Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Tuần 3: Các mùa trong năm - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:

LVPT: Thẩm mĩ

 HĐ: Âm nhạc

ĐT: Mùa hè đến

 NDTT: Dạy hát

 TC: Đoán tên bạn hát?

I.Mục đích, yêu cầu:

1.Kiến thức:

- 3 tuổi: trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả

- 4 tuổi: Trẻ hiểu nội dung bài hát. Biết chơi trò chơi

2.Kỹ năng:

- 3 tuổi: Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc, cảm nhận giai điệu bài hát, bản nhạc

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú với giờ học và có nền nếp học tập

- Giáo dục: trẻ biết được khi trời nắng phải đội mũ, che nắng, trời mưa phải mặc áo mưa, che mưa.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm; tại lớp hoc

- Xắc xô, phách tre, nhạc không lời, loa

- Tranh ảnh: về thời tiết mùa hè

- Tâm sinh lý thoải mái

- Chuẩn bị tiếng việt: mùa hè

- NDTH: Trò chơi, Toán

 

docx24 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Tuần 3: Các mùa trong năm - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN (3 TUẦN)
Tuần 3: Các mùa trong năm
	(Thời gian thực hiện: 03/5- 7/5/2021)
 Ngày soạn: 26/04/2021
Ngày giảng: Thứ 2/03/05/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: Thẩm mĩ
	HĐ: Âm nhạc
ĐT: Mùa hè đến
	NDTT: Dạy hát
	TC: Đoán tên bạn hát?
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả
- 4 tuổi: Trẻ hiểu nội dung bài hát. Biết chơi trò chơi
2.Kỹ năng:
- 3 tuổi: Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc, cảm nhận giai điệu bài hát, bản nhạc
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú với giờ học và có nền nếp học tập
- Giáo dục:  trẻ biết được khi trời nắng phải đội mũ, che nắng, trời mưa phải mặc áo mưa, che mưa.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm; tại lớp hoc
- Xắc xô, phách tre, nhạc không lời, loa
- Tranh ảnh: về thời tiết mùa hè
- Tâm sinh lý thoải mái
- Chuẩn bị tiếng việt: mùa hè
- NDTH: Trò chơi, Toán
III.  Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Bé trổ tài
- Cô và các con cùng chơi trò chơi “ Bốn mùa” 
+Mùa thu
+Mùa đông
+Mùa xuân
 +Mùa hè
 - Mùa hè như thé nào?
- Cô cũng có bài hát rất hay nói về mùa hè đấy.
2. Hoạt động 2: Bé ca hát
 - Giới thiệu: Bài hát Mùa hè đến
- Tăng cường tiếng việt: Cho trẻ đọc từ: mùa hè 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Hát mẫu: cô hát mẫu 2 lần , lần 2 có kèm nhạc
 - Hỏi trẻ
+ Cô vừa hát bài hát gì?
 + Bài hát nói về mùa nào trong năm?
 + Do ai sáng tác?
- Giảng ND; Khi mùa hè đến chim hót vui, bướm vờn hoa lượn bay trong nắng,em hát ca để đón mùa hè sang.
 - Cô mời cả lớp hát 2 lần.
- Cô mời từng tổ hát (kết hợp với nhạc cụ).
- Cô mời 2 nhóm lên hát
- Cô mời 1, 2 cá nhân lên hát.
+  Các con vừa hát bài gì?
=> Giáo dục:  vệ sinh cho trẻ, trẻ biết được khi trời nắng phải đội mũ, che ô, trời mưa phải mặc áo mưa, che ô.     
* Vận động: vỗ tay theo nhịp
- Cô hát và vỗ tay theo nhịp 1-2 lần
- Trẻ thực hiện theo hình thức lớp, cá nhân, nhóm hát và vỗ tay.
3.Hoạt động 3:  Bé vui chơi
*Trò chơi: Đoán tên bạn hát
- Cách chơi: Trẻ ngồi tập trung quanh cô  giáo.Cho một bạn( A) đứng tách ra phía ngoài, đội mũ chụp kín mặt hoặc đứng quay mặt vào tường không nhìn thấy người hát.Cô chỉ định 1 trẻ ( B)bên dưới hát bài hát ngắn.Sau khi hát xong bạn hát chuyển dịch qua chổ khác.Cháu (A) bỏ mũ quay lại nói tên bạn hát. Nếu nói đúng thì hai bạn đứng ra trước lớp hát lại cho cả lớp nghe bài đó. Nếu nói không đúng thì cháu  (A)phải hát một mình. Sau đó bạn khác lên chơi.
- Tiến hành chơi
- Nhận xét giờ chơi
* Kết thúc: Nhận xét và tuyên dương trẻ
Trẻ TC cùng cô
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe.
- Mùa hè đến
- Mùa hè.
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Lớp hát.
-Tổ hát.
- Nhóm hát.
- Cá nhân hát.
- Trẻ trả lời.
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát
- Trẻ thực hiện
-        
-  Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Ra chơi
II. CHƠI NGOÀI TRỜI:
HĐCMĐ: Quan sát vườn rau
 Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của một số loại rau, biết trồng chăm sóc và bảo vệ.
- Trẻ biết lợi ích của các loại rau đối với đơi sống của on người
-Trẻ biết chơi đoàn kết , nhẹ nhàng.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát: Vườn rau thật
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
III. Tiến hành:
 1. Trước khi hoạt động.
- Cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động ngoài trời.
 + HĐCCĐ: Quan sát vườn rau
 + Chơi tự do
 - Cô nhắc nhở dặn dò trẻ chú ý quan sát, đi theo hàng, khi có hiệu lệnh tập chung ngay 
 2. Trong khi chơi:
a, Quan sát vườn rau
- Cô dẫn trẻ đến địa điểm quan sát cho trẻ quan sát, ngắm nhìn các loại rau, trong 
vườn.
 - Cho trẻ kể những loại rau trẻ biết.
 - Các cháu vừa quan sát trong vườn có mấy loại rau, củ?
 - Rau cải canh, cải thìa, xà lách có đặc điểm gì?
 - Củ su hào, có những đặc điểm gì?
 - Tất cả các loại rau củ quả này trồng để làm gì?
 - Ăn rau củ có lợi ích gì?
* Mở rộng: Ngoài những loại rau trong vườn các cháu còn bết thêm loại rau nào khác kể cho cô và các bạn nghe?
* Chốt lại: Tất cả các loại rau củ được trồng trong vườn để ăn vào cung cấp rất nhiều chất cho cơ thể con người da hồng hào, khỏe mạnh mau lớn. Vì vậy các cháu biết chăm sóc và bảo vệ.
 b, Chơi tự do: 
 - Cô cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ, cô chơi cùng với trẻ.
 - Nhắc trẻ chơi cẩn thận nhẹ nhàng, không tranh dành đồ chơi của nhau.
 3. Sau khi chơi:
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
 - Hỏi lại trẻ nội buổi hoạt động ngoài trời.
 - Cô nhận xét, giáo dục trẻ biết ăn một số loại quả - rau củ
III. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Soạn dạy cả tuần)
	Góc phân vai: Đi mua sắm trang phục
	Góc xây dựng: Xây vườn hoa
	Góc tạo hình: Tô màu cầu vồng
	Góc thư viện: Xem truyện tranh và kể lại chuyện.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện vai trò của người bán hàng và người mua hàng.
- Trẻ biết tân dụng một số vật liệu xây vườn hoa, tô màu cầu vồng, xem tranh và kể truyện theo khả năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Biết liên kết các nhóm chơi lại với nhau
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: 4 góc chơi
- Tâm lý trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định lớp
1. Trước khi chơi:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Giới thiệu nội dung các góc chơi:
+ Góc phân vai: Đi mua sắm trang phục
+ Góc xây dựng: Xây vườn hoa
+ Góc tạo hình: Tô màu cầu vồng
+ Góc thưviện: Xem truyện tranh và kể lại chuyện
- Trẻ nhận vai chơi, bầu nhóm trưởng
- Cho trẻ lấy ký hiệu về góc chơi mình đã nhận.
2. Trong khi chơi.
- Trẻ thể hiện vai chơi
- Cô đi từng góc hỏi chơi gì?
- Góc phân vai các cháu bán những loại hàng gì?
- Người bán ntn với khách?
- Khi trẻ chơi cô bao quát từng góc xem trẻ chơi cô luôn gợi ý nhắc nhở trẻ chơi tốt ở các góc
- Cháu tô màu cồng vồng có mấy màu?
- Cô tạo tình huống cho trẻ liên kết các góc chơi
- Cô luôn động viên khích lệ trẻ.
- Cô nhận xét từng góc chơi.
3. Sau khi chơi.
- Cho trẻ về góc tạo hình
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng và ra chơi.
* Kết thúc:
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ nhận vai chơi góc chơi, bầu nhóm trưởng
- Trẻ lấy kí hiệu về góc chơi của mình
- Trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Phải niềm nở
- Trẻ trả lời
- Các góc chơi có sự liên kết với nhau
- Trẻ tập chung về góc tạo hình
- Trẻ làm nhóm trưởng giới thiệu sản phẩm
- Trẻ ra chơi
****************************************
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:
 Ai phản xạ nhanh
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ được luyện tập kĩ năng đi chạy có tốc độ theo hiệu lệnh
 - Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn và luyện tập cho trẻ nghe giai điệu âm nhạc
- Trẻ biết trả lời được một số câu hỏi của cô giáo
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- 8-10 vòng thể dục
- Tâm thế trẻ trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1.Trước khi chơi:
* Cô giới thiệu tên trò chơi: (Phản xa nhanh)
* Cách chơi: Cô đặt 3-4 vòng tròn trên sàn lớp, gọi trẻ lên chơi nhiều hơn số vòng tròn
- Cô hạt bài hát trong chủ đề, trẻ chạy xung quanh các vòng tròn, cô giáo hát nhanh - trẻ đi nhanh, cô hát- châm - trẻ đi chậm- hát to, trẻ nhanh chân nhảy vào vòng tròn, mỗi vòng là một trẻ. Trẻ nào nhạy châm không chiếm được vòng là thua cuộc.
* Luật chơi: Trẻ thua cuuocj phải hát hoặc nhảy là cò
2. Trong khi chơi:
- Cô cho trẻ chơi
- Khi trẻ chơi cô bao quát lớp động viên trẻ hứng thú tham gia trò chơi
- Sau mỗi lần chơi cô công bố những thắng cuộc, trẻ thua cuộc nhảy lò cò
3. Sau khi chơi.
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Cô nhận xét chung
- Nghe cô giới thiệu tên trò chơi
- Trẻ lắng nghe cô hướng dấn cách chơi
- Trẻ nghe cô phổ biến luật chơi
- Hứng thú chơi trò chơi 
- Trẻ thi đua
- Trẻ tự nhận xét
- Lắng nghe cô nhận xét
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét
- Cô nhận xét
- Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 
2. Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
- Cho trẻ chơi đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. 
*****************************************
 Ngày soạn: 26/04/2021
Ngày giảng: Thứ 3/04/5/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
 I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển nhận thức
 	HĐ: KPKH
Đề tài: Bé tìm hiểu về các mùa trong năm
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ biết tên gọi các mùa, biết thứ tự các mùa trong năm. 
- 4 tuổi:Trẻ nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của từng mùa như thời tiết, cảnh vật, trang phục, các hoạt động và lễ hội có trong các mùa.
 - Trẻ biết mối quan hệ của các mùa. Trẻ biết phân biệt đặc điểm của mùa đông và mùa hè về thời tiết, cảnh vật, trang phục.
- Trẻ biết những thay đổi trong sinh hoạt của con người để thích nghi với thời tiết các mùa.
2. Kỹ năng
- 3 tuổi: Phát triển tư duy, chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ.
- 4 tuổi: Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh, phán đoán, suy luận, kỹ năng hợp tác nhóm cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ về các mùa cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động.
- Giáo dục trẻ cách chăm sóc bản thân trước tác động của thời tiết, và biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết của từng mùa.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Lớp học
* Đồ dùng của giáo viên
- Giáo án.
- Máy vi tính
- Nhạc đệm một số bài hát “Mùa xuân”, “Mùa hè đến”,
- Que chỉ
* Đồ dùng của trẻ:
- Chiếu ngồi cho trẻ
- Bàn ngồi thảo luận
- Tranh ảnh về các mùa
- Bảng quay hai mặt
- Chuẩn bị tiếng việt: từ mùa xuân
II. Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé ca hát 
- Cô giới thiệu khách dự.
- Cô và trẻ hát bài hát “Mùa hè đến”.
+ Cô và lớp mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về mùa gì?
+ Ngoài mùa hè ra con còn biết những mùa gì nữa?
2. Hoạt động 2: Bé khám phá
a. Khám phá các mùa trong năm
- Cô cho trẻ về bốn nhóm để quan sát các hình ảnh các mùa trong thời gian là 1 phút.
- Đố các con biết một năm có bao nhiêu mùa? Là những mùa gì?
- Một năm bắt đầu bằng mùa gì?
* Mùa xuân:
- Đại diện nhóm mùa xuân lên trình bày hiểu biết của trẻ về mùa xuân. (Cô hỏi một số cá nhân trẻ nhóm khác).
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “mùa xuân” 3,4 lần với các hình thức khác nhau.
-  Mùa xuân thời tiết như thế nào?
- Cây cối như thế nào nhỉ?
- Đặc trưng nhất của mùa xuân là hoa gì nở?
- Hoa đào nở báo hiệu ngày gì của mùa xuân đã đến?
- Tết đến mọi người thường làm gì?
- Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội đấy, chúng mình biết những lễ hội nào?
- Cô động viên trẻ.
* Cô khái quát lại: Mùa xuân là mùa đầu tiên của năm mới, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3, thời tiết ấm áp, có mưa phùn. Vào buổi sáng thời tiết hơi lạnh nên khi đi học chúng mình nhớ mặc thêm áo khoác mỏng.
* Mùa hè
- Sau mùa xuân là đến mùa gì?
- Đại diện nhóm mùa hè lên trình bày hiểu biết của trẻ về mùa hè. (Cô hỏi một số cá nhân trẻ nhóm khác)
- Ai có nhận xét gì về thời tiết của mùa hè?
- Thời tiết như vậy thì chúng mình lựa chọn trang phục thế nào?
- Khi ra đường thì chúng mình phải làm gì? Và chơi ở đâu?
- Vì mùa hè có nhiều nắng và ánh sáng nên có ích lợi gì cho cây cối?
- Và mùa hè đến các con có kì nghỉ gì?
- Khi nghỉ hè bố mẹ thường cho chúng mình đi đâu?
- Khi mùa hè đến thì còn các cơn mưa phùn không?
- Những cơn mưa mùa hè sẽ như thế nào?
- Cô động viên trẻ.
- Cô khái quát: Mùa hè là mùa thứ hai trong năm, thời tiết nóng nhất diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6. Mùa hè chúng mình được nghỉ hè, được bố mẹ cho đi du lịch, đi tắm biển và mùa hè này chúng mình chia tay lớp mầm non để lên lớp 1 nữa đấy.
* Mùa thu:
- Mùa thu là mùa thứ mấy trong năm?
- Đại diện nhóm mùa thu lên trình bày hiểu biết của trẻ về mùa thu. (Cô hỏi một số cá nhân trẻ nhóm khác)
- Mùa thu có những đặc điểm gì?
- Thời tiết mùa thu như thế nào?
- Mùa thu có ngày Tết gì đặc biệt?
- Theo các con những bộ trang phục như thế nào sẽ phù hợp với mùa thu?
* Cô khái quát lại: Các con ạ, mùa thu là mùa thứ ba trong năm, mùa thu với thời tiết mát mẻ, có lá vàng rơi, mùa thu các bé thích thú với ngày Tết trung thu, ngày hội khai trường. Mùa thu diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9.
* Mùa đông:
- Mùa cuối cùng trong năm là mùa gì?
- Đại diện nhóm mùa đônglên trình bày hiểu biết của trẻ về mùa đông. (Cô hỏi một số cá nhân trẻ nhóm khác)
- Mùa đông có đặc điểm gì?
- Vì sao các bạn lại mặc quần áo như thế?
- Cây cối mùa đông như thế nào?
Giáo dục trẻ chọn trang phục cho phù hợp từng mùa.
- Trong mùa đông có một ngày gì mà các bạn nhỏ đều thích, đó là ngày gì?
- Trong ngày giáng sinh chúng mình sẽ nhận được quà từ ai?
- Mùa đông là mùa thứ mấy trong năm?
* Cô khái quát lại: Mùa đông trời lạnh, diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12, buổi sáng thì hay có sương mù, có những nơi vùng cao có tuyết rơi, mùa đông có ngày Giáng sinh mà các bạn nhỏ đều thích.
* Củng cố:
- Một năm có mấy mùa? Là những mùa gì?
Các con ạ, một năm có 4 mùa đó là quy luật tất yếu của tự nhiên, các mùa cứ lặp đi lặp lại hết năm này đến năm khác.
- Các con có biết, bây giờ là mùa gì?
* So sánh mùa hè và mùa đông:
- Mùa hè và mùa đông có đặc điểm gì khác nhau?
- Cô khái quát: Mùa hè trời nóng nắng, cây cối xanh tốt còn mùa đông trời lạnh giá, cây cối trơ trụi
3.Hoạt động 3: Bé vui chơi
- Trò chơi 1:  “Rung chuông vàng”.
Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, các đội chú ý lắng nghe câu hỏi sau đó cùng nhau suy nghĩ để đưa ra câu trả lời.
Luật chơi: Đội nào rung xắc xô trước đội đó giành quyền trả lời, nếu trả lời sai thì quyền trả lời sẽ giành cho hai đội còn lại. Kết thúc trò chơi đội nào trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất đội đó giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô động viên khích lệ trẻ
- Trò chơi 2: “Thi đội nào nhanh”
+ Cách chơi: Cô mời 3 đội mỗi đội có 4 bạn lên chơi. Cô có các hình ảnh về bốn mùa, nhiệm vụ của ba đội là nhảy lò cò lên lấy hình ảnh dán theo đúng thứ tự các mùa trong năm
Luật chơi: Mỗi bạn khi nhảy lò cò lên chỉ được dán 1 hình ảnh. Trò chơi kết thúc đội nào dán đúng thứ tự các mùa đội đó giành chiến thắng
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi.
+ Cô kiểm tra kết quả, nhận xét
- Hôm nay chúng đã được tìm hiểu những mùa gì?
- Cô động viên khích lệ trẻ.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Nắng bốn mùa” và ra ngoài dạo chơi
- Trẻ đứng xúm xít quanh cô.
- Cả lớp hát cùng cô bài hát “Mùa hè đến”
- 1 – 2 trẻ trả lời: bài hát “Mùa hè đến” ạ.
- 2 - 3 trẻ trả lời: Mùa hè ạ
- 2 - 3 trẻ trả lời: Mùa xuân, mùa thu và mùa đông ạ
 - Trẻ ngồi theo nhóm để quan sát và thảo luận tranh.
- 2 – 3 trẻ trả lời: có 4 mùa ạ, mùa xuân, mùa hè mùa thu, mùa đông
- Cả lớp trả lời: Mùa xuân ạ
- Đại diện nhóm mùa xuân lên trình bày theo hiểu biết của trẻ.
- Trẻ đọc
- 3- 4 trẻ trả lời: Ấm áp, có mưa phùn ạ
- 3- 4 trẻ trả lời: Cây cối ra hoa, đâm chồi, nảy lộc ạ.
- 3- 4 trẻ trả lời: hoa đào, hoa mai ạ.
- 3- 4 trẻ trả lời: Tết Nguyên Đán ạ?
- 3- 4 trẻ kể: đi chợ Tết, gói bánh chưng, đi chúc Tết ạ
- 3- 4 trẻ trả lời: Lễ hội gầu tào
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ chú ý lắng nghe.
 - Cả lớp trả lời: Mùa hè ạ
- Đại diện nhóm mùa hè lên trình bày theo hiểu biết của trẻ.
-  3- 4 trẻ trả lời: Mùa hè trời nắng, nóng ạ.
- 2-3 trẻ trả lời: Mặc quần áo cộc, mát mẻ ạ.
- 2 – 3 trẻ trả lời: Phải đội mũ, che ô và chơi trong bóng mát.
-  3 - 4 trẻ trả lời: Cây cối xanh tốt ạ.
 - Cả lớp trả lời: Kì nghỉ hè ạ
- 3- 4 trẻ kể: đi tắm biển, đi bể bơi, dã ngoại ạ.
- Cả lớp trả lời: Không ạ
- 2 - 3 trẻ trả lời: Cơn mưa rào ạ
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
 - 3- 4 trẻ trả lời: mùa thứ ba trong năm ạ.
- Đại diện nhóm mùa thu lên trình bày theo hiểu biết của trẻ.
- 3 - 4 trẻ nói hiểu biết của mình.
- 2 - 3 trẻ trả lời: mát mẻ, hanh khô ạ
- 3 - 4 trẻ trả lời: ngày Tết trung thu ạ.
- 3 - 4 trẻ trả lời theo hiểu biết của mình.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
 - 1 - 2 trẻ trả lời: Mùa đông ạ.
- Đại diện nhóm mùa đông lên trình bày theo hiểu biết của trẻ.
- 3- 4 trẻ trả lời: thời tiết giá rét, có tuyết rơiạ
- 3- 4 trẻ trả lời: vì trời rét ạ.
- 3- 4 trẻ trả lời: cây cối trơ trụi lá ạ
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Cả lớp trả lời: ngày giáng sinh ạ.
1 - 2 trẻ trả lời: Ông già noel ạ.
- 3- 4 trẻ trả lời: mùa thứ tư trong năm ạ.
- Trẻ chú ý lắng nghe
 - 3- 4 trẻ trả lời: 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông ạ
- Trẻ chú ý quan sát.
- 3 - 4 trẻ trả lời: mùa hè ạ
- 3- 4 trẻ trả lời: mùa hè trời nóng, cây cối xanh tốt còn mùa đông trời lạnh giá, cây cối trơ trụi ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe câu hỏi, thảo luận trong nhóm và rung xắc xô giành quyền trả lời
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ chú ý lắng nghe.
 - Trẻ nhảy lò cò lên lấy hình ảnh dán theo đúng thứ tự các mùa trong năm rồi về vỗ vào tay bạn tiếp theo lại lên
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- 3 - 4 trẻ trả lời: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông ạ
- Trẻ vỗ tay.
- Cả lớp đọc thơ và ra ngoài dạo chơi
II. CHƠI NGOÀI TRỜI:
 Dạo chơi, trò chuyện về mùa xuân, mùa hè
 TCVĐ: Trời mưa	
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dạo chơi, trò chuyện với trẻ về mùa xuân, mùa hè
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát có chủ định
- Chơi trò chơi hào hứng cùng cô và các bạn
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khẻo theo các mùa khác nhau
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Ngoài trời
- Trang phục trẻ gọn gàng, mũ, nón, ô
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi:
- Cô giới thiệu nội dung chơi ngoài trời
 + Dạo chơi, trò chuyện về mùa xuân, mùa hè
+ TCVĐ: Trời mưa
- Cô dặn dò trẻ khi ra sân chơi phải đi theo hàng khi có hiệu lệnh tập chung ngay
2. Trong khi chơi:
 a. Dạo chơi, trò chuyện mùa xuân, mùa hè
- Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ
- Cô cho trẻ dạo chơi và hát bài “Mùa hè đến”
- Mùa hè thời tiết ntn?
- Mùa hè các cháu có đi học không?
- Mùa hè có hoa gì nở nhiều?
- Mùa hè trời nắng hay mưa nhiều?
- Khi đi ra ngoài trời cháu phải đội gì?
+ Mùa xuân có hoa gì nở?
- Mùa xuân là vào dịp nào trong năm?
- Mùa xuân thời tiết ntn?
- Cháu có thích mùa xuân không?
+ Cô chốt lại: Mùa xuân có hoa đào và rất nhiều loại hoa khác, là dịp tết đến, trời ấm áp, mùa hè thời tiết nóng bức...
b. Trò chơi vận động (Trời mưa)
* Cách chơi: Coovex 1 vòng tròn cách nhau 30-40cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ chơi, khoảng 3-4 vòng.
- Trẻ đóng vai bé đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách của cô. Khi nghe hiệu lệnh “Trời mưa” thì mỗi trẻ tìm một nơi trú mưa cho khỏi bị ướt (chạy vòng tròn). Trẻ nào chạy chậm không tìm được nơi trú mưa thì sẽ bị ướt phải ra ngoài một lần chơi
* Luật chơi: Mỗi vòng tròn chỉ được một trẻ trú mưa
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. Sau khi chơi:
- Cô cho trẻ về lớp
- Cô hỏi trẻ nội dung chơi ngoài trời?
- Nhận xét giời chơi
- Kiểm tra sĩ số, cho trẻ vệ sinh tay.
 III. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Đã soạn thứ 2)
****************************************
B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ (Đã soạn thứ 2)
 **************************************
 Ngày soạn: 26/04/2021
 Ngày giảng: Thứ 4/5/5/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH:
 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
 Hoạt động:Văn hoc (Thơ)
 ĐT: Nắng ấm
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả, biết đọc cả bài thơ
- 4 tuổi: Hiểu được nội dung bài thơ, đọc thành thạo cả bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu
- Trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ.
 - Phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ
2.Kĩ năng:
- 3 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- 4 tuổi: Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú với giờ học và có nề nếp học tập
- Giáo dục trẻ biết yêu quý cây cối
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Tại lớp học;
- Tranh minh họa bài thơ
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại;
- Trẻ: Tâm lý thoải mái
* Chuẩn bị tiếng việt từ (Nắng ấm)
* NDTH: Giáo dục nhận biế ttrang phục phù hợp với thời tiết.
* NDTH: Âm nhạc, (Mùa hè đến)
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé ca hát.
- Cô và trẻ hát: 
- Đàm thoại về bài hát (Mùa hè đến)
- Giáo dục nhận biế ttrang phục phù hợp với thời tiết.
2. Hoạt động 2: Trẻ nghe cô đọc thơ.
- Giới thiệu bài thơ: “Nắng ấm”, tác giả Phong Thu
-

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nhi.docx
Giáo Án Liên Quan