Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thực vật - Tết và mùa xuân. Đề tài: Dạy thơ "Giàn mướp". Hoạt động: Làm quen Văn học - Năm học 2023-2024 - Bùi Thị Phương
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ đọc theo cô từng câu một.
- Hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ: "Giàn mướp" cùng cô.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ rõ ràng, mạch lạc. Trẻ không nói ngọng nói lắp.
- Biết ngắt nghỉ đúng chỗ khi đọc bài thơ.
- Phát triển kĩ năng ghi nhớ
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết lợi ích của rau, quả đối với đời sống con người
- Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động khi học.
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG MÙA XUÂN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Hoạt động: Làm quen văn học Đề tài: Dạy thơ: Giàn mướp Chủ đề: Thực vật- Tết và mùa xuân Lứa tuổi : 3-4 tuổi Lớp: 3A1 Giáo viện thực hiện: Bùi Thị Phương Ngày dạy: 20/01/2024 Đơn vị: Trường mầm non Thanh Nê I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ đọc theo cô từng câu một. - Hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ: "Giàn mướp" cùng cô. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ rõ ràng,mạch lạc.Trẻ không nói ngọng nói lắp. - Biết ngắt nghỉ đúng chỗ khi đọc bài thơ. - Phát triển kĩ năng ghi nhớ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết lợi ích của rau, quả đối với đời sống con người - Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động khi học. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô: - Quả mướp thật, quả giả, -Tranh ảnh minh hoạ bài thơ 2. Đồ dùng của trẻ - Trang phục gọn gàng III. Cách tiến hành Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Ổn định: - Cô giới thiệu với trẻ về hộp quà bí mật và cùng trẻ chơi - Trẻ chơi trò chơi và cùng trò chơi “Trời tối, trời sáng”. Đồng thời cô cho xuất hiện trò chuyện quả mướp thật và trò chuyện cùng trẻ về quả mướp - Các con nhìn xem cô có quả gì đây? - Quả mướp ạ - Quả mướp của cô có màu gì? - Màu xanh ạ - Các con đã được ăn quả mướp chưa? - Rồi ạ Các con ạ: Cô có một bài thơ rất là hay nói về quả mướp này đấy, đó là bài thơ ‘Giàn mướp’’của nhà thơ Thanh Hiền các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ này không? 2. Nội dung: *Hoạt động 1: Đọc thơ cho trẻ nghe - Cô đọc lần 1: Diễn cảm bằng lời - Trẻ nghe - Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ “Giàn mướp’’ Của tác giả Thanh Hiền đấy. Để cho bài thơ được hay hơn chúng mình cùng chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ lần nữa nhé! - Vâng ạ - Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa - Trẻ lắng nghe Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về giàn mướp được mẹ trồng sau vườn giàn mướp có màu xanh nhiều quả tròn, cong được mẹ nấu canh với tép cả nhà ăn rất là ngon và vui. - Giải thích từ khó: “Thẳng đuột’’là thẳng một đường - Trẻ lắng nghe không có chỗ nào cong *Hoạt động 2: Đàm thoại - Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? - Bài thơ Giàn mướp - Do ai sáng tác? - CôThanh Hiền ạ - Trong bài thơ nói về giàn gì? - Giàn mướp ạ - Giàn mướp được trồng ở đâu? - Sau vườn ạ - Giàn mướp có màu gì? - Màu xanh ạ Trích dẫn: Sau vườn nhà em - Trẻ lắng nghe Xanh xanh giàn mướp - Trái mướp trông như thế nào? - Trái thẳng,trái cong ạ Trích dẫn: Trái tròn thẳng đuột Trái uốn cong cong - Trái mướp được Mẹ nấu với gì? - Mẹ nấu với tép ạ - Khi ăn cả nhà như thế nào? - Cả nhà cùng vui ạ Trích dẫn: Mẹ hái mướp ngon Nấu canh vơi tép - Trẻ lắng nghe Dọn ra bàn tròn Cả nhà đoàn tụ Dùng bữa vui ghê - Vậy các con đã được ăn canh mướp chưa? - Rồi ạ - Có ngon không? - Có ạ . Cô khái quát;Các con ạ mướp có vị ngọt ,thanh mát là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và khoáng chất rất tốt cho sức khoẻ của chúng ta.Canh mướp rất ngon và bổ mướp không những được nấu canh với tép mà mướp còn được mẹ nấu với lạc ,ngoài món canh ra mướp còn được xào với thịt lợn ,thịt bò vì vậy khi mẹ nấu các món canh,món xào về mướp các con nhớ ăn thật nhiều vào nhé. - Vâng ạ * Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ: Cô dạy trẻ đọc thơ từng câu từ đầu đến hết bài - Cả lớp đọc cùng cô 2 – 3 lần (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Cả lớp đọc cùng cô - Tổ, nhóm đọc (Cô động viên và khuyến khích trẻ thi - Tổ, nhóm đọc đua) - Cô mời cá nhân trẻ đọc - Cá nhân trẻ đọc Các con ạ để có được một giàn mướp xanh cho ra những trái ngon quả ngọt các con có biết việc đầu tiên chúng mình phải làm là gì không? À trước tiên chúng mình phải gieo hạt đấy.Bây giờ các con cùng cô chơi trò chơi “Gieo hạt’’nhé. - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt’’ - Trẻ chơi cùng cô - Cả lớp đọc bài thơ lần cuối - Trẻ đọc thơ cùng cô *Cô giáo dục trẻ: Các con ạ. Ngoài việc bảo vệ cơ thể luôn sạch sẽ thì bên cạnh đó chúng mình luôn ăn uống đầy đủ các loại vitamin khoáng chất và các con nhớ phải ăn thật nhiều rau xanh để có một cơ thể khoẻ mạnh nhớ chưa nào. * Củng cố: Cô và các con vừa đọc bài thơ gi? Do ai sáng - Bài thơ Giàn mướp, của cô tác? Thanh Hiền ạ * Trò chơi: Gắn quả - Cô phổ biến cách chơi: - Trẻ lắng nghe Cô giáo chia trẻ thành 2 tổ Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ lên lấy quả mướp ở rổ và gắn lên trên bảng sau khi gắn xong trẻ về xếp cuối hàng chờ đến lượt sau. - Luật chơi: Trẻ phải vận động liên tục và không được dừng lại cho đến hết quả.Thời gian là một bản nhạc, khi nhạc kết thúc là thời gian trò chơi kết thúc. Cô tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ tham gia trò chơi 3. Kết thúc: Cô nhân xét, tuyên dương trẻ Cô cùng trẻ hát “Bầu và bí” ra ngoài - Trẻ hát cùng cô và đi ra ngoài Giáo viên Bùi Thị Phương
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_thuc_vat_tet_va_mua_xuan_de_t.pdf