Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Tết nguyên đán và mùa xuân - Đề tài: bé biết gì về ngày tết

I.Mục đích, yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết được ngày tết cổ truyền của dân tộc và một số phong tục tập quán trong ngày tết của người Việt Nam.

- Biết các trò chơi có trong dịp tết.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

2.Kỹ năng:

- Phát triển khả năng quan sát, sự chú ý ghi nhớ có chủ định

- Rèn kỹ năng suy luận cho trẻ.

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú với giờ học.

- Giáo dục trẻ biết quý trọng và giữ gìn các phong tục tập quán của dân tộc.

- Giúp bố mẹ ông bà làm những công việc vừa sức để chuẩn bị cho ngày tết nguyên đán.

II.Chuẩn bị:

- Địa điểm: tại lớp học

- Đồ dùng của cô:

+ 3 tranh: Đi chợ tết; Bé chúc tết Ông bà; Quy trình gói bánh chưng

+ Mô hình nhà bạn búp bê: mâm ngũ quả, hoa đào.

+ Bánh chưng: 03 cái, 2 hộp quà

+ Dây thừng dài 6m, vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội.

- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái

- NDTH: Âm nhạc;

 

docx5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Tết nguyên đán và mùa xuân - Đề tài: bé biết gì về ngày tết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CHỦ ĐỀ: TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ MÙA XUÂN	
LVPT: NHẬN THỨC
	HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ MTXQ
	ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT GÌ VỀ NGÀY TẾT?
	ĐỐI TƯỢNG: 3-4 TUỔI
	THỜI GIAN: 15- 20 PHÚT
	NGÀY SOẠN:14 /12/2015; NGÀY DẠY: 16/12/2015
	NGƯỜI DẠY: NGUYỄN THỊ CÚC
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được ngày tết cổ truyền của dân tộc và một số phong tục tập quán trong ngày tết của người Việt Nam.
- Biết các trò chơi có trong dịp tết.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 
2.Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, sự chú ý ghi nhớ có chủ định
- Rèn kỹ năng suy luận cho trẻ.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú với giờ học.
- Giáo dục trẻ biết quý trọng và giữ gìn các phong tục tập quán của dân tộc.
- Giúp bố mẹ ông bà làm những công việc vừa sức để chuẩn bị cho ngày tết nguyên đán.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học
- Đồ dùng của cô:
+ 3 tranh: Đi chợ tết; Bé chúc tết Ông bà; Quy trình gói bánh chưng
+ Mô hình nhà bạn búp bê: mâm ngũ quả, hoa đào.
+ Bánh chưng: 03 cái, 2 hộp quà
+ Dây thừng dài 6m, vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội.
- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái
- NDTH: Âm nhạc;
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Ổn định tổ chức lớp: 
 Chào mừng các bé đến tham dự cuộc thi: “ Bé biết gì về ngày tết” do lớp 3 tuổi C trường mầm non Hoa Sen tổ chức.
Tham dự hội thi gồm có 2 đội:
+ Đội 1: Hoa đào
+ Đội 2: Hoa mai
Cô sẽ là người dẫn chương trình và một thành phần không thể thiếu đó là ban giám khảo.
Trong cuộc thi này các bé sẽ trải qua những phần thi sau: 
+ Phần 1: Bé đi du xuân
+ Phần 2: Bé khám phá 
+ Phần 3: Trổ tài vui chơi
Cả 3 đội đã sẵn sàng tham gia cuộc thi chưa? Sau đây, cuộc thi xin phép được bắt đầu:
1.Hoạt động 1: Bé đi du xuân
- Cho trẻ đi du xuân:vừa đi vừa hát BH: “Sắp đến tết rồi” Chúng mình đi nhẹ nhàng và không xô đẩy nhau nhé.
- Trên đường đi chúng mình đã nhìn thấy nhà bạn búp bê , các con hãy nhìn xem bạn ấy đã chuẩn bị những gì cho ngày tết?
- Bạn nào kể cho cô nghe bạn búp bê đã chuẩn bị được những gì?
- Trong ngày tết trên nhà bạn búp bê chuẩn bị được rất nhiều thứ có bánh chưng, mâm ngũ quả: có chuối, quả bưởi, quả cam, thanh long..., bánh kẹo. Ngoài ra trong ngày tết không thể thiếu hoa đào nữa.
- Vậy ngày tết ở nhà các con chuẩn bị những gì?
- Có nhà bạn nào chuẩn bị giống nhà bạn búp bê không?
Được đi du xuân rất thú vị nhưng đã tới giờ chúng ta phải về lớp để tiếp tục cuộc thi rồi.
2.Hoạt động 2: Bé khám phá
 Khi đi du xuân cả 2 đội đều chứng tỏ sự hiểu biết của mình về ngày tết và 2 đội đều ngang sức ngang tài. Chúng ta sẽ bước sang phần thi thứ 2: Bé khám phá. Trong phần thi này 02 đội sẽ trải qua 2 thử thách:
- Thử thách đầu tiên là: Quà gì thế nhỉ?
- Cô phát hộp quà cho trẻ
- Trẻ khám phá quà (dành cho trẻ 1p) 
- Cho 2 đội lần lượt giới thiệu về món quà 
- Cô khái quát lại: Đây là bánh chưng có dạng khối vuông và lá bánh có màu xanh.
+ Chúng mình có muốn biết bánh chưng được làm từ những nguyên vật liệu nào ở bên trong không?
+ Cô cho trẻ quan sát bánh chưng đã được bóc sẵn và cho trẻ nêu nhận xét
- Chúng mình có biết vào ngày lễ nào mọi người thường hay gói bánh chưng không?
- Cho trẻ xem tranh về quy trình gói bánh trưng kết hợp giáo dục trẻ tiết kiệm nước.
- Ngoài bánh chưng thì trong ngày tết còn có những loại bánh nào nữa?
- Ngày tết chúng mình thường được ăn món ăn gì?(kết hợp giáo dục vệ sinh dinh dưỡng)
+ Cô khái quát: Trong ngày tết Nguyên Đán mọi người thường gói bánh chưng, đây là món bánh cổ truyền của dân tộc . Bánh chưng có dạng khối vuông và lá bánh có màu xanh. Bánh được gói từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt và lá dong. Ngoài bánh chưng thì mọi người còn làm bánh nhãn, mứt tết. Chúng mình hãy biết giúp bố mẹ ông bà làm những công việc vừa sức để chuẩn bị cho ngày tết nguyên đán.
- Thử thách thứ 2: Trò chơi “Ô cửa bí mật”
 Để chơi trò chơi này chúng mình hãy lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi nhé: Cô có hai ô cửa màu xanh và màu đỏ, từng đội sẽ lựa chọn màu ô cửa yêu thích của mình và khám phá bí mật đằng sau ô cửa đó.
*Ô cửa màu xanh(tranh Đi chợ tết):
- Cho trẻ nêu nhận xét về tranh( nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý giúp trẻ).
- Cô khái quát lại nội dung bức tranh
- Ngày tết gia đình cháu thường trang trí bằng những loại hoa gì?
- Để chuẩn bị đón tết bố mẹ cháu thường làm những gì nữa?
+ Cô khái quát lại bức tranh: Trong bức tranh là hoạt động đi chợ sắm tết: mọi người đi sắm tết mua hoa về để trang trí nhà cửa,mua đồ dùng mới. Ngoài ra để chuẩn bị đón tết mọi người còn dọn dẹp nhà cửa, gói bánh chưng, chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên...Chúng mình hãy giúp bố mẹ ông bà làm những công việc vừa sức để chuẩn bị cho ngày tết nhé.
*Ô cửa màu đỏ( tranh Bé chúc tết Ông bà)
- Cho trẻ nêu nhận xét về tranh
- Khái quát nội dung tranh
- Vào ngày tết các cháu thường đi đâu?
- Các cháu thường chúc tết những ai?
- Khi chúc tết xong chúng mình thường được nhận cái gì?
- Khi chúng mình nhận lì xì chúng mình phải làm gì?
- Khi đi chúc tết chúng mình sẽ chúc tết như thế nào? (gọi2-3 trẻ lên chúc tết)
- Cháu thấy không khí của ngày tết như thế nào?
+ Cô khái quát:Vào ngày tết mọi người thường mặc quần áo đẹp đi chơi đi thăm ông bà, người thân và bạn bè để chào đón năm mới, chúc tết mọi người với nhiều điều tốt đẹp. Và chúng mình thường được người lớn phát lì xì mừng tuổi, khi nhận bằng hai tay và biết nói cảm ơn.
* Củng cố: hôm nay cô cho lớp mình tìm hiểu bài gì?
* Giáo dục trẻ biết quý trọng và giữ gìn các phong tục tập quán của dân tộc trong ngày tết cổ truyền.
3.Hoạt động 3: Trổ tài vui chơi
 * Trò chơi: Kéo co 
- Trong ngày tết có rất nhiều trò chơi diễn ra như : ném còn, đẩy gậy, kéo co. Và phần thi thứ 3 hai đội sẽ tham gia trò chơi: kéo co
- Cô giới thiệu cách chơi: chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Luật chơi: Bên nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Trẻ chơi
- Nhận xét giờ chơi
- Trao giải
* Kết thúc: cho trẻ ra chơi
-Lắng nghe
-Sẵn sàng ạ.
- Trẻ thực hiện
-Trẻ trả lời
- Trẻ kể
-Lắng nghe
- Trẻ kể
- Có ạ
-Trẻ về lớp
-Lắng nghe
-Trẻ nhận quà
-Trẻ khám phá quà
-Lắng nghe
- Có ạ
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét
- Ngày tết nguyên đán
-Trẻ quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Lắng nghe
-Lắng nghe
-Trẻ nhận xét
-Lắng nghe
-Hoa đào, hoa mai, hoa hồng...
- Gói bánh chưng,dọn dẹp nhà cửa, mua quần áo đẹp, đồ dùng mới..
- Lắng nghe
-Trẻ nhận xét
- Lắng nghe
- Đi chơi, đi thăm ông bà....
- Ông bà, bố mẹ, cô bác, thầy cô giáo..
- Lì xì ạ
- Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện
- Rất vui ạ
- Lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Trẻ chơi vui vẻ
- Lắng nghe
-Nhận quà
-Ra chơi

File đính kèm:

  • docxGiao_an_Be_kham_pha_ve_ngay_tet.docx
Giáo Án Liên Quan