Giáo án mầm non lớp Mầm - Đề tài: Khám phá : Đôi bàn chân

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết tên gọi và một vài đặc điểm nổi bật đôi bàn chân của mình: hai chân, các ngón chân, móng chân, mu bàn chân, gan bàn chân, gót chân.

 -Trẻ biết một số chức năng, hoạt động của đôi bàn chân: đi chạy nhảy .

 - Trẻ biết 2 bàn chân giúp con người giữ thăng bằng, đi lại di chuyển từ nơi này đến nơi khácvà cảm nhận được sự cứng mềm, thô rát của các vật xung quanh qua tiếp xúc da dưới lòng bàn chân.

2. Kĩ năng:

 - Củng cố tên gọi, chức năng của một số bộ phận khác như: tay, mình, đầu.

 - Trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết và bộc lộ những suy nghĩ của trẻ về đôi bàn chân cử chỉ điệu bộ, có khả năng mô tả một vài đặc điểm của bàn chân.

 - Rèn trẻ kĩ năng quan sát, nhận xét ,khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.

 - Ngôn ngữ nghe, hiểu, bước đầu biết biểu đạt.

 - Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc không nói ngọng.

 - Trẻ biết tham gia chơi trò chơi đúng cách chơi.

3. Thái độ:

 - Trẻ biết giữ gìn, vệ sinh đôi chân sạch sẽ, biết đi dép và tham gia các hoạt động của đôi chân vừa sức mình.

 - Tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 4989 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Mầm - Đề tài: Khám phá : Đôi bàn chân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 ( Hội giảng chào mừng ngày 20-11)
Đề tài: Khám phá : Đôi bàn chân
Lứa tuổi: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Hằng
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Kiến thức: 
 - Trẻ biết tên gọi và một vài đặc điểm nổi bật đôi bàn chân của mình: hai chân, các ngón chân, móng chân, mu bàn chân, gan bàn chân, gót chân.
 -Trẻ biết một số chức năng, hoạt động của đôi bàn chân: đi chạy nhảy.
 - Trẻ biết 2 bàn chân giúp con người giữ thăng bằng, đi lại di chuyển từ nơi này đến nơi khácvà cảm nhận được sự cứng mềm, thô rát của các vật xung quanh qua tiếp xúc da dưới lòng bàn chân.
2. Kĩ năng:
 - Củng cố tên gọi, chức năng của một số bộ phận khác như: tay, mình, đầu.
 - Trẻ biết diễn đạt sự hiểu biết và bộc lộ những suy nghĩ của trẻ về đôi bàn chân cử chỉ điệu bộ, có khả năng mô tả một vài đặc điểm của bàn chân.
 - Rèn trẻ kĩ năng quan sát, nhận xét ,khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
 - Ngôn ngữ nghe, hiểu, bước đầu biết biểu đạt.
 - Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc không nói ngọng.
 - Trẻ biết tham gia chơi trò chơi đúng cách chơi.
3. Thái độ:
 - Trẻ biết giữ gìn, vệ sinh đôi chân sạch sẽ, biết đi dép và tham gia các hoạt động của đôi chân vừa sức mình.
 - Tích cực tham gia hoạt động cùng cô.
II/ CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
 - Nhạc bài hát: Nụ cười xinh “Đường và chân”, “Rềnh rềnh ràng ràng”
 - Một số hình ảnhtrên máy hoạt động của đôi bàn chân: đi chạy, nhảy, đá bóng.
- Con đường làm bằng các nguyên liệu khác nhau: thảm,sỏi, thảm gai
* Đồ dùng của trẻ : 
 - Mỗi 1 trẻ 1 đôi bàn chân bằng bìa
 - Lô tô hình ảnh hoạt động của bàn chân.
IV/ CÁCH TIẾN HÀNH
HĐ CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1/ Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu vào bài:
Chào khách
- Cô 2: Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: đi chạy theo cô( Nhạc bài nụ cười xinh)
Các con cùng lắng nghe nhạc nhạc nhẹ thì đi còn nhạc nhanh thì chạy theo cô nhé
Các con chơi có vui không có mỏi chân không , Chúng mình cùng ngồi xuống xoa bóp chân nào.
Cô 1:Các con vừa làm gì? Ta đi , chạy được là nhờ vào cái gì?
- Trẻ chơi 
- Trẻ trả lời
2/ Nội dung.
a/ Hoạt động 1: Dạy trẻ khám phá: Đôi bàn chân
* Khám phá đặc điểm của đôi bàn chân:
- Chân đâu, chân đâu? Giơ chân lên nào
- Mỗi bạn có mấy chân nhỉ?
- Chân phải đâu, chân trái đâu?
- Bàn chân đâu? Lắc bàn chân nào
- Con nhìn kĩ xem bàn chân như thế nào?
- Ngón chân đâu ?
- Bạn nào đếm được ngón chân?
- Vậy đôi bàn chân có mấy ngón chân?
- Ngón chân còn có gì?
- Hãy sờ vào móng chân nào
- Con thấy móng chân thế nào (cứng hay mềm)
- Phía trên của chân được gọi là gì?
Chúng mình cùng đứng lên dậm chân nào?
Phía dưới của chân tiếp xúc với đất được gọi là gì?
Còn phía sau của bàn chân gọi là gì?
=>Chân có 2 bàn chân, bàn chân có ngón chân, móng chân , mu bàn chân và gan bàn chân, gót chân.
 “ Chân đâu chân đâu”
Cho trẻ lên lấy đôi bàn chân bằng bìa và ướm vào chân.
Các con sẽ cùng chơi đôi bàn chân xinh .( mở nhạc bài Đường và chân cho trẻ đi trên bàn chân xinh)
* Khám phá chức năng của đôi bàn chân
- Các con vừa làm gì?
- Thế đi bằng gì? Vậy con biết Chân mình để làm gì?
- Không biết rằng chân của chúng mình còn làm gì nữa vậy các con cùng xem
( Cho trẻ xem các hoạt động của đôi bàn chân)
- Các con biết đôi bàn chân làm được rất nhiều việc nhưng sau đây Cô có con đường cô và các con sẽ cùng nhau đi trên con đường đó và cảm nhận xem nó như thế nào nhé?
( Cho trẻ đi trên con đường có thảm, thảm gai, sỏi.)
- Các con đi trên con đường thấy thế nào?
Đi trên thảm thì chân thấy thế nào?
Đi trên thảm gai thì sao?
Đi trên sỏi thì cảm giác gì?
=>Đôi bàn chân giúp chúng ta đi chạy , nhảy, múa , đá bóng và còn giúp ta cảm giác được mọi vật xung quanh chúng ta như êm, cứng , đau..khi dẫm lên các vật khác nhau.
Vậy để giữ đôi bàn chân luôn khỏe mạnh chúng ta phải làm gì?
=> Giáodục trẻ: Muốn cho đôi bàn chân luôn khỏe mạnh chúng ta hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ, đi dép, giầy, đi tất khi trời lạnh và tập thể dục vừa sức mình.
Nếu không có chân thì điều gì sẽ xảy ra.
Ngoài đôi bàn chân Cơ thể chúng ta còn có các bộ phận nào khác: 
b/ Hoạt động 2:Trò chơi củng cố:
- Trò chơi 1: Dấu chân ai: Trên màn hình của cô xuất hiện rất nhiều các dấu chân ,tay khác nhau con hãy nhanh mắt tìm xem đâu là dấu chân của chúng mình.
-Trò chơi 2: Ai chọn đúng
- Cách chơi: Cô có rất nhiều các lô tô đôi bàn chân và hoạt động của bàn chân và các bộ phận khác nhiệm vụ vủa các đội là thi đua lên tìm các lô tô hình ảnh về hoạt động của đôi bàn chân và gắn lên bảng, đội nào tìm được nhiều đội đó chiến thắng.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Trẻ đi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ chơi
Trẻ chơi
3/kết thúc:
Nhận xét chuyển hoạt động

File đính kèm:

  • docgiao_an_kham_pha_doi_ban_chan_71202014.doc
Giáo Án Liên Quan