Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Truyện “Người làm vườn và các con trai”

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Kiến thức

- 2 tuổi: Trẻ lắng nghe cô kể truyện, biết nói theo anh chị một số câu trả lời đơn giản về nội dung câu chuyện.

- 3, 4 tuổi: Trẻ nhớ tên truyện, biết tên nhân vật, trả lời được câu hỏi đơn giản của nội dung câu truyện theo gợi ý của cô, lắng nghe cô kể chuyện. Biết đóng kịch những tình tiết, hành động đơn giản theo các nhân vật trong chuyện.

2. Kĩ năng

- 2 tuổi: Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển thính giác, phát triển ngôn ngữ.

- 3, 4 tuổi: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển thính giác, ngôn ngữ cho trẻ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Truyện “Người làm vườn và các con trai”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Năm học 2018-2019
 Người soạn: Phạm Thị Ngần
 Người dạy: Phạm Thị Ngần
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Chủ đề: Thế giới thực vật
 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
 Bài dạy: Truyện “Người làm vườn và các con trai”
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Kiến thức
- 2 tuổi: Trẻ lắng nghe cô kể truyện, biết nói theo anh chị một số câu trả lời đơn giản về nội dung câu chuyện.
- 3, 4 tuổi: Trẻ nhớ tên truyện, biết tên nhân vật, trả lời được câu hỏi đơn giản của nội dung câu truyện theo gợi ý của cô, lắng nghe cô kể chuyện. Biết đóng kịch những tình tiết, hành động đơn giản theo các nhân vật trong chuyện.
2. Kĩ năng
- 2 tuổi: Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển thính giác, phát triển ngôn ngữ.
- 3, 4 tuổi: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển thính giác, ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ chú ý trong giờ học, trẻ thích nghe kể chuyện.
- Biết chăm chỉ lao động và làm công việc nhỏ vừa sức.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo án, mô hình, rối que (sân khấu kể rối) và tranh minh họa câu chuyện, tivi, máy tính, nhạc bài hát “Ta đi vào vườn rau, đi cầu đi quán” sắc xô, que chỉ. Giỏ nho.
- Lớp học sạch sẽ, trang phục cô và trẻ gọn gàng phù hợp.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú, Giới thiệu bài.
- Các con ơi! Hôm nay có các cô giáo đến thăm lớp mình. Các con cùng nổ một tràng pháo tay chào đón các cô nào. 
- “Tin vui! tin vui”
- Tin nhà bác Trưởng bản có khu vườn rau rất đẹp bác mời cô con mình cùng đến thăm khu vườn nhà bác ấy đấy. 
- Nào cô con mình cùng đi. (Trẻ vừa đi vừa hát (Mở nhạc không lời bài hát Ta đi vào vườn rau).
- Đã đến vườn rau nhà Bác rồi Bác trưởng bản và các con trai đang có mặt tại đây cô con mình cùng chào Bác, chào các anh nào. 
- Các con cùng xem trong khu vườn nhà Bác những gì? (1- 2 trẻ) (ngôi nhà, vườn rau, cây ăn quả, vườn nho) 
- Khu vườn nhà bác trồng những cây rau gì?
- Trồng rau để làm gì?
- Muốn cây tưới tốt phải làm gì?
- Bác trưởng bản và các con trai đang làm gì? (Gợi ý trẻ) (Hình ảnh con trai vun đất, làm cỏ.....)
- Bao quát, khuyến khích động viên trẻ.
Các con ạ! Để có những cây ăn quả, có khu vườn rau xanh tốt như thế này ba người con trai của Bác phải bỏ công sức lao động rất vất vả làm đất, trồng cây, chăm sóc. 
- Các con còn nhớ câu chuyện gì cô đã kể không? 
- Hôm nay cô sẽ kể lại cho các con nghe và cùng nhau đóng kịch nhé.
2. Hoạt động 2: Nội dung: Câu truyện: “Người làm vườn và các con trai” của tác giả Đinh Thị Nguyệt 
a. Cô kể chuyện.
 Cô kể cho trẻ nghe 3 lần.
- Để biết nội dung câu chuyện như nào. Cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ ngồi nào. Các con cùng lắng nghe cô kể chuyện nhé.
- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm, động tác minh họa.
- Câu chuyện nói về các con trai khi bố mất, làm theo lời bố dặn chăm chỉ đào đất tìm hũ vàng. Chăm chỉ lao động và thành quả thu hoạch rất nhiều nho. Các con trai nhận ra rằng công sức lao động là hũ vàng không bao giờ hết đấy các con ạ!
- Câu truyện không chỉ có nội dung hay, mà cô còn vẽ thành những nhân vật rối que rất đẹp theo nội dung câu truyện. Cô mời các con cùng hướng nên sân khấu nghe cô kể lần nữa nhé.
- Cô kể lần 2: Kể diễn cảm bằng rối que.
- Bao quát trẻ chú ý, lắng nghe cô kể chuyện.
b. Đàm thoại.
Đàm thoại theo nội dung cốt truyện. Dùng những hình ảnh theo từng đoạn, cảnh của câu chuyện: Cho trẻ nói nên nội dung chính câu chuyện theo gợi ý của cô.
- 123 mở. Câu chuyện còn được thể hiện qua các bức tranh nữa đấy. Bây giờ cô con mình cùng khám phá các bức tranh nhé. nhất.
* Cảnh 1: Bố chăm chỉ làm việc. Các con lười biếng.
- Bức tranh nói về điều gì? Có nội dung gì? (Gới ý trẻ)
+ Bức tranh có ai? Bố như nào? Các con ra sao?
+ Khi bố ốm, bố gọi các con như nào? Giọng của bố như nào? (Mệt mỏi, nói nhỏ, thều thào)
+ Còn giọng các con ra sao? (Gợi ý trẻ) 
* Cảnh 2: Người bố ốm.
- Trong bức tranh có ai?
- Bức tranh có nội dung gì? (Gợi ý trẻ)
- Khi người bố ốm. Bố đã gọi các con. Bố gọi như thế nào?
* Cảnh 3: Đào hũ vàng và vườn nho.
- Bức tranh có nội dung như nào? Nói về nội dung gì? (Gợi ý trẻ)
* Cảnh 4: Thu hoạch nho và mang nho đi chợ bán.
- Nhận xét về bức tranh?(Qua một thời gian chăm chỉ làm việc, các con trai đã thu hoạch nho ra chợ bán)
- Bức tranh nói về điều gì? (Gợi ý trẻ)
- Con học được điều gì từ các con trai?
- Các con làm gì giúp ông bà bố mẹ?
- Bao quát, khuyến khích trẻ trả lời. Mỗi câu hỏi 2- 3 trẻ trả lời.
- Qua câu chuyện này các con học tập điều gì?
* GD: Qua câu truyện các con trai đã chăm chỉ lao động và được gặt hái nhiều thành quả. Các con còn nhỏ làm việc nhỏ giúp ông bà bố mẹ như ăn xong biết lấy tăm, rót nước, biết nhặt rác, quét nhà, vâng lời... các con nhé!
- Hoạt động: Các con trai đã làm đất gieo giống. Nhưng họ sợ thời gian không kịp thời vụ. Các con trai nhờ cô con mình cùng cuốc lại đất và gieo hạt để hạt nảy mầm cho kịp thời vụ. Cô con mình cùng tập gieo hạt để lớn nên các con làm những người lao động giỏi nhé. (động tác, cuốc đất, gieo hạt)
- Đứng nên và làm động tác gieo hạt: 3- 4 lần. (Các con cuốc nhẹ nhàng, gieo hạt thật khéo nhé)
- Cô kể lần 3: Đóng kịch. (Cô là người dẫn chuyện, trẻ đóng kịch)
 Các con vừa giúp các con trai, quốc đất gieo hạt rất giỏi. Giờ các con cùng đóng kịch minh họa lại cho nọi dung câu chuyện nha.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
- Của ai? (Trả lời theo khả năng)
- Nhận xét chung. Khen trẻ ngoan, học giỏi. Động viên trẻ chưa ngoan cô gắng.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Các con ơi. Các con đã giúp các con trai gieo giống, cây giống nảy mầm, vụ mùa bội thu. Họ đã thu hoạch và muốn nhờ cô con mình mang giỏ nho đi ra chợ bán giúp các con trai.
- Và đi theo hàng ra ngoài (Mang rỏ đựng nho đi ra ngoài vừa đi vừa đọc bài đồng dao 
“Đi cầu đi quán”
Đi cầu đi quán
 Đi bán trúm nho
 Đi mua cái xoong
 Đem về đun nấu
 Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
 Mua một đàn gà
 Về cho ăn thóc.
 Mua lược chải tóc
 Mua kẹp cài đầu
 Đi mau về mau.
 Kẻo trời sắp tối.
- Cho trẻ ra ngoài và kết thúc.
- Trẻ vỗ tay.
- Tin gì tin gì?
- Trẻ lắng nghe.
- Đi và hát cùng cô.
- Chúng cháu chào Bác ạ. Em chào các anh.
- Có nhà, cây, vườn nho, rau ...
- Rau su hào, rau cải... 
- Để lấy rau ăn.
- Chăm sóc và tưới nước.
- Đang làm cỏ, vun đất.
- Lắng nghe.
- Người làm vườn và các con trai.
- Vỗ tay.
- Vâng ạ.
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe và quan sát
- Vâng ạ.
- Bố và 3 con trai.
- Lười biếng, không chịu làm việc.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Tra lời.
- Các con ơi...
- Đào, xới đất.
- Trồng nho.
- Nhiều nho. Mang ra chợ bán.
- Trẻ trả lời.
- Quét nhà, nhặt rác..
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Làm động tác cùng cô.
- Lắng nghe và quan sát các bạn đóng kịch.
- Người làm vườn và các con trai.
- Đinh Thị Nguyệt.
- Lắng nghe.
- Đi theo hàng mang rỏ nho ra ngoài và đọc bài đồng dao cùng cô.
- Trẻ đi ra ngoài và kết thúc.

File đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu chuyen nguoi lamvuon va cac con trai_12962766.doc
Giáo Án Liên Quan