thơ:
 - Giáo dục: Trẻ biết khi ra đường phải đội mũ, nón...
2.Hoạt động 2: Bé ca hát cùng cô.
 - Cô giới thiệu bài hát: “ Nắng sớm”. Nhạc và lời ( Hàn Ngọc Bích ):
 - Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài và tên tác giả:
 - Cô hát lần 2: 
- Cô vừa hát bài hát gòi?
- Bài hát do nhạc sỹ nào sáng tác?
- Nắng sớm thường đến vào buổi nào trong ngày?
- Nắng đã cùng en bé vui chơi như thế nào?
- Trong bài hát có nhắc đến loại chim nào?
- Giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm khi mở cửa ra là ánh nắng chiếu vào các phòng để chơi với các bạn làm cho cho mọi người ai cũng đều má hồng:
 - Cô cho cả lớp hát 2 - 3 lần 
 - Cho cả lớp hát nối tiếp
- Cho 3 tổ hát lần lượt
- Cho 2 - 3 nhóm (đếm số lượng).
- Cho cá nhân trẻ 1 - 2 cháu thể hiện.
- Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ và động viên khuyến khích trẻ.
- Cô vừa dạy các cháu hát bài hát gì?
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài và tên tác giả.
 3. Hoạt động 3: Bé vui chơi.
 - Trò chơi: Ai đoán giỏi.
- Cô hướng dẫn cách chơi. : Cô mời 1 trẻ lên đội mũ chóp và mời 1 bạn khác ở dưới lớp đứng lên hát và bạn ở đội mũ chóp phải đoán bạn nào hát và hát bài gì?
- Trẻ chơi vui vẻ
- Nhận xét giờ chơi
- Kết thúc: trẻ về góc học tập tô màu ông mặt trời
- Cả lớp hát.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ nghe.
- Nghe cô giới thiệu bài.
- Nghe cô hát.
- Bài nắng sớm
- Buổi sáng
- Cùng múa hát, vui chơi
- Trẻ trả lời
- Nghe cô giảng nội dung.
- Cả lớp hát.
- Cả lớp hát nối tiếp.
- Trẻ hát
- Nhóm hát
- Trẻ hát
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe.
- Trẻ thực hiện
II. CHƠI NGOÀI TRỜI:
 HĐCMĐ: Quan sát thời tiết
 Chơi tự do
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi ngoài trời và quan sát thời tiết xem trời nắng hay mưa, trời mưa bầu trời ntn? Trời nắng bầu trời như thế nào
- Rèn khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định
- Phát triển ngôn ngữ thông qua đàm thoại
- Giáo dục trẻ giữ cơ thể ấm khi thời tiết thay đổi
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài sân trường quan sát đảm bảo an toàn
- CB mũ, giầy dép cho trẻ
- Kiểm tra sức khoẻ trẻ
III. Tiến hành: 
1. Trước khi chơi
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô giới thiệu nội dung giờ dạo chơi
+ ĐCCĐ: Quan sát thời tiết
+ Chơi tự do
2. Trong khi chơi
a, HĐCCĐ:Quan sát thời tiết.
- Cô và chúng mình cùng dạo chơi ngoài sân nào
- Các cháu ơi chúng mình thấy bầu trời hôm nay thế nào?
- Trời có nhiều mây không?
- Mây đen hay mây trắng?
- Vậy chúng mình thử đoán xem trời hôm nay nắng hay mưa?
- Vì sao cháu biết trời nắng?
- Khi trời mưa bầu trời ntn?
- Trời nắng bầu trời ntn?
* Cô khái quát lại: Bầu trời hôm nay rất đẹp trời quang đãng ,có mây trắng ,ngoài ra chúng mình còn thấy nhiều tiếng chim hót líu lo Điều đó cho chúng mình thấy rằng trời hôm nay sẽ nắng .Thời tiêt nắng rất thuận tiện cho chúng mình đi học đúng không 
- Vậy khi chúng mình đến trường chúng mình cần đội gì ?
- Đúng rồi khi đến trường chúng mình cần đem theo mũ ,ôNếu ra nắng chúng mình không đội mũ, che ô sẽ rất dễ bị ốm các cháu nhớ chưa
 b. Chơi tự do:
 - Cô cho trẻ chơi, cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ
 - Cô hỏi trẻ đang chơi gì?
 3. Sau khi chơi:
 - Cô cho trẻ về lớp
 - Cô hỏi trẻ nội dung chơi?
 - Cô nhận xét, giáo dục.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC (Dạy cả tuần)
Góc phân vai: Cửa hàng tạp hóa
Góc xây dựng: xây bể nước
Góc học tập: xem tranh lô tô về các hiện tượng thời tiết
Góc thiên nhiên: chắm sóc cây xanh
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện vai trò của người bán hàng và người mua hàng.
- Trẻ biết xây bể nước, chăm sóc cây xanh
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Biết liên kết các nhóm chơi lại với nhau
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: 4 góc chơi
- Tâm lý trẻ thoải mái
- Chuẩn bị TV: từ “thời tiết”
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định lớp
1. Trước khi chơi:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với sức khỏe con người
- Giới thiệu nội dung các góc chơi:
Góc phân vai: Cửa hàng tạp hóa
Góc xây dựng: xây bể nước
Góc học tập: xem tranh lô tô về các hiện tượng thời tiết
Góc thiên nhiên: chắm sóc cây xanh
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “thời tiết” 3-4 lần với các hình thức khác nhau
- Trẻ nhận vai chơi, bầu nhóm trưởng
- Cho trẻ lấy ký hiệu về góc chơi mình đã nhận.
2. Trong khi chơi.
- Trẻ thể hiện vai chơi
- Cô đi từng góc hỏi chơi gì?
- Góc phân vai các cháu bán những gì?
- Người bán ntn với khách?
- Khi trẻ chơi cô bao quát từng góc xem trẻ chơi cô luôn gợi ý nhắc nhở trẻ chơi tốt ở các góc
- Cô tạo tình huống cho trẻ liên kết các góc chơi
- Cô luôn động viên khích lệ trẻ.
- Cô nhận xét từng góc chơi.
3. Sau khi chơi.
- Cho trẻ về góc xây dựng
- Cô cho trưởng trò giới thiệu về công trình xây bể nước của nhóm mình.
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng và ra chơi.
* Kết thúc:
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ đọc
- Trẻ nhận vai chơi góc chơi, bầu nhóm trưởng
- Trẻ lấy kí hiệu về góc chơi của mình
- Trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Trẻ trả lời
- Các góc chơi có sự liên kết với nhau
- Trẻ nghe
- Trẻ tập chung về góc tạo xây dựng
- Trẻ làm nhóm trưởng giới thiệu về công trình
- Trẻ ra chơi
****************************************
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:
Nhảy qua suối nhỏ
I. Mục đích yêu cầu:
-  Rèn luyện sự khéo léo, tự tin, phản xạ nhanh
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, hứng thú chơi
- Phát triển vốn từ cho trẻ qua các việc đọc, kể truyện
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Tâm thế trẻ trẻ thoải mái
- Vẽ một con suối nhỏ, có chiều rộng 35-40cm. 
- Một số bông hoa bằng nhựa.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1.Trước khi chơi:
* Cô giới thiệu tên trò chơi: (Nhảy qua suối nhỏ)
* Cách chơi: Cô vẽ một con suối có chiều rộng 35-40cm. Một bên suối để các bông hoa rải rác. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng  trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe hiệu lệnh "nứoc lũ tràn về", trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà. Ai hái đựoc nhiều hoa là ngừoi đó thắng cuộc. Ai thua cuộc sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu của các bạn trong nhóm.
2. Trong khi chơi:
- Cô cho trẻ chơi
- Khi trẻ chơi cô bao quát lớp động viên trẻ hứng thú tham gia trò chơi
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần
3. Sau khi chơi.
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Một số trẻ tự nhận xét.
- Cô nhận xét chung
- Nghe cô giới thiệu tên trò chơi
- Trẻ lắng nghe cô hướng dấn cách chơi
- Hứng thú chơi 
- Trẻ lăng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ tự nhận xét
- Lắng nghe cô nhận xét
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét
- Cô nhận xét
- Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 
2. Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
- Cho trẻ chơi đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. 
*****************************************
 Ngày soạn: 12/04/2021
Ngày giảng: Thứ 3/20/04/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
 I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
 Lĩnh vực phát triển thể chất
 Hoạt động: KPKH
 ĐT: Bé khám phá các hiện tượng tự nhiên quen thuộc
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức.
- 3 - 4 tuôi. Trẻ biết các hiện tượng thời tiết như: nắng, mưa, gió, sấm, chớp... Riêng trẻ 4 tuổi biết lợi ích và tác hại của các hiện tượng đó.
2. Kỹ năng.
- 3 tuổi. Luyện kỹ năng nhận biết và phát triển ngôn ngữ.
 - 4 tuổi. Luyện kỹ năng nhận biết và ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi và chuyển mùa.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Tại lớp học.
- Đồ dùng: Tranh ảnh về các hiện tượng như: nắng, mưa, gió, sấm, chớp...
- Chuẩn bị TV: từ “trời nắng”
- NDTH: Âm nhạc.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé ca hát trò truyện cùng cô.
- Cô cho trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Các cháu vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về gì?
- Mưa mang gì đến cho con người.
- Những cơn mưa mang nước đến cho con người có nước để ăn uống sinh hoạt mưa còn giúp cho cây cối tươi tốt đấy các cháu ạ.
- Trò chuyện về chủ đề để dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Bé khám phá.
- Cô cho trẻ quan sát tranh “trời nắng” và hỏi trẻ.
- Trong bức tranh có gì đây?
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ trời nắng 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Trong bức tranh có ông mặt trời , có tia nắng, các bạn nhỏ đội mũ, che ô đi học.
- Thế chúng mình thấy hôm nay thời tiết như thế nào? Có nắng không?
- Cô khái quát: Ông mặt trời giúp cho nhà nông phơi thóc lúa, chiếu sáng cho mọi người làm việc còn chúng mình thì đi học. Vào các thời điểm khác nhau trong ngày thì ông mặt trời cũng có sự thay đổi về cường độ nóng khác nhau như sáng sớm thì nắng nhẹ các cháu có thể ra tắm nắng nhưng đến trưa thì lại nắng gắt rất nóng nên chúng mình không nên ra ngoài trời mà không đội mũ nón nếu không sẽ rất dễ bị ốm đấy, đến buổi chiều khi mặt trời sắp lặn thì lại dịu nhẹ nhìn mặt trời lặn cũng rất là đẹp đấy các cháu ạ.
+ Trốn cô, trốn cô.
* Cô cho trẻ quan sát tranh trời mưa.
- Cả lớp mình cùng quan sát trong bức tranh đang có hiện tượng thời tiết như thế nào?
- Mưa là do hơi nước từ các ao, hồ, sông, suối, biển bốc hơi lên thành đám mây đen gặp lạnh thành những giọt nước rơi xuống.
- Mưa có ích lợi gì?
- Cô khái quát: Mưa làm cho cây cối tốt tươi, người và mọi vật được mát mẻmưa có nhiều lợi ích xong nếu mưa to quá cũng gây ra tác hại!.
- Cháu nào cho cô biết mưa to quá gây ra tác hại gì nào?
* Cô cho trẻ quan sát tranh: “Sấm chớp”.
- Trong bức tranh có hiện tượng gì đây?
- Cây cối, nhà cửa như thế nào?
- Cô khái quát lại: Sấm chớp rất là nguy hiểm. khi mà có sấm chớp chúng mình không được ra ngoài đường, chúng mình thấy trong hình ảnh này cây cối khi gặp gió như thế nào nhỉ?
- Gió có nhiều lợi ích nhưng có khi cũng gây ra tác hại, gió to thường gây ra bão làm đổ nhà cửa, cây cối bị gãy
+ Cô cho trẻ quan sát xem các hình ảnh đó.
* Củng cố: Cô và các cháu đã cùng nhau trò chuyện về những hiện tượng thời tiết đó là những hiện tượng gì?
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, biết tự bảo vệ trước hiện tượng thời tiết xấu.
3. Hoạt động 3: Bé cùng vui chơi
+ Cô và trẻ cùng chơi: “Tranh gì biến mất”.
- Cô cho trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô.
- Khi trẻ chơi cô bao quát và động viên khen ngợi trẻ.
+ Cô cho cả lớp chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa.
- Cô cho trẻ chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát và động viên trẻ.
- Cô nhận xét giờ học.
+ Kết thúc: Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trò chuyện.
- Trẻ quan sát.
- Trời nắng.
- Trẻ đọc
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát.
 - Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe.
- Trẻ nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe.
- Trẻ nghe cô hướng dẫn.
- Trẻ nghe.
- Trẻ vui chơi cùng cô.
- Trẻ chơi.
- Trẻ nghe.
- Trẻ ra chơi.
II. CHƠI NGOÀI TRỜI:
Dạo chơi, trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên
TCVĐ: Trời mưa
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng, trẻ biết thời tiết của ngày hôm đó như thế nào nắng, mưa, nhiều mây...
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ có chủ đích, trả lời được 1 số câu hỏi của cô
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ hoạt động ngoài trời.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm cho trẻ quan sát đảm bảo an toàn.
- Chuẩn bị mũ cho trẻ.
- Kiểm tra sức khỏe trẻ.
- Tâm lý trẻ thoải mái.
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi:
- Cô giới thiệu nội dung chơi:
+ Dạo chơi, trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên
+ TCVĐ: Trời mưa
- Cô dặn dò trẻ trước ra sân chơi phải đi theo hàng, khi nghe hiệu lệnh phải tập chung ngay
2. Trong khi chơi:
a. Dạo chơi, trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên
* Quan sát thời tiết trong ngày.
- Cô dẫn trẻ dạo chơi xung quanh sân trường cho trẻ quan sát thời tiết.
- Cô gợi ý để trẻ quan sát và trả lời những gì trẻ quan sát được.
- Các cháu thấy hôm nay thời tiết như thế nào? 
- Bầu trời có mây không?
- Hôm nay trời có nắng không?
+ Giáo dục trẻ khi thời tiết thay đổi phải biết mặc quần áo phù hợp theo mùa.
b, Trò chơi vận động: Trời mưa
Mỗi cái ghế là “ một gốc cây”. Trẻ chơi tự do, hoặc vừa đi vừa hát: “ Trời nắng trời mưa”. Khi cô ra lệnh, “ Trời mưa” thì trẻ chạy nhanh để tìm cho mình “một gốc cây” trú mưa ( ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có “ gốc cây” thì phải ra ngoài một lần chơi.
- Luật chơi: Bạn nào chạy về không có ghế trú mưa sẽ phải nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi: 2- 3 lần.
- Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ chơi.
3. Sau khi chơi: 
- Cô cho trẻ về lớp
- Cô hỏi trẻ nội dung chơi?
- Cô nhận xét, giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Đã soạn thứ 2)
****************************************
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ (Đã soạn thứ 2)
 **************************************
 Ngày soạn: 12/4/2021
 Ngày giảng: Thứ 4/21/4/2021
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH:
 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
 Hoạt động:Văn hoc (Truyện)
 Đề tài: Hạt nắng đáng yêu
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ 3 tuổi: Biết nghe cô kể truyện, yêu thích nhân vật trong truyện
- Trẻ 4 tuổi: Biết nghe cô kể truyện, biết tên truyện, tác giả và nhân vật trong truyện, biết kể truyện cùng cô
2. Kĩ năng:
- Trẻ 3 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe truyện có chủ định
- Trẻ 4 tuổi: Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ khi nghe truyện
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích môn học, biết trả lời thành thạo một số câu hỏi của cô giáo
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Tranh minh họa theo nội dung câu truyện
* NDTH: Âm nhạc, Cho tôi đi làm mưa với.
- Chuẩn bị TV: từ “hạt nắng”
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé cùng ca hát.
- Cô cho cả lớp hát bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với ”
- Đàm thoại về bài hát, trò chuyện về chủ đề
- Giáo dục trẻ đi ra ngoài phải đội mũ, nón và chọn trang phục phù hợp theo mùa.
2. Hoạt động 2: Bé nghe cô kể truyện.
* Cô giới thiệu tên truyện “ Hạt nắng đáng yêu” .
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “hạt nắng” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
+ Cô kể lần 1 diễn cảm theo nhân vật trong truyện
- Nói tên truyện, tác giả
+ Cô kể lần 2, tranh minh họa
* Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các cháu nghe câu truyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Hạt Nắng là con của ai?
Hạt nắng cùng anh và chị đi đâu? Nó đã nghe thấy gì?
- Hạt Nắng gặp ai và nghe thấy gì?
- Sau đó Hạt Nắng đi đâu? Và gặp ai?
- Hạt Nắng đãlàm gì giúp Hạt Mầm?
- Hạt mầm đã làm gì?
- Ai đã giúp Nắng đến gặp các anh, chị?
Hạt nắng lại vui đùa cùng anh chị, mặt trời trên cao vui đùa nhìn đàn con.
* Giảng giả nội dung: Câu truyện kể về cuộc dạo chơi của Hạt Nắng cùng anh chị trên mặt đất lần đầu tiên. Nắng đã gặp mẹ con nhà Dế, được nghe tiếng đàn, Nắng mang ánh sáng đánh thức Hạt Mầm và sau đó được chị Gió đưa về cùng anh chị của mình. 
- Giáo dục: Biết giúp đỡ bạn cùng lớp.
+ Cô kể lần 3
3. Hoạt động 3: Bé kể chuyện cùng cô.
- Cô gọi 2 trẻ kể truyện cùng cô
- Cô bao quát và sửa sai cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết nghe lời cô giáo, chăm chỉ học hành.
* Kết thúc: Trẻ ra chơi.
- Cả lớp hát
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe cô giới thiêu
- Trẻ đọc
- Trẻ nghe cô kể
- Trẻ nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Hạt nắng, Dế mẹ, Dế con, Hạt mầm, Chị Gió
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Đến cánh đông, gặp Hạt Mầm
- Trẻ trả lời
- Trẻ Trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ ra chơi.
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ kể cùng cô
- Trẻ nghe
- Trẻ ra chơi.
II. CHƠI NGOÀI TRỜI:
Dạo chơi, giải các câu đố về các hiện tượng tự nhiên
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dạo chơi, giải các câu đố về các hiện tượng tự nhiên
- Trẻ được tắm nắng; rèn luyện sức khỏe;
- Giáo dục trẻ biết chọn trang phục phù hợp và biết giữ gìn sức khỏe
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi, giải các câu đố về các hiện tượng tự nhiên
- Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường 2 lượt
- Cho trẻ tập trung lại và đọc các câu đố
Chẳng ai biết mặt ra sao
Chỉ nghe tiếng thét trên cao ầm ầm?
 ( Sấm)
Cũng gọi là hạt
Không cầm được đâu
Làm nên ao sâu
Làm nên hồ rộng?
 (Hạt mưa)
Tròn như cái đĩa
Lơ lửng giữa trời
Dịu mát, tươi vui
Đêm rằm tỏa sáng.
Là gì? 
 (Ông trăng)
Khi tròn, khi khuyết
Lúc tỏ, lúc mờ
Có chú Cuội nhỏ
Ngồi gốc cây đa?
Là gì? 
 ( Ông trăng)
.Lấp la lấp lánh
Treo tít trời cao
Đêm tối lung linh
Sáng ngày biến mất.
Là gì?
 ( Ông sao)
- GD trẻ: biết chọn trang phục phù hợp
b.Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, quan sát trẻ chơi đảm bảo an toàn 
cho trẻ.
 3. Sau khi chơi:
 - Cô cho trẻ về lớp
 - Cô hỏi trẻ nội dung chơi?
 - Cô nhận xét, giáo dục.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Đã soạn thứ 2)
****************************************
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. TRÒ CHƠI HỌC TẬP 
 Tìm đồ dùng phù hợp với thời tiết
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn luyện cho trẻ khả năng phân tích, suy luận giáo dục trẻ biết sử dụng đồ dùng sinh hoạt phù hợp với thời tiết.
- Củng cố hiểu biết của trẻ vê thời tiết
- Phát triển khả năng quan sát và tư duy 
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết khi chơi, yêu thích trò chơi
I. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Một vài bức tranh khổ a4 về các hiện tượng thời tiết như: gió, mưa, nắng, hạn hán, rét...
- Mỗi trẻ có 1 bộ lô tô về các đồ dùng: áo mưa, mũ len, mũ vải, ô, chăn, quần đùi
- Tâm thế trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trước khi chơi.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
* Cô giới thiệu tên trò chơi (Tìm đồ dùng phù hợp với thời tiết)
* Cách chơi: Chơi tập thể. Trẻ xếp các lô tô mà mình có thành một hàng ngang trước mặt. Khi cô đưa ra bức tranh về hiện tượng thời tiết nào thì trẻ phải nói nhanh tên hiện tượng thời tiết đó và nhanh tay xếp các đồ dùng phù hợp với thời tiết ấy lên phía trên. Khuyến khích để trẻ tự kiểm tra lẫn nhau. 
2. Trong khi chơi:
- Cô cho trẻ chơi
- Cô bao quát và khuyến khích, sau mỗi lần chơi cô nhận xét và tuyên bố đội thắng cuộc
3. Sau khi chơi:
- Cô công bố kết quả, đội thắng cuộc được nhận 1 hộp quà
- Động viên đội thua 
- Hỏi trẻ tên tro chơi?
- Giáo dục trẻ đoàn kết và hợp sức cùng đội mình
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ (Đã soạn thứ 2)
*********************************************
 Ngày soạn: 12/4/2021
 Ngày giảng: Thứ 5/22/4/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	Lĩnh vực phát triển thể chất
 Hoạt động: Thể dục
 Đề tài: Chuyền bóng qua đầu
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- 3 tuổi: Trẻ biết chuyền bóng qua đầu
- 4 tuổi: Trẻ nhanh tay chuyền bóng qua đầu theo hiệu lện

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nhi.docx