Giáo án mầm non lớp mầm năm học 2017 - Chủ đề: Gia đình

I.MỤC TIÊU:

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

- Trẻ khỏe mạnh, tăng cân và chiều cao hợp lí, có thể tham gia các hoạt động vừa sức.

+ Trẻ trai: Cân nặng đạt: 12,7 kg - 21,2 kg.

 Cân cao đạt: 94,9 kg – 111,7 cm.

+ Trẻ gái: Cân nặng đạt: 12,3 kg – 21,5 kg

 Chiều cao đạt: 94,1 kg 111,3 cm.

- VĐCB: thực hiện được 1 số vân động cơ bản: ném, bật, trườn

- VĐ tinh:

+ Có thể xếp chồng các khối với nhau: khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ

 + Biết tự thay xếp quần áo

-DDSK:

+ Biết ăn đa dạng các món ăn- biết các thực đơn trong tháng- biết không đem quà – sữa vào lớp.

- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần có sự khéo léo của đôi bàn tay: xâu, buộc dây, tô, vẽ các nét cơ bản

- Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe: tên món ăn, chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm từ thực vật, biết vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.

- Có một số thói quen kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn cho bản thân: biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, biết rửa tay trước khi ăn, rửa tay khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh, biết tránh nơi nguy hiểm đảm bảo an toàn như: nhà bếp, điện, ao hồ sông rạch, biết mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp thời tiết.

 

docx13 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm học 2017 - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 04
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH 
Thời gian: 4 Tuần (Từ ngày 03/ 04 đến ngày 28/ 04/ 2017)
I.MỤC TIÊU:
1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
- Trẻ khỏe mạnh, tăng cân và chiều cao hợp lí, có thể tham gia các hoạt động vừa sức.
+ Trẻ trai: Cân nặng đạt: 12,7 kg - 21,2 kg.
 Cân cao đạt: 94,9 kg – 111,7 cm.
+ Trẻ gái: Cân nặng đạt: 12,3 kg – 21,5 kg
 Chiều cao đạt: 94,1 kg 111,3 cm. 
- VĐCB: thực hiện được 1 số vân động cơ bản: ném, bật, trườn
- VĐ tinh: 
+ Có thể xếp chồng các khối với nhau: khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ
 + Biết tự thay xếp quần áo
-DDSK:
+ Biết ăn đa dạng các món ăn- biết các thực đơn trong tháng- biết không đem quà – sữa vào lớp.
- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần có sự khéo léo của đôi bàn tay: xâu, buộc dây, tô, vẽ các nét cơ bản
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe: tên món ăn, chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm từ thực vật, biết vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.
- Có một số thói quen kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn cho bản thân: biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, biết rửa tay trước khi ăn, rửa tay khi tay bẩn và sau khi đi vệ sinh, biết tránh nơi nguy hiểm đảm bảo an toàn như: nhà bếp, điện, ao hồ sông rạch, biết mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp thời tiết.
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Khám phá các thành viên trong gia đình, các kiểu nhà, nhu cầu của gia đình.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý ghi nhớ có chủ định:
+ Quan saùt và so sánh đồ dùng trong gia đình, các kiểu nhà
+ Bieát công việc của các cô và bố mẹ. Bieát số nhà, điện thoại của ba mẹ
- Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau về bản thân
- Coù khaû naêng dieãn ñaït söï hieåu bieát cuûa mình baèng nhieàu caùch khaùc nhau
+ Noùi veà gia đình của bé, ngôi nhà của bé, nhu cầu trong gia đình
+ Biết thể hiện vai các thàng viên trong gia đình qua trò chơi đóng vai
- Có một số khái niệm sơ đẳng về toán: Tạo thành nhóm theo đúng vị trí, So sánh cao- thấp, nhận biết hình chữ nhật, hình tam giác.
3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- Có khả năng lắng nghe, nghe hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày.
+ Biết lắng nghe và trả lời tròn câu. Hiểu và trả lời được câu hỏi của cô.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau.
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa
+ Biết thưa cô khi trẻ lời , biết chào khi người lớn đến lớp cũng như khi có khách đến nhà chơi 
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu bài thơ, đồng dao.
- Có một số kĩ năng về việc đọc : đọc to , rõ và diễn cảm các bài thơ, đồng dao, ca dao về gia đình.
+ Biết cách xem sách, cách cầm viết để tô và vẽ về gia đình.
4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI:
- Có ý thức về gia đình của mình
+ Biết ăn, ngủ, vệ sinh, nghỉ ngơi hợp lý, biết giữ gìn vệ sinh ngôi nhà sạch sẽ, không rác bừa bãi, biết vệ sinh đồ dùng sạch sẽ.
- Có một số phẩm chất cá nhân: Tự tin, mạnh dạn, tự lực.
+ Biết giao tiếp tự tin với bạn và người khác, biết lấy đồ chơi theo ý thích và tiến hành chơi.
+ Mạnh dạng tự tin kể về gia đình của cháu
- Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, quan tâm.
- Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt gia đình, sinh hoạt cộng đồng 
5. PHÁT TRIỂN THẢM MỸ:
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình: múa hát các bài hát về gia đình, cha mẹ.
- Biết nhận xét được sản phẩm nào đẹp của mình và của bạn và thích thú trước cái đẹp.
- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật : qua các buổi biểu diễn văn nghệ của lớp, qua tạo sản phẩm tạo hình
II. NỘI DUNG: 
A. Nội dung giáo dục
1. Phát triển thể chất:
Tập bài tập TDS số 29, 30, 31,32
VĐCB:
- Ném xa bằng 1 tay (1 tiết)
- Trườn sấp, trèo qua ghế thể dục (1 tiết)
- Bật xa 20cm ( 1tiết)
- Ném đích thẳng đứng, chạy 12m ( 1 tiết)
- VĐ tinh: Biết xâu, buộc dây, tô, vẽ các nét cơ bản, xếp chồng khoảng 3- 4 hình khối mà không đổ ( HĐG)
- DDSK: Dạy trè biết tên một số loại thịt cá và hạn chế ăn bánh kẹo, biết được lợi ích của việc ăn uống đủ chất ( Đón trẻ)
2. Phát triển nhận thức:
 a/ Khám phá khoa học:
- Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh. (giờ học)
- Trò chuyện về ngôi nhà của bé ( 1tiết)
- Trò chuyện về những người thân trong gia đình (1 tiết)
- Khám phám cái bát, cái tô (1 tiết)
- Trò chuyện về công việc của ba và mẹ ( 1 tiết)
b/ Toán:
- Trẻ biết nhận biết, so sánh về hình dạng, màu sắc và đặc điểm của một số đồ dùng trong gia đình ( HĐG)
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 ( 1 tiết)
- Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn ( 1 tiết)
c/ Khám phá xã hội:
- Khám phá các thành viên trong gia đình, các kiểu nhà, nhu cầu của gia đình. (HĐG)
- Sự kiện 30/4
3. Phát triển ngôn ngữ: 
- Có khả năng lắng nghe, nghe hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày. (Giờ đón trẻ)
- Nghe hiểu nội dung một số bài thơ, bài hát, câu truyện về thế giới thực vật (HĐG)
+ Thơ “Thăm nhà bà” (1 tiết)
+ Thơ “ Đồng hồ quả lắc ( 1tiết)
+ Thơ “ Lấy tăm cho bà” (1 tiết)
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện cùng cô. (HĐG)
+ Truyện “ gà trống và vịt bầu” ( 1 tiết)
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Có ý thức về bản thân.(HĐG)
+ Biết ăn, ngủ, vệ sinh, nghỉ ngơi hợp lý, biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, không rác bừa bãi, biết vệ sinh đồ dùng sạch sẽ.(HĐ Vệ sinh)
- Biết rủ bạn cùng chơi hòa đồng với bạn. Biết yêu quí và kính trọng, giúp đỡ bạn xung quanh.(HĐG- HĐNT)
5. Phát triển thẫm mỹ:
- Thích tạo ra các sản phẩm đẹp về gia đình (HĐG)
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình:
+ Vận động “ Cả nhà thương nhau” (1 tiết)
+ Dạy hát “ Mẹ yêu không nào (1 tiết)
- Có khả năng sáng tạo trong các hoạt động tạo hình:
+ Dán ngôi nhà của bé (m) ( 1 tiết)
+ Tô màu người thân trong gia đình (ĐT) ( 1tiết)
+ Nặn cái bát (m) ( 1 tiết)
+ Vẻ quả tròn tặng bố mẹ ( m) ( 1 tiết)
- Thích thú chăm chú tạo ra các sản phẩm vẽ, tô màu về hiện tượng thiên nhiên, khám sức khỏe, biết nhận xét sản phẩm đẹp của mình và của bạn (HĐG)
2/ Nội dung chủ đề nhánh: 
1. Tuần 1: Các kiểu nhà (Từ 03 - 07/ 04/ 2017)
2. Tuần 2: Các thành viên trong gia đình (Từ 10 - 14/ 04/ 2017)
 3. Tuần 3: Đồ dùng trong gia đình (Từ 17 - 21/ 04/ 2017)
 4. Tuần 4: Công việc của ba và mẹ (Từ 24- 28/ 04/ 2017)
3/ MẠNG CHỦ ĐỀ LỚN
Tuần 1
Các kiểu nhà
Từ 03 - 07/ 04/ 2017
Tuần 2
Các thành viên trong gia đình
Từ 10 - 14/ 04/ 2017
GIA ĐÌNH 
Thời gian: Từ ngày 03 đến ngày 28/ 04/ 2017
Tuần 3
Đồ dùng trong gia đình
Từ 17- 21/ 04/ 2017
Tuần 4
Công việc của ba mẹ
Từ 24 – 28/04/2017
III/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
1/ Lịch hoạt động chung
TUẦN
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Tuần 1: 
Các kiểu nhà
Từ 03 - 07/ 04/ 2017
LVPTTC
Ném xa bằng 1 tay
LVPTNT
- Trò chuyện về ngôi nhà bé đang ở
LVPTNT
Đếm đối tượng trong phạm vị 5
Nghỉ Giổ Tổ Vua Hùng Vương
LVPTNN
Truyện 
Ba cô tiên
LVPTTM
 Dán ngôi nhà của bé (M)
Tuần 2: 
Các thành viên trong gia đình
Từ 10- 14/ 04/ 2017
LVPTTM
Tô màu người thân trong gia đình (M)
LVPTNT
Trò chuyện về những người thân trong gia đình
LVPTTM
Vận động: Cả nhà thương nhau
LVPTTC
Bật xa 30cm
LVPTNN
Thơ: Thăm nhà bà
Tuần 3: 
Đồ dùng trong gia đình
Từ 17- 21/ 04/ 2017
LVPTTC
 Trườn sấp, trèo qua ghế thể dục.
LVPTNT
Khám phá cái bát, cái tô
LVPTNT
Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn
LVPTNN
Dạy thơ “Đồng hồ quả lắc”
LVPTTM
Nặn cái bát (M)
Tuần 4:
Công việc của ba mẹ
Từ 24 - 28/ 04/ 2017
LVPTNN
Thơ “ Lấy tăm cho bà”
LVPTNT
Trò chuyện về công việc của ba và mẹ
LVPTTC
Ném trúng đích thẳng đứng, chạy 12m
LVPTTM
 Vẽ quả tròn tặng bố mẹ (M)
LVPTTM
Dạy hát: Mẹ yêu không nào
2. Kế hoạch mở, khám phá và đóng chủ đề.
* MỞ CHỦ ĐỀ:
- Sưu tầm hình ảnh, trang trí lớp theo chủ đề “ Gia đình của bé”
- Trò chuyện đàm thoại với trẻ tên gọi đặc điểm về “Gia đình của bé”, khuyến khích trả lời theo sự hiểu biết
- Tạo tranh chủ đề nhánh
- Làm các bài tập góc, các đồ dung đò chơi phục vụ cho chủ đề.
* KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
 Tìm hiểu khám phá các hoạt động:
- Quan sát tranh ảnh về “Gia đình của bé”qua các tranh ảnh.
- Trò chuyện về “Gia đình”
- Đưa ra câu hỏi khuyến khích trẻ nói những hiểu biết của trẻ về “Gia đình của bé”
- Tổ chức cho trẻ nghe các câu truyện, bài hát, bài thơ, câu đố. về “Gia đình của bé”
- Thường xuyên thay đổi góc chơi và nội dung bài tập góc để trẻ hứng thú khám phá 
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi: vận động, học tập, xậy dựng.
- Tổ chức cho trẻ tập làm 1 số việc tự phục vụ, giúp cô chuẩn bị giờ học, cất dọn đồ chơi, cất gối sau khi ngủ dậy.
* Sự kiện 
- Giổ tổ Vua Hùng Vương mùng 10/3(al)
* TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:
 - Đóng các chủ đề nhỏ hàng tuần.
 - Đàm thoại với trẻ về nội dung các chủ đề đã học.
 - Tham gia sinh hoạt tập thể: Tạo ra sản phẩm, trò chơi âm nhạcliên quan đến các chủ đề đã học.
 - Giới thiệu, trò chuyện về chủ đề mới.
 - Sắp xếp và trưng bày các hình ảnh về chủ đề “Đất nước- Quê hương- Bác Hồ ”
 - Thông báo nhờ phụ huynh đóng góp, hỗ trợ, sưu tầm hình ảnh về chủ đề. 
IV/ KẾ HOẠCH HỔ TRỢ TRẺ PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI
1/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRẺ CHƠI THEO CHỦ ĐỀ TRƯỚC: “ Nghề nghiệp – LH: 8.3”
TCĐV: Trẻ chưa phân vai chơi hợp lí.
TCXD: Trẻ chưa có kĩ năng lắp ghép các khối để tạo thành mô hình theo mẫu. Trẻ chưa biết phối hợp cùng bạn trong khi chơi.
TCCL: Trẻ chưa tích cực tham gia trò chơi.
2/ KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI CHỦ ĐỀ “Gia đình ”
Nội dung 
Các Biện Pháp
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
TCĐV: Gia đình của bé
- Giúp trẻ mở rộng nội dung chơi.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo trong tình huống chơi.
- Phát triển kỹ năng nhận thức, nhận biết các quy tắc trong cuộc sống.
- Rèn cháu cách phân các vai chơi và lựa chọn góc chơi hợp lý.
- Trò chuyện về những người thân trong gia đình, lễ phép với người lớn trong cuộc sống hàng ngày.
- Trò chuyện về sở thích của người thân.
- Giúp trẻ triển khai trò chơi bằng gợi ý chuẩn bị đồ chơi cho ngày mai.
- Trò chuyện ngôi nhà của bé
- Rèn trẻ cách sắp xếp góc chơi, đồ chơi phù hợp ở góc chơi.
- Hướng dẫn cháu khả năng giao tiếp khi vào vai chơi
TCXD: Xây ngôi nhà của bé
- Hướng dẫn trẻ cách xây Vườn hoa, vườn rau
- Lắp ghép bằng các nguyên liệu: que, hột hạt, xốp bitis.
- Rèn cho trẻ có kĩ năng lắp ghép các khối để tạo thành mô hình theo mẫu. Giúp trẻ biết phối hợp cùng bạn trong khi chơi.
- Gợi ý cho trẻ cách xây vườn hoa bằng que, hột hạt, xốp bitis để cháu thực hiện.
- Giúp trẻ mở rộng mô hình xây dựng.
- Mở rộng nội dung cho trẻ chơi ở góc xây dựng
- Cùng cháu chuẩn bị nguyên vật liệu phong phú để xây vườn hoa, vườn rau.
- Gợi ý cho trẻ sắp xếp bố cục hợp lí
TCCL: Ai nhanh hơn
- Nhắc nhỡ trẻ chú ý hơn khi tham gia chơi.
- Hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi.
- Cô gợi ý cho trẻ chơi
- Cô tham gia chơi cùng trẻ.
- Cô cho trẻ chơi, cô ao quát hướng dẫn trẻ chơi.
BỔ SUNG ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI:
- Tranh về gia đình của bé và các đồ dùng dụng cụ trong gia đình
- Những đồ chơi xây dựng theo mô hình cháu định xây như: cây xanh, khối gỗ, mô hình, hoa
- Chuẩn bị, bổ sung các nguyên vật liệu mở để cháu tạo sản phẩm ở các góc theo kế hoạch - Chuẩn bị, bổ sung tranh mẫu, mẫu nặn cho cháu quan sát và thực hiện.
- Chuẩn bị, bổ sung tranh ảnh để cháu làm album về đồ dùng, dụng cụ Bác sĩ, các loại nước, các sản phẩm từ đất và để cháu phân loại .
- Bổ sung các tập truyện để cháu và góc xem, đọc và kể cho bạn nghe .
- Một số vật liệu phế thải như: sách báo cũ, chai lọ, keo, hồ dánđể cháu chơi góc học tập
V/ CHUẨN BỊ: 
* Môi trường lớp:
- Sưu tầm một số tranh ảnh sách báo, sách báo bài thơ bài hát, truyện về chủ đề để dạy cháu cho tốt.
- Cho trẻ đóng góp hoặc đem vào lớp tranh ảnh về sách báo, thơ truyện, hoặc những đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích có liên quan đến chủ đề “ Gia đình của bé”. 
- Giáo viên có thể sử dụng góc để hướng dẩn một số kỹ năng mới nhằm ôn lại kỹ năng cũ cho cháu hoặc cô có thể chuẩn bị những tư liệu để cháu tự học, tự khám phá theo chủ đề liên quan đến chủ đề.
- Chuẩn bị một số đất nặn, giấy vẽ, màu.Trẻ tái hiện các mối quan hệ đó qua các hoạt động.
* Tuyên truyền phụ huynh
- Phụ huynh đóng góp tranh ảnh, sách báo cũ, đồ dùng đồ chơi, lịch cũ, bìa cứng để trẻ vẽ và cắt dán theo chủ đề.
-PH sưa tầm sách báo về chân dung cơ thể bé, các loại quả, các loại quần áo để cắt dán chủ đề.
VI/ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:	
1/Chuẩn bị:
- Chọn ngày tổ chức tổng kết
- Thảo luận sản phẩm trưng bày
-Tập dợt các bài hát,bài thơ để biểu diễn văn nghệ
-Sắp xếp chổ ngồi,vị trí cho cô,trẻ khách mời
2/Sắp xếp chương trình
+Giới thiệu khách mời	
- Hát chào mừng khách mời
+ Trưng bày sản phẩm
- Cô giới thiệu sản phẩm của từng nhóm:
- Nhóm 1:giới thiệu tranh vẽ,tô màu về chủ đề “ GIA ĐÌNH”
- Nhóm 2:giới thiệu các sản phẩm nặn xé dán về chủ đề
- Nhóm 3:giới thiệu các sản phẩm khác
+Văn nghệ
- Song ca: Mẹ yêu không nào 
- Kể truyện đọc thơ có liên quan đến chủ đề
- Tặng quà cho khách mời
- Giới thiệu chủ đề mới: “Đất nước- Quê hương - Bác Hồ”
VII/ THỂ DỤC SÁNG
I.MỤC ĐÍCH YÊU CÂU:
 - Trẻ biết tên vận động, biết cách thực hiện đúng động tác bài vận động.
 - Phát triển các cơ toàn thân.
 - Trẻ hứng thú tập trung, tích cực tham gia vào hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
- Cô: sân tập thoáng mát, sạch, an toàn.
- Trẻ: Trang phục gọn gàng
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho trẻ đi, chạy theo cô bằng các kiểu chân: đi chậm, đi bằng mép bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy năng cao đùi, kết hợp với nhạc 
*Hoạt động 2: Trọng động: 
BÀI 29: 
BHKH: Nắng sớm
+ Tập với: Hoa
- Hô hấp : máy bay bay
- Tay : hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang.
- Bụng Lườn : đứng quay người sang bên.
- Chân : Đứng, khuỵu gối.
- Bật : bật tại chỗ.
BÀI 30: 
BHKH: Cho tôi đi làm mưa với
+ Tập với: Hoa
- Hô hấp : Ngửi hoa
- Tay : hai tay đưa sang ngang, lên cao.
- Bụng Lườn : đứng cúi người về phía trước.
- Chân : Đứng nâng cao chân, gập gối.
- Bật : bật tại chổ
BÀI 31: 
BHKH: Cháu vẽ ông mặt trời
+ Tập với: vòng	
- Hô hấp : Gà gáy
- Tay : hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang.
- Bụng Lườn : đứng nghiêng người sang bên.
- Chân : Đứng, khuỵu gối.
- Bật : bật tiến về phía trước.
BÀI32: 
BHKH: Vui đến trường
+ Tập với: nơ
- Hô hấp : Thổi nơ bay
- Tay : hai cánh tay đanh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
- Bụng Lườn : đứng quay người sang bên.
- Chân : Bật tách, chụm chân tại chỗ.
- Bật : bật tại chỗ
* Hoạt động 3 : Hồi tĩnh 
- Cô và trẻ đi tự do kết hợp vươn vai, hít thở nhẹ nhàng.
 Duyệt BGH Xuân Thắng, ngày 28 tháng 3 năm 2017
 Giáo viên
 Nguyễn Thị Yến Ly

File đính kèm:

  • docxchu_de_gia_dinh_3_tuoi.docx
Giáo Án Liên Quan