Giáo án mầm non lớp mầm - Hoạt động: Khám phá - Đề tài: Tìm hiểu về phong tục ngày tết

I/ Mục đích yêu cầu:

-Trẻ biết tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Biết những loại hoa quả, bánh, mứt đặc trưng của ngày tết.

-Trẻ tham gia đàm thoại, trả lời các câu hỏi rõ ràng đủ ý.

- Hình thành cho trẻ cách giao tiếp, ứng xử tốt: biết chúc tết, biết cảm ơn khi nhận quà, nhận quà bằng 2 tay.

II/ Chuẩn bị:

- Giấy sốp màu, giấy bìa gợn sóng, giấy băng đục một lỗ làm mũi.

- Tranh ảnh về phong tục 3 miền, các loại bánh, mứt ngày tết.

Cành Đào, cành Mai.

- Một số trang phục ngày tết.

III/ Tiến trình hoạt động:

1. Hoạt độngmở đầu:

- Cô cùng trẻ hát vận động theo bài hát “ Tết đến rồi ”.Đàm thoại về nội dung bài hát.

 

docx11 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Hoạt động: Khám phá - Đề tài: Tìm hiểu về phong tục ngày tết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
 Thứ  ngày  tháng  năm 
HOẠT ĐỘNG : Khám phá
ĐỀ TÀI : Tìm hiểu về phong tục ngày tết .
I/ Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Biết những loại hoa quả, bánh, mứt đặc trưng của ngày tết.
-Trẻ tham gia đàm thoại, trả lời các câu hỏi rõ ràng đủ ý.
- Hình thành cho trẻ cách giao tiếp, ứng xử tốt: biết chúc tết, biết cảm ơn khi nhận quà, nhận quà bằng 2 tay.
II/ Chuẩn bị:
- Giấy sốp màu, giấy bìa gợn sóng, giấy băng đục một lỗ làm mũi.
- Tranh ảnh về phong tục 3 miền, các loại bánh, mứt ngày tết.
Cành Đào, cành Mai.
- Một số trang phục ngày tết.
III/ Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt độngmở đầu:
- Cô cùng trẻ hát vận động theo bài hát “ Tết đến rồi ”.Đàm thoại về nội dung bài hát.
2. Hoạt động trọng tâm: 
Hoạt động 1: Đàm thoại:
- Bài hát vừa rồi báo hiệu cho chúng ta sắp đến ngày gì?
- Đó là ngày tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Để đón tết người ta thường dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa.
- Ở gia đình các con bố mẹ đã chuẩn bị gì để đón tết? ( Trẻ trả lời theo quan sát của mình ).
- Cô cho trẻ xem tranh về không khí chuẩn bị ngày tết và hỏi trẻ về nội dung bức tranh. ( Ông đang treo câu đối, bày mâm ngũ quả, bố đang dọn nhà, mẹ gói bánh chưng ).
- Loại hoa nào đặc trưng trong ngày tết? Hoa Mai đặc trưng cho miền Nam-miền Trung.Hoa Đào đặc trưng cho miền Bắc.
- Ngày tết còn có loại bánh gì dặc trưng? ( bánh chưng, bánh dày, bánh tét, các loại mứt)
- Ngày tết các con được bố mẹ cho đi đâu
 - Giờ khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới được gọi là gì?
- Năm mới sắp đến rồi chúng ta cùng chuẩn bị đón tết nào. Trẻ cùng cô hát bài “ Bánh chưng xanh ”.
 Hoạt động 2: Trò chơi "Xếp mâm bánh chưng" ngày tết.
- Trẻ chia thành 4 đội, đội nào xếp nhanh và đẹp sẽ chiến thắng
 3.Hoạt động kết thúc: 
 Cô cho trẻ đọc thơ “ Tết đến rồi ”. 
4. Nhận xét giá cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
 Thứ  ngày  tháng  năm 
 Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
 Đề tài : Dạy hát “Mẹ ơi, Tết đến chưa?”
1. Mục đích yêu cầu :
 - Trẻ biết tên bài hát, cảm nhận được giai điệu của bài hát và hát theo cô từng câu cho đến hết bài hát “Mẹ ơi, Tết đến chưa?”. 
 - Trẻ có kỹ năng nghe, hát to, rõ lời của bài hát
 - Trẻ biết biết thể hiện cảm xúc phù hợp với bài hát, mong muốn Tết đến.
 2. Chuẩn bị:
 + Video bài hát “Mẹ ơi, Tết đến chưa?”
 + Nhạc bài hát “Mẹ ơi, Tết đến chưa?”
 3. Tiến trình hoạt động :
 a. Hoạt động mở đầu :
 - Cho trẻ xem video bài hát “Mẹ ơi, Tết đến chưa?”
 b. Hoạt động trọng tâm :
 Hoạt động 1: Dạy hát “Mẹ ơi, Tết đến chưa?”
 - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần.
 - Cô hỏi trẻ về nội dung của bài hát và sắc thái tình cảm của bài hát
	- Cô đánh nhịp cho trẻ hát từng câu (cô chú ý sửa sai cho trẻ).
 	- Cả lớp đứng đội hình vòng tròn hát lần 1.
	- Cả lớp đứng đội hình 2 vòng tròn (trong-ngoài) hát lần 2.
	- Trẻ về 3 nhóm lthi đua hát đuổi nhau (đội hình 3 vòng tròn).
	- Thi đua giữa 2 đội: bạn trai và bạn gái.
	- Mời nhóm trẻ lên hát lại bài hát. (3-4 trẻ).
	- Mời cá nhân lên biểu diễn cho cả lớp xem.
	Hoạt động 2: Trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” 
	- Một trẻ ra ngoài, cô để đồ vật sau lưng một bạn trong lớp. Trẻ ở ngoài đi vào nghe các bạn hát tìm ra đồ vật cô dấu sau lưng bạn của mình. Bạn hát to, trẻ đã đến gần vị trí đồ vật được dấu, bạn hát nhỏ trẻ đã ở xa vị trí đồ vật. Trẻ tìm được đồ vật sẽ ở lại chơi, bạn bị phát hiện sẽ ra ngoài và đi tìm đồ vật
Hoạt động 3: Nghe hát bài “ Bánh chưng xanh ”.
- Lần 1: Cô hát và thể hiện truyền tải nội dung nhịp điệu của bài hát.
- Lần 2: Mở đĩa cho trẻ nghe đồng thời cho một số trẻ cầm cành Mai, 
 cành Đào, bánh chưng, dưa hấu múa theo nhịp điệu của bài hát.
 c. Hoạt động kết thúc: 
- Cả lớp hát và vận động tự do bài “Mẹ ơi, Tết đến chưa?”
 4. Nhận xét cuối ngày:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hoạt động: TẠO HÌNH
Đề tài	: NẶN MÂM QUẢ MÙA XUÂN
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Hình thành khả năng cảm nhận cái đẹp trong nghệ thuật phát triển khả năng tạo hình về kỹ năng lăn dọc, xoay tròn, để tạo thành quả cam, quả táo, nho, quýt
- Phát triển kỹ năng, ý tưởng để sáng tạo sản phẩm cô yêu cầu.
- Rèn luyện đôi tay khéo léo và khả năng vận động các ngón tay khi nặn ra sản phẩm đẹp.
- Biết thể hiện được cảm xúc, thẩm mỹ về trang trí mâm quả trong ngày tết. 
II. Chuẩn bị:
- Trang trí mô hình mâm quả, hoa trong ngày Tết.
- Đất nặn, đĩa đựng hoa quả.
- Bảng nặn
- Khăn lau.
III. Tiến trình hoạt động:
Mở đầu hoạt động:
Trò chuyện cùng tre về ngày Tết: các con thường xuyên thấy ba mẹ đi làm gì trong mấy ngày tết (mua hoa, chưng trái cây, dọn dẹp nhà cửa)
Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: 
- Cô trò chuyện và hỏi trẻ sẽ làm gì để chuẩn bị cho ngày tết cùng ba mẹ
- Hôm nay cô cũng chuẩn bị 1 mâm quả và trang trí thật đẹp để chào mừng mùa xuân về đấy! các con xem có đẹp không?
- Cô giới thiệu cho trẻ xem sản phẩm mẫu của cô trên bàn. Cho trẻ quan sát và nói tên các loại quả: Cô hỏi trẻ hình dáng của các loại quả khác nhau như thế nào?
- Hôm nay cô muốn các con hãy thể hiện sự khéo léo của mình nặn mâm quả mùa xuân nhân ngày tết đến để tặng cho ban mẹ nhé!
- Hoạt động 2:
- Hướng dẫn kỹ thuật nặn:
- Trước tiên cô nhồi đất cho mềm, dẻo, cô thực hiện véo đất, xoay tròn, vừa thực hiện, vừa hỏi trẻ: cô xoay tròn để nặn được quả gì? (quả táo, quả cam, quả nho)
+ Để trang trí và tạo cho quả đẹp hơn, cô gắn thêm lá, cuống.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện:
- Trẻ vào bàn, lấy đất nặn nhồi đất, véo đất, và nặn các loại quả mà trẻ thích.
- Trong khi trẻ thực hiện cô đến từng bàn quan sát đẻ làm và gợi ý trẻ khuyến khích trẻ sáng tạo thêm: con sẽ nặn quả gì? Gắn lá vào để làm gì?
Hoạt động 4: trưng bày-nhận xét sản phẩm:
- Trẻ làm xong cho trẻ mang lên trưng bày trên giá.
- Cho trẻ quan sát và nhận xét sản phẩm cùng cô và bạn.
- Cô nhận xét chung và tuyên dương cả lớp.
Hoạt động kết thúc :
Trẻ hát và vận động bài: Quả gì?
Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
 Thứ ... ngày ... tháng ... năm ...
 Hoạt động: Làm quen với toán
 Đề tài : So sánh cao hơn- thấp hơn.
1. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ nhận biết được sự khác biệt về chiều cao của hai đối tượng.
 - Trẻ có kỹ năng so sánh, ước lượng chiều cao của hai đối tượng, sử dụng đúng thuật ngữ “cao hơn”, “thấp hơn”. 
 - Trẻ hứng thú tham gia, biết hợp tác cùng bạn để tham gia vào các hoạt động.
2. Chuẩn bị:
 + Mỗi trẻ một cây có quả và một cây không có quả. 
 + Một cây mận và một cây khế.
 + Các đoạn măng rời. 
3. Tiến trình hoạt động:
 a. Hoạt động mở đầu:
 - Cả lớp hát bài “Lý cây xanh”. 
	 + Các con vừa hát bài gì?
	 + Cây xanh có lợi ích gì?
 b. Hoạt động trọng tâm:
 Hoạt động 1: So sánh chiều cao của hai đối tuợng
 - Giới thiệu cây mận và cây khế.
	- Cho trẻ chơi hái khế và mận trên cây giúp cô.
	 + Vì sao con hái khế đuợc mà không hái mận đuợc? 
Cô đặt 2 cây mận, khế sát cạnh lại với nhau và giải thích : Khi cô đặt cây khế cạnh cây mận, các con thấy cây khế cao hơn cây mận vì có phần dư ra ở trên ( cô chỉ vào phần dư cho trẻ thấy ) 
	 + Như vậy, chiều cao của cây khế như thế nào so với cây mận? 
	- Mời một trẻ khác lên hái mận.
	- Cô hái một quả mận và hỏi trẻ : 
	 + Vì sao cô hái đuợc mà bạn không hái đuợc ?
	 + Cô và bạn ai cao hơn? Ai thấp hơn?
	 - Trò chơi “Tìm bạn”:
	 Mỗi bạn tìm cho mình một bạn cao hơn mình hoặc thấp hơn mình và đứng với nhau thành một cặp.
	 + Bạn nào thấp hơn thì đứng vào vòng tròn trong.
	 + Bạn nào cao hơn thì đứng ở vòng tròn ngoài.
Hoạt động 2: Luyện tập so sánh cao hơn – thấp hơn
	- Cho trẻ về lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô
	 + Chiều cao của cây có quả như thế nào so với cây không có quả? Vì sao con biết ?
	- Như vậy chiều cao của cây không có quả như thế nào so với cây có quả?
 - Cho trẻ nói đồng thanh kết quả so sánh.
	- Trò chơi: “Nói nhanh, nói đúng”
 + Cô nói “Cây có quả” thì trẻ đưa cây lên và nói “Cao hơn”.
	 + Cô nói “Cây không quả” thì trẻ đưa cây lên và nói “Thấp hơn”.
	 + Cô nói “Cao hơn” thì trẻ nói “Cây có quả”.
	 + Cô nói “Thấp hơn” thì trẻ nói “Cây không có quả”.
	 - Cho trẻ trồng cây vào mảnh đất trống: cây thấp hơn một bên, cây cao hơn một bên
Hoạt động 3: Trò chơi: “Đội nào xếp cao?”
 - Luật chơi : Cô yêu cầu trẻ xếp các đoạn măng thành búp măng cao hơn búp măng có sẵn. 
	 - Cách chơi: Chia trẻ thành 4 đội. Lần lượt mỗi cháu lên lấy một đoạn măng chồng lên nhau để tạo thành một búp măng cao hơn búp măng có sẵn.
Đội nào xếp nhanh nhất đội đó chiến thắng. 
c. Hoạt động kết thúc:
 - Trò chơi: “Cây cao, cỏ thấp”.
4.Nhận xét cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
 Thứ  ngày  tháng  năm 
 Hoạt động: Kể chuyện
 Đề tài: Chú Đỗ con
1. Mục đích yêu cầu:
 	- Trẻ nghe và hiểu nội dung câu chuyện, biết tên các nhân vật trong câu chuyện. 
 	- Trẻ tham gia trả lời được câu hỏi của cô, nói to, rõ. Rèn luyện phát âm cho trẻ
 	- Trẻ yêu thích trồng cây, gieo hạt và chăm sóc cây
2. Chuẩn bị:
 	- Rối các nhân vật: Đỗ con, chị Gió xuân, cô Mưa xuân, bác Mặt trời
 	- Các slide về nội dung câu chuyện.
3. Tiến trình hoạt động học:
 a. Hoạt động mở đầu:
	- Cả lớp hát “Gieo hạt” 
 b. Hoạt động trọng tâm:
 Hoạt động 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe
	- Cô giới thiệu câu chuyện: “Gieo hạt” và kể lần 1 diễn cảm
 	- Cô kể lần 2 kết hợp xem các slide về nội dung câu chuyện
 Hoạt động 2: Đàm thoại và trích dẫn
 + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
 + Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
 + Khi tỉnh dậy, Đỗ con thấy mình nằm ở đâu?
	+ Có tiếng lộp độp bên ngoài, Đỗ hỏi gì?
 Trích dẫn đoạn 1: “Có một chú Đỗ con........chus lại ngủ khì”
 + Ai đã làm Đỗ con tỉnh giấc?
 + Chị Gió xuân nói gì với Đỗ con?
 Trích dẫn đoạn 2: “ Cos tiếng sáo vi vu.......nứt cả chiếc áo bên ngoài”
 + Chị Gió xuân bay đi, ai lại đánh thức Đỗ con?
	+ Bác Mặt trời nói với Đỗ con như thế nào?
 + Bác Mặt trời khuyên Đỗ con ra sao?
 Trích dẫn đoạn 3: “Chị Gió xuân bay đi về phía mặt trời”
 Giáo dục:
 + Để những hạt đỗ nảy mầm và lớn lên giống như Đỗ con các con phải làm gì?
 Hoạt động 3: Trò chơi “Bé tập kể chuyện”
 - Cách chơi: Cho trẻ chọn nhân vật mình thích, cô sẽ là người dẫn chuyện, trẻ thể hiện đoạn thoại của các nhân vật cùng cô kể lại nội dung câu chuyện.
 c. Kết thúc hoạt động:
 - Cả lớp chơi “Gieo hạt”
CHÚ ĐỖ CON
Có một chú Đỗ con nằm ngủ trong cái chum khô ráo và tối om suốt một năm. Một hôm tỉnh dậy chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti, xôm xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài.
Ai đị đây mà,y?
Cô đây
Thì ra là cô mưa Xuân đem nước đến cho Đỗ con được tắm mát, chú lại ngủ khì. 
Có tiếng sáo vi vu trên mặt đất làm chú tỉnh giấc, chú khẽ cựa mình hỏi:
Ai đấy?
Tiếng thì thầm trả lời chú: “Chị đây mà, chị là Gió xuân đây, dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm”. Đỗ con lại cựa mình, chú thấy mình lớn phổng lên, làm nứt của chiếc áo ngoài.
Chị Gió xuân bay đi. Có những tia nắng ấm áp khẽ lay chú Đỗ con. Đỗ con hỏi:
Ai đấy?
Một giọng nói ồm ồm, âm ấm vang lên:
Bác đây! Bác là Mặt trời đây, cháu dậy đi thôi, sáng lắm rồi.
Đỗ con rụt rè nói:
Nhưng mà trên đấy lạnh lắm.
Bác mặt trời khuyên: 	
Cháu cứ vùng dậy đi. Bác sẽ sưởi ấm cho cháu, cựa mạnh vào.
Đỗ con vương vai một cái thật mạnh, chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng bừng ánh nắng xuân. Đỗ con xòe hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phái mặt trời ấm áp.

File đính kèm:

  • docxMua_xuan_cua_be_Giao_an.docx
Giáo Án Liên Quan