Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực phát triển thể chất - Bật tách chân khép chân qua 7 ô

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Bật tách chân khép chân qua 7 ô

TC “Chuyền bóng qua chân”

I. Yêu cầu:

 - Kiến thức: Trẻ biết đi bật tách chân khép chân qua 7 ô

 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhanh nhẹn của đôi chân, rèn kỹ năng bật

 - Giáo dục: Trẻ có ý thức kỷ luật. Trẻ hứng thỳ khi tham gia trò chơi, biết được các dấu hiệu khi mùa xuân về.

II. Chuẩn bị:

 - Đồ dùng: 3 quả bóng, ô bật(2), nhạc thể dục

 - Địa điểm: Dạy trong lớp

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp dùng lời; thực hành trải nghiệm; trực quan minh họa; giáo dục tình cảm khích lệ

IV. Tổ chức hoạt động: Cho trẻ hát bài “ mùa xuân”

 

doc17 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực phát triển thể chất - Bật tách chân khép chân qua 7 ô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 1 năm 2018
Kế hoạch hoạt động
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Bật tách chân khép chân qua 7 ô
TC “Chuyền bóng qua chân”
I. Yêu cầu:
 - Kiến thức: Trẻ biết đi bật tách chân khép chân qua 7 ô
 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhanh nhẹn của đôi chân, rèn kỹ năng bật
 - Giáo dục: Trẻ có ý thức kỷ luật. Trẻ hứng thỳ khi tham gia trò chơi, biết được các dấu hiệu khi mùa xuân về.
II. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng: 3 quả bóng, ô bật(2), nhạc thể dục
 - Địa điểm: Dạy trong lớp
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dùng lời; thực hành trải nghiệm; trực quan minh họa; giáo dục tình cảm khích lệ
IV. Tổ chức hoạt động: Cho trẻ hát bài “ mùa xuân”
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
- Các con vừa hát bài hát nói về gì vậy
- Thế cô đố các con sắp đến lễ hội gì ?
- Đến với lễ hội mừng xuân chúng ta sẽ được vui chơi thỏa thích vậy để có sức khỏe vui chơi chúng ta phải làm sao?
- Vậy giờ chúng ta cùng tập thể dục để có sức khỏe tốt nha
1. Khởi động:
Cho trẻ xếp 3 hàng dọc, đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi( đi kiểng gót, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy nhanh, đi thường, chạy chậm, đi thường rồi trở về 3 hàng dọc)
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- ĐT Tay vai: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực( 2L8N)
- ĐT lưng, bụng: Cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân(2L8N)
- ĐT chân: Ngồi khuỵu gối( 2L8N)
- ĐT bật: Bật tách khép chân( 2L8N)
 Bật liên tục( 2L8N)
b. Vận động cơ bản:
Các con nhìn trước mặt mình có gì?
- Cô giới thiệu tên vận động “ Bật tách chân khép chân qua 7 ô”
- Cô làm mẫu: Lần 1: cô bật
+ Lần 2: Cô phân tích vận động: 
 TTCB: Đứng trước vạch chuẩn hai tay chống hông
 TH: Khi có hiệu lệnh bật chụm chân vào ô đầu tiên tách chân ở ô thứ 2, chụm chân ở ô thứ 3 cứ như vậy cô bật chụm chân và tách chân xen kẽ nhau cho đến ô cuối cùng, các con nhớ là phải bật liên tục.
- Mời lần lượt 2 trẻ lên thực hiện cho đến hết lớp, quan sát trẻ để sửa sai kịp thời.
- Lần thứ hai cho trẻ thi đua giữa các đội.đội nào thắng nhận quà
- Cho trẻ bật liên tục theo nhạc
Mời 2 trẻ khá lên thực hiện lại, trẻ yếu lên thực hiện.
c. Trò chơi: “chuyền bóng qua chân ” 
- Cách chơi: cô chia lớp làm 3 nhóm bằng nhau.
Khi đó cô phát cho 3 bạn đầu hàng mỗi bạn một quả bóng, khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đầu hàng sẽ cuối người xuống và chuyền bóng qua chân cho bạn kế tiếp cho bạn tiếp bắt bóng bằng hai tay không chạm vào tay bạn và chuyền qua chân cho bạn tiếp theo, và bạn tiếp theo sẽ chuyền bóng qua chân cho bạn tiếp theo cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng, bạn cuối cùng sẽ đem bóng lên đây cho cô.
- Luật chơi: Khi bắt bóng không được chạm vào tay bạn, trong vào 1 bài hát đội nào chuyền nhanh và đúng yêu cầu đội đó sẽ thắng cuộc.
Các bạn hiểu cách chơi chưa?
Trẻ chơi vài lần
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vài vòng hít thở nhẹ nhàng rồi cùng ra ngoài.
* Hoạt động nối tiếp: Cho trẻ hát bài “mùa xuân đến rồi” ra ngoài chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
- Mùa xuân
- Mừng xuân
- Thường xuyên tập thể dục
Trẻ xếp 3 hàng dọc
- Vạch chuẩn và vòng 
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ thực hiện, mỗi lần 2 trẻ đến hết lớp
Dạ hiểu
* Những việc cần lưu ý và biện pháp khắc phục, phát huy:
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2018
Kế hoạch hoạt động
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TÌM HIỂU VỀ MÙA XUÂN
I. Yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ hiểu đặc điểm của mùa xuân, cây cối, thời tiết, hoạt động và thứ tự các mùa. Biết 1 năm khởi đầu bằng mùa xuân, đánh dấu con người được thêm 1 tuổi 
- Kỹ năng : Phát triển khả năng tư duy, cảm nhận sự biến đổi về thời gian 
- Giáo dục: Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, biết chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Hình ảnh về mùa xuân, hoa đào, hoa mai, tranh các loại bánh mứt vào mùa xuân trên máy.
- Địa điểm: Dạy trong lớp
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dùng lời; thực hành trải nghiệm; trực quan minh họa; giáo dục tình cảm khích lệ
IV. Tổ chức hoạt động: Cho trẻ vận động bài : “Mùa xuân ơi”
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
Hoạt Động 1: Gợi mở tạo hứng thú
- Đố các bạn giờ là mùa gì nè? Sao con biết giờ là mùa xuân?
- Các con ơi, vào mùa xuân thì có trăm hoa đua nở, cây cỏ tốt tươi, và đặc biệt là vào mùa xuân có tết Nguyên Đán nữa đó các con. Hôm nay cô và các con cùng trò truyện về mùa xuân để xem mùa xuân tươi đẹp và đặc biệt như thế nào nhe!
Hoạt Động 2: Truyền thụ kiến thức
- Các con nhìn xem cô có hoa gì đây?
- Hoa mai nở vào mùa nào?
- Hoa mai có màu gì?
- Mùa xuân ngoài hoa mai ra các con còn thấy có hoa gì nữa?
- Các con nhìn xem cô có hoa gì nữa đây nè!
- Hoa đào cò màu gì thế các con? 
- Thế Hoa đào có ở đâu? 
- Các con ơi hoa đào này chỉ nở vào mùa xuân, và chỉ có ở miền Bắc đó các con, còn ở miền Nam thì không có.
- Thế ngoài hoa ra chúng ta còn chuẩn bị gì cho ngày tết nữa?
- Thế vào ngày tết thì nhà chúng ta thường có những loại quả gì?
- Quả dưa hấu có vỏ màu gì? Ruột màu gì? Và hạt như thế nào?
- Ngoài quả ra cô thấy mọi người còn chuẩn bị rất nhiều bánh mức, ai có thể kể tên 1 số loại bánh mức và ngày tết?
- Các con ơi vào ngày Tết thì các con thường được cha mẹ đưa đi đâu chơi? Và các con được mặc quần áo như thế nào?
- Trốn cô. Các con có biết ba mẹ dắt các bạn nhỏ đi đâu không?
- Cảnh vật mùa xuân như thế nào?
- Đúng rồi, vào mùa xuân thì trăm hoa đua nở, cây cối tươi tốt đâm chồi nảy lộcvà còn có mưa xuân nữa đấy các con!
- Bây giờ bạn nào giỏi cho cô biết vào mùa xuân thời tiết như thế nào?
- À, các con ơi, mùa xuân thì trời nằng nhẹ, ấm áp, có mưa phùn nhẹ bay, và trời còn hơi se lạnh nữa đó các con.
- Mùa xuân không chỉ có cảnh đẹp, thời tiết dễ chịu mà còn có tết truyền thống gì nữa các con?
- Vậy tết đến thì mọi người như thế nào?
- À đúng rồi đó chính là tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc. Khi tết đến thì mỗi người được thêm 1 tuổi mới
- Lớp mình có bạn nào biết mùa xuân thuộc vào những tháng nào trong năm không? 
-Trong năm ngoài mùa xuân ra các con còn biết mùa nào nữa?
- Thế một năm bắt đầu bằng mùa nào?
- Các con ơi trong năm thì có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhưng ở miền Nam thì chỉ có 2 mùa thôi, đó là mùa nắng và mùa mưa đó các con! Mùa xuân vào khoảng tháng 10, 11, 12
- Các con ơi, vào mùa xuân thì có ngày Tết Nguyên Đán, và vào những ngày Tết thì các con được ăn rất nhiều loại bánh mức, cho nên các con nhớ là phải ăn uống hợp vệ sinh, không nên ăn nhiều bánh mức dễ bị bệnh và khi được cha mẹ đưa đi chơi hay chúc tết ông bà thì các con nhớ phải biết mặc quần áo dài tay, đội nón mũ để không bị cảm nắng nha các con.
Hoạt Động 3: Củng cố
- Các con ơi cô thấy lớp mình hôm nay ngoan cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ Thi hát mừng xuân” các con có thích không?
+ Cách chơi: cô chia lớp mình 3 tổ, mỗi tổ sẽ thi nhau hát, tổ nào hát được nhiều bài hát nói về mùa xuân thì tổ đó sẽ được cô tặng hoa đẹp nhất.
+ Luật chơi: tổ nào không hát được bài hát nói về mùa xuân thì sẽ mất lượt và không được tặng hoa các con đã rõ chưa?
- Cho trẻ chơi 2 lần.
* HĐNT: Cô thấy các con chơi rất tốt, bây giờ các con cùng hát bài “ Sắp đến tết rồi”, trẻ vừa hát vừa đi ra ngoài
- Mùa xuân, trời se lạnh, hoa nở nhiều
- Hoa mai 
- Mùa xuân
- Màu vàng
- hoa cúc, vạn thọ, hoa hồng
- hoa đào
- Màu hồng
- Miền Bắc
- Quả
- Quả dưa hấu, mãng cầu, đu đủ
- Trẻ trả lời, Vị ngọt
- mứt dừa, mứt chuối
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Đi chợ 
- Đẹp
- Thời tiết dễ chịu
- Tết Nguyên Đán
- Thêm 1 tuổi
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- mùa thu, mùa đông, mùa hè.
- Mùa xuân
- Dạ thích
Trẻ chơi trò chơi
* Những việc cần lưu ý và biện pháp khắc phục, phát huy:
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 2 tháng 2 năm 2018
Kế hoạch hoạt động
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẲM MỸ
VẼ HOA MÙA XUÂN
(ĐỀ TÀI)
I. Yêu cầu:	 
- Kiến thức: Trẻ biết vận dụng các kỹ năng đã học : vẽ hoa mùa xuân hoa cánh tròn cánh dài
- Kỹ năng; Rèn kỹ năng vẽ nét cong tròn, cong dài, thẳng, xiên, bố cục tranh.
- Giáo dục: Biết chăm sóc hoa, bảo vệ, biết lợi ích của hoa.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng:
+ĐD của cô: Hình hoa cho trẻ xem, Mẫu của cô.
+ĐD của trẻ: Tập tạo hình, búp màu, búp chì.
- Địa điểm: Dạy trong lớp
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dùng lời; thực hành trải nghiệm; trực quan minh họa; Nêu gương – đánh giá; giáo dục bằng tình cảm khích lệ.
IV. Tổ chức hoạt động:Tập trung trẻ quanh cô xem vườn hoa trên máy
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt Động 1: Gợi mở hứng thú
- Các con nhìn xem trong vườn có hoa gì?
- Trò chuyện về đặc điểm của một số loại hoa
- Các con có thích hoa không?
Cô cũng thích hoa nên cô đã vẽ một số hoa xem cô vẽ được hoa gì ? và vẽ như thế nào nhe
* Hoạt Động 2: Trò chuyện gợi ý
- Cho trẻ xem mẫu vẽ của cô.
- Cô vẽ được hoa gì đây?(cô chỉ vào hoa mai), hoa đào
- Hoa mai màu gì? 
- Cánh của hoa mai thế nào?
- Hoa mai cô vẽ có mấy cánh?
- Cô dùng kỹ năng gì để vẽ?
Tương tự cô giới thiệu hoa đào sau đó tóm ý
Cô tóm lại: cô vẽ hoa mai hoa đào có 5 cánh cô dùng kỹ năng vẽ nét cong tròn, cô vẽ nhụy hoa nét cong tròn khép kính, sau đó cô vẽ từng cánh hoa bằng nét công tròn hở, cô dùng nét xiên vẽ thân, vẽ nét cong dài làm lá, sau khi vẽ xong cô tô màu, cô bố cục tranh cân đối cô còn vẽ thêm chi tiết ông mặt trời, mây.
- Nhìn xem cô có hoa gì nữa?
- Hoa cúc cô có màu gì?
- Cánh của hoa cúc thế nào?
- Hoa cúc có mấy cánh
- Cô dùng kỹ năng gì để vẽ hoa cúc ?
- Đúng rồi cô dùng kỹ năng vẽ nét cong dài vẽ cánhcô cũng bố cục tranh cân đối, vẽ hoa xong cô cũng vẽ thân và lá, cô tô màu đều và không lem
Các con có muốn vẽ giống cô không?
- Hỏi trẻ vẽ hoa gì? dùng kỹ năng gì? vẽ như thế nào? 
- Cho trẻ mô phỏng kỹ .
Hỏi một số trẻ về cách vẽ, nhắc trẻ đặt tên cho sản phẩm.
* Hoạt Động 3: Trẻ thực hành
- Mở nhạc bài “Sắp đến tết rồi”
- Trẻ đi lấy đồ dùng và thực hiện
Cô giúp trẻ phát huy ý tưởng khi tạo sản phẩm và hướng dẫn trẻ thực hiện các kỉ năng, nhắc trẻ vẽ xong đặt tên
- Cô gợi hỏi trẻ để thăm dò ý tưởng của trẻ. Gợi ý giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn.
* Hoạt Động 4: Trưng bày đánh giá sản phẩm
- Cho trẻ đem SP lên trưng bày
Cho trẻ lên chọn sản phẩm trẻ thích, vì sao?
- Cho chủ nhân sản phẩm lên trình bày cách làm giới thiệu sản phẩm
Cô chọn bức tranh đẹp tuyên dương và bức tranh chưa đạt khuyến khích trẻ cố gắng lần sau.
Hoạt động nối tiếp: cho trẻ hát bài “mùa xuân đến rồi” ra ngoài
- Hoa mai hoa đào, cúc
- Dạ thích
- Hoa mai, đào
- Màu vàng, 
- Tròn
- Có 5 cánh
- Vẽ nét cong tròn
- Hoa cúc
- Vàng
- Nhỏ dài
- Nhiều cánh
- Vẽ nét cong dài
- Dạ muốn
- Trẻ trả lời
- Bạn vẽ đẹp, cánh hoa đều
- Dùng kỹ năng cong tròn...
- Trẻ thực hiện
* Những việc cần lưu ý và biện pháp khắc phục, phát huy:
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2018
Kế hoạch hoạt động 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN SỰ TÍCH MÙA XUÂN 
I. Yêu cầu:	
- Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung câu truyện thỏ con thương mẹ, biết đoàn kết cùng nhau làm việc,mùa xuân thật đẹp
 - Kỹ năng: Phát triển trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ văn học cho trẻ.
 - Giáo dục: trẻ biết hợp tác, đoàn kết, hoạt động cùng tập thể, tích cực tham gia vào các hoạt động dọn dẹp, trang trí nhà, lớp để đón xuân.
II. Chuẩn bị:
- ĐD: Hình ảnh minh họa truyện trên máy, tranh truyện 
- Địa điểm: dạy trong lớp
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dùng lời; thực hành trải nghiệm; trực quan minh họa; giáo dục tình cảm khích lệ
IV. Tổ chức hoạt động: Ổn định:Tập trung trẻ chơi trò chơi “Bốn mùa”
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gợi mở
- Con vưà chơi trò chơi gì ?
- Con thích mùa nào ?Vì sao ?
- Bây giờ đang là mùa nào ? Vì sao con biết ?
Cô tóm lời và giới thiệu: Ngày xưa một năm chỉ có 3 mùa: hạ, thu, đông mà lại không có mùa xuân. Các con có biết gì sao không ? Các con hãy nghe cô kể câu truyện “Sự tích mùa xuân” sẽ biết nhé! 
Hoạt động 2: Kể diễn cảm
* Cô kể diễn cảm:
 - Cô kể 1lần kết hợp tranh minh họa trên máy thật diễn cảm. Cô giới thiệu tên câu truyện cho trẻ đọc.
 Nói nội dung: Câu truyện nói về bạn thỏ hiếu thảo với mẹ nên đã đoàn kết với các bạn đón mùa xuân về để mẹ khỏi bệnh.
Hoạt động 3: Đàm thoại diễn giải 
 - Cô vừa kể cho con nghe câu truyện gì ?
 - Ngày xưa trên trái đất có bao nhiêu mùa ? Thời tiết các mùa như thế nào ?
- Khi thời tiết thay đổi, mẹ thỏ bị ốm, thỏ đã bàn với bác Khỉ làm gì ?
- Thỏ đã phải làm gì để đón mùa xuân ? ai đã giúp thỏ ?(Gợi hỏi trẻ)
* Giảng tranh: Một năm chỉ có 3 mùa, thỏ nghỉ phải làm một chiếc cầu vòng để đón mùa xuân cho mẹ khỏi bệnh nhờ lòng hiếu thảo, những người bạn giúp đỡ nên thỏ đã đón được mùa xuân
- Mùa xuân đến các loài hoa như thế nào ?
- Thỏ đã được nàng tiên mùa xuân tặng vật gì ? Vì sao ?
* Giảng tranh: Đúng rồi! Thỏ đã đón được mùa xuân và thỏ mẹ đã khỏi bệnh : “ mẹ của thỏ khỏi bệnh, thỏ được tặng..hiếu thảo của mình..”.
* Các con ơi! Câu truyện nói về bạn thỏ hiếu thảo với mẹ nên đã đoàn kết với các bạn đón mùa xuân về để mẹ khỏi bệnh.
- Qua câu truyện, con học tập ở thỏ và các bạn của thỏ đức tính gì ?
 - Con thử tưởng tượng xem nếu không có mùa xuân, con cảm thấy như thế nào ?
 - Nếu con là thỏ con sẽ làm gì sẽ làm gì để các bạn, gia đình đón mùa xuân ấm áp, đầy niềm vui ?
Các con ơi bạn thỏ rất hiếu thảo với mẹ vì vậy các con cũng nhớ học theo bạn thỏ vâng lời ông bà cha mẹ thì mới ngoan và là người con có hiếu nhe các con
Hoạt động 4: kể truyện theo tranh
- Cho trẻ kể truyện theo tranh nhân vật
* HĐTN : Cho trẻ ra đọc bài thơ “Cây đào” ra ngoài
- Bốn mùa
- Trẻ trả lời theo ý thích
- Mùa xuân, thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi
- Trẻ nói theo suy nghỉ
- Trẻ chú ý nghe cô kể. nhắc lại tên truyện
- Sự tích mùa xuân.
- có 3 mùa, mùa hạ nóng, nắng, mùa thu lá rụng nhiều; mùa đông lạnh, gió, không có nắng
- làm 1 chiếc cầu vòng để đón mùa xuân..
- làm cầu vòng, nhờ hoa nở, muôn thú, chim sâu, gió, các loài hoa.
- khoe sắc màu rực rỡ
- áo và lời khen, vì thỏ hiếu thảo, thương mẹ
- Hiếu thảo, vượt khó, đoàn kết
- Không vui vì không có tết, suốt ngày sẽ lạnh, nóng
- Cùng các bạn dọn dẹp , trang trí lớp, nhà đón tết..
- 
Thứ năm ngày 1 tháng 2 năm 2018
Kế hoạch hoạt động 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9
I. Yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết thêm bớt tạo nhóm trong phạm vi 9, biết so sánh
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng xếp, đếm, so sánh, thêm bớt.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, biết một số hoa mùa xuân
II. Chuẩn bị: 
- Đồ dùng: 
+ Đồ dùng của cô giống trẻ trên máy
+ Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ có thẻ số từ 1-9; Một số rau, củ quả để xung quanh lớp: bắp cải, su hào ..có số lượng từ 10,8,7; Mỗi trẻ có 9 bông hoa và 9 chậu hoa
- Địa điểm: Dạy trong lớp
III. Phương pháp: 
- Phương pháp dùng lời; thực hành trải nghiệm; trực quan minh họa; giáo dục bằng tình cảm khích lệ
IV. Tổ chức hoạt động: * Ổn định: Thăm vườn hoa mùa xuân
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
* Hoạt Động 1: Ôn tập đếm đến 9, nhận biết số lượng trong phạm vi 9
Các con nhìn xem trong vườn hoa có những loại hoa gì?
Cô yêu cầu chọn hoa có số lượng 9 đếm, đặt thẻ số vào và đọc số.
Trẻ đi lấy đồ dùng về chỗ ngồi.
Cô hỏi trẻ trong rỗ có những đồ dùng gì?
* Hoạt Động 2: nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9
- Cho trẻ xếp 9 cái hoa ra xếp theo hàng ngang, cho trẻ đếm lại
- Ngoài hoa ra còn có gì nữa?
- Trẻ xếp 8 chậu, xếp tương ứng 1:1 dưới mỗi hoa 
 là 1 một chậu.
- Trẻ so sánh 9 hoa với 8 chậu, xem nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn bao nhiêu?
- Để SL chậu nhiều bằng SL hoa và cùng bằng 9 ta phải làm sao?
- 8 chậu thêm 1 chậu tất cả là mấy chậu? Cho trẻ đếm lại, 8 thêm 1 là 9.( Cho trẻ tìm đồ dùng xung quanh ít hơn 9 thêm đủ số lượng 9)
- Cô tặng bạn nhỏ 2 chậu, con đếm xem còn lại bao nhiêu chậu( trẻ đếm cho trẻ đặt thẻ số vào) 9 bớt 2 còn mấy?
- Con nhìn xem số lượng hoa và chậu giờ như thế nào với nhau. Nhóm nào nhiều, nhiều hơn mấy?
- Để hai nhóm bằng nhau cô phải làm sao?(cho trẻ đếm lại chậu) 7 thêm 2 bằng mấy?
- Cho trẻ thêm bớt nhóm chậu (3, 5, 6) Sau mỗi lần thêm bớt, cho trẻ so sánh nhóm hoa với nhóm chậu nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? muốn nhóm chậu nhiều bằng nhóm hoa phải thêm bao nhiêu quả chậu nữa, mỗi lần thêm cho trẻ nhắc lại vd: 9 bớt 3 còn 6, 6 thêm 3 bằng 9, ( Cho trẻ tìm số lượng trong lớp nhiều hơn 9 bớt bằng 9)
* Hoạt Động 3: Luyện tập
Cô sẽ cho các con chơi TC “ xếp hoa”, cách chơi là như thế này: 
- Chia làm 3 đội. Cô sẽ phát cho mỗi đội 2 bức tranh
Hai đội thi nhau thêm bớt số hoa trong các tranh sao cho mỗi tranh có số lượng là 9 
- Đội nào thực hiện đúng yêu cầu sẽ là đội thắng cuộc.
Các con đã hiểu cách chơi chưa?
Cho trẻ chơi, mỗi lượt chơi cô có kiểm tra và tuyên dương những bạn chơi đúng.
* HĐ nối tiếp: Trẻ vừa đi vừa hát bài “trái bầu xanh trái bí xanh” rồi đi ra ngoài.
- Hoa mai, đào, cúc
 - Trẻ thực hiện
- Có hoa, chậu và thẻ số
- Trẻ thực hiện
- Chậu
- Nhóm hoa nhiều hơn nhiều hơn 1
- Thêm 1 chậu nửa
- 8 chậu thêm 1 chậu là 9 chậu.
- Trẻ đếm đặt thẻ số
- 9 bớt 2 còn 7
- Không bằng nhau hoa nhiều hơn nhiều hơn 2
- Thêm 2 chậu nữa, 7 thêm 2 bằng 9
- Trẻ thực hiện
Dạ hiểu
Trẻ thực hiện trò chơi
* Những việc cần lưu ý và biện pháp khắc phục, phát huy:
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Kế hoạch hoạt động 2(Chiều)
LĨNH VỰC RÈN KĨ NĂNG XÃ HỘI
ĐỀ TÀI : RÈN KỸ NĂNG ỨNG XỮ VỚI MỌI NGƯỜI
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết ứng xữ đúng đắn với mọi người.Trẻ biết chào hỏi, nói lời cám ơn, xin lỗi với người thân phù hợp với tình huống khi giao tiếp
- Kỹ năng: Phát triển tư duy, trí tưởng tượng, phân biệt của trẻ, ứng xử lễ phép với mọi người
- Giáo dục: Giáo dục trẻ có thói quen ứng xữ lễ phép với mọi người.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng 
+ Nhạc bài hát: Chim vành khuyên
+ Các đoạn phim: “Bé chào hỏi, xin lỗi”; “Bé biết cám ơn”
+Các hình ảnh về tình huống: Bé bể chén, Bé được bố tặng quà; khách đến nhà
+ Các hình ảnh về tư thế, thái độ trẻ khi chào, cám ơn, xin lỗi
+ Các bông hoa xanh, đỏ.
+ Tranh: + Bé chào hỏi
 + Bé cảm ơn, xin lỗi
 + Bé nhận quà
- Địa điểm: Trong lớp.
III. Phương pháp:
- PP dùng lời nói, thực hành - trải nghiệm, giáo dục tình cảm –khích lệ, trực quan minh họa.
IV. Tiến hành:
* Ổn định: Cho trẻ hát bài “chim vành khuyên”
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ 
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú:
Các con

File đính kèm:

  • docgiao an thuc vat mua xuan_12260433.doc
Giáo Án Liên Quan