Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non thân yêu - Năm học 2022-2023 - Phan Thị Hồng

- Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo sự hướng dẫn của cô.

- Đi trong đường hẹp (3m x 0,2m)

- Đi kiễng gót (liên tục 3m)

- Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

- Đi chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc

- Bò chui qua cổng (thấp, cao)

- Bò cao, bật ô

- Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.

- Trườn về phía trước

- Bước lên xuống bục cao (cao 30cm)

 - Nhận biết, nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc.

 - Biết tên một số món ăn hàng ngày: trứng chiên, canh rau.

 

docx36 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường mầm non thân yêu - Năm học 2022-2023 - Phan Thị Hồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON THÂN YÊU
Thời gian thực hiện: 3 Tuần
Thực hiện từ ngày Từ ngày 12 tháng 09 đến ngày 30 tháng 09 năm 2022
Lớp 3-4 tuổi C, GV: Phan Thị Hồng
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày 
1. Phát triển thể chất
*phất triển vận động
1.Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo sự hướng dẫn của cô.
- Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo sự hướng dẫn của cô.
- Thực hiện bài thể dục sáng
2. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi
- Đi trong đường hẹp (3m x 0,2m)
- Đi kiễng gót (liên tục 3m)
- Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Đi chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
- Đi trong đường hẹp (3m x 0,2m)
- Đi chạy thay đổi hướng theo hiệ lệnh
Chơi : Lộn cầu vòng, kéo co
7. Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt trong vận động bò, trườn, trèo.
- Bò chui qua cổng (thấp, cao)
- Bò cao, bật ô
- Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.
- Trườn về phía trước
- Bước lên xuống bục cao (cao 30cm)
- Bò chui qua cổng
+ TC: chi chi chành chành, ô ăn quan
Chơi góc nghệ thuật
* Dinh dưỡng, sức khỏe
13. Trẻ nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc
 - Nhận biết, nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc.
 - Biết tên một số món ăn hàng ngày: trứng chiên, canh rau.
- Xem video nhận biết các món ăn hằng ngày
- Chơi góc phân vai
16. Trẻ biết thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Giao tiếp với cô và bạn khi có nhu cầu trong ăn, uống, đi vệ sinh, đi ngủ.
22. Trẻ nhận biết và phòng tránh được những những nơi không an toàn đến tính mạng.
- Nhận biết và phòng tránh những nơi không an toàn: ao, hồ, giếng,...
- Không đến những nơi không an toàn
+ Thực hành rửa tay dưới vòi nước.
26. Trẻ biết sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.
- Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.
- Trò chuyện về cách cầm thìa, cốc đúng cách
2. Phát triển nhận thức
*Khám phá khoa học.
30. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. 
- Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
-Sử dụng các đồ dùng đồ chơi trong lớp
+ Phân vai gia đình, cô giáo, bán hàng.
35. Trẻ biết phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật.
- Phân loại đồ dùng, đồ chơi
- Chơi: bé nhanh tay
Làm quen với các màu sắc
* LQVT
50. Trẻ biết xếp tương ứng 1-1, ghép đôi
- Xếp tương ứng 1 – 1, ghép đôi
- Ghép đôi
+ Nhặt sỏi, lá so sánh to nhỏ, ghép đôi, xếp tương ứng
1-1.
53. Trẻ nhận biết và gọi tên các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng được các hình đó trong thực tế
- Nhận biết, gọi tên các hình: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế.
- Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
+ Chơi góc Học tập thựa hành vở làm quen với toán.
* Khám phá xã hội.
55. Trẻ nói được tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo khi được hỏi, trò chuyện.
- Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo
- Trường Mầm Non của bé.
- Biết tên trường, lớp học của mình đang học, biết được tên công việc của các cô bác trong trường.
- Biết quan tâm cảnh quan sân trường và có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. 
58. Trẻ nói được tên các bạn, đồ dùng đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường khi được hỏi, xem tranh.
- Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường.
- Làm quen với bạn và các đồ dùng đồ chơi của lớp
 Chơi: bé nói đúng
62. Trẻ kể được tên một số lễ hội trong năm qua trò chuyện, tranh ảnh.
- Tên gọi một số ngày hội : tết trung thu, ngày hội cháu yêu chú bộ đội, cô giáo như mẹ hiền, cô và mẹ ...
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc trong những ngày hội, ngày lễ: Ngày Tết trung thu; ngày Hội đến trường; Em yêu chú bộ đội; ngày tết Nguyên đán; Sinh nhật Bác
- Biết ngày hội, ngày hội trong tháng (Ngày 2/9, ngày tựu trường và ngày khai giảng năm học mới 5/9)
3, Phát triển ngôn ngữ
65. Trẻ hiểu được một số từ khái quát gần gũi: hoa, quả, quần áo, đồ chơi.
- Một số từ khái quát gần gũi.
- Thơ “Trường em, Bạn mới, Cô giáo của em, bàn tay cô giáo”
- Chuyện “Có một bầy hươu, đôi bạn tốt”
78. Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống( Nhà VS, lối ra, nơi nguy hiểm, cấm hút thuốc....)
- Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống( Nhà VS, lối ra, nơi nguy hiểm, cấm hút thuốc....)
- Nhận biết ký hiệu qua đồ dùng của mình hoặc nhà vệ sinh nam, nữ.
+ Trẻ lật sách, xem sách ở góc thư viện.
+ TC: Tô màu chữ cái rỗng o, ô, ơ
- Thực hiện vở làm quen chữ cái
4. Phát triển thẩm mĩ
a. Âm nhạc
86. Trẻ thích nghe nhạc, nghe hát.
- Nghe các bài hát, bản nhạc (Nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca
- Vui đến trường, hoa bé ngoan.
+ Ngày đầu tiên đi học, hoa trong vườn, cô nuôi dạy trẻ.
* TCAN
+ Ai đoán giỏi.
+ Nhảy theo điệu nhạc.
- Xem biểu diễn văn nghệ, tập trẻ làm ca sĩ.
88.Trẻ biết vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp
- Trẻ biết vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc (nhún nhảy, ....)
- Biết sử dụng các nhạc cụ để thể hiện bài hát.
b. Tạo hình
91. Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.
- Sử dụng một số kỹ năng vẽ để tạo ra sản phẩm đơn giản
- Dán đồ chơi tặng bạn
- Tô màu trường mầm non
- Dán dây xúc xích
+ Trẻ quan sát tranh 
+ Nhảy ra, nhảy vào.
92. Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm đơn giản.
- Sử dụng một số kỹ năng nặn: Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt, gắn nối để tạo ra sản phẩm đơn giản.
- Nặn bánh trung thu
+ Trẻ chơi với đất nặn theo sự hướng dẫn của cô
5. Phát triển Tình cảm và kĩ năng xã hội
99. Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói phù hợp.
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi vận động.
- Mạnh dạn thể hiện sự tự tin để hoàn thành việc cô giao.
+ Trẻ chơi ở các góc chơi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
101.Trẻ thực hiện được các thao tác rửa tay bằng xà phòng.
Các thao tác rửa tay bằng xà phòng
- Thực hành các bước rửa tay
108. Thực hiện được 1 số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ.
- Một số quy định ở lớp và gia đình: biết xếp, cất đồ chơi, không giành đồ chơi vơi bạn, vâng lời bố mẹ.
- Biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, không tranh dành đồ chơi cùng bạn.
Chơi hoạt động các góc
- Làm quen với các loại vở
113. Trẻ cùng chơi với bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.
- Chơi hòa thuận với bạn
- Mạnh dạn trong giao tiếp, hòa đồng với bạn bè
+ TC: Bịt mắt đá bóng
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG CHO CHỦ ĐIỂM
1. Tranh ảnh đồ dùng
- Tranh vẽ trường mầm non .
- Tranh thơ, truyện : Thơ “ Tình bạn”
- GAĐT: KPKH “đồ dùng bé yêu”, thơ “tình bạn”
- Các đồ dùng gia đình, rau củ quả bằng nhựa
- Tranh hướng dẫn trẻ học tạo hình
- Tranh các nhóm thực phẩm, tranh trường mầm non cho cháu tô màu.
- Đĩa nhạc không lời các bài hát về trường mầm non, ( đi học về, vui đến trường, cô giáo, ngày đầu tiên đi học, )
- Các thẻ chấm tròn, bông hoa có số lượng 1-2. 
- Đồ dùng học toán có số lượng 2 đủ cho các cháu.
- Các số 1,2 lớn bằng bìa cứng và một số tranh ảnh đồ dùng khác .
- Bóng, ghế thể dục
- Sưu tập các đồ dùng trong trường mầm non từ sách báo củ .
- Các loại tranh truyện, thẻ số, bài tập toán số lượng 1 và 2
- Các khối gỗ, bộ lắp ráp, cổng ,gạch, thảm cỏ, cây xanh và một số nguyên vật liệu khác để làm đồ dùng đồ chơi cho các góc.
- Bút chì, giấy A4, đất nặn, bộ kỉ năng, thẻ số
- Vở bài tập tạo hình, vở bài tập toán
2. Nguyên vật liệu 
- Lịch củ, giấy báo, giấy màu, giấy vẽ, keo sửa, kéo, bản con, đất nặn, cát màu, hộp thuốc, nắp ken ,băng đĩa củ ...
 - Vỏ sò ,hột hạt ,các chai dầu gộivà một số nguyên vật liệu đồ dùng đồ chơi khác.
KẾ HOẠCH TUẦN I
Bé vui đến lớp
Thực hiện từ ngày 12/09 đến 16/09/2022
Lớp 3-4 tuổi C, GV: Phan Thị Hồng
Thứ
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Trò chuyện về tên trường,tên cô giáo, địa điểm và đặt trưng của lớp học.
- Trò chuyện về kí hiệu của bạn và của trẻ và một số kí hiệu của lớp.
- Trò chuyện về một số quy định của lớp.
- Trò chuyện công việc của cô giáo, bác bảo vệ
- Trò chuyện tình cảm trẻ khi đến lớp
1. Khởi động:đi vòng tròn kế hợp các kiểu đi.
2. Trọng động: cho cháu chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
 - Hô hấp: Gà trống gáy
 - ĐT Tay: hai tay đưa ra trước lên cao(2l * 2n)
 - ĐT bụng: cuối gập người về trước(2l*2n)
 - ĐT chân: bước chân về trước nâng gối(2l*2n)
 - ĐTBật: Bật tại chỗ( 2L*2n)
3. Hồi tỉnh: Cháu thả lỏng các cơ hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động học
Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
Bé với trường mầm non.
Tô màu tranh trường mầm non.
Thơ “ cô dạy”
Hát “ ngày vui của bé”
Chơi, hoạt động ở các góc
*Xây dựng: Xây trường mầm non, xếp hàng rào, xếp nhà
* Phân vai: Chơi cô giáo, bố mẹ đưa con đi học
*Âm nhạc: Trẻ nghe và vận động theo các bài hát trong chủ điểm
* Tạo hình: Tô màu tranh trường mầm non, các đồ dùng đồ chơi mà mình và bạn thích, các thực phẩm bé ăn hằng ngày, vẽ con đường đến trường, chơi với vở tạo hình
* Học tập: Chơi với vở toán, gắn thêm đồ dùng vào nhóm số lượng cho tương ứng với chữ số, Tô màu số 1, xếp tương ứng 1: 1, xem tranh truyện
*Sách: Chơi góc thư viện
* khám phá: Thí nghiệm vật chìm vật nổi
Chơi hoạt động ngoài trời
 *Tham quan các các lớp.
Chơi: 
- Mèo đuổi chuột.
- Lộn cầu vòng
- Chơi tự do
 Chơi
- Chuyền bóng
- Nu na nu nống
- Chơi tự do
 Chơi
- Kéo co 
- Con thỏ
- Chơi tự do
* Chơi
 Mèo đuổi chuột.
- Ném bóng
- Chơi tự do.
 *Quan sát công việc của cô giáo
Chơi:
- Cáo ơi ngủ à 
- Chơi tự do.
Ăn ngủ
- Rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Trẻ tự lấy và cất gối đúng nơi qui định.
- Cho cháu tập bài hát “ trường cháu đây là trường mầm non”
 Tập thể dục sau ngủ dậy 
Chơi, HĐ theo ý thích
- Tập trẻ thây quần áo
- Trò chuyện về cách sử dụng các từ mời cô, mời bạn, cảm ơn xin lỗi
- Vẽ con đường đến trường.
 - Cho trẻ xem hình ảnh về một số hành vi trong ăn uống
- Bé làm quen với các hình học
- Hát trường cháu đây là trường mầm non
- Nêu gương cuối tuần và dán hoa bé ngoan
trả trẻ
- vệ sinh cho trẻ,chải tóc gọn gàng,gáo dục cháu chào mội người
- Trao đổi với phụ huynh vê tình hình của cháu
 Thứ hai ngày 12 tháng 09 năm 2022.
Thể dục: ĐI CHẠY THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô 
- Trẻ phối hợp nhịp nhàng giữa đi và chạy
- Trẻ tích cực trong hoạt động.
II. Chuẩn bị
- 2 Vạch kẻ, vạch chuẩn, nhạc bài hát “ trường cháu đây là trường mầm non”
- Bóng
Đội hình:
* * * * * 
* * * * * 
III. Tổ chức hoạt động:
1.Khởi động: cháu đi các kiểu đi chạy chậm chạy nhanh.
 - ĐT Tay: Hai tay đưa ngang gập khuỷ tay vào vai (2l * 2n)
 - ĐT bụng: Hai tay giang ngang nghiêng người sang hai bên (2l*2n)
 - ĐT chân: Ngồi khuỵ gối ( 3l* 2n)
 - ĐT bật: Bật tách kép chân ( 2l*2n)
( Tập theo nhạc bài “ trường cháu đây là trường mầm non”
2. Trọng động: 
 * VĐCB: Đi chạy thay đổi theo hiệu lệnh
- Cho cháu chuyển đội hình thành 2 hàng ngang.
- Cô giới thiệu bài tập.
- Cô thực hiện mẫu lần 1
- Mời 1 cháu lên thực hiện
- Cô cho cháu nhận xét khi bạn thực hiện
- Cô thực hiện lại mẫu và giải thích: Từ đầu hàng bước đến vạch chuẩn, hai tay để tư thế chuẩn bị khi có hiệu lệnh thì bắt đầu đi chạy thay đổi theo hiệu lệnh của cô đến đích, khi bạn thực hiện xong về đứng cuối hàng bạn khác tiếp tục cho đến hết. 
- Cô mời 1 cháu lên thực hiện cả lớp xem lại.
- Cô mời lần lược từng cháu lên thực hiện 2-3 lần.
- Cho cháu lần lược thực hiện và cô sửa sai
* TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu 
- Cô giới thiệu tên trò chơi và phổ biến cách chơi luật chơi
- Cô tổ chức cho cháu chơi
- Nhận xét kết quả chơi sau mỗi lần chơi
3.Hồi tỉnh: Cháu đi lại hít thở nhẹ nhàng.
 **************************
 ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
 Thứ ba ngày 13 tháng 09 năm 2022
KPXH : BÉ VỚI TRƯỜNG MẦM NON
I. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ biết được tên trường, tên lớp, tên cô giáo,tên các bạn và một số đồ chơi của lớp. 
- Trẻ nói được một số công việc cô và tên của các cô, các bạn, một số đồ chơi của lớp
- Trẻ kính trọng, lễ phép với cô giáo.
II.Chuẩn bị
- Tranh về trường mầm non
- Tranh trẻ tô màu trường mầm non
- Màu tô 
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1
Lớp hát bài: “ Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
- Bài hát nói lên điều gì?
- Cô dẫn dắt chuyển hoạt động.
+ Cô cho cháu xem tranh trường mầm non
+ Tranh vẽ gì?( trẻ trả lời)
+ Cô giáo làm gì?
+ Các bạn làm gì?
+ Trường mình tên gì, lớp mình tên gì?
+ Trường mình ở thôn nào?
+ Trường có những gì?( trẻ trả lời)
+ Trong lớp có những đồ chơi nào?
+ Đến lớp cô giáo làm gì?
+ Các cháu làm gì?
+ Trường còn có những ai nữa? ( trẻ kể)
+ Cô Hiệu Trưởng làm gì?
+Con hãy kể trong trường mình có những ai (cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, kế toán, văn thư, tạp vụ...)
+ Các cháu thích đi học ở trường lớp mình không? Vì sao?
+ Đối với cô giáo, các cô, các bạn trong trường các cháu phải như thế nào?( trẻ trả lời) 
*Hoạt động 2:Trò chơi
 Cô và trẻ cùng tô tranh một số đồ dùng đồ chơi trường mầm non.
* Kết thúc: nhận xét tuyên dương cháu
 *************************
 ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
 Thứ tư ngày 14 tháng 09 năm 2022
Tạo hình: TÔ MÀU TRANH TRƯỜNG MẦM NON
I. Mục đích - Yêu cầu
- Trẻ biết cách cầm bút và ngồi đúng tư thế khi tô màu.
- Trẻ di màu và phối hợp nhiều màu khác khác nhau để tạo ra bức tranh trường mầm non, khéo léo khi tô màu.
- Trẻ kiên trì chịu khó, yêu trường mầm non
II. Chuẩn bị
- Tranh trường mầm non
- Vở, màu tô, bàn ghế
III. Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Bé tập làm họa sĩ
- Cô kể cháu nghe câu chuyện" bạn nào ngoan" và cùng trẻ trò chuyện về trường mầm non.
Cô cho trẻ xem tranh trường mầm non.
+ Tranh vẽ gì? ( trẻ kể)
+ Để có bức tranh đẹp thì cô làm gì? ( tô màu)
+ Con có nhận xét gì về cánh tô màu của bức tranh? ( tô màu kín đẹp không lem ra ngoài.)
+ Còn phải biết phối hợp màu sao cho đẹp nữa?
- Cô giáo dục trẻ
+ Cô có gì đây? Tranh được tô màu chưa?
Bây giờ các bạn nhìn xem cô tô màu bức tranhh như thế nào nha?
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu: Đầu tiên cô chon màu đỏ, cô tô mái ngói, cô di màu từ trên xuống sao cho màu trùng khít nhau cứ như vậy cô tô hết mái ngói, sau đó cô chọn nàu khác cô tô thân nhà, cô cũng di từ trên xuống, từ dưới lên sao cho màu trùng khít nhau, sau đó cô chọn màu khác cô tô cửa.
- Cô hướng dẫn trẻ tư thế ngồi và cách cầm màu để tô
Cô giáo dục cháu kiên trì hoàn thành sản phẩm và yêu ngôi trường của mình
- Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ.
* Hoạt động 2: Nhận xét sản phẩm
- Mời trẻ nhận xét tranh mình và bạn
- Bạn tô tranh trường mầm non như thế nào?
- Bạn tô màu ra sao.? 
- Cách phối màu bạn như thế nào?
* Kết thúc: nhận xét - tuyên dương 
 **************************
 ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
 Thứ năm ngày 15 tháng 09 năm 2022.
LQVH: THƠ CÔ DẠY
“Phạm Hổ”
I. Mục đích yêu cầu 
- Trẻ biết tên bài thơ, thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tác giả. Hiểu nội dung bài thơ: “Đến lớp nghe lời cô giáo dạy giữ sạch đôi bàn tay, quần áo.”
- Trẻ đọc thơ diễn cảm
- Trẻ nghe lời cô giáo và giữ vệ sinh sạch sẽ
II . Chuẩn bị 
- Cô thuộc và đọc diển cảm bài thơ.
- Tranh rời cô giáo. 
- Tranh minh hoạ bài thơ. 
III.Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1 : Đọc thơ 
- Cô đọc câu đố : Ai người đến lớp
 Chăm chỉ sớm chiều
 Dạy con mọi điều
 Cho con khôn lớn”
- Câu đố nói về ai?
- Hỏi cháu đến lớp cô dạy những gì?
- Cô giới thiệu bài thơ “ cô dạy “ .
- Cô đọc thơ cháu nghe lần 1. 
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp xem tranh minh hoạ.
# Đọc trích dẫn, giảng giải, đàm thoại 
- Sự quan tâm của cô giáo đối với trẻ dạy trẻ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ ( cô đọc 4 câu đầu)
- Cô dạy cho cháu những điều hay, điều tốt ?(cô đọc 4 câu sau ). 
- Giải thích từ “dây bẩn”: Tức là đôi tay bẩn thì sẽ cầm hay đụng vào đâu cũng bị bẩn
- Cháu vừa nghe đọc bài thơ gì do ai sáng tác? (Cô Dạy, Phạm Hổ)
- Trong bài thơ cô dạy cháu những điều gì và câu thơ nào thể hiện điều đó?
- Nếu bàn tay mà dây bẩn thì điều gì xảy ra?(áo quần)
- Vậy để bàn tay luôn sạch các con phải làm sao?(giữ vệ sinh, không chơi chỗ bẩn)
- Tóm tắt nội dung GDCC luôn giữ vệ sinh sạch đẹp. 
* Hoạt động 2 : Dạy cháu đọc thơ 
- Cả lớp đọc thơ cùng cô vài lần ( cô theo dỏi sửa sai ). 
- Mời tổ ,nhóm ,cá nhân đọc thơ .( cô theo dỏi sửa sai ). 
*Hoạt động 3: Trò chơi : Ghép tranh cô giáo 
- Chia lớp thành 2 đội. 
- Cô phổ biến luật chơi ,cách chơi.
- Cho cháu chơi.
- Cô kiểm tra kết quả của 2 đội. 
* Kết thúc : Nhận xét tuyên dương .
 ************************* 
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY	..
 Thứ sáu ngày 16 tháng 09 năm 2022
Âm nhạc: DẠY HÁT “ NGÀY VUI CỦA BÉ” 
 ( Hoàng Văn Yến)
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu được nội dung bài hát.
- Trẻ hát thuộc và hát đúng lời bài hát ngày vui của bé ,hát rõ lời. Trả lời được câu hỏi theo nội dung bài hát.
- Trẻ thích đi học và yêu thương cô giáo bạn bè
II. Chuẩn bị
Máy hát, đĩa, bài hát, vòng, Đàn
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: dạy trẻ hát
Cô đàm thoại với cháu về ngày đầu tiên đi học của bé
 - Khi ngày đầu đi học con thấy ntn?lên trường có vui không?
 - Con có thích đi học không? Vì sao? ai đưa con đi học?
- Cô dẫn dắt chuyển hoạt động
Cô giới thiệu bài hát và tên tác giả.
Cô có bài hát nói vê ngày đầu tiên của bé đi học,các con lắng nghe xem bài hát nói về điều gì nha,các bạn lần đầu tiên đi học có giống các con không nha.Đó là bài “ niềm vui của bé” của bác Hoàng Văn Yến
Cô hát cháu nghe 2 lần 
 - Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác? Nội dung bài hát nói gì?
 - Các bạn đi học như thế nào?
Cô khái quát lại nội dung bài hát
Cô dạy cháu hát từng câu
Cô mời cháu hát cùng cô
Cô cho lớp hát nhiều lần và mời nhóm, tổ, nhân lên hát
Cô mời cháu hát cùng cô và thể hiện cảm xúc theo bài hát.
*Hoạt động 2: Nghe hát:
Cô giới thiệu tên bài hát “Ngày đầu tiên đi học”
Cô hát cháu nghe 1 lần và đàm thoại cùng trẻ
Bài hát nói về các bạn nhỏ lần đầu đi học rất sợ và đã khóc nhưng khi đến lớp có cô giáo vổ vờ yêu thương vì vậy các bạn thích đi học và không còn khóc nhè nữa,các bạn lớp mình cũng ngoan như bạn nha.
Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc
Cô giới thiệu tên trò chơi ai nhanh hơn
Cô phổ biến cách chơi luật chơi: Cho các bạn xếp 1 sô vòng và mời số bạn chơi nhiều hơn số vòng, các bạn đi xung quanh vòng và hát 1 bài hát nào đó khi nào nghe các bạn hát to lên thì các bạn nhảy vào vòng
 Cho cháu chơi 2-3 lần và nhận xét tuyên dương trẻ.
Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ
 ****************************
 ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN
 NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
KẾ HOẠCH TUẦN II.
Lớp học của bé
Thực hiện từ ngày 19/09 đến 23/09/2022
Lớp 3-4 tuổi C, GV: Phan Thị Hồng
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, Thể dục sáng
- Trò chuyện về các bạn ở lớp
- Trò chuyện về một số thức ăn hằng ngày
- Trò chuyện về các công việc của cô chú trong trường 
- Trò chuyện về việc tự cầm bát thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn
- Trò chuyện về các quy định của lớp học
1. Khởi động: đi vòng tròn kế hợp các kiểu đi, chạy nhanh, chạy chậm
2. Trọng động: cho cháu chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
 - Hô hấp: thổi nơ
 - ĐT Tay: hai tay đưa dang ngang ggaapj vai (2l * 2n)
 - ĐT bụng: hai tay chóng hông xoay người sang hai bên (2l*2n)
 - ĐT chân: bước chân về trước khuỵ gối (2l*2n)
 - ĐT bật: bật tiến về trước ( 2l*2n)
3. Hồi tỉnh: cháu thả lỏng các cơ hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động học
Đi trong đường hẹp
 Lớp học của bé 
Vẽ đồ dùng bé thích
Thơ “ Bàn tay cô giáo”
 Trường cháu đây là trường mầm non
Chơi, hoạt động ở các góc
*Xây dựng: Xây trường mầm non, xếp hàng rào, xếp nhà
* Phân vai: Chơi cô giáo, bố mẹ đưa con đi học
*Âm nhạc: Chơi với các dụng cụ âm nhạc, vận động theo các bài hát trong chủ điểm
* Tạo hình: Vẽ, dán dây dúc xích, vẽ con đường đến trường, chơi với vở tạo hình
* Học tập: Chơi với vở toán, gắn thêm đồ dùng vào nhóm số lượng cho tương ứng với chữ số, Tô màu số 1, xếp tương ứn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_truong_mam_non_than_yeu_nam_h.docx