Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Tết Nguyên Đán và mùa xuân - Tuần 2: Mùa xuân tươi đẹp - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.ĐÓN TRẺ:

1.Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố

 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập

của trẻ.

- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn:

Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.

3. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ.

4. Trò chuyện đầu tuần

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề

- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.

- Các cháu đã làm được những gì?

- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?

- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé.

* ND lồng ghép tích hợp:

+ Vệ sinh dinh dưỡng: Nhận biết trang phục phù hợp với thời tiết.

5. Thể dục sáng:

 Hô hấp: 2; Tay 3; Lưng-bụng- lườn 2; Chân 1; Bật 4.

 

docx10 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Tết Nguyên Đán và mùa xuân - Tuần 2: Mùa xuân tươi đẹp - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ MÙA XUÂN (3 TUẦN)
Tuần 2: Mùa xuân tươi đẹp
	(Thời gian thực hiện: 22/02- 26/02/2021)
	Ngày soạn: ngày 15 tháng 02 năm 2021
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 22 tháng 02 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1.Đón trẻ:
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố 
 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. 
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập 
của trẻ. 
- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. 
- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 
2. Hoạt động tự chọn:
Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
3. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ. 
4. Trò chuyện đầu tuần
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 
- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.
- Các cháu đã làm được những gì?
- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?
- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. 
* ND lồng ghép tích hợp: 
+ Vệ sinh dinh dưỡng: Nhận biết trang phục phù hợp với thời tiết.
5. Thể dục sáng:
	Hô hấp: 2; Tay 3; Lưng-bụng- lườn 2; Chân 1; Bật 4.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác theo cô giáo. 
- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
- Rèn kĩ năng tập và thói quen tập thể dục sáng cho trẻ.
- Trẻ năng tập thể dục sáng cho người khỏe mạnh.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm tập: Sân sạch sẽ
- Xắc xô
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thoải mái, dễ vận động;
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Hoạt động 1:Bé khởi động
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ,chạy
- Đội hình :2 hàng dọc
- Thực hiện bài tập đội hình đội ngũ
2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục
* Bài tập phát triển chung
+ Động tác hô hấp 2: Thổi nơ bay
+ Động tác tay 3 : Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
+ Động tác lưng, bụng, lườn 2: Hay tay đưa ra sau lưng quay người sang phải, sang trái.
+ Động tác chân 1: Bước chân lên phía trước, sang ngang.
 + Động tác bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
* Trò chơi vận động: "Cây cao- cỏ thấp"
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô động viên khuyến khích
- Giáo dục trẻ biết chăm luyện tập thể dục cho người mạnh khỏe.
3. Hoạt động 3: Bé thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp thực hiện các kiểu đi ,chạy
- Quay phải,trái
 - 4-5 lần
- 2 lần x8 nhịp
- 2 1ần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ đi nhẹ nhàng
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
1.Vệ sinh cá nhân:
- Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn;
- Cô hướng dẫn để trẻ kê bàn ghế để ăn trưa.
2.Ăn trưa:
- Cô chia cơm cho trẻ
- Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi...
- Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định;
- Trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế, vệ sinh nơi ăn.
III.NGỦ TRƯA
- Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ;
- Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu.
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
- Trẻ ngủ dậy đi vệ sinh, buộc tóc cho bé gái.
* Cho trẻ chơi TC: Ngửi hoa
- Cho trẻ ăn quà chiều.
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Hoa lá mùa xuân:
1.Chuẩn bị:
- Hoa, nơ.
-Bài hát “Hoa lá xuân ơi”, Lý cây bông
-Một số bông hoa làm phần thưởng.
2.Nội dung:
* Ổn định tổ chức giới thiệu bài
- Trò chơi: Sao bé không lắc
- Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc và đố xem tên bài hát gì?
* Dạy vận động
- Cô bật nhạc cho trẻ hát lại bài hát 1-2 lần.
- Cô làm mẫu:
+Lần 1:Cô hát và múa tay không theo giai điệu bài hát 
+Lần 2: cô hát và múa chậm hơn, phân tích cách múa
- Cho trẻ múa tay không theo nhịp 
- Cho trẻ sử dụng hoa, nơ và múa hát cùng cô theo lớp ,tổ(cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cho trẻ nhạc cụ gõ đệm cho bài hát .
- Gọi cá nhân một trẻ lên hát và múa.
* Hát cho trẻ nghe “Lý cây bông”
- Cô hát lần 1:cho trẻ đặt tên cho bài hát sau đó cô giới thiệu tên bài hát “Lý cây bông”, của dân ca nam bộ.
- Hát cho trẻ nghe lần 2: Trò chuyện về nội dung bài hát .
- Lần 3:Cho trẻ nghe các ca sĩ trình bày bài Lý cây bông. Trẻ nghe và hưởng ứng theo giai điệu của bài hát .
3.Kết thúc:
- Nhận xét chung
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 15 tháng 02 năm 2021
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 23 tháng 02 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Trò chuyện về mùa xuân:
1.Chuẩn bị:
- Các hình ảnh video  cảnh:
+ Thời tiết mùa xuân, cây cối, hoa, con vật trong mùa xuân.
+ Chuyển giao thời tiết từ mùa đông sang mùa xuân sang mùa hạ.  
+ Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đón tết, chúc tết, lễ hội xuân Đền Bắc Cung, tết  trồng  cây mùa xuân.
- Một số trò chơi củng cố.
- Máy tính, máy chiếu.
2.Nội dung:
*Gây hứng thú
- Cô trẻ nghe tiếng chim hót, tiếng con côn trùng kêu. Cho trẻ đoán xem nghe được những tiếng gì? hỏi trẻ vào mùa nào thấy nhiều loài chim và côn trùng?
- Mời trẻ về chỗ cùng trò chuyện về mùa xuân.
* Trò chuyện đàm thoại về mùa xuân.
- Ai biết một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Các con thử nghĩ xem bây giờ là mùa gì?
- Tại sao các con nghĩ bây giờ là mùa xuân?
- Mùa xuân bắt đầu từ khi nào nhỉ? Mùa xuân có gì đặc biệt các con nhỉ?
- Thời tiết mùa xuân như thế nào? Có gì khác so với thời tiết mùa đông?
(Mùa xuân thời tiết ấm áp, mùa đông lạnh giá)
Câu hỏi gợi ý:
+ Bầu trời mùa xuân như thế nào? Khi nhìn lên bầu trời chúng mình thường thấy những gì?
+ Mùa xuân còn có những dấu hiệu nào khác nữa? Mưa, mây, gió, nắng?
(Bầu trời trong xanh, nắng ấm, gió nhẹ, thỉnh thoảng có gió nồm, mưa phùn)
- Đố các con biết mưa phùn còn gọi là mưa gì? Vì sao gọi là mưa phùn?
( mưa rất nhẹ, hơi có gió)
- Thế mùa đông bầu trời như thế nào? Gió mùa đông như thế nào?
(Cho trẻ xem đoạn băng hình về thời tiết mùa xuân: cảnh bầu trời mùa xuân, mây, gió, nắng xuân, mưa xuân)
- Cho trẻ xem tiếp đoạn băng: Cây cối đâm chồi, hoạt động của các con vật trong mùa xuân.
+ Đoạn băng nói về điều gì?
+ Vào mùa xuân có những loài động vật nào? Tại sao chúng xuất hiện nhiều trong mùa xuân?
+ Khi mùa xuân đến chúng mình thấy cây cỏ, hoa lá có những thay đổi gì?
Các con biết những loại hoa nào? Những loài hoa nào chỉ nở vào mùa xuân?
- Cho cả lớp vận động 1 bài hát về mùa xuân.
=> Cô khái quát: Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc muôn hoa đua nở, chim chóc hót ca. Mùa xuân về, tết đến là ngày tết Nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
- Mùa xuân đến mọi người thường làm gì?
- Mùa xuân đến các con thích gì nhất? Bố mẹ các con thường làm gì? Đi những đâu? Các con muốn cùng bố mẹ làm những gì ?
- Cho trẻ xem băng hình cảnh: Ngày tết, các lễ hội xuân Đên Bắc Cung, hội Đền Hùng, hội Lim, tết trồng cây.
(Trong quá trình xem băng hình cô cùng trẻ thảo luận về các lễ hội, giới thiệu cho trẻ biết lễ hội:
+ Hội Lim ở Bắc Ninh.
+ Hội xuân tại Hà Nội
+Hội Đền Hùng ở Phú Thọ: Giỗ tổ Hùng Vương.
+ Tết trồng cây:
Ai là người phát động tết trồng cây?
Vì sao tết trồng cây lại tổ chức vào mùa xuân? Cần làm gì để cây phát triển và xanh tốt tươi?
(Mùa xuân thời tiết ấm áp, có mưa phùn làm cho cây cối dễ phát triển)
GD: Chăm sóc cây, không ngắt lá, bẻ cành. Trồng cây để làm đẹp và bảo vệ môi trường
+ Vì sao mọi người đều yêu thích mùa xuân? Mùa xuân đem lại lợi ích gì cho mọi người?
+Theo các con cần làm gì cho mùa xuân thêm đẹp?
+ Đố các con sau mùa xuân là mùa gì?
- Cho trẻ xem băng về sự chuyển giao thời tiết từ mùa đông -> xuân -> hạ, các lễ hội trong mùa xuân.
=> Cô khái quát: Mùa xuân là mùa đầu tiên trong 4 mùa xuân - hạ - thu - đông, là mùa bắt đầu của một năm mới. Mùa xuân đến cây cối đâm chồi nảy lộc, mưa phùn, thời tiết đôi khi se lạnh.
Mùa xuân là mùa có những lễ hội đặc sắc mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Mùa xuân đến tết đến các con thêm 1 tuổi, lớn hơn nên cần cố gắng vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo trở thành bé ngoan.
*Bé vui chơi:
+ Trò chơi 1: Thử tài của bé
- Cô tạo các Slide trên máy có các hình ảnh có dấu hiệu của mùa xuân và 1 số mùa khác.
- Cách chơi: Trẻ nhấp chuột chọn hình ảnh có dấu hiệu mùa xuân.
- Luật chơi: Nếu trẻ chọn sai - có hiệu ứng báo sai yêu cầu chọn lại. Nếu trẻ chọn đúng - được khen.
(Cô mời 3 – 4 trẻ lên chơi)
+ Trò chơi 2: Bé nào nhanh nhất
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm chơi. Mỗi nhóm có 1 tranh khổ rộng vẽ hình ảnh cây trụi lá (mùa đông) và một rổ có các lô tô nhỏ về các dấu hiệu của các mùa trong năm như: lá (xanh non, xanh đậm, vàng), chồi non, mây, mưa, gió, mặt trời, hoa, ong, bướm, chimhoạt động của con người. Trẻ ở các nhóm trang trí cho bức tranh mùa xuân.
- Luật chơi: Thời gian chơi sau 1 bản nhạc về mùa xuân, nhóm trẻ thắng cuộc là nhóm gắn được gắn đúng và nhiều chi tiết.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Kết thúc
- Cô cho trẻ ra sân hoạt động với thiên nhiên: chăm sóc cây cối, quan sát cây cối, cảnh vật ngoài trời
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 22 tháng 02 năm 2021
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 03 tháng 03 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Chiếc áo mùa xuân:
1.Nội dung:
* Gây hứng thú:
- Mở nhạc “ Mùa xuân ơi”, chị mùa xuân đi ra.
- Chị mùa xuân xin chào tất cả các em.
- Mùa xuân tươi đẹp đã đến các bạn thêm 1 tuổi mới chúng mình có thấy vui không?
- Các muôn thú cũng rất vui khi mùa xuân đến và đã rủ nhau đi trẩy hội đón xuân rồi. 
* Cô kể chuyện.
- Cô kể lần 1 diễn cảm.
+ Chúng mình vừa được nghe cô kể câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những ai? Chúng mình cùng nhắm mắt lại và tưởng tượng xem có những ai.
- Cô kể lần 2:
- Cô cho trẻ xem rối bóng chuyện” Chiếc ô của thỏ trắng”
​* Đàm thoại.
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
- Trong chuyện có những ai?
- Mùa xuân đến trong rừng ai đã thay áo mới?
- Nhái bén có áo màu gì?
Trích dẫn “Trong rừng cô Gà Gô ..toàn thân tỏa ánh xanh như cây cỏ”
- Những con vật nào có áo mới nữa?
Trích dẫn “ Ngay cả những anh châu chấu .. cười chế diễu”
- Thỏ con mặc áo màu gì?
- Ai đã chế diễu thỏ con?
- Khi bị Châu Chấu chế giễu Thỏ con đã làm gì?
Trích dẫn “ ha ha ha .....thay áo mới cho mình ”
Giải nghĩa từ khó “nằng nặc” có nghĩa là đòi bằng được.
- Thỏ mẹ bảo thỏ con làm gì?
“Con thử soi gương xem nào .... quần áo mùa xuân mới”.
* Giáo dục trẻ: Khi mùa xuân đến, các loài vật đều thay áo mới để phù hợp với thời tiết; cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc nên cô Phương Anh đã đặt tên cho câu chuyện là “Chiếc áo mùa xuân”.
- Mùa xuân đến, thời tiết đã ấm hơn các con được mặc quần áo mới, chúng mình có thích không? Chúng mình nhớ khi trời lạnh thì chúng mình phải mặc quần áo ấm, đội mũ và đi tất, còn khi trời ấm, nóng chúng mình mặc quần áo thoáng mát.
- Kể lại chuyện cho trẻ nghe.
- Cô kể lần 3 kết hợp mô hình sa bàn.
- Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
3. Kết thúc:
- Cho trẻ đi hội xuân
- Mở nhạc “ Mùa xuân ơi”, “ Chúc mừng năm mới”.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
.
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 15 tháng 02 năm 2021
	Ngày dạy: Thứ 5 ngày 24 tháng 02 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Chơi với góc phân vai:
1.Chuẩn bị:
- Đồ dùng tại góc phân vai: gian hàng chợ tết
- Trẻ tâm sinh lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Chủ đề chơi: gian hàng chợ tết
- Phân vai chơi
- Quan sát trẻ chơi
- Động viên, khuyến khích trẻ thực hiện tốt.
- Cô giúp đỡ những trẻ còn lung túng.
3.Kết thúc:
- Cô nhận xét chung.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 15 tháng 02 năm 2021
	Ngày dạy: Thứ 6 ngày 29 tháng 02 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Trò chơi xếp hình: xếp bông hoa bằng hột hạt
1.Chuẩn bị:
- Tranh mẫu
- Hột hạt, hình bông hoa, bảng
- Tâm sinh lý thoải mái.
2.Nội dung:
* Quan sát mẫu:
- Cô có gì đây?
- Bạn nào có nhận xét gì về bông hoa của cô?
- Cô làm hoa bằng nguyên liệu gì nhỉ?
- Ngoài ra còn có những chi tiết gì?
=> Cô khái quát lại.
* Cô thực hiện mẫu
* Trẻ thực hiện:
- Cô phát đồ dùng cho trẻ
- Cô mở nhạc về chủ đề cho trẻ  thực hiện
- Trẻ thực hiện, cô bao quát, gợi ý, giúp đỡ trẻ hoàn thiện bài.
- Động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo.     
3.Kết thúc:
- Cô nhận xét chung
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_tet_nguyen_dan_va_mua_xuan_tu.docx