Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Nhóm Trẻ Cộng Đồng Ấp Phú Thạnh

1. Phát triển thể chất

- Lợi ích của một số công việc, một số nghề đối với sức khoẻ (Khám chữa bệnh )

- Làm quen với cách đánh răng, lau mặt, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.

- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người

- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.

- Nhận biết vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ của một số nghề.

- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng khi làm.

- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.

- Tập các vận động: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; Bật xa 25 Cm; Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát; Đi kiễng gót liên tục 3 m; Chơi các trò chơi: Tung và bắt bóng; Gieo hạt; Chuyền bóng; Lộn cầu vồng.

- Gập đan các ngón tay vào nhau , quay ngón tay , cổ tay , cuộn cổ tay , đan tết,

- Sử dụng bút, tô, vẽ nguệch ngoạc

- Cài cởi cúc áo

2. Phát triển nhận thức:

- Biết tên 1 số nghề, công việc, trang phục, nơi làm việc, đồ dùng, sản phẩm 1 số nghề (Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam; Trò chuyện về 1 số nghề; trò chuyện về nghề chăm sóc sức khỏe; Trò chuyện về nghề bộ đội).

- Trẻ biết đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 2.

- Biết tách gộp trong phạm vi 2.

- Trẻ biết so sánh kích thước dài – ngắn.

 

doc46 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Nhóm Trẻ Cộng Đồng Ấp Phú Thạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP
 Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ ngày 23/11/2015 -> 18/12/2015)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất
- Lợi ích của một số công việc, một số nghề đối với sức khoẻ (Khám chữa bệnh )
- Làm quen với cách đánh răng, lau mặt, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người 
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.
- Nhận biết vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ của một số nghề.
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng khi làm. 
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
- Tập các vận động: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; Bật xa 25 Cm; Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát; Đi kiễng gót liên tục 3 m; Chơi các trò chơi: Tung và bắt bóng; Gieo hạt; Chuyền bóng; Lộn cầu vồng.
- Gập đan các ngón tay vào nhau , quay ngón tay , cổ tay , cuộn cổ tay , đan tết, 
- Sử dụng bút, tô, vẽ nguệch ngoạc 
- Cài cởi cúc áo 
2. Phát triển nhận thức:
- Biết tên 1 số nghề, công việc, trang phục, nơi làm việc, đồ dùng, sản phẩm 1 số nghề (Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam; Trò chuyện về 1 số nghề; trò chuyện về nghề chăm sóc sức khỏe; Trò chuyện về nghề bộ đội).
- Trẻ biết đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 2.
- Biết tách gộp trong phạm vi 2.
- Trẻ biết so sánh kích thước dài – ngắn.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Biết nghe và nói đúng tên gọi, sản phẩm, đồ dùng, dụng cụcủa nghề.
- Nói được tên nghề, công việc bố mẹ đang làm.
- Trẻ nghe, hiểu nội dung bài thơ: Em làm thợ xây, chú giải phóng quân, làm bác sĩ.
- Trẻ biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận và mong muốn của mình với mọi 
người xung quanh qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
- Biết lắng nghe và trả lời câu hỏi về nghề.
- Biết đọc thuộc thơ và tập kể lại truyện cùng cô.
- Có tư thế ngồi ngay ngắn, cầm sách đúng chiều, mở sách, giữ gìn sách. 
4. Tình cảm – xã hội.
- Biết các nghề làm ra nhiều sản phẩm như lúa gạo, vải, quần áo... rất cần và có ích cho con người.
- Biết tôn trọng người lao động.
- Biểu lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân , cách cư xử với mọi người.
- Biết giúp đỡ mọi người xung quanh, giữ gìn đồ dùng, sản phẩm của nghề.
5. Thẩm mỹ:
- Biểu lộ cảm xúc trước vẻ đẹp về trang phục, sản phẩm 1 số nghề.
- Thể hiện cảm xúc khi nghe các âm thanh trong cuộc sống, thiên nhiên, các tác phẩm âm nhạc
- Hát tự nhiên bài: Cháu yêu cô chú công nhân, Tập rửa mặt, bé quét nhà, làm chú bộ đội...
- Nghe và hưởng ứng cùng cô bài hát: Năm ngón tay ngoan, cháu yêu cô thợ dệt, đi cấy, cháu thương chú bộ đội.
- Trẻ biết vẽ, nặn, cắt, xếp hình , tô màu về sản phẩm 1 số nghề, tô màu đồ dùng của nghề, vẽ quà tặng chú bộ đội...
II. CHUẨN BỊ
- Giấy vẽ, các loại bút, phẩm màu.
- Hồ dán, đất nặn, kéo, 
- 1 vài tờ giấy khổ to, hoặc bìa, lịch, báo cũđể trẻ vẽ, cắt dán. 
- Tranh ảnh, hình vẽ về các nghề, sản phẩm, dụng cụ của các nghề.
- Một số loại thực phẩm sẵn có ở địa phương: Rau, củ, quả,
- Một số đồ dùng về các nghề. Phế liệu sẵn có ở địa phương.
III. MẠNG NỘI DUNG
Nghề bộ đội
Nghề sản xuất
- Tên gọi
- Ngày 22- 12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
- Công việc của các chú bộ đội: Canh giữ biên giới
- Trang phục, đồ dùng của chú bộ đội.
- Nơi làm việc: Doạnh trại, thao trường
- Quý trọng và biết ơn chú bộ đội.
NGHỀ NGHIỆP
- Tên gọi của người làm nghề: Nông dân, công nhân...
- Đồ dùng để làm việc: Cày, cuốc, cưa, bào...
- Công việc
- Nơi làm việc.
- Sản phẩm , ích lợi của sản phẩm.
Nghề chăm sóc sức khỏe
Nghề giáo viên
- Tên gọi: Thầy giáo, cô giáo.
- Công việc: Dạy học.
- Một số đồ dùng: Sách, bút, phấn, thước kẻ, các thiết bị dạy học.
- Nơi làm việc: Trường học.
- Tên gọi: Bác sĩ, y tá
- Công việc: Khám và chữa bệnh.
- Trang phục: Màu trắng/xanh
- Một số đồ dùng: Ống nghe, bơm kim tiêm....
- Nơi làm việc: Bệnh viện, phòng khám, trạm y tế.
IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Trò chuyện về nghề chăm sóc sức khỏe.
- Trò chuyện về nghề bộ đội.
- Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Trò chuyện về 1 số nghề.
- So sánh dài hơn, ngắn hơn.
- Đếm và Nhận biết số lượng trong phạm vi 2
- Tách gộp trong phạm vi 2
- Lợi ích của một số công việc, một số nghề đối với sức khoẻ ( Khám chữa bệnh )- Làm quen với cách đánh răng , lau mặt , rửa mặt , rửa tay bằng xà phòng , đi vệ sinh đúng nơi quy định , sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm , nguyên nhân và cách phòng tránh
- Nhận biết vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ của một số nghề- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm những nơi không an toàn , những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng khi làm 
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ
+ Hít vào thở ra;Tay: Đưa hai tay đưa lên cao;Bụng: Cúi về phía trước;Chân: Ngồi xổm dứng lên.
Tập các vận động: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh;Bật xa 25 Cm;Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát;Đi kiễng gót liên tục 3 m
Sử dụng bút, tô, vẽ nguệch ngoạc; Cài cởi cúc áo
 - Thể hiện thái độ , tình cảm, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát bản nhạc về chủ điểm nghề nghiệp 
Biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu, phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm có nội dung và bố cục đơn giản:Vẽ quà tặng cô giáo; Sử dụng các kỹ năng để tạo ra các sản phẩm 
Hát và vận động đơn giản theo nhạc: Tập rửa mặt, cháu yêu cô chú công nhân, Làm chú bộ đội, cô và mẹ...
- Nghe hát: Cháu thương chú bộ đội; Cháu yêu cô thợ dệt, năm ngón tay ngoan, cô giáo miền xuôi.
NGHỀ NGHIỆP
- Nghe kể chuyện về một số nghề gần gũi (Tên gọi, sản phẩm, đồ dùng, dụng cụ...)
- Nghe hiểu nội dung truyện, các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao về chủ điểm Nghề nghiệp phù hợp với độ tuổi
- Trò chuyện đàm thoại một số nghề gần gũi; Trả lời và đặt câu hỏi về tên nghề, sản phẩm, dụng cụ của nghề gần gũi
- Đọc thơ, ca giao, đồng dao; Tập kể lại chuyện; Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép
 - Đọc thơ: “Mẹ và cô, Em làm thợ xây, làm bác sỹ, chú giải phóng quân ”.
- Kể lại chuyện được nghe có sự giúp đỡ của cô
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc” truyện; Giữ gìn sách.
-Trẻ biết tên gọi các nghề, một số sản phẩm của các nghề,
-Biết quý trọng người lao động.
- Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các đồ dùng, sản phẩm của nghề.
- Góc TH: Vẽ, tô màu, nặn đồ dùng, sản phẩm 1 số nghề.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
CHỦ ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP
CHỦ ĐỀ NHÁNH : NGHỀ GIÁO VIÊN
TỪ NGÀY 23/11/2015-27/11/2015
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
-Cô đón trẻ ,cất đồ dùng cho trẻ
-Trò chuyện về việc làm của cha, mẹ và những người thân trong gia đình.
THỂ DỤC SÁNG
Khởi động: cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi – chạy theo nhạc
Trọng động:
Hai tay khum trước miệng rồi mở ra, nhún chân
Hai tay đưa trước, lên cao
Hai tay chống hông, quay người sang trái – phải
Tay vung vẫy hai bên, nhún chân theo nhịp bài hát
Hai tay dưa ngang -> cúi người 1 tay chống hông, 1 tay chạm chân
Bật tại chổ, tay chống hông rồi đưa lên cao
Hồi tỉnh: đi tự do
HOẠT ĐỘNG HỌC
PT Thể Chất
-Đề tài: Đi kiễng gót liên tục 3 m -T.C: Tung và bắt bóng
PT Nhận Thức
-Đề tài: Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
PT Ngôn Ngữ
 -Đề tài: Dạy hát “Cô và mẹ” Nghe hát: Cô giáo miền xuôi T.C: Ai nhanh nhất
PT Tình Cảm 
Kỹ Năng Xã Hội -Đề tài: Thơ “Mẹ và cô”
PT Thẩm Mỹ
-Đề tài: Vẽ quà tặng cô giáo.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen với bài hát “Cô và Mẹ”
Thơ : “Cô giáo của em”
Làm quen thơ: “Mẹ và Cô”
Ôn lại thơ: “Mẹ và Cô”
Tô màu bông hoa
TRẢ TRẺ
-Nhắc trẻ lấy đúng đồ dùng của trẻ
-Chào cô trước khi ra về
Thứ hai, ngày 23/11/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG HỌC : “ĐI KIỄNG GÓT LIÊN TỤC 3M”
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : “TUNG VÀ BẮT BÓNG”
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Trẻ biết đi nhón trên phía đầu bàn chân, kiễng cao gót liên tục trong 3 m.
- Hứng thú chơi trò chơi “Tung và bắt bóng”.
 2. Kỹ năng:
- Rèn và phát triển các nhóm cơ bắp của tay, chân và sự phối hợp khéo léo trong vận động cho trẻ.
 3. Thái độ:
- Trẻ ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của cô: + Xắc sô. 
 2. Chuẩn bị của trẻ: + Trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
1: Ổn định
- Cô tập trung trẻ lại gần cô. Trò chuyện với trẻ về cô giáo về ngày 20/11.
- Cô củng cố dẫn dắt giới thiệu bài thể dục “Đi kiễng gót liên tục trong 3 m”
 2: Khởi động 
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy khác nhau xen kẽ sau đó đứng dãn rộng vòng tròn.
 3: Trọng động
 a, Bài tập phát triển chung:
- Tay: 2 tay đưa sang ngang, lên cao (3 lần + 4 nhịp).
- Bụng: Đứng cúi về trước (3 lần + 4 nhịp)
- Chân: Đứng nâng cao chân, gập gối. (4 lần + 4 nhịp)
- Bật: Bật tại chỗ (3 lần + 4 nhịp)
 b,Vận động cơ bản: “Đi kiễng gót liên tục trong 3 m”
- Cô giới thiệu vận động “Đi kiễng gót liên tục trong 3 m”.
 * Cô làm mẫu:
- Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích động tác (Trẻ chú ý và quan sát cô làm mẫu.)
- Lần 2: Cô làm mẫu và phân tích động tác: Cô đứng trước vạch xuất phát tư thế tự nhiên mắt nhìn thẳng, khi có hiệu lệnh “Đi kiễng gót” thì cô đi nhón trên phía đầu bàn chân kiễng cao gót, đi liên tục 3m sau đó đi về cuối hàng đứng.
 * Trẻ thực hiện:
- Cô gọi 1 trẻ lên tập trước.(1 trẻ tập)
- Cô cho trẻ lần lượt lên thực hiện. Cô bao quát, sửa sai, khuyến khích trẻ .(Trẻ thực hiện.)(Đi kiễng gót liên tục 3m.)
- Hỏi lại trẻ tên vận động cơ bản.(Trẻ trả lời)
 * Trò chơi: Tung và bắt bóng
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.(Trẻ chú ý lắng nghe)
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô bao quát, động viên trẻ.(Trẻ chơi)
* Hoạt động 4 : Hồi tĩnh 
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1đến 2 vòng, rồi vào lớp.(Trẻ đi theo yêu cầu.)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LÀM QUEN BÀI HÁT “CÔ VÀ MẸ”
Cô giới thiệu bài hát : Có một bài hát mà sắp tới các con sẽ được học
Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả
Cô hát cho trẻ nghe 3 lần
Trẻ hát theo cô 5 lần
****************************************************************************
Thứ ba, ngày 24/11/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 “TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM”
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
- Trẻ biết ngày 20/ 11 là ngày nhà giáo Việt Nam ngày hội của các thầy cô giáo, biết một số hoạt động của ngày 20/11: Mít tinh, tọa đàm, tặng hoa, quà, biểu diễn văn nghệ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ hát cùng cô bài “Cô và mẹ”
 2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng dán cho trẻ.
 3. Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu quí kính trọng cô giáo.
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của cô: 
+ Tranh, ảnh về một số hoạt động trong ngày 20/11 (Tặng hoa, múa hát, mít tinh.)
+ Ba bức tranh có cành lá chưa có hoa.
+ Một số bông hoa cắt rời để trong rổ.
 2. Chuẩn bị của trẻ: + Chiếu ngồi.
III. Tổ chức hoạt động
1. Ổn định
- Cho trẻ xúm xít quanh cô hát bài “Cô và mẹ”(Trẻ hát 1 lần)
- Các con vừa hát bài gì?(Trả lời)
- Tình cảm của mẹ và cô giáo đối với các con thế nào?(Yêu thương chăm sóc các con)
- Có một ngày lễ hội dành riêng cho các thầy cô giáo các con có biết đó là ngày gì không?(Ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam)
- Ngày 20/11 thường diễn ra các hoạt động động gì?(Mở loa đài, mít tinh)
=> Ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam thường diễn ra rất nhiều hoạt động khác nhau, các con xem đó là những hoạt động gì nhé.(Lắng nghe)
 2. Quan sát trò chuyện
+ Cô cho trẻ xem tranh.
- Cô có bức tranh gì?(Cô giáo, các bạn.)
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?(Tặng hoa cho cô giáo)
- Các bạn mặc quần áo như thế nào?(Mặc quần áo đẹp)
- Cô giáo đón nhận tình cảm của các bạn như thế nào?(Ra đón nhận hoa.)
- Ngày 20/11 các bạn nhỏ thường bày tỏ tình cảm của mình với các cô giáo bằng cách tặng hoa và những lời chúc mừng tới các cô giáo, và cô giáo đón nhận tình cảm của các bạn một cách yêu thương trìu mến.(Lắng nghe)
+ Cho trẻ xem một số ảnh về ngày 20/11. 
- Trong ảnh có những ai?(Có các cô giáo)
- Có ai đến dự?(Bác chủ tịch xã)
- Ảnh này các bạn đang làm gì?(Đang múa hát.)
- Ảnh này các cô giáo đang làm gì?(Đang hát)
+ Cô củng cố lại một số hoạt động trong ảnh.
- Ảnh chụp các cô giáo và đại biểu.(Lắng nghe)
- Ảnh chụp tặng quà cho các cô giáo có nhiều thành tích.
- Ngày 20/11 thường diễn ra rất nhiều hoạt động như tổ chức mít tinh có loa đài, khẩu hiệu, các đại biểu đến dự, biểu diễn văn nghệ để chúc mừng các thầy cô giáo.
- Bây giờ chúng mình cùng chơi “Hát đọc thơ về cô giáo” nhé: Chúng mình chia làm 2 đội, đội nào giơ tay trước thì sẽ được hát trước và không được hát trùng nhau. Đội nào hát đúng sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay.(Lắng nghe)
- Tổ chức cho trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ.
* Tổ chức cho trẻ chơi dán hoa tặng cô giáo
+ Cô nói cách chơi: Cô ba bức tranh có cành, lá xong chưa có hoa, cô chia lớp làm ba đội thi dán hoa trong thời gian một bản nhạc đội nào dán được nhiều hoa là thắng cuộc.(Lắng nghe)
+ Luật chơi: Khi nhạc kết thúc phải dừng tay(.Đếm cùng cô)
- Tổ chức cho trẻ chơi cô bao quát động viên.
- Nhận xét kết quả chơi của trẻ.
* Kết thúc: Cô dẫn dắt cho trẻ hát bài “Cô và mẹ” và ra chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
THƠ “CÔ GIÁO CỦA EM”
Giới thiệu bài thơ: Buổi sáng cô đã trò chuyện cùng các con về ngày lễ nhà giáo Việt Nam 20/11, vậy chiều nay cô sẽ cho các con đọc bài thơ : “Cô giáo của em” để các con hiểu được tình cảm của cô giáo dành cho các con nhé!
Cô đọc bài thơ 2 lần
Cho trẻ đọc theo cô 3 lần
Cô mời tửng bạn đứng lên đọc thơ theo cô
***********************************************************************
Thứ tư, ngày 25/11/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC
 Đề tài: Dạy hát “Cô và mẹ”
 Nghe hát: Cô giáo miền xuôi
 T.C: Ai nhanh nhất.
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, hát thuộc bài hát “Cô và mẹ”.
- Hứng thú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Chơi đúng trò chơi “Ai nhanh nhất” và hứng thú chơi.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng hát cho trẻ.
- Củng cố cho trẻ về ngày 20/11.
 3. Thái độ: 
- Trẻ biết thương yêu, quý trọng cô giáo.
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của cô: 
- Xắc xô, 5 – 6 vòng thể dục.
 2. Chuẩn bị của trẻ: + Trang phục gọn gàng, xắc sô, phách tre.
+ Trẻ đã được làm quen bài hát “Cô và mẹ”.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định
- Cô tập trung trẻ lại gần cô trò chuyện với trẻ:(Trẻ trò chuyện cùng cô)
- Cô đố các con biết bây giờ là tháng mấy trong năm?(tháng 11)
- Tháng 11 có ngày gì đặc biệt?(Ngày 20/11)
- Ngày 20/11 là ngày gì?(Ngày nhà giáo Việt Nam)
- Các con có dự định gì vào ngày 20/11? (Vẽ quà, tặng hoa)
=> Các con ạ! Vào ngày 20/11 các bạn nhỏ không chỉ tặng hoa, tặng quà cho cô giáo mà các bạn nhỏ còn biểu diễn văn nghệ để mừng ngày hội của các cô nữa. Để chuẩn bị những tiết mục văn nghệ của mình hôm nay cô và các con cùng hát bài “Cô và mẹ” sáng tác Phạm Tuyên.(Lắng nghe)
 2. Dạy hát “Cô và mẹ”
- Cô cho trẻ hát 1- 2 lần. Giới thiệu lại tên bài hát, tên tác giả.(Trẻ hát)
- Cô giới thiệu nội dung bài hát: Nói về tình cảm của cô và mẹ đối với các con tuy hai mà lại là 1, mẹ và cô luôn thương yêu, chăm sóc cho các con.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Cô chú ý, động viên và sửa sai cho trẻ.
- Cô hỏi lại trẻ tên bài hát.
- Cả lớp hát lại 1 lần.
 3. Nghe hát “Cô giáo miền xuôi”
- Sắp đến ngày 20/11 cô giáo đã nhận được nhiều lời ca của các bạn trong lớp mình, để đáp lại tình cảm của các con, cô cũng muốn góp vui một tiết mục văn nghệ.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát cho trẻ nghe 3 lần(Nghe cô hát)
+ Lần 1: Hát + Giới thiệu nội dung bài hát
- Các con ạ! Các cô giáo dạy các con không chỉ có các cô sinh ra tại mảnh đất Điện Biên lịch sử này mà còn có rất nhiều các cô từ miền xuôi xung phong lên đây dạy các con, các cô cũng rất thương yêu, chăm lo và dạy cho các con bao điều hay lẽ phải...(Lắng nghe)
+ Lần 2: Hát + Làm động tác minh hoạ.
+ Lần 3: Cô hát và khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.
 4. TCÂN: “Ai nhanh nhất”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi..(Lắng nghe)
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần(Thi đua chơi)
- Cô quan sát, động viên trẻ.
 5. Kết thúc: Cô nhận xét, cho trẻ ra ngoài
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LÀM QUEN THƠ: “MẸ VÀ CÔ”
Cô giới thiệu bài thơ : Có một bài thơ mà sắp tới các con sẽ được học
Cô giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả
Cô đọc cho trẻ nghe 3 lần
Trẻ đọc theo cô 5 lần
**********************************************************************
Thứ năm, ngày 26/11/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG HỌC: THƠ “MẸ VÀ CÔ”
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Trẻ nhớ tên bài thơ và tên tác giả
-Biết chào cha, mẹ và ông bà khi đi học
-Biết chào cô khi đến lớp
2.Kỹ năng
-Rèn cho trẻ thái độ lễ phép và tôn trọng với người lớn hơn mình 
3-Thái độ
-Có thái độ nghiêm túc khi học
II.Chuẩn bị
-Tranh về Mẹ và Cô
III.Tổ chức hoạt động
1.Ổn định
-Cô tập trung trẻ lại gần cô trò chuyện với trẻ:(Trẻ trò chuyện cùng cô)
-Cô có một bài thơ mà ngày trước cô đã cho các con làm quen, vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem bài thơ đó nói gì nhé!
2.Đọc thơ “Mẹ và Cô”
-Cô giới thiệu lại tên bài thơ và tên tác giả.
-Cô đọc thơ qua 2 lần cho trẻ nhớ lại bài thơ.
-Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ và tên tác giả
-Cô cho trẻ đọc thơ theo cô 3 lần.
-Cô mời từng bạn đứng lên đọc lại bài thơ cho các bạn nghe.
-Cô sửa sai những từ khó cho trẻ
-Cô hỏi trẻ trong bài thơ này có những nhân vật nào?(Mẹ, cô, bé)
-Buổi sáng ai đưa các con đi học ?(Cha, mẹ, bà nội, chị 2)
-À vậy các con có biết trong bài thơ này ai đưa bạn đi học không?(Dạ mẹ ạ)
-Đúng rồi các con giỏi quá !
-Vậy trước khi đi học thì bé chào ai ? Bạn nào biết thì nói cho các bạn biết nè?(Dạ chào mẹ)
-À đúng rồi bạn chào mẹ đi học đấy các con, các con thấy bạn giỏi không nào?
-Vậy trước khi đi học các con có chào cha, mẹ hay ông bà của mình để đi học không?(Dạ có)
-Các con giỏi quá vổ tay khen lớp mình nè các con.
-Rồi khi đến lớp các con chào ai nữa bạn nào biết giơ tay lên phát biểu nè các con?(Dạ chào cô)
-Đúng rồi các con phải chào cô nữa, các con rất là giỏi.
Giáo dục: Các con ơi trước khi các con đi học các con phải biết chào những người thân trong gia đình. Không những vậy khi đi trên đường các con phải biết chào hỏi mọi người nữa nhé!Và khi đến lớp không quên chào cô giáo nữa nhe các con!
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ÔN LẠI BÀI THƠ “MẸ VÀ CÔ”
Thứ sáu, ngày 27/11/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH : “VẼ QUÀ TẶNG CÔ GIÁO”
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
- Trẻ biết phối hợp các nét cong, thẳng xiên.sử dụng màu sắc theo ý thích để tạo ra bức tranh để tặng cô giáo.
 2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ cách cầm bút, kỹ năng vẽ, tô màu. 
 3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn, yêu quí cô giáo.
II/Chuẩn bị
Chuẩn bị của cô: 
+ 2 tranh vẽ mẫu hoa, vòng.
+ Giá treo tranh, bàn ghế cho trẻ, que chỉ, bảng, đàn.
 2. Chuẩn bị của trẻ: + giấy vẽ, sáp màu.
III. Tổ chức hoạt động.
1. Ổn định 
- Cô gọi trẻ xúm xít quanh cô và trò chuyện về ngày 20/11.(Trò chuyện cùng cô)
- Hôm nay chúng mình cùng vẽ quà để tặng cô giáo nhân ngày 20/11nhé.(Vâng ạ)
 2. Quan sát, đàm thoại tranh.
- Để vẽ được những bức tranh đẹp tặng các cô giáo, chúng mình cùng quan sát xem cô có bức tranh gì nhé.
* Quan sát tranh 1
- Bức tranh vẽ gì đây?(Vẽ hoa)
- Các con có nhận xét gì về bức tranh: Đặc điểm, màu sắc, bố cục bức tranh như thế nào?(1 - 2 trẻ nhận xét)
- Bức tranh cô vẽ mấy bông hoa? Cho trẻ đếm cùng cô.(Vẽ 3 bông hoa. Đếm số hoa.)
=> Bức tranh cô vẽ những bông hoa đẹp mỗi bông có một đặc điểm và màu sắc riêng có hoa dạng cánh tròn, hoa cánh dài, hoa màu đỏ, hoa màu vàng, cành và lá có màu xanh và được bố cục một cách cân đối, và bức tranh còn được cô tô màu nền để cho những bông trông rực rỡ hơn.(Lắng nghe)
* Quan sát tranh 2
- Cô treo tranh 2 hỏi trẻ bức tranh vẽ gì?(Vẽ vòng)
- Con có nhận xét gì về bức tranh: Đặc điểm, màu sắc, cách bố cục bức tranh như thế nào?
=> Cô củng cố lại màu sắc, bố cục tranh.(Nhiều hạt liền nhau)
* Cho trẻ nêu ý tưởng của trẻ
- Con thích vẽ quà gì tặng cô giáo?(Vẽ vòng, vẽ hoa)
- Con vẽ như thế nào?(Vẽ hạt hình

File đính kèm:

  • docchu_diem_nghe_nghiep_4_tuan_lop_mam.doc