Giáo án mầm non lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài:Truyện Chú thỏ tinh khôn
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các con vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Trẻ biết thỏ là con vật thông minh, hiền lành, còn cá sấu là con vật hung giữ, gian ác.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc
- 95% trẻ hứng thú hoạt động làm quen văn học
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú nghe cô kể truyện và tích cực tham gia vào các hoạt
- Biết tránh xa những nơi nguy hiểm,
- Khi gặp khó khăn phải bình tĩnh, thông minh.
II/ CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh nổi theo nội dung câu truyện “ Chú thỏ tinh khôn”
- Bài hát “ Trời nắng trời mưa”
- Sân khấu rối, que chỉ, , mũ cá sấu
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục đầu tóc gọn gàng, phù hợp với thời tiết .
- Mũ thỏ để cho trẻ chơi
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ đề: Thế giới động vật Đề tài:Truyện “ Chú thỏ tinh khôn” Đối tượng: 3 - 4 Tuổi Thời gian: 20 – 25 phút phút I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, tên các con vật trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Trẻ biết thỏ là con vật thông minh, hiền lành, còn cá sấu là con vật hung giữ, gian ác. 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định. - Phát triển ngôn ngữ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc - 95% trẻ hứng thú hoạt động làm quen văn học 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú nghe cô kể truyện và tích cực tham gia vào các hoạt - Biết tránh xa những nơi nguy hiểm, - Khi gặp khó khăn phải bình tĩnh, thông minh. II/ CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô: - Tranh nổi theo nội dung câu truyện “ Chú thỏ tinh khôn” - Bài hát “ Trời nắng trời mưa” - Sân khấu rối, que chỉ, , mũ cá sấu 2. Đồ dùng của trẻ: - Trang phục đầu tóc gọn gàng, phù hợp với thời tiết . - Mũ thỏ để cho trẻ chơi 3. Nội dung tích hợp: -Trò chơi con thỏ - Trò chơi vận động: Thỏ và cá sấu - Âm nhạc: Trời nắng trời mưa III/ CÁCH TIẾN HÀNH: DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú (2 phút) Cô cho trẻ chơi trò chơi ‘Con Thỏ ’’ Các con vừa chơi trò chơi gì ? Nói về con gì? Giới thiệu tên truyện: Cô có biết một câu truyện kể về mình đấy, đố các bạn biết trong truyện xảy ra điều gì. Mời các bạn cùng ngồi xuống nghe cô Lan kể câu truyện “ Chú thỏ tinh khôn” . 2. Phương pháp, hình thức tổ chức ( 16 phút ) Hoạt động 1. Cô kể lần 1, sử dụng cử chỉ điệu bộ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?. Hoạt động 2: Cô kể lần 2, cô kể truyện theo tranh nổi - Các con rất ngoan cô thưởng cho các con 1 chuyến thăm quan vườn cổ tích. - Cô cho trẻ khám phá vườn cổ tích. - Các con ạ ! trong vườn cổ tích có rất nhiều cây xanh,cây hoa và 1 cuốn sách kì diệu, không biết trong cuốn sách này có nội dung như thế nào. Cô cùng các con khám phá nhé. Tranh 1; Đọc tên các nhân vật. Tranh 2: con cá sấu làm gì con thỏ Tranh 3 ;Con cá sấu sống ở đâu nhỉ,cá sấu là con vật hiền lành hay hung giữ? Con thỏ sống ở đâu? Con thỏ rất hiền lành và thông minh nữa đấy. Cô kể theo tranh Các bạn ơi câu truyện có hay không? Trong truyện có những con vật nào? Bạn nào biết giơ tay. Cô khái quát: Có một con cá sấu và một con thỏ. * Đàm thoại, trích dẫn, giảng nội dung, giảng từ khó theo tranh ( Trích dẫn: Một buổi sáng đẹp trời Thỏ đến bên bờ sông bứt ngọn cỏ non nhai ngốn ngấu. Cá Sấu ở gần đó, nằm im giả vờ như không nhìn thấy thỏ .). - Không biết con cá sấu nó làm gì con thỏ? Trích dẫn: Cá sấu từ từ bò đến bên thỏ, rồi đớp gọn thỏ vào mồm ) - Lúc này thỏ nằm gọn ở đâu? - Khi đớp gọn thỏ vào mồm thì cá sấu kêu như thế nào? ( Trích dẫn: Cá Sấu kêu lên : “Hu ! Hu” ở trong họng cốt làm cho Thỏ sợ. Thỏ đã nằm gọn trong hàm cá Sấu. Thỏ sợ quá nhưng vẫn bình tĩnh tìm kế thoát thân ). - Bạn thỏ nói gì với cá sấu? ( Trích dẫn: Thỏ nói : - Anh Cá Sấu ơi, anh kêu “hu ! hu” tôi chẳng sợ đâu. Anh mà kêu “Ha ! Ha !” thì tôi sẽ sợ chết khiếp đi mất ). - Khi nghe thỏ nói như vậy, cá sấu đã làm gì? ( Trích dẫn: Cá sấu liền há to mồm, thỏ nhảy phắt ra khỏi miệng cá sấu, quay lại cười nhạo và chạy biến vào rừng ) - Vì sao khi cá sấu kêu hu hu mà thỏ không thoát ra được còn khi cá sấu kêu ha ha thỏ lại thoát ra được?(cô sử dụng cử chỉ, điệu bộ). Giảng từ khó: Khi cá sấu kêu hu hu thì miệng ngậm vào thì thỏ không thoát ra được, còn kêu ha ha thì miệng há to ra. Lúc này thỏ đã thoát ra được. Bạn thỏ có thông minh không? - Các bạn có biết tên truyện là gì không? Cô khái quát lại: Đó là truyện “ Chú thỏ tinh khôn” - Giảng nội dung: Câu truyện kể về một bạn thỏ rất tinh khôn, tuy bị cá sấu đớp gọn trong mồm nhưng thỏ vẫn bình tĩnh và tìm kế thoát thân. Nhờ sự thông minh đó mà thỏ đã không bị cá sấu ăn thịt. Động viên, khen gợi trẻ, giới thiệu trò chơi và cho trẻ chơi. Hoạt động 3: Trò chơi vận động “ Thỏ và cá sấu’’, theo hình thức đóng kịch . - Cách chơi cô sẽ phân vai nha các con sẽ là những chú thỏ,dạo chơi trên bãi cỏ nha. Cô sẽ là cá sấu. - Khi cá sấu đớp thỏ vào miệng thỏ có chạy được không? - Khi nào thỏ chạy được? - Luật chơi : khi cá sấu kêu ha ha thỏ chạy nhanh về nhà - Bạn nào không chạy kịp sẽ bị cá sấu ăn thịt. - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Thỏ và cá sấu’’. Chú thỏ con thấy đói bụng Tìm rau ăn Rất vui vẻ Có cá sấu Đang rình đấy - Cá sấu kêu hu hu,thỏ kia có sợ ta không? -Ta phải làm sao thì các ngươi mới sợ? Hoạt động 4. Cô kể truyện với sân khấu rối Cô kể truyện bằng rối - Giáo dục tư tưởng: Các con ạ! dù gặp phải bất cứ khó khăn nào, phải nhanh nhẹn, bình tĩnh, thông minh để vượt qua, phải tránh xa những nơi không an toàn, không được đi theo người lạ, phải biết kêu cứu nếu bị ai đó bắt cóc nhé. 3. Kết thúc ( 1 phút ) Các con học rất ngoan, trả lời câu hỏi to rõ ràng. Câu chuyện “ chú thỏ tinh khôn” đã kết thúc rồi. Cô và các con cùng làm những chú thỏ đi tắm nắng nhé, trẻ vận động bài hát “ Trời nắng trời mưa ” -Trẻ chào các cô - Trẻ chơi - Trả trả lời - Trẻ hào hứng - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc tên con vật -2 - 3 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - 2 - 3 Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - 2 - 3 Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - 2 - 3 Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe -2 -3 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - 2-3 trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ làm thỏ và đọc theo cô - Trẻ trả lời ha ha ha -Trẻ chạy về nhà - Trẻ lắng nghe -Trẻ làm thỏ và đọc theo cô - không sợ - kêu ha ha - Trẻ lắng nghe và xem rối - Trẻ hào hứng tham gia
File đính kèm:
- giao_an_truyen_chu_tho_tinh_khon_1410202013.docx