Giáo án mầm non lớp mầm - Một số đồ dùng ngày tết

I. CHUẨN BỊ CHO CÔ

- Ghi băng hình ảnh một số đồ dùng: Quả, hoa, bánh, kẹo, cảnh của ngày tết.

- Tranh ảnh về một số loại: Quả, hoa, bánh, kẹo, cảnh của ngày tết.

- Lựa họn một số trò chơi, bài hát, thơ truyện, bài đồng dao, bài ca dao . có liên quan chủ đề: Tài liệu, tra cứu internet.

- Sưu tầm một số nguyên vật liệu: Xốp, que kem, hũ nhựa.

- Trang trí môi trường trong và ngoài lớp theo chủ đề .

- Làm một số đồ dùng; đồ chơi theo chủ đề “ Ngày tết và mùa xuân”: Bánh, kẹo, hoa, quả,

- Tạo các góc hoạt động phù hợp với chủ đề.

- Một số tranh theo chủ đề.

II. CHUẨN BỊ CHO TRẺ

- Chai lọ, vật chìm, nổi; bổ sung một số cây xanh.

- Một số tranh ảnh về các đồ dùng đồ chơi theo chủ đề như: tranh về bé chúc tết, tranh mùa xuân,

- Một số đồ dùng đồ chơi: Bóng, bộ đồ chơi lắp ghép, bộ đồ chơi nấu ăn, ho quả, bánh kẹo, .

- Các dụng cụ học tập như: Bút màu, đất nặn, bảng con,

III. CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH.

 - Vận động phụ huynh ủng hộ một số nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng phục vụ cho chủ đề.

 - Trao đổi với phụ huynh về chủ đề “Ngày tết và mùa xuân”, các bài trẻ được học ở lớp, phối hợp cùng phụ huynh rèn luyện cho trẻ khi ở nhà.

 

docx33 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Một số đồ dùng ngày tết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. CHUẨN BỊ CHO CÔ 
- Ghi băng hình ảnh một số đồ dùng: Quả, hoa, bánh, kẹo, cảnh của ngày tết.
- Tranh ảnh về một số loại: Quả, hoa, bánh, kẹo, cảnh của ngày tết.
- Lựa họn một số trò chơi, bài hát, thơ truyện, bài đồng dao, bài ca dao ... có liên quan chủ đề: Tài liệu, tra cứu internet....
- Sưu tầm một số nguyên vật liệu: Xốp, que kem, hũ nhựa....
- Trang trí môi trường trong và ngoài lớp theo chủ đề .
- Làm một số đồ dùng; đồ chơi theo chủ đề “ Ngày tết và mùa xuân”: Bánh, kẹo, hoa, quả, 
- Tạo các góc hoạt động phù hợp với chủ đề.
- Một số tranh theo chủ đề.
II. CHUẨN BỊ CHO TRẺ 
- Chai lọ, vật chìm, nổi; bổ sung một số cây xanh.
- Một số tranh ảnh về các đồ dùng đồ chơi theo chủ đề như: tranh về bé chúc tết, tranh mùa xuân,
- Một số đồ dùng đồ chơi: Bóng, bộ đồ chơi lắp ghép, bộ đồ chơi nấu ăn, ho quả, bánh kẹo,.
- Các dụng cụ học tập như: Bút màu, đất nặn, bảng con,
III. CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH.
 	- Vận động phụ huynh ủng hộ một số nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng phục vụ cho chủ đề. 
	- Trao đổi với phụ huynh về chủ đề “Ngày tết và mùa xuân”, các bài trẻ được học ở lớp, phối hợp cùng phụ huynh rèn luyện cho trẻ khi ở nhà.
Thực hiện từ 09/01 đến ngày 13/01/2016
Giáo viên thực hiện: GV sáng: Trịnh Thị Thúy GV chiều:Nguyễn Thị Thanh Nga
ĐÓN TRẺ- 
TRÒ CHUYỆN
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
- Trò chuyện về các loại hoa quả bánh kẹo trong ngày tết. Xem tranh về các loại hoa quả bánh kẹo trong ngày tết.
- Trẻ hoạt động theo ý thích.
THỂ DỤC SÁNG
- Tập với bài “Thổi bóng”: + Thổi bóng (tập 4-5 lần).
 + Đưa bóng lên cao (Tập 3-4 lần).
 + Chạm bóng xuống sàn (Tập 3-4 lần).
 + Bóng nảy (Tập 3-4 lần).
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Thể dục
- Chạy theo đường zích zắc.
-TCVĐ: Lá và gió
Tạo hình
- Xâu vòng hoa trang trí ngày tết. (Theo mẫu). 
Làm quen văn học
-Dạy thơ: bánh chưng (lần 1)
Nhận biết tập nói
- Hoa mai, hoa cúc 
Giáo duc âm nhạc
- DH: Sắp đến tết rồi (lần 1).
- Nghe hát: Mùa xuân ơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Dạo chơi chăm sóc vườn rau
-Trò chơi: Ném bóng vào rổ
- Chơi tự do 
- Dạo chơi, trò chuyện về ngày tết
-Trò chơi: Tập tầm vông
- Chơi tự do.
 - Dạo chơi trò chuyện về bánh chưng 
-Trò chơi: Nu na nu nống.
- Chơi tự do.
- Dạo chơi, trò chuyện với trẻ về hoa mai, hoa cúc
-Trò chơi: gieo hạt
- Chơi tự do.
- Dạo chơi, chơi với đồ chơi, vận động trên sân trường
-Trò chơi: Chí chí chành chành
- Chơi tự do.
CHƠI VỚI ĐV HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- TCTTV: Mua hoa, quả - Xếp bày đĩa quả ngày tết.
- HĐVĐV: Xếp nhà đẹp đón tết, tô màu tranh bánh trưng,vẽ mưa mùa xuân
- Góc âm nhạc :nghe nhạc vận động theo nhạc.
CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU
-Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
- Xem hình ảnh về các loại hoa, quả, bánh ngày tết.
- Chơi tự do ở các góc
- Trò chơi: Ú òa.
 - Chơi kidmast: Ngôi nhà khoa học của Sammy
- Chơi tự do ở các góc.
- Trò chơi: Tập tầm vông
-Ôn bài thơ: Bánh chưng
-Chơi tự do ở các góc. 
- Trò chơi: Ú òa
- Làm quen bài hát: Sắp đến tết rồi.
 - Chơi tự do ở các góc.
- Trò chơi: Nu na nu nống 
-Lao động vệ sinh
- Nêu gương cuối tuần 
Người duyệt kế hoạch 
Phó hiệu trưởng
Thực hiện từ ngày 11/01 đến ngày 15/01/2016
NỘI DUNG
MĐYC
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ
ĐÓN TRẺ
TRÒ CHUYỆN
- Đón trẻ vào lớp, trao đổi với PH vể tình hình sức khoẻ của trẻ khi ở nhà.
- Trò chuyện về một số loại hoa, quả, bánh, kẹo trong ngày tết.
- Xem tranh ảnh về một số loại hoa, quả, bánh, kẹo.
- Trẻ hoạt động theo ý thích 
- Trẻ biết tên gọi màu sắc của một số hoa, quả, bánh, kẹo.
- Phát triển khả năng quan sát và gọi đúng tên qua tranh ảnh.
- Trẻ yêu quý và hào hứng với ngày tết. Tích cực trò chuyện cùng cô về ngày tết.
* Của cô: Tranh ảnh về một số loại hoa, quả, bánh, kẹo, tranh anh về ngày tếtCác bài thơ, bài hát về tết và mùa xuân.
* Của trẻ: Đồ dùng đồ chơi theo chủ đề: tranh lô tô các loại hoa, quả, các loại bánh kẹo bằng nhựa.
* Đón trẻ:
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh tình hình sức khoẻ của cháu khi ở nhà, trao đổi với phụ huynh về cách giữ ấm cho trẻ để tránh các bệnh như: Cảm, cúm, sổ mũi, viêm phế quản
- Nhắc nhở trẻ tự cất đồ dùng cá nhân và chào hỏi lễ phép.
 * Trò chuyện:
* Trò chuyện về một số loại hoa, quả, bánh, kẹo trong ngày tết.
- Hát theo nhạc: “Bánh chưng xanh”
+ Các con vừa hát bài gì?
- Cô cho trẻ quan sát và trò chuyện về một số loại hoa, quả, bánh kẹotrong ngày tết.
- Gợi hỏi để trẻ trò chuyện về các loại bánh, kẹo : Bánh chưng bánh tét, bánh mứt,
+ Tên gọi?
+ Màu sắc?
+ Dùng để làm gì?
- Gợi hỏi để trẻ trò chuyện về các loại quả: Dưa hấu, xoài, chuối,..
+ Tên gọi?
+ Màu sắc?
+ Dùng để làm gì?
* Xem tranh ảnh về một số loại hoa, quả, bánh, kẹo, cảnh ngày tết.
+ Đây là hoa gì? (bánh gì?, quả gì?....)
+ Có màu gì?
- Cô khuyến khích trẻ gọi tên, màu sắc của một số hoa, quả, bánh, kẹo... trong ngày tết.
- Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức..
* Trẻ hoạt động theo ý thích
Cho trẻ chơi theo góc tự chọn.
 Cô bao quát trẻ, khuyến khích trẻ chơi hứng thú tích cực.
................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ 
THỂ DỤC SÁNG
- Tập các động theo bài: “Thổi bóng”
+ Động tác 1: Hô hấp: Thổi bóng.
+ Động tác 2: Tay: Đưa bóng lên cao
+ Động tác 3: Lưng bụng: Cầm bóng lên.
+ Động tác 4: Bật: Bóng nảy.
- Trẻ biết tập các động tác của bài tập phát triển chung, nhớ tên bài tập.
- Trẻ thực hiện được các động tác của bài thể dục sáng theo cô. Rèn luyện cho trẻ khả năng thực hiện tập theo yêu cầu.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khoẻ mạnh.
* Của cô: Sân tập thoáng mát, nhạc, xắc xô. Máy catset, băng nhạc bài hát.
 * Của trẻ: Dép, trang phục gọn gàng.
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc bài “sắp đến tết rồi” kết hợp đi thường, đi nhanh, chạy chậm chạy nhanh sau đó đứng lại thành vòng tròn.
2. Trọng động:
* Động tác 1: Hô hấp: Thổi bóng ( tập 4- 5lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng thoải mái, bóng để dưới chân, hai tay chụm lại để trước miệng.
- Thực hiện: Cô nói: Thổi bóng, trẻ hít vào thật sâu, rồi thở ra từ từ, kết hợp hai tay cũng dang rộng ra từ từ ( làm bóng to)
* Động tác 2: Tay: Đưa bóng lên cao ( tập 3 - 4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên, hai tay cầm bóng để ngang ngực
- Thực hiện: 
+ Cô nói:” Đưa bóng lên cao” Hai tay trẻ cầm bóng đưa thẳng lên cao
+ Cô nói: “Bỏ bóng xuống” Trẻ đưa hai tay cầm bóng về tư thế ban đầu
* Động tác 3: Lưng bụng: Cầm bóng lên (tập 2 - 3 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng chân ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
- Thực hiện: 
+ Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống ,hai tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực.
+ Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống,đặt bóng xuống sàn nhà.
* Động tác 4: Bật: Bóng nẩy ( tập 3 - 4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng thoải mái, hai tay cầm bóng
- Thực hiện: 
+ Trẻ nhảy bật tại chỗ, vừa nhảy vừa nói” Bóng nảy”
3.Hồi tĩnh:
- Cho trẻ thả lỏng tay chân hít thở nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân theo nền nhạc không lời bài “Mùa xuân của bé”
................................................................................................................................................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ................................ ................................ ................................ ..................................................................
Thực hiện từ ngày 09/01 đến ngày 15/01/2016
NỘI DUNG
MĐYC
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ
.
* Thỏa thuận trước khi chơi.
- Hát theo nhạc “ sắp đến tết rồi”.
- Cô giới thiệu chủ đề chơi, các góc chơi, cách chơi của từng góc.
- Cô nhập vai và hướng dẫn trẻ chơi:
* Góc thao tác vai: bán hàng.
+ Sắp đến tết rồi các con thấy có vui không?
+ Vì sao tết đến lại vui?
+ Sắp đến tết rồi chúng mình cùng chơi trò chơi bán các loại hoa quả trong ngày tết.
+ Cô cùng chơi với trẻ và hướng dẫn trẻ chơi:
+ Cô hướng dẫn trẻ cách đi mua.
+ Trẻ được mẹ dẫn đi mua hoa quả ngày tết.
+ Hướng dẫn trẻ cách trả tiền, thối tiền, nói lời cảm ơn.
- Trẻ tham gia thể hiện vai chơi, cô nhắc trẻ thể hiện vai chơi.
- Cô kết hợp hỏi trẻ:
+ Các con đang làm gì ?
+ Khi mua các con phải như thế nào?
+ Con mua được những loại hoa quả nào?
*Hoạt động với đồ vật.
- Quan sát đĩa quả ngày tết.
+ Cô có gì đây?
+ Con thấy những loại quả nào?
- Cô hướng dẫn trẻ cách bày đĩa quả ngày tết và cùng chơi với trẻ, gợi ý để trẻ sắp xếp đẹp mắt phù hợp.
+ Con đang làm gì?
+ Đĩa quả con xếp có những loại quả nào?
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận nhẹ nhàng với các loại quả. Khi ăn các loại quả phảo rửa sạch sẽ, bỏ hạt.
*Góc âm nhạc:nghe nhạc, hát múa các bài theo chủ đề.
+Bạn nao thích múa hát?
+Ở góc này chọn và sử dụng theo ý thích của mình nhé!
+ Cô gợi ý cho trẻ tự nhận góc chơi.
- Cô khuyến khích trẻ nhận vai chơi theo ý thích của trẻ tự chọn.
................................................................................................
HĐVĐV
Xếp nhà đẹp đón tết, tô màu, xem tranh về ngày tết và mùa xuân.
Trọng tâm thứ 2 – thứ 4
- Trẻ biết sử dụng các hình khối để xếp nhà đẹp đón tết. Biết tô màu xem tranh về ngày tết và mùa xuân.
- Rèn sự linh hoạt của các ngón tay, rèn kĩ năng xếp chồng xếp cạnh các khối để xếp thành nhà. Rèn cách cầm bút, tư thế ngồi Trẻ khéo léo và chú ý khi tô màu, xem tranh về một số loại quả, hoa, bánh ngày tết và mùa xuân.
- Giáo dục trẻ cẩn thận, yêu quý cảnh vật hoa quả mùa xuân.
* Của cô: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
* Của trẻ: Mỗi trẻ một cái rổ và các khối gỗ vuông, tam giác... Tranh vẽ một số loại quả, hoa bánh ngày tết, bút màu, Tranh về ngày tết và mùa xuân.
* Xếp nhà đẹp đón tết, tô màu, xem tranh về ngày tết và mùa xuân.
* Xếp nhà đẹp đón tết
- Cô nhập vai chơi cùng với trẻ, gợi ý hướng dẫn cho trẻ chọn vai chơi, giúp trẻ lúc khó khăn.
- Cô hướng dẫn trẻ.
- Xếp nhà đẹp đón tết: Xếp khối gỗ tam giác chồng lên khối gỗ vuông thành cái nhà, sau đó trang trí những bức tranh hoa quả, bánh kẹo để đón một mùa xuân mới vui tươi. 
- Cô cho trẻ thực hiên cô quan sát trẻ và chơi cùng trẻ.
- Giáo dục trẻ khi chơi không tranh dành đồ chơi của bạn, biết giữ gìn đồ chơi khi chơi, chơi đoàn kết với bạn.
* Tô màu tranh ngày tết.
- Cô giới thiệu một số tranh về ngày tết.
+ Bạn nào thích tô tranh về ngày tết.
+ Con thích tô tranh nào?
+ Muốn tô bức tranh này tô như thế nào?
- Cô gợi ý và hướng dẫn trẻ cách tô.
- Cho trẻ thực hiện tô màu tranh về ngày tết trẻ thích.
- Cô bao quát gợi ý, cầm tay cho những trẻ chưa thực hiện được.
- Nhận xét tuyên dương những trẻ tích cực.
* Xem tranh ảnh về ngày tết:
- Hướng dẫn trẻ cách lật sách, để tranh đúng chiều.
+ Hỏi trẻ về nội dung bức tranh:
+ Con đang xem tranh gì?
+ Trong tranh có những ai?
+ Đây là ai?
+ Các bạn trong ngày tết đi đâu?
- Tổ chức cho trẻ xem tranh khuyến khích trẻ phát âm to, rõ và nhắc trẻ giở tranh cẩn thận không được xé tranh.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................ ................................ ................................ ................................ ................................ .................................
GÓC VẬN ĐỘNG:
Chơi với bóng, tưới nước cho cây.
Trọng tâm thứ 5
- Trẻ biết cách chơi vơi bóng, biết cách tưới cây.
- Rèn cho trẻ kỹ năng chơi với bóng. Phát triển kỹ năng quan sát và sự khéo léo khi tưới nước cho cây.
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, yêu quý cây xanh, bảo vệ cây.
* Của cô: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
* Của trẻ: Bóng to nhỏ khác nhau, chậu nước, ca tưới cây.
* Chơi với bóng, tưới nước cho cây.
* Chơi với bóng.
- Bạn nào sẽ chơi với bóng?
- Con sẽ chơi với bóng như thế nào?
- Cô gợi cho trẻ một số cách chơi với bóng như :lăn bóng, tung bóng,
- Cô cho trẻ chơi lăn bóng, tung bóng, đá bóng, 
- Cô cùng chơi với trẻ gợi ý, giúp đỡ trẻ chơi hứng thú.
- Giáo dục trẻ biết bảo quản đồ dùng đồ chơi cẩn thận, chơi đoàn kết thân thiện với bạn.
* Tưới nước cho cây.
- Cô cho trẻ hiểu cây sống được phải chăm sóc.
- Cô lấy cá và nước tưới cho cây cho trẻ xem.
- Cho trẻ tưới cây cùng cô.
- Cô theo dõi nhắc trẻ cẩn thận khi tưới cây không đổ nước quá nhiều vào gốc cây, nhẹ nhàng cẩn thận khi tưới cây.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 09 tháng 01 năm 2017
HOẠT ĐỘNG
MĐYC
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
PTVĐ
* VĐCB: Chạy theo đường dích dắc.
* TCVĐ: Lá và gió.
- Kiến thức: Trẻ biết chạy theo đường zích zắc, biết tập các động tác của bài tập phát triển chung,, biết chơi trò chơi vận động: “Lá và gió”
- Kỹ năng: Rèn luyện cho trẻ khả năng nghe nhìn, quan sát khi chạy theo đường zích zắc, đúng kỹ thuật. và rèn tính kiên nhẫn siêng năng cho trẻ.
- Thái độ:. Giáo dục trẻ chơi đoàn, không chen lấn xô đẩy bạn. thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. 
* Của cô: Bóng, các khối gỗ để cách nhau 20 – 30cm xắc xô, rổ để hòn sỏi, sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ
.* Của trẻ: Áo quần sạch sẽ, gòn gàng, dép. Bóng đủ cho trẻ.
* Hoạt động 1: Khởi động: 
- Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc bài “sắp đến tết rồi” kết hợp đi thường, đi nhanh, chạy chậm chạy nhanh sau đó đứng lại thành vòng tròn.
* Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung: Tập theo bài Thổi bóng
+ Động tác 1: Thổi bóng (Tập 3-4 lần)
+ Động tác 2: Đưa bóng lên cao. (Tập 3-4 lần)
+ Động tác 3: Cầm bóng lên. (Tập 3-4 lần)
+ Động tác 4: Bóng nẩy. (Tập 4-5 lần)
b.Vận động cơ bản: Chạy theo đường dích dắc.
- Cho trẻ đứng hai hàng đối diện nhau.
- Cô cho trẻ quan sát đường zích zắc.
Đây là đường dích dắc, muốn đến thăm nhà của bạn búp bê thì cô cháu mình phải chạy theo đường dích dắc, giờ các con xem cô chạy theo đường dích dắc nhé!
- Cô giới thiệu tên bài vân động và cho trẻ nhắc lại.
- Cô làm mẫu lần 1: Toàn phần không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: Giải thích
+Tư thế chuẩn bị: 2 bàn tay thả xuôi đứng trước vạch chuẩn.
+ Thực hiện: khi nghe hiệu lệnh thực hiện phối hợp măt nhìn theo đương zích zắc, khéo léo chân- tay nhịp nhàng chạy theo đường zích zắc để vượt qua các chướng ngại vật sao cho không bị chạm vào chúng, đầu không cúi, khi tới nhà bạn búp bê các con giơ tay chào bạn búp bê sau đó đi nhẹ nhàng về cuối hàng.
- Cô vừa thực hiện vận động gì?
- Mời 1 cháu lên thực hiện cô cùng các bạn nhận xét.
- Cô đã chạy trong đường dích dắc như thế nào?
- Mời trẻ thực hiện.
+ Lần 1: Tổ chức cho trẻ thực hiện đến khi hết lượt. cô theo dõi sữa sai cho trẻ. 
+ Lần 2: Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua.
- Mời cá nhân lên tập: 5 - 6 cháu
- Giáo dục trẻ: Không chen lấn xô đẩy bạn.
c. Trò chơi vận động: Lá và gió.
- Cô giới thiệu tên trò chơi. Cô cho trẻ nhắc lại tên trò chơi
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi
+ Luật chơi: Gió thổi thì lá bay, gió ngừng thổi thì lá dừng lại. Nếu ai làm đúng sẻ được cô khen, nếu làm sai thì phải nhảy lò cò
+ Cách chơi: Cô đóng vai làm gió, các cháu làm những chiếc lá rụng trên sân . Khi gió thổi mạnh vù vù thì tất cả những chiếc lá trên sân bay nhanh theo chiều gió . Khi gió thổi nhẹ thì bay chậm , gió ngừng thì lá dừng hẳn lại
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô cùng chơi với trẻ.
- Nhắc trẻ không chen lấn xô đẩy nhau .
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ cùng đi nhẹ nhàng hít thở 1-2 vòng quanh sân theo nền nhạc không lời bài hát “mùa xuân của bé”
* Nhận xét, tuyên dương
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..............................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tet.docx
Giáo Án Liên Quan