Giáo án mầm non lớp mầm năm 2013 - Chủ đề 9: Quê hương đất nước - Bác hồ

I. Mục đích - yêu cầu.

1. Kiến thức

- Trẻ nói đúng tên, đặc điểm và cách đi đường tới lớp học; chơi trò chơi, theo ý thích.

2. Kĩ năng.

- Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn, vận động cho trẻ.

3. Thái độ

- Có ý thức khi đi đường tới lớp. Chơi đoàn kết với bạn.

II. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát.

- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ. Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng , phù hợp.

III. Tổ chức hoạt động.

 

doc47 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm 2013 - Chủ đề 9: Quê hương đất nước - Bác hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 9: QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ
3 TUẦN ( Từ ngày 6/5/20132013 – 24/5/2013)
TUẦN 33
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU ( 1 TUẦN)
 Từ ngày 6/ 5/2013 – 10/5/2013
Thứ 2 ngày 6 tháng 5 năm 2013
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Đường làng
 TCVĐ: Tung bóng
 Chơi tự do: Lá, giấy, phấn
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ nói đúng tên, đặc điểm và cách đi đường tới lớp học; chơi trò chơi, theo ý thích.
2. Kĩ năng.
- Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn, vận động cho trẻ.
3. Thái độ
- Có ý thức khi đi đường tới lớp. Chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm quan sát. 
- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ. Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng , phù hợp.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1 : Quan sát « Đường làng »
- Cho trẻ đi dạo chơi theo cô.
- Hàng ngày các con tới lớp bằng con đường nào?
- Ai có nhận xét gì về đường tới lớp của chúng mình? (gọi cá nhân trẻ nhận xét, lớp nhắc lại).
- Khi đi đường chúng mình đi bên nào?
- Đi thế nào?
- Xung quanh đường có gì nhỉ?
-> Cô chốt lại và giáo dục trẻ: Khi đi đường phải đi bên phải, sát lề đường để đảm bảo an toàn.
- Các con đang quan sát gì?
2. Hoạt động 2: TCVĐ “ Tung bóng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Ai giỏi nhắc lại luật, cách chơi? Cô nhắc lại cùng trẻ.
- Cho trẻ chơi. Cô bao quát, động viên, sửa sai trẻ.
- Các con đang chơi trò chơi gì?
3. Hoạt động 3: Chơi tự do “ Lá, phấn, giấy”
- Cho trẻ chơi theo ý thích của mình. Cô bao quát trẻ
- Cho trẻ rửa tay sau khi chơi
- Trẻ dạo chơi cùng cô.
- Trẻ chỉ.
- Trẻ nhận xét.
- Bên phải.
- Sát lề đường.
- Trẻ nói
- Đường làng
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ chơi 4 – 5 lần.
- Tung bóng
- Trẻ chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG
Nội dung
Kết quả
Biện pháp
- Tổng số trẻ
- Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động
- Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động
Thứ 3 ngày 7 tháng 5 năm 2013
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ: tẠO HÌNH
Bài dạy:Vẽ về miền núi ( ĐT)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết vẽ về miền núi qua các kỹ năng đã học để tạo thành bức tranh đẹp.
- Biết phối hợp các nét vẽ và các hình cơ bản tạo nên cảnh miền núi.
2. Kĩ năng
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ được các nét cơ bản tạo thành bức tranh.
- Trẻ khéo léo, kiên nhẫn để hoàn thành sản phẩm,
3. Thái độ
- Biết yêu thích cái đẹp.
- Trẻ biết yêu quê hương, đất nước..
II. Chuẩn bị 
- Tranh mẫu cho trẻ quan sát : 2 tranh.
- Đồ dùng của trẻ: bút màu, vở tạo hình, bàn ghế cho trẻ ngồi.
- Giá treo sản phẩm.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện 
 Chào mừng các bé tham gia câu lạc bộ “Bé khéo tay” ngày hôm nay. 
 Câu lạc bộ hôm nay có các bạn đều đến từ lớp 5 - 6 tuổi trung tâm trường MN số 2 Nậm Tăm
 Đồng hành cùng các bạn là cô giáo Lệ Quyên
- Câu lạc bộ gồm có 4 phần
- Phần 1: Bé thông minh nhanh trí
- Phần 2: Bé cảm thụ tranh
- Phần 3 : Bé trổ tài
- Phần 4: Trao giải
2. Hoạt động 2: Bé thông minh nhanh trí
 Ngay bây giờ chúng ta cùng bước vào phần thứ nhất có tên: Bé thông minh nhanh trí
- Các con hãy kể những địa danh nổi tiếng mà các con biết?
- Tên làng con đang ở là gì?
- Bạn có yêu quý nơi mình đng sống không ?
=> Cô chốt lại. Đất nước chúng ta có tên là nước Việt Nam đất nước chúng ta vô cùng tươi đẹp có thủ đô Hà Nội, trên nước ta có nhiều địa danh nổi tiếng như: Hạ long, Hà Nội nơi con đang sống là xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- GD trẻ yêu quý quê hương bản làng nơi mình đang sống cùng gia đình
3. Hoạt động 3 : Bé cảm thụ tranh.
Tranh 1 : Vẽ về phong cảnh và ngôi nhà sàn.
- Chúng ta nhìn xem đây là gì ?
- Bức tranh vẽ về gì đây nhỉ ?
- Trong tranh vẽ những gì ?
- Bức tranh vẽ sử dụng màu sắc gì ?
- Bố cục bức tranh thế nào ?
- Cô đã dùng những kỹ năng gì để thực hiện?
= > Cô chốt lại : ở miền núi có nhiều nhà sàn, nhà được làm ở trên sàn, phía dưới có cột sàn và cầu thang lên xuống. Người miền vúi phải ở nhà sàn để tránh thú rừng quấy phá, phía dưới nhà sàn thường là chuồng trâu. chuồng lợn hay chuồng ngựa
Tranh 2 : Phong cảnh dãy núi, ông mặt trời chuẩn bị khuất núi
- Đây là bức tranh vẽ gì ?
- Dãy núi màu gì ?
- Dãy núi được vẽ thế nào ?
- Ông măt trời như thế nào? Màu gì ?
- Bố cục bức tranh thế nào ?
- Màu sắc bức tranh có hợp lý không ?
=> Cô chốt lại : Bức tranh vẽ về phong cảnh miền núi có rất nhiều dẫy núi là những nét cong màu xanh nối tiếp nhau, bên trái bức tranh là ông mặt trời chuẩn bị khuất núi chỉ được vẽ bằng 1 nửa hình tròn tô màu đỏ thẫm rất đẹp.
4. Hoạt động 4 : Bé trổ tài
- Chúng ta sẽ thể hiện sự khéo léo của mình qua bức tranh vẽ về phong cảnh miền núi nhé.
- Để vẽ tốt cô và các họa sỹ nhỏ sẽ trao đổi ý tưởng của mình nhé
- Hỏi ý tưởng của trẻ
- Bạn sẽ vẽ những gì ?
- Để bức tranh về miền núi của bạn đẹp bạn sẽ sử dụng màu sắc như thế nào ?
- Bạn định vẽ thêm gì cho bức tranh của mình nữa không ?
 - Cô bổ xung ý tưởng cho trẻ như vẽ hêm hoa, cây xanh các con vật 
- Khuyến khích những những ý tưởng sáng tạo.
5. Hoạt động 5 : Trao giải
- Cho trẻ dừng tay cô treo bài giúp trẻ
- Cho trẻ quan sát nhận xét bài của bạn 
- Bạn thích nhất bức tranh của ai vẽ ?
- Vì sao ?
- Bạn đã vẽ những gì ?
- Bạn định đặt tên cho bức tranh của mình như thế nào ?
- Cô nhận xét chung về bức tranh
6. Hoạt động 6 : Kết thúc : 
- Cô trao giải cho trẻ có bài vẽ đẹp
- Cho trẻ hát Múa với bạn Tây nguyên và đi ra ngoài.
Trẻ chú ý
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ nghe
 Trẻ kể tên 
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ nghe
- Vẽ về miền núi ạ
Trẻ nhận xét 
Trẻ nhận xét 
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
-Vẽ về miền núi 
- Màu xanh ạ
- Nét cong nối tiếp
- Trẻ nhận xét 
- Cân đối
- Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ nêu ý tưởng (5 – 6 trẻ nêu ý tưởng).
Trẻ dừng tay 
- Trẻ nhận xét bài của bạn và nêu ý tưởng về bài vẽ của mình
Trẻ chú ý nghe cô nhận xét
- Trẻ nhận giải
- Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Trò chơi tự chọn: Ô ăn quan, ném còn
2. Làm quen bài mới : Truyện Sự tích Hồ Gươm
- Cô kể mẫu : 2 lần
- Cho cả lớp kể : 1-2 lần
- Cho nhóm kể
- Nhận xét khen trẻ
3. Nêu gương bình cờ
4. Vệ sinh trả trẻ
 ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG
Nội dung
Kết quả
Biện pháp
- Tổng số trẻ
- Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động
- Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động
Thứ 4 ngày 8 tháng 5 năm 2013
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
 QSCMĐ: Bản phiêng lót
 TCVĐ: Chạy tiếp cờ
 CTD: Sỏi, que, phấn.
 I. Môc ®Ých yªu cÇu.
 1. Kiến thức. 
 - Trẻ quan sát và biết được quang cảnh, thời tiết trong buổi sáng trên bản phiêng 
 lót có những gì
 - Trẻ biết được bản phiêng lót chính là quê hương của mình.
 2. Kỹ năng.
 - Rèn luyện khả năng quan sát ghi nhớ có mục đích.
 - Trẻ biết cách chơi và hứng thú chơi.
 3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ yêu quí bảo vệ quê hương làng bản giữ gìn môi trường xan, sạch 
 II. Chuẩn bị: 
 - Khoảng sân rộng, thoáng cho trẻ quan sát.
 - Trang phục : gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
 III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát bản phiêng lót
Hôm nay cô con mình cùng quan sát bản phiêng lót nhé
- B©y giê chóng m×nh cïng quan s¸t xem bản phiêng lót có những gì nhé? 
- Những ngôi nhà có mái nhà màu gì?
- Những ngôi nhà để làm gì?
- Ngoài nhà ra chúng mình còn nhìn thấy gì nữa?
- Có những loại cây gì?
- Phía đằng kia có gì nhỉ?
- Ao cá như thế nào?
- Bên cạnh lớp mình có gì đây?
- Suối nước như thế nào?
- Có lợi ích gì?
- Chúng mình thấy bản phiêng lót có đẹp không?
- Chúng mình có yêu quí quê hương của chúng mình không?
- Muốn cho bản mình xanh sạch đẹp chúng mình phải làm gì?
=> Đây là bản phiêng lót rất là đẹp với khung cảnh xanh tươi là quê hương của tất cả chúng mình và mọi người đang sống tại bản.
- Giáo dục trẻ: yêu quí bảo vệ quê hương làng bản giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Chúng mình vừa quan sát gì nhỉ?
- Cô nhắc lại.
- Nhận xét khen trẻ
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ
- Giới thiệu: Trò chơi: “chạy tiếp cờ.”
- Cô hỏi trẻ cách chơi ,luật chơi?
- Trẻ không nhớ, cô nhắc lại trẻ nhớ và biết cách chơi trò chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
- Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?
- Cô nhận xét chung giờ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do: sỏi, que, phấn.
- Cô giới thiệu đồ chơi.
- Cho trẻ chơi với đồ chơi mà trẻ yêu thích.
- Cô bao quát trẻ chơi vui vẻ và an toàn.
- cho trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi
- Có nhiều ngôi nhà
- Màu, nâu, xanh, đỏ ạ.
- Để gia đình ở ạ. 
- Cây xanh ạ.
- Trẻ trả lời.
- Ao cá ạ.
- To rộng ạ. 
- Suối nước ạ.
- Trẻ trả lời.
- Lấy nước dùng và sinh hoạt ạ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Bản phiêng lót ạ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe
- Trẻ nêu cách chơi, luật chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Chạy tiếp cờ ạ.
- Trẻ chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG
Nội dung
Kết quả
Biện pháp
- Tổng số trẻ
- Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động
- Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động
Thứ 5 ngày 9 tháng 5 năm 2013
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: VĂN HỌC
Truyện : Sự tích Hồ Gươm
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ tên truyện.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ
3. Thái độ
- Thông qua truyện giáo dục trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, biết về danh lam thắng cảnh của đất nước
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa truyện
- 1 bức tranh về Hồ Gươm
- Giấy A4, bút màu
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cho trẻ hát bài “Em yêu thủ đô”
- Các cháu vừa hát bài hát gì ?
- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam đấy các cháu ạ , ở Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như : Hồ tây, Tháp Rùa, Chùa một cột, Hồ Gươm
- Cô treo tranh vẽ Hồ Gươm ra: Bức tranh vẽ gì ?
- Hồ Gươm có những gì ?
- Cây cầu có màu gì ?
- Cô nói: Đây là bức tranh vẽ Hồ Gươm ở Hà Nội, giữa hồ có Tháp Rùa, có cầu Thê Húc sơn đỏ cong cong soi bóng xuống mặt nước trong xanh, xung quanh là những hàng cây tỏa bóng mát, những luống hoa đủ màu sắc rực rỡ. Đó là 1 trong những cảnh đẹp của thủ đô
- Vậy vì sao có tên gọi là Hồ Gươm ? các cháu hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “sự tích Hồ Gươm” nhé!
2. Hoạt động 2: Cô kể diễn cảm
- Lần 1: Sự tích Hồ Gươm
 Do cô Thu Thủy kể
- Lần 2: Kết hợp tranh minh họa 
 Cô vừa kể câu truyện gì?
 Câu truyện này do ai kể lại?
3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn 
- Ai đã cùng nhân dân đánh giặc Minh ?
=> Cô chốt lại: Lê Lợi cùng nhân dân giết giặc Minh
 - Trích đoạn: từ đầu đến “ đánh đuổi chúng”
- Ai đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc Minh ?
=> Cô chốt lại: Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc Minh
- Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm ?
Cô chốt :Vì giặc Minh sang cướp nước ta, tàn sát nhân dân ta
- Có gươm thần ông Lê Lợi đánh giặc Minh ra sao? Giặc Minh đã thua như thế nào?
Cô chốt :Từ khi có gươm thần ông Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh, giặc chết, đầu hàng, bỏ chạy về nước và ông Lê Lợi lên làm vua. 
( Trích đoạn: “Năm ấy. từ khi có thanh gươm thầnyên vui”)
- Sau khi Lê Lợi chiến thắng giặc Minh, Long Quân đã sai Rùa Vàng đòi gươm ở đâu ?
=> Cô chốt lại: Long Quân đã sai Rùa Vàng đòi gươm ở Hồ Tả Vọng
- Rùa Vàng đã nói gì khi đòi lại gươm ?
=> Cô chốt lại: Rùa Vàng đã nói : Xin nhà vua trả hươm cho Long Quân ( Trích đoạn: “một năm saurồi lặn xuống nước”)
- Vì sao Hồ Tả Vọng lại được đặt tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm ?
( Trích đoạn: “Từ đó” đến hết)
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ kể truyện
- Cô cho trẻ kể truyện theo cô.
- Lớp kể 2 - 3 lần
- Tổ kể chuyện
- Cô khuyến khích trẻ kể chuyện
* Củng cố – giáo dục
- Các cháu vừa kể câu truyện gì ?
- Câu truyện này do ai kể lại
- Ngoài Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội còn nhiều di tích , những danh lam thắng cảnh khác với những câu chuyện rất hay trong lịch sử như: đền Thánh Gióng, chùa Một cột, Đền thờ vua Hùng các con muốn đến đó tham quan thì cố gắng học thật giỏi lớn lên mình đi khắp đất nước tham quan nhé!
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Cho trẻ đọc thơ Hoa quanh lăng Bác và ra chơi.
- Trẻ hát
- Bài “em yêu thủ đô”
 - Cảnh Hồ Gươm
- Có Tháp Rùa, Cầu, cây..
- Cầu màu đỏ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô kể diễn cảm
- Sự tích Hồ Gươm
- Do cô Thu Thủy kể lại
- Lê Lợi cùng nhân dân giết giặc Minh
- Long Quân
- Trẻ trả lời
- Nghĩa quân Lê Lợi càng đánh càng mạnh, giặc Minh thua chạy tơi bời
 - Rùa Vàng đòi gươm ở Hồ Tả Vọng
 - Xin nhà vua trả gươm cho Long Quân
- Để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân cho mượn gươm giết giặc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể
- Tổ kể
- Sự tích Hồ Gươm
- Cô Thu Thủy
- Trẻ nghe
- Trẻ đọc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Trò chơi tự chọn: Nu na nu nống, Lộn cầu vồng
2. Tiết học chính:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: ÂM NHẠC
DH: Múa với bạn Tây nguyên
NH: Inh lả ơi
TCÂN: Ai đoán giỏi
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả
- Trẻ thích hát, thuộc bài hát, thể hiện tình cảm của mình với bài hát.
- Trẻ nhớ được tên bài hát là: "Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng Lân, nhớ được vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc.
2. Kĩ năng
- Trẻ biết cách chơi trò chơi, qua trò chơi rèn kỹ năng cho trẻ thông qua trò chơi.
3. Thái độ
 - Trẻ chú ý nghe cô hát, cảm nhận được tính chất âm nhạc lời ca của bài hát.
- Hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc.
 II. Chuẩn bị
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng
III Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
Xin chào các bạn từ mọi miền tổ quốc đã về đây tham dự lễ hội “Tiếng hát quê hương”. Cô giới thiệu 3 đội: 
- Đại diện cho miền Bắc đó là các bạn đến từ quê hương Lai Châu
- Đại diện cho các bạn miền Nam đó là các bạn đến từ Nam Bộ.
- Đại diện cho các bạn miền Trung đó là các bạn đến từ miền đất đỏ Tây Nguyên.
- Lễ hội gồm có các phần như sau:
Phần 1: Thi trả lời nhanh
Phần 2: Thi ca hát
Phần 3: Thưởng thức âm nhạc.
Phần 4: Giao lưu âm nhạc giữa các đội
- Ngay bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ nhất có tên: Thi trả lời nhanh
2. Hoạt động 2 : Thi trả lời nhanh
- Đất nước ta có tên là gì?
- Các con hãy kể tên những địa danh nổi tiếng trên nước ta mà các con biết?
- Nơi con đang ở có tên là gì?
- Con có yêu quý nơi mình đang ở cùng gia đình không?
=> Ai cũng có một quê hương ở nơi đó có rất nhiều kỷ niệm của tuổi thơ có con đê, đầu làng có luỹ trẻ xanh và có cả lời ru ngọt ngào của mẹ. Sau đây cô xin mời các bạn hãy thưởng thức những ca khúc hát về đất nước về các miền quê nhé !
2. Hoạt động 2: Thi ca hát.
- Trong những ngày hội vui các bạn nhỏ gần xa cùng nhau về vui múa hát. Bây giờ các con hãy lắng nghe các bạn đã cùng ca với nhau ở đâu qua bài hát "Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng Lân.
- Cô hát mẫu 1 lần.
- Cô vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát này do ai sáng tác ?
- Nội dung bài hát nói về ngày hội của người Tây Nguyên. Các bạn nhỏ khắp nơi về cầm hoa, cầm cờ, múa hát bên cây đàn truyền thống đó là đàn Tơ rưng.
+ Vậy các bé lớp mình có muốn cùng với cô hát bài hát " Múa với bạn Tây Nguyên" không?
* Dạy trẻ hát 
- Cô dạy trẻ hát theo các hình thức lớp hát, tổ hát nhóm hát, cá nhân trẻ hát, 
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ theo các hình thức
- Củng cố hỏi tên bài hát, tác giả?
3. Hoạt động 3: Thưởng thức âm nhạc
      Chúng ta vừa đến với giai điệu sôi động của tây nguyên, sau đây chúng ta sẽ cùng lắng nghe những giai điệu mượt mà , êm ái của làn điệu dân ca Thái qua bài hát Inh lả ơi
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca
- Cô hát lần 2: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? 
- Lần 2: Bật đĩa cho trẻ nghe
- Lần 3 mời trẻ hát cùng cô.
- Hỏi lại tên bài hát, tác giả?
- Nhận xét tuyên dương trẻ
4. Hoạt động 4: Giao lưu âm nhạc 
- Trò chơi Ai đoán giỏi
- Và bây giờ các đội chơi sẽ cùng nhau giao lưu qua trò chơi “ Ai đoán giỏi” nhé!
- Cách chơi: Cô gọi cháu A đội mũ chóp kín, cô chỉ định hai hoặc ba cháu khác hát kết hợp gõ đệm bằng sắc xô, trống conĐố trẻ A đội mũ chóp kín tên bài hát, các dụng cụ gõ đệm.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra khen trẻ sau mỗi lần chơi.
- Hỏi trẻ tên trò chơi?
- Nhận xét khen trẻ
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Lễ hội “Tiếng hát quê hương” đến đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại vào lễ hội năm sau
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ nghe
- Việt Nam
- Tháp Rùa, Vịnh Hạ Long, Hồ Hoàn Kiếm
- Trẻ nói
- Có ạ
- Trẻ chú ý nghe 
- Múa với bạn Tây Nguyên
- Phạm Tuyên
- Có ạ.
- "Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Phạm Tuyên
- 
Trẻ nghe
- Trẻ nghe cô hát 
- Trẻ nói
- Trẻ nghe
- Trẻ chú ý
- Trẻ nghe 
- Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ nhận quà.
4. Nêu gương
5. Vệ sinh trả trẻ
 ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG
Nội dung
Kết quả
Biện pháp
- Tổng số trẻ
- Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động
- Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động
Thứ 6 ngày 10 tháng 5 năm 2013
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ : Bầu trời
TCVĐ : Chìm nổi
CTD : Cát, lá, sỏi
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ biết nói được đặc điểm của bầu trời, trẻ được hít thở không khí trong lành, biết chơi trò chơi, chơi với đồ chơi.
2. Kĩ năng
- Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn, vận động cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ hào hứng tham gia chơi, không xô đẩy bạn, tranh giành đồ chơi của bạn. Yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm quan sát. Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.
- Đồ chơi, các bến thuyền, cát, lá, sỏi
- Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng , phù hợp.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1 : Quan sát bầu trời.
- Cô cùng trẻ ra sân chơi.
- Các con hãy nhìn xem quang cảnh bầu trời hôm nay thế nào ?
- Nhìn lên trời con có thấy bầu trời có những đám mây và những khoảng xanh không ?
- Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ?
+Những đám mây đó có màu gì ? Chúng đứng yên hay chuyển động ?
- Sân trường, cây cối, cảnh vật...lúc này khô ráo hay ướt át ?
- Con có trông thấy ánh nắng vàng (hay những giọt mưa) không ?
- Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được 
trời đang nắng, râm mát hay sắp mưa ?
- Các con có nhìn thấy ông mặt trời không ? Vì sao ?
- Hôm nay trời thế nào ?
- Thời tiết đang là mùa gì ?
" Các con ạ ! Bầu trời hôm nay rất đẹp, bầu trời cao, mây trắng, vì đây đang là mùa hè nên những tia nắng vàng chói chang làm cho ta cảm thấy nóng bức, Cảnh thiên nhiên rất đẹp vì vậy các con hãy yêu quý quê hương mình nhé
- Các con đang quan sát gì?
- Nhận xét khen trẻ
2. Hoạt động 2 : TCVĐ « Chìm nổi »
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Hỏi trẻ cách chơi, cô nhắc lại cùng trẻ.
- Cho trẻ chơi. Cô bao quát động viên, sửa sai cho trẻ.
- Các cháu đang chơi trò chơi gì?
3. Hoạt động 3 : Chơi tự do «  Cát, lá, sỏi »
- Cho trẻ chơi, cô bao quát, gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo, an toàn.
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi
- Trẻ ra sân cùng cô.
- Trẻ trả lời cô.
.
- Trẻ kể.
- Chuyển động ạ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời cô
- Trời nắng
- Mùa hè
- Trẻ nghe
- Bầu trời
- Trẻ nghe
- Trẻ nói
- Trẻ tham gia trò chơi
Chìm nổi ạ
- Trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG
Nội dung
Kết quả
Biện pháp
- Tổng số trẻ
- Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động
- Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động
TUẦN 34
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: BÁC HỒ KÍNH YÊU ( 1 TUẦN)
Từ ngày 13/ 5/2013 – 17/5/2013
Thứ 2 ngày 13 tháng 5 năm 2013
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: THỂ DỤC
Bài dạy: Ném trúng đích thẳng đứng
 TCVĐ: Cáo và thỏ
I. Mục đích – yêu cầu

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_que_huong_dat_nuoc.doc
Giáo Án Liên Quan