Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Bài hát“ Chú cuội chơi trăng” , Trò chơi “Bóng trăng vui nhộn”
I – Mục Đích Yêu Cầu
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát“ Chú cuội chơi trăng” và tên tác giả “An Thuyên”
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “Chú cuội chơi trăng”: kể về cuộc du hành của chú cuội lên cung trăng .
- Trẻ biết bài hát mang giai điệu vui nhộn.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “Bóng trăng vui nhộn”
2. Kỹ năng
- Trẻ nói, nhớ được tên bài hát “Chú cuội chơi trăng” và tên tác giả “An Thuyên”
- Trẻ lắng nghe cảm nhận được giai điệu bài hát vui nhộn và hưởng ứng theo giai điệu bài hát .
- Trẻ chơi được trò chơi, thay đổi vận động theo hiệu lệnh của cô trên nền nhạc.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc cùng cô và các bạn.
- Trẻ biết vâng lời người lớn không ham chơi và chơi đoàn kết với bạn.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG MẦM NON HỒNG DƯƠNG Giáo án phát triển thẩm mỹ Hoạt động âm nhạc Đề tài: NDTT NH: Chú cuội chơi trăng NDKH TC: Bóng trăng vui nhộn Đối tượng : 3-4 tuổi Số lượng trẻ: 15 trẻ Thời gian : 20- 25 phút Ngày dạy: 14/10/2020 Giáo viên : Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Luyến Năm học 2020-2021 Giáo án phát triển thẩm mỹ Hoạt động âm nhạc Đề tài: NDTT NH: Chú cuội chơi trăng; Tác giả An Thuyên NDKH TC: Bóng trăng vui nhộn Đối tượng : 3-4 tuổi Số lượng trẻ: 15 trẻ Thời gian : 20-25 phút Ngày dạy: 14/10/2020 Giáo viên : Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Luyến I – Mục Đích Yêu Cầu 1.Kiến thức - Trẻ biết tên bài hát“ Chú cuội chơi trăng” và tên tác giả “An Thuyên” - Trẻ hiểu nội dung bài hát “Chú cuội chơi trăng”: kể về cuộc du hành của chú cuội lên cung trăng . - Trẻ biết bài hát mang giai điệu vui nhộn. - Trẻ biết cách chơi trò chơi “Bóng trăng vui nhộn” 2. Kỹ năng - Trẻ nói, nhớ được tên bài hát “Chú cuội chơi trăng” và tên tác giả “An Thuyên” - Trẻ lắng nghe cảm nhận được giai điệu bài hát vui nhộn và hưởng ứng theo giai điệu bài hát . - Trẻ chơi được trò chơi, thay đổi vận động theo hiệu lệnh của cô trên nền nhạc. 3.Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc cùng cô và các bạn. - Trẻ biết vâng lời người lớn không ham chơi và chơi đoàn kết với bạn. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô. -Trang phục: Bộ quần áo cuội và bờm. - Quạt mo, cành que. - Nhạc. + Nhạc beat bài hát “ Chú cuội chơi trăng” tác giả “An Thuyên”. + Nhạc rap kết hợp nhạc beat bài hát “ Chú cuội chơi trăng” tác giả “An Thuyên. - Video bài hát “ Chú cuội chơi trăng” tác giả “An Thuyên” do bé Song Nhi thể hiện. + Âm thanh/ ánh sáng: Máy tính, đèn phát sáng, đèn màu, trống, chẻng, hệ thống loa.. 2. Đồ dùng của trẻ - Trẻ mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với thời tiết. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức - Cô Luyến (Anh bờm): Chào mừng các bé đến với chương trình “ Vầng trăng cổ tích” ngày hôm nay. - Cô giới thiệu khách cho trẻ chào khách. + Cho anh Bờm hỏi lớp mình nhé, vừa rồi các em được cô giáo và bố mẹ cho đi chơi ngày gì mà vui thế? - Đúng rồi đó là ngày tết trung thu của các em vừa qua đấy, vậy bạn nào kể cho anh Bờm và các bạn cùng nghe trong ngày tết trung thu các em thấy gì đặc biệt nhỉ? - Hôm nay biết lớp mình mở hội nên anh Cuội cũng muốn xuống chơi với các em đấy, vậy bây giờ anh và các em sẽ gọi anh Cuội xuống chơi với anh em mình nhé. 2. Phương pháp hình thức tổ chức. HĐ1:Nghe hát “Chú cuội chơi trăng” tác giả “An Thuyên” - Cô Lương ( Anh Cuội). - Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe kết hợp điệu bộ cử chỉ trên nền nhạc bài hát. + Cô hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả? - Lần 2: Cô hát cho trẻ nghe hát kết hợp với đụng cụ âm nhạc. + Cô hỏi tên bài hát? Tên tác giả? Cô giới thiệu nội dung bài hát “ kể về cuộc du hành của chú cuội lên cung trăng”. - Lần 3: Cô hát và vận động bài hát theo hình thức đọc zap nhảy múa dưới bóng trăng. + Cô hỏi tên bài hát? Tên tác giả? - Lần 4: Cô cho trẻ xem video. - Giáo dục: Các em nhớ là phải thật ngoan, học thật giỏi biết vâng lời người lớn nhé thì sẽ được thưởng rất là nhiều quà đấy. HĐ 2: Trò chơi âm nhạc: Bóng trăng vui nhộn - Cô giới thiệu cách chơi: Các em nắm lấy tay nhau tạo thành bóng trăng thật tròn. Khi những khúc nhạc nổi lên thì các em cảm nhận và làm theo hiệu lệnh của anh Cuội nhé. - Cô thỏa thuận luật chơi: Nếu bạn không làm theo theo đúng với hiệu lệnh của anh thì bạn đó sẽ phải nhảy lò cò. ( Cô cho trẻ chơi 2-3 lần) 3. Kết thúc - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. - Cô cho trẻ chào khách. - Trẻ vỗ tay - Trẻ chào khách. - Trẻ trả lời. - Trẻ kể. - Trẻ gọi anh cuội. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ xem video. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe, quan sát. - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chào khách. Chú Cuội chơi trăng tình rằng tình rằng Chú Cuội, Cuội chơi trăng Ngàn năm ngàn năm vẫn thế Chơi trăng chơi trăng dông dài Cuội hỡi hỡi Cuội ơi, Cuội hỡi hỡi Cuội ơi Vui cảnh đồng quê ban khi vui cảnh đồng quê Bỗng đâu Cuội muốn lên tiên lên tiên thoát trần Ai ngờ lên trăng, Cuội ngồi Cuội ngồi gốc đa Một mình ngậm ngùi xót xa Đói lòng chẳng có gì ăn Chúng bạn chẳng có mà chơi Cuội ơi rau cháo thương nhau Còn hơn lên tới cung trăng mà ngồi một mình
File đính kèm:
- phat trien tham mi 3 tuoi_12943774.docx