Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện: Một phen sợ hãi

1.Mục đích, yêu cầu:

a.Kiến thức

- Trẻ nhớ tên câu chuyện,tên tác giả,nhớ tên các nhân vật trong chuyện,hiểu nội dung câu chuyện. Biết một số luật lệ giao thông đường bộ.

- Bước đầu biết kể chuyện theo cô.

- Trẻ trả lời được các câu hỏi theo nội dung câu chuyện.

b.Kỹ năng

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.

- Phát triển trí nhớ,mở rộng vốn từ cho trẻ.

- Trẻ biết thể hiện giọng điệu các nhân vật trong chuyện.

c. Thái độ

- Chú ý nghe cô kể chuyện và hứng thú tham gia vào các hoạt động.

- Thông qua nội dung câu chuyện giáo dục trẻ tính cẩn thận,ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông.

- Biết vâng lời người lớn,biết nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai.

 

docx4 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 3467 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện: Một phen sợ hãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT DỰ GIỜ
LVPT: PTNN
 Đê tài: Truyện: Một phen sợ hãi
 Đối tượng: Lớp 5 – 6 tuổi.
 Giáo viên thực hiện : Hà Thị Nam
 Ngày dạy: 02/06/2020
1.Mục đích, yêu cầu:
a.Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu chuyện,tên tác giả,nhớ tên các nhân vật trong chuyện,hiểu nội dung câu chuyện. Biết một số luật lệ giao thông đường bộ. 
- Bước đầu biết kể chuyện theo cô.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi theo nội dung câu chuyện.
b.Kỹ năng
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
- Phát triển trí nhớ,mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Trẻ biết thể hiện giọng điệu các nhân vật trong chuyện.
c. Thái độ
- Chú ý nghe cô kể chuyện và hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Thông qua nội dung câu chuyện giáo dục trẻ tính cẩn thận,ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
- Biết vâng lời người lớn,biết nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai.
2. Chuẩn bị:
- Máy tính hoặc tranh ảnh minh họa nội dung câu chuyện.
- Mô hình va rối để kể chuyện.
- Biển tín hiệu đèn giao thông.
- Bông hoa cài cho mỗi đội.
3.Tiến hành hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
*HĐ 2: Nội dung chính.
*HĐ 3: Luyện tập, củng cố.
*HĐ 4: Kết thúc.
* Cô cho đi quan sát: “Bức tranh đường phố”,vừa đi vừa hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố”.
- Đàm thoại: Chúng mình đã đến nơi rồi.
+ Các con có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Bức tranh có những phương tiện giao thông nào?
+ Ngoài PTGT thì còn có gì nữa?
 + Khi đèn đỏ thì chúng mình làm gì?
+ Khi đèn xanh thì chúng làm gì?
Các con rất giỏi và cô có một câu chuyện rất hay nói về anh em Cún tham gia giao thông. Để xem Cún anh và Cún em tham gia giao thông như thế nào,các con hãy cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “ Một phen sợ hãi: của tác giả Minh Thư nhé!
* Cô kể chuyện
- Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng ngữ điệu,cử chỉ.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
Câu chuyện sẽ hay hơn và hấp dẫn hơn khi được minh họa bằng những hình ảnh vô cùng sinh động. Mời tất cả các con cùng hướng lên đây và nghe cô kể chuyện nào.
- Lần 2: Cô kể diễn cảm tranh minh họa.
- Giảng nội dung: Câu chuyện nói về 2 anh e nhà cún, được mẹ cho đi chơi phố, khi đi mẹ dặn hai anh em nhớ tham gia giao thông an toàn, nhưng khi ra đến đường phố cún em vui quá quên lời mẹ dặn nên suýt nữa bị xe đâm, may sao có chú cảnh sát giao thông giúp đỡ nên cún em đã vào được vỉa hè an toàn.
- Giảng từ khó: Có từ “Phanh kít” có nghĩa là phanh gấp nên tạo nên tiếng động khi phanh đấy các con ạ.
* Trích dẫn và đàm thoại.
+ Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
+ Cún anh và Cún em được mẹ cho phép đi đâu? ( Đi chơi phố)
+ Mẹ đã căn dặn hai anh em như thế nào?
- Hai anh em nhà cún được mẹ cho phép đi chơi phố.Trước khi đi mẹ dặn hai anh em đi trên vỉa hè phía bên tay phải,đến ngã tư đường phố thấy đèn đỏ nhớ dừng lại,đèn xanh mới được đi.
-TCTV: Cô cho trẻ phát âm từ “vỉa hè”Cô cho cả lớp phát âm.
. Trẻ phát âm (3 lần)
.Vỉa hè là đường dành cho ai?.
+ Ra đến phố chuyện gì đã xảy ra với 2 anh em?
+ Nghe cún anh gọi, cún em đã như thế nào?
+ Thấy cún em đi giữa lòng đường Cún anh đã làm gì?( Gọi Cún em).
-TCTV: Cô cho trẻ phát âm từ “Lòng đường” (3 lần).
. Lòng đường là ở đâu?
+ Và điều gì xảy ra với Cún em? ( Suýt bị taxi đâm phải)
Ra đến ngã tư đường phố Cún em đã không nghe lời mẹ dặn,đi giữa lòng đường,còn Cún anh thì ngoan ngoãn đi sát lề đường phía bên tay phải. Chỉ vì không nghe lời mẹ dặn nên Cún em suýt nữa thì bị ô tô đâm phải.
-TCTV: Cô cho trẻ phát âm từ “Lề đường”(3 lần).
.Ai đã nghe lời mẹ đi sát “lề đường”?(cô dùng hình ảnh để trẻ quan sát).
+ Sau đó ai đã giúp cún em? Cún em có biết nhận lỗi không?
Nhờ có chú cảnh sát giao thông mà Cún em đã đi lên được vỉa hè,Cún em cảm thấy rất hối hận vì đã không nghe lời mẹ dặn. Khi được chú cảnh sát giao thông giúp đỡ và căn dặn Cún em đã nhận lỗi và hứa sẽ không đi sai đường như vậy nữa.
+ Trong câu chuyện này, các con thích ai nhất và vì sao?
+ Khi các con đi đường các con sẽ đi như thế nào?
=>Giáo dục: Các con phải nhớ,khi ra đường các con phải đi trên vỉa hè phía bên tay phải,khi qua đường phải có người lớn dắt,đến ngã tư đường phố phải chú ý khi có đèn đỏ thì dừng lại,đèn xanh mới được đi các con đã nhớ chưa?
* Bé kể chuyện.
- Cả lớp.
- Tổ
- Nhóm
- Cá nhân.
*Cô kể bằng rối.
Chúng mình vừa cùng nhau nghe cô kể lại câu chuyện “Một phen sợ hãi”,bây giờ cô muốn dành tặng cho lớp chúng mình một điều bất ngờ. Chúng mình cùng ngồi đẹp và xem điều bất ngờ đó là gì nhé.
- Cô kể chuyện bằng rối.
*Chơi trò chơi:“Đèn xanh đèn đỏ”
- Cách chơi: Cô cho trẻ cầm tay nhau đi thành vòng tròn,vừa đi vừa hát bài hát “ Đèn xanh đèn đỏ”. Trên tay cô cầm đèn,khi hát đến màu đèn nào thì cô giơ đèn đó lên và trẻ chấp hành.
*Kết thúc: Cô nhận xét tiết học và chuyển sang hoạt động khác.
-Trẻ hát
- Trẻ trẻ lời
-Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ kể.
- Ngã tư đường và Đèn giao thông ạ.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
-Trẻ phát âm.
- Người đi bộ ạ.
- Trẻ tl.
-Trẻ tl.
-Trẻ phát âm.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ phát âm.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ tl.
-Trẻ tl.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ kể chuyện.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
-Trẻ chơi cùng cô.

File đính kèm:

  • docxgiao an thao giang nam 2020_12977751.docx
Giáo Án Liên Quan