Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Tết Nguyên Đán và mùa xuân - Tuần 3: Lễ hội mùa xuân - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.ĐÓN TRẺ:

1.Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố

 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập

của trẻ.

- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn:

Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.

3. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ.

4. Trò chuyện đầu tuần

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề

- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.

- Các cháu đã làm được những gì?

- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?

- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé.

* ND lồng ghép tích hợp:

+ Vệ sinh dinh dưỡng: Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

5. Thể dục sáng:

 Hô hấp: 1; Tay 3; Lưng-bụng- lườn 1; Chân 1; Bật 1.

 

docx9 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Tết Nguyên Đán và mùa xuân - Tuần 3: Lễ hội mùa xuân - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ MÙA XUÂN (3 TUẦN)
Tuần 3: Lễ hội mùa xuân
	(Thời gian thực hiện: 01/03- 05/03/2021)
	Ngày soạn: ngày 22 tháng 02 năm 2021
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 01 tháng 3 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1.Đón trẻ:
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố 
 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. 
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập 
của trẻ. 
- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. 
- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 
2. Hoạt động tự chọn:
Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
3. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ. 
4. Trò chuyện đầu tuần
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 
- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.
- Các cháu đã làm được những gì?
- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?
- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. 
* ND lồng ghép tích hợp: 
+ Vệ sinh dinh dưỡng: Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
5. Thể dục sáng:
	Hô hấp: 1; Tay 3; Lưng-bụng- lườn 1; Chân 1; Bật 1.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác theo cô giáo. 
- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
- Rèn kĩ năng tập và thói quen tập thể dục sáng cho trẻ.
- Trẻ năng tập thể dục sáng cho người khỏe mạnh.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm tập: Sân sạch sẽ
- Xắc xô
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thoải mái, dễ vận động;
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Hoạt động 1:Bé khởi động
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ,chạy
- Đội hình :2 hàng dọc
- Thực hiện bài tập đội hình đội ngũ
2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục
* Bài tập phát triển chung
+ Động tác hô hấp 1: Gà gáy
+ Động tác tay 3 : Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
+ Động tác lưng, bụng, lườn 1: Hay tay đưa lên cao cúi xuống, đứng lên.
+ Động tác chân 1: Bước chân lên phía trước, sang ngang.
 + Động tác bật 1: Bật tại chỗ.
* Trò chơi vận động: "Hái táo"
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô động viên khuyến khích
- Giáo dục trẻ biết chăm luyện tập thể dục cho người mạnh khỏe.
3. Hoạt động 3: Bé thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp thực hiện các kiểu đi ,chạy
- Quay phải,trái
 - 4-5 lần
- 2 lần x8 nhịp
- 2 1ần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ đi nhẹ nhàng
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
1.Vệ sinh cá nhân:
- Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn;
- Cô hướng dẫn để trẻ kê bàn ghế để ăn trưa.
2.Ăn trưa:
- Cô chia cơm cho trẻ
- Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi...
- Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định;
- Trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế, vệ sinh nơi ăn.
III.NGỦ TRƯA
- Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ;
- Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu.
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
- Trẻ ngủ dậy đi vệ sinh, buộc tóc cho bé gái.
* Cho trẻ chơi BH: Gà trống thổi kèn.
- Cho trẻ ăn quà chiều.
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Nghe hát: Mùa xuân ơi:
1. Chuẩn bị:
- Môi trường học: sạch sẽ, thoáng mát
- Nhạc bài: “Mùa xuân ơi”, “Sắp đến tết rồi”
- Tâm sinh lý thoải mái.
2.Nội dung:
*Gây hứng thú:
- Hôm qua chúng mình đã được học bài thơ gì nhỉ ? 
- Mùa gì thì sẽ có hoa đào nở? 
- Mỗi khi hoa đào nở báo hiệu điều gì ?
- Hôm nay cô có một bài hát rất là hay nói về không khí rộn ràng của mùa xuân muốn tặng chúng mình. Đó là bà hát Mùa xuân ơi của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện.
*Bé lắng nghe:
+ Nghe hát: Mùa xuân ơi
- Cô hát lần 1 cùng với nhạc
( Cô vừa hát cho cả lớp nghe bài gì? Của tác giả nào? )
- Cô hát lần 2 với 
 Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
 + Bài hát có giai điệu như thế nào?
 + Nói về mùa gì?
 + Khung cảnh mùa xuân như thế nào ?
 + Khi mùa xuân về, tết dên trên khắp mọi nơi, muôn hoa thi nhau dua nở, mọi người sống vói nhau chan hòa, yêu thương, hạnh phúc và cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất
- Lân 3 cô hát + động tác minh họa
( Động viên trẻ tham gia hưởng ứng cùng cô )
- Lần 4: Cho trẻ xem băng hình
+ Ôn hát: Sắp đến Tết rồi
- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát Sắp đến Tết rồi và đoán xem đó là bài hát gì
- Cô nhắc lại tên bài hát và tác giả Hoàng Vân
- Cả lóp cùng cô hát 1-2 lần
- Cô hỏi: + Tên bài hát, tên tác giả? Bài hát nói về điều gì?
 + Bạn nhỏ trong bài hát cảm thấy như thế nào khi tết đến ? Vì sao? Thêm một tuổi mới bạn nhỏ biết làm điều gì? 
- Trẻ ôn hát:
 + Tốp 4-7 trẻ lên hát
 + Cá nhân trẻ hát
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ hát ngọng, nhầm lời, sai nhạc)
+ Trò chơi: Nào bạn ơi ta hãy gõ
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô mời trẻ nhắc lại cách chơi
- Cô phổ biến cách chơi:
3.Kết thúc
- Nhận xét chung
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 22 tháng 02 năm 2021
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 02 tháng 03 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Trò chuyện về một số lễ hội mùa xuân quen thuộc:
1.Chuẩn bị:
- Tranh các lễ hội mùa xuân.
- NDTH : ÂN, MTXQ, PTVĐ, Tạo hình.
2.Nội dung:
* Gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài hát “ Mùa xuân”.
- Trò chuyện mùa xuân ở địa phương của chúng ta có những hoạt động gì nổi bật?...
+ Mùa xuân có những gì?
- Để hiểu biết hơn về mùa xuân, hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu về các lễ hội mùa xuân nhé!
*Tìm hiểu về lễ hội mùa xuân ở địa phương.
* Cô cho trẻ xem tranh về mùa xuân
- Các con quan sát xem cô có bức tranh nói về mùa gì?
- Bạn nào có thể kể những hiểu biết gì về mùa xuân hãy kể cho cô và các bạn cùng biết nào?
+ Mùa xuân là mùa thứ mấy trong một năm?
+ Đặc trưng nhất của mùa xuân là hoa gì nở?
+ Hoa đào nở báo hiệu ngày gì của mùa xuân đã đến?
+ Ngày tết các bạn được làm gì?
- Các con ạ, mùa xuân là mùa đầu tiên trong một năm, khi mùa xuân đến thì thời tiết ấm áp, có mưa phùn nhẹ bay, cây cối mùa xuân đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân còn có ngày đeặc biệt đó là ngày tết Nguyên đán hay còn gọi là ngày tết cổ truyền của dân tộc.
+ Và khi tết đến các còn được thêm điều gì?
+ Được thêm một tuổi các con hứa với cô các con phải như thế nào?
- Hàng năm vào mùa xuân ở địa phương của chúng ta có ngày lễ hội gì? Trong những ngày hội vào đám đó thường có những hoạt động gì?
* Hình ảnh đi lễ chùa, đình:
 - Con thấy bố mẹ các con thường đi đâu? Lên chùa, lên đình để làm gì? Vì sao lại phải lên chùa lên đình? Ngoài chùa làng bố mẹ các con còn đi lễ ở những chùa nào nữa?...
* Hình ảnh trò chơi dân gian:
- Trong những ngày lễ hội, còn có những trò chơi gì? Những ai được tham gia các trò chơi đó? Vì sao? Con thấy những người tham gia trò này như thế nào?
* Hình ảnh chương trình văn nghệ:
Ngoài các trò chơi, buổi tối các con còn được làm gì? Chương trình văn nghệ do ai biểu diễn? Vì sao họ lại về biểu diễn cho cả làng xem?
- Ngoài ra còn có những hoạt động gì trong ngày lễ hội mùa xuân nữa? (Đu quay, mua quà lưu niệm, đồ chơi)
- Ngoài lễ hội mùa xuân của địa phương, các con còn biết lễ hội nào khác?
Giáo dục: Hàng năm, sau khi đón tết Nguyên Đán, khắp nơi trên đất nước Việt Nam thường tổ chức lễ hội mùa xuân. Đây là phong tục cổ truyền của đất nước.
* Luyện tập
* Trò chơi: Hoạ sĩ nhí
- Cô cho trẻ vẽ các hình ảnh có trong lễ hội mùa xuân.
3. Kết thúc
- Cô cho trẻ hát bài hát “Mùa xuân đến rồi”
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 22 tháng 02 năm 2021
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 03 tháng 03 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Truyện Sự tích mùa xuân:
1.Chuẩn bị:
- Video câu truyện “Mùa xuân đã về”, nhạc bài hát “mùa xuân”
- Tâm sinh lý thoải mái.
2.Nội dung:
* Gây hứng thú:
- Cô và trẻ hát bài mùa xuân.
- Các bé vừa hát cùng cô bài hát gì?
- Giới thiệu bài: truyện mùa xuân đã về.
* Kể chuyện:
- Cô kể lần 1
+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- cô kể lần 2.
+Giảng ND: Câu truyện kể về một gia đình nhà bạn Sóc vui mừng chào đón xuân về..
- Đàm thoại: Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
+ Trong câu truyện có những nhân vật nào?
+ Sóc bố bảo Sóc con làm gì?
+ Sóc con mặc áo đẹp rồi thì Sóc mẹ bảo Sóc con
ra sao?
+ Nhiều hoa đẹp nhưng Sóc con lại muốn chọn cái gì?
+ Sóc mẹ có đồng ý ko?
+ Cuối cùng gia đình nhà Sóc đi đâu?
* GD: Các con có thích mùa xuân ko? Đúng rồi đấy mùa xuân thời tiết mát dịu hoa lá đua nhau đâm chồi nẩy lộc và mùa xuân sẽ cho chúng ta thêm một tuổi
mới đấy.
3.Kết thúc:
- Kết thúc: Trẻ vận động bài “Mùa xuân ơi”.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
.
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 22 tháng 02 năm 2021
	Ngày dạy: Thứ 5 ngày 4 tháng 03 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Bé học vở toán:
1.Chuẩn bị:
- Vở toán
- Bút chì, Bút màu.
- Trẻ tâm sinh lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Cô phát vở cho trẻ.
- Hướng trẻ thực hiện theo yêu cầu.
- Động viên, khuyến khích trẻ thực hiện tốt.
- Cô giúp đỡ những trẻ còn lung túng.
3.Kết thúc:
- Cô nhận xét chung.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 22 tháng 02 năm 2021
	Ngày dạy: Thứ 6 ngày 05 tháng 03 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Trò chơi xếp hình: xếp bông hoa bằng hột hạt
1.Chuẩn bị:
- Tranh mẫu
- Hột hạt, hình bông hoa, bảng
- Tâm sinh lý thoải mái.
2.Nội dung:
* Quan sát mẫu:
- Cô có gì đây?
- Bạn nào có nhận xét gì về bông hoa của cô?
- Cô làm hoa bằng nguyên liệu gì nhỉ?
- Ngoài ra còn có những chi tiết gì?
=> Cô khái quát lại.
* Cô thực hiện mẫu
* Trẻ thực hiện:
- Cô phát đồ dùng cho trẻ
- Cô mở nhạc về chủ đề cho trẻ  thực hiện
- Trẻ thực hiện, cô bao quát, gợi ý, giúp đỡ trẻ hoàn thiện bài.
- Động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo.     
3.Kết thúc:
- Cô nhận xét chung
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_tet_nguyen_dan_va_mua_xuan_tu.docx