Giáo án mầm non lớp mầm - Phát triển tình cảm và các kỹ năng xã hội - Sự kỳ diệu của nước

Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ

- Trò chuyện với trẻ về nguồn nước sạch : nước giếng, nước máy, giữ gìn nguồn nước sạch không xả rác xuống ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước

- Giáo dục trẻ không uống nước lã dễ bị đau bụng, uống nước đun sôi để nguội

- Chơi với đồ chơi ở lớp

- Thể dục sáng: tập theo bài “cô dạy bé bài học giao thông”, tập với gậy.

- Tay : 2 tay cầm gậy đưa ra trước, đưa vào ngực

- Chân: đứng co 1 chân, đưa gậy ra phía trước, đổi chân

- Bụng: 2 tay cầm gậy cúi người xuống

- Bật: bật tách khép chân, đưa gậy ra phía trước

 

doc38 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Phát triển tình cảm và các kỹ năng xã hội - Sự kỳ diệu của nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 2
Phát triển tình cảm và các kỹ năng xã hội:
Phân vai: chơi đóng vai người bán hàng bán nước mát, đóng vai bố mẹ dẫn bé đi chơi công viên.
Nghệ thuật: vẽ, xé dán hồ nước, vẽ mưa rơi, hát bài hát về chủ đề
Xây dựng: xây công viên nước, xếp hàng rào trồng cây xanh ở khu vui chơi công viên.
Học tập: xem sách, tranh ảnh về nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước sạch
Thiên nhiên: Tưới cây, nhặt lá vàng. Trồng cây xanh cùng cô.
GDPT thể chất: 
-Trẻ biết đi theo đường ngoằn ngoèo- bật qua suối
SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC
GDPT nhận thức:
- Tìm hiểu về ích lợi của nước
 - Trẻ biết ích lợi, tác dụng của nước và sự cần thiết của nước đối con người, động vật, cây cối
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước và giữ gìn nguồn nước sạch: không xả ác xuống ao hồ, sông, suối 
GDPT thẩm mỹ:
- Hát “cho tôi đi làm mưa với”
- Hứng thú nghe cô hát bài “mưa rơi”, hiểu nội dung bài nghe hát
- Biết chơi thành thạo trò chơi “ mưa to, mưa nhỏ
 - GD không đi dưới trời mưa dễ bị bệnh cảm
- Trẻ biết vẽ mưa rơi
GDPT ngôn ngữ:
Truyện “giọt nước tí xíu”
Trẻ thuộc truyện và biết kể chuyện theo nhân vật trong truyện
Hiểu nghĩa các từ khó : tí xíu 
Biết trò chuyện cùng cô về nội dung câu chuyện, qua các câu hỏi đàm thoại 
KẾ HOẠCH TUẦN 2
 Ngày
Hoạt
động
Thứ hai
(27-3)
Thứ ba
(28-3)
Thứ tư
29-3)
Thứ năm
(30-3)
Thứ sáu
(31-3)
Đón trẻ, thể dục sáng
- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ
- Trò chuyện với trẻ về nguồn nước sạch : nước giếng, nước máy, giữ gìn nguồn nước sạch không xả rác xuống ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước 
- Giáo dục trẻ không uống nước lã dễ bị đau bụng, uống nước đun sôi để nguội
- Chơi với đồ chơi ở lớp
- Thể dục sáng: tập theo bài “cô dạy bé bài học giao thông”, tập với gậy.
- Tay : 2 tay cầm gậy đưa ra trước, đưa vào ngực
- Chân: đứng co 1 chân, đưa gậy ra phía trước, đổi chân
- Bụng: 2 tay cầm gậy cúi người xuống
- Bật: bật tách khép chân, đưa gậy ra phía trước
Hoạt động có chủ đích
*GDPTNN:
Truyện “ giọt nước tí xíu”
* GDPTNT
Tìm hiểu về ích lợi của nước
*GDPTTM
- ÂN: “cho tôi đi làm mưa với”
- NH: mưa rơi
- TC: mưa to, mưa nhỏ
*GDPTTC:
 - Đi theo đường ngoằn ngoèo- bật qua suối 
*GDPTTM:
 - Vẽ mưa rơi
Hoạt động ngoài trời
-Trò chuyện về lợi ích của nước đối với con người, cây cối, con vật 
. -Quan sát các góc ở lớp: góc xây dựng, góc bán hàng, góc âm nhạc, góc tạo hình, góc kể chuyện.
* TCDG+ TCVĐ: mèo đuổi chuột, mưa to, mưa nhỏ
- Chơi với đồ chơi ngoài trời: chơi cát nước, nhà banh
- Giáo dục trẻ không nên xả rác xuống ao hồ, sông, biển không nên uống nước lã dễ bị đau bụng nên uống nước đun sôi để nguội
Hoạt động góc
* Cô giới thiệu chủ đề chơi, tên các góc chơi, nội dung các góc chơi và đàm thoại cùng trẻ, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi chơi.
1. Góc xây dựng( Góc chơi chính): Xây công viên
- Biết thiết kế những mô hình xây dựng: công viên nước có cổng, hàng rào, đường đi, có bồn hoa, cây xanh
- Biết dùng gạch để xây mô hình, biết kết hợp dụng cụ nghề : xẻng, bay.khi xây
- Trẻ có kĩ năng xếp gạch làm hàng rào, biết sắp xếp bố trí mô hình công viên phù hợp và đẹp
b. Chuẩn bị:
- Gạch, cây xanh, ghế đá, hoa các nguyên vật liệu mở: đá, hộp sữa, xốp bitis.
- Hồ bơi , cổng trang trí
c. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
- Hát, minh họa “cho tôi đi làm mưa với ”
- Cô giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi và cho trẻ chọn vai chơi.
* Quá trình chơi:
- Trẻ thỏa thuận vào góc chơi và tiến hành chơi.
- Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ để chơi chung
- Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét và tập trung trẻ lại để nhận xét góc chơi chính.
2. Đóng vai
- Chơi: .. Đóng vai người bán nước giải khát, nước suối
3. Học tập
- Tô màu, vẽ trời mưa, xé dán hồ nước. 
4. Thư viện 
 - Xem truyện tranh về chủ đề
5. Âm nhạc
- Hát, đọc thơ về chủ đề 
6. Thiên nhiên
- Chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
Hoạt động chiều
- Trò chuyện với trẻ sự cần thiết của nước đối với con người, cây cối, con vật
- GD trẻ giữ gìn nguồn nước sạch: không xả rác xuống ao, hồ, sông suối
Dạy c/c hát “ cho tôi đi làm mưa với”
- Gd trẻ không nên đi dưới trời mưa dễ bị bệnh
-Dạy c/c ‘đi theo đường ngoằn ngèo- bật qua suối”
- GD trật tự khi học và chơi, rèn tính mạnh dạn tự tin khi thực hiện bài tập
- Dạy c/c vẽ mưa to, mưa nhỏ
- Giáo dục trẻ khi làm ra sản phẩm phải giữ gìn cẩn thận
- Cho c/c hát đọc thơ về chủ đề thiên nhiên
 - Gd trẻ biết lễ phép, biết vâng lời cô trong mọi hoạt động
- Chơi tự do với các góc
- Nêu gương - trả trẻ
Thứ 2
27/3/2017
LĨNH VỰC: GDPT NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: TRUYỆN “ GIỌT NƯỚC TÍ XÍU”
I/ YÊU CẦU :
- Trẻ biết tên truyện và nhân vật trong truyện và biết kể chuyện theo nhóm 
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ .Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát âm đúng, rõ ràng. Biết thể hiện giọng nói các nhân vật khi kể chuyện theo nhóm trong truyện “ Giọt nước tí xíu ”.
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước và giữ gìn nguồn nước sạch 
II/ CHUẨN BỊ :
- Mô hình câu chuyện
- Hình ảnh câu chuyện trên vi tính
- Mũ nhân vật
- T/h: âm nhạc“cho tôi đi làm mưa với”
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HOẠT ĐỘNG 1: “Trò chuyện cùng trẻ”
 - Cô và c/c nghe nhạc bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
- C/c vừa hát bài gì?
- C.c biết ko! Nhờ có mưa làm cho cây cối tươi tốt, đất đai màu mỡ.Ngoài ra mưa giúp cho sông , suối ao hồ có nhiều nước để mọi vật sinh sống , và phục vụ cho con người 
- Thế nhưng nếu ko có nước thì sao c/c ?
- Đúng đó c/c. Nếu không có nước thì cây cối sẽ chết khô, con người chúng ta không có nước để uống cũng sẽ chết. Để biết sự quan trọng của nước như thế nào! Cô mời c/c cùng lắng nghe câu chuyện sau đây nhé
HOẠT ĐỘNG 2: Truyện “giọt nước tí xíu ”
- Cô kể lần 1 + xem mô hình +Tóm tắt nội dung
- Câu chuyện nói về hành trình của giọt nước Tí Xíu đi vào đất liền với ông mặt trời. Tí Xíu được ông mặt trời tỏa hơi nóng bất hơi bay lên theo ông và khi lên trên trời thì lạnh ngựng tụ lại thành những đám mây nặng dấn và được gió mang đi khắp nơi trở thành mưa và rơi xuống đất
- Trong câu chuyện này có những nhân vật nào?
- Để biết cuộc hành trình của tí xíu diễn ra như thế nào , cô mời c.c cùng xem truyện “giọt nước tí xíu” nhé!
- Cô lần 2 trên màn hình vi tính + đàm thoại +giải thích từ khó 
- Anh em nhà Tí xíu rất đông, họ ở những nơi nào? 
+Tí xíu: là nhỏ bé, rất nhỏ
- Một buổi sáng Tí xíu đang chơi đùa cùng các bạn Ông mặt trời toả ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển. Ông mặt trời nói gì với Tí xíu? 
- Giọng ông mặt trời như thế nào? 
- Ai nói được giọng giống ông mặt trời?
- Tí xíu rất thích đi chơi nhưng Tí xíu nhớ ra điều gì làm chú không đi được? 
- Ông mặt trời đã làm thế nào để Tí xíu bay lên được? 
- Tí xíu biến thành hơi nước rồi từ từ bay lên cao. Trước khi đi Tí xíu nói gì với mẹ Biển cả? 
- Khi gió lạnh thổi tới, Tí xíu reo lên như thế nào?
- Trời mỗi lúc một lạnh. Tí xíu và các bạn cảm thấy như thế nào? 
- Điều gì xảy ra sau đó nhỉ?. Một tiếng sét đinh tai vang lên. +Gió thổi mạnh hơn. Tí xíu và các bạn trở thành những giọt nước trong vắt thi nhau ào xuống  Cơn mưa bắt đầu
– Các con biết nước dùng để làm gì không?
 *Nước dùng để ăn uống, sinh hoạt, tưới cây  là môi trường sống của cây cối, động vật sống dưới nước. Nước rất cần cho sự sống.)
– Để có nguồn nước sạch các con phải làm như thế nào? (Không vứt rác, đổ rác xuống nguồn nước, phải tiết kiệm nước) 
* Hoạt động 3: Kể chuyện theo nhóm
Cho tôi đi làm mưa với
Cây cối khô cằn hạn hán, con người không sống được
Tí xíu, ông mặt trời, mẹ tí xíu, bạn tí xíu
Họ ở khắp mọi nơi: Ở biển cả, ao hồ, sông ngòi, trên trời, dưới đất
Tí xíu! Cháu có đi vào đất liền với ông không
Giọng ồm ồm, ấm áp
Chú nhớ mình là giọt nước nên không thể bay theo ông mặt trời được
Ông mặt trời biến Tí xíu thành hơi
Mẹ ơi! Con đi đây! Rồi con sẽ về.
Mát quá! Các bạn ơi! Mát quá!
Tí xíu và các bạn thâý rét
Một tia chớp rạch ngang bầu trời
để uống, tắm 
Thứ 3
28/3/2017
LĨNH VỰC: GD PT NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VỀ ÍCH LỢI CỦA NƯỚC
I.YÊU CẦU: 
 - Trẻ biết ích lợi, tác dụng của nước và sự cần thiết của nước đối với đời sống hằng ngày.
 -Trẻ biết phân biệt các nguồn nước: Nước máy, nước giếng, nước mưa ,nước ao hồ
 - Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước và biết tiết kiệm nước.
 II. CHUẨN BỊ:
 - PP các nguồn nước 
 - 3 bức tranh cho trẻ dán
 - Hình ảnh tiết kiệm nước và hình ảnh lãng phí nước, hình ảnh nguồn nước sạch cho trẻ chơi trò chơi
 * TH: Bài hát “ cho tôi đi làm mưa với”
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
*Hoạt động 1: Bé chơi cùng cô
 - Cô và trẻ cùngchơi trò chơi“ mưa to, mưa nhỏ“
 - Cô thấy lớp mình chơi rất vui cô có 1 câu chuyện muốn kể cho lớp mình cc có muốn nghe không? 
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện“cóc kiện trời
 - Đố cc biết vì sao các con vật lại đi kiện ộng trời không?
 - À đúng rồi đó cc! để biết được “Nước” quan trọng đối với con người,cây cối động vật như thế nào và đặc điểm của nước ra sao thì hôm nay cô và cc cùng nhau tìm hiểu về nước nhé!
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về lợi ích của nước
Đối với con người:
- Cô mời trẻ uống nước ( mở nhạc “ Cho tôi đi làm mưa với”)
- Uống nước vào c/c thấy thế nào?
- Nước là loại chất không mùi, không màu, không vị.
- Nước mà chúng ta uống được gọi là nước gì c/c? 
- Cô giới thiệu các loại nước sạch như: nước đun sôi để nguội, nước ngọt, nước suốilà nước sạch uống được.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về nước sông, nước biển, nước máy và hỏi trẻ:
- Ngoài nước sạch uống được, c/c còn biết nước gì nữa
- Cho trẻ xem tranh em bé đang tắm, bé đang rửa tay.
- Vậy hằng ngày c/c dùng nước để làm gì?
- C/c dùng nước gì để tắm, rửa tay
- C/c có dùng nước ao, hồ để tắm rửa hàng ngày không? Vì sao?
- C/c không nên dùng nước ở ao, hồ vì nước rất bẩn nếu chúng ta sử dụng sẽ bị bệnh về da .
- Để giữ gìn nguồn nước sạch thì c/c phải làm gì?
*Nước rất có ích với con người, nước cho chúng ta nước sạch để uống, để nấu ăn, tắm giặt, nước giúp cho chúng ta rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày đó cc.Vì vậy chúng ta phải biết xài tiết kiệm, rửa tay, rửa mặt xong thì c/c nhớ tắt vòi nước nhé 
Đối với cây cối:
- Nước rất cần cho con người,ngoài ra nước cũng rất cần thiết cho cây cồi nữa đó c/c.
- Cô có hai chậu hoa, c/c quan sát xem 2 chậu hoa này như thế nào?
- Vì sao lại như thế/
- Nếu chúng ta trồng cây mà không tưới nước thì cây sẽ như thế nào?
- Cô mời 1 trẻ tới nước cho cây khô héo
- Khi mà c/c có trồng cây thì c/c phải làm như thế nào?
+Đối với cây cối nước cũng rất quan trong đó cc, nước giúp cho cây cối tốt tươi và phát triển tốt đó cc!
Đối với đông vật:
Cô đọc câu vè:
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè câu đố
Cô đố con gì
Có vẩy có vây
Không sống trên cạn
Mà bơi dưới hồ?
- Cô cho trẻ xem tranh cá bơi dưới hồ
- Nếu không có nước thì cá sẽ ra sao?
- Ngoài cá ra các con vật nào cần có nước nữa c/c
- Ngoài các con vật sống dưới nước ra,các con vật như trâu, bò, gà, vịtcũng cần có nước nữa đó các c/c. Nếu không có nước thì các con vật đó sẽ mệt mỏi và chết.
+ Nước đối với con vật cũng rất là quan trọng đó cc,nhờ có nước mà động vật mới sống được và sinh sản tốt đó cc
*Giáo dục: Nước rất cần thiết cho cơ thể con người, kể cả động vật cũng như thực vật, nếu không có nước thì mọi vật, mọi người sẽ chết.Vì vậy khi sữ dụng nước chúng ta phải biết tiết kiệm và không được lãng phí nước cc nhớ chưa
- Cho trẻ xem hình ảnh về tiết kiệm nước và lãng phí nước
*Hoạt động 3: Nhanh tay lẹ mắt
- Chơi trò chơi “ Chọn theo yêu cầu của cô”
- Cô có 3 cái rỗ đựng những hình ảnh về tiết kiệm nước và những hình ảnh lãng phí nước, nguồn nước sạch.
- Cô chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 bức tranh
+ Nhóm 1: : tìm những hình ảnh về tiết kiệm nước dán vào tranh của đội mình
+Nhóm 2 : tìm những hình ảnh về lãng phí nước dán vào tranh của đội mình
+ Nhóm 3: tìm những hình ảnh về nguồn nước sạch dán vào tranh của đội mình
- Hết1 bản nhạc nhóm nào làm nhanh và đúng sẽ thắng
- Cô cho c/c chơi
- Cô nhận xét
*Kết thúc: NXTD
dạ có
Vì đã lâu trời không mưa,nên các con vật không có nước uống
nước sạch
nước sông, nước biển, nước ao, hồ
tắm, gội đầu, rửa tay, rửa mặt
nước sạch
vì nước bẩn
không vức rác bừa bãi xuống sông, ao, biển
1 cây tốt, 1 cây héo
một cây được tưới nước, một cây không được tưới nước
cây sẽ khô héo và chết
thường xuyên tưới nước cho cây
cá không sống được và không bơi được
con vịt... 
Thứ 4
29/3/2017
LĨNH VỰC: GD PT THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: “CHO TÔI ĐI LÀM MƯA VỚI”
TT: VTTN
NH: MƯA RƠI
TCÂN: MƯA TO, MƯA NHỎ
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ tên bài hát và chơi được trò chơi“mưa to, mưa nhỏ”. Hiểu nội dung, nhớ tên tác giả
- Trẻ hát đúng lời, đúng nhịp, đúng giai điệu của bài hát .Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của nước đối với đời sống con người.
II.CHUẨN BỊ:
- Đoạn phim trời mưa
- Đàn nhạc bài hát “cho tôi đi làm mưa với”.
- Trống lắc, thanh gõ, gáo dừa.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoat động1: Trò chuyện cùng trẻ
- Cô mở tiếng mưa rơi cho trẻ nghe.
- Các con ơi các con có nghe tiếng gì không?
- tiếng mơi rơi ntn? 
- Vậy bạn nào đã thấy trời mưa chưa ?
- Những giọt nước mưa sẽ làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc tươi tốt, có nước cho con người sống và sinh hoạt, vậy các con có biệt vì sao có mưa không?
- Cô đã quay đoạn phim cảnh trời chuẩn bị sắp mưa và có mưa cô và các con cùng xem nha.
- Khi trời chuẩn bị mưa mây đen kéo đến và gió thổi rất mạnh thành mưa. C/c có biết bài hát nào nói về trời mưa không? Đó là bài hát nào?
- Bài hát này do ai sáng tác 
 - C/c thuộc bài hát này chưa?
 - Cô và cc cùng hát nha ( trẻ hát 1 lần)
*Bài hát nói về các bạn muốn cùng chị gió tạo mưa cho cây cối tốt tươi đâm chồi nảy lộc, làm hạt mưa giúp cho đời không phí hoài rong chơi
- Cc hãy hát bài “cho tôi đi làm mưa với” thật hay nha!
 - Cho c/c hát lại 1 lần nữa
v Hoạt động 2: Hát k/h vttn “cho tôi đi làm mưa với”
- C/c ơi ! để bài hát thêm hay và thêm sinh động. Hôm nay cô sẽ cho c/c vỗ tay theo nhịp nhé!
 - Vỗ theo nhịp là c/c vỗ 1 nhịp nghĩ 1 nhịp với bài hát này c/c vỗ vào chữ “cho” nghĩ vào chữ “tôi”, vỗ vào chữ “đi”, nghĩ vào chữ “ làm” cứ như thế cho đến hết bài hát
 - Cả lớp cùng vỗ tay 2 lần .
- Từng tổ vỗ bằng dụng cụ.( ss cho trẻ)
 - Nhóm bạn trai , bạn gái. ( ss cho trẻ)
 - Cá nhân ( 1-2 cháu ).
 - Cả lớp hát và vỗ lại lần cuối.
v Hoạt động 3: Nghe hát “mưa rơi”
- C/c hát rất là hay. Hôm nay cô mời các con cùng đến với dân tộc ở miền núi một bài hát cũng nói về về mưa dân ca xá quê hương của các bạn có những làn điệu dân ca thật là hay và sau đây các con chú nghe cô hát bài hát “mưa rơi” dân ca xá nhé 
- Cô hát và minh họa lần 1
*Bài hát nói về mưa rơi làm cho cây cối xanh tươi muôn hoa đua sắc làm cho cảnh đẹp ở miền núi càng đẹp hơn .Mưa có ích cho cây cối ,con người và khi đi dưới trời mưa các con nhớ phải đội mũ nón nhé
- Cô hát lần 2 minh họa cùng trẻ
vHoạt động 4: TCAN : “mưa to, mưa nhỏ”
- Cô có 1 trò chơi rất vui nhộn, cô sẽ cho cả lớp cùng chơi, trò chơi có tên là “ Mưa To, Mưa Nhỏ
- C/c chú ý nghe cô giải thích cách chơi:
+ Cách chơi: Trẻ đứng vòng tròn, vừa đi vừa hát khi nghe cô gõ xắc xô to, dồn dập, kèm theo lời nói “ Mưa to”. Thì c/c chạy nhanh, lấy tay che đầu. Khi nghe cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói “ Mưa tạnh”, trẻ chạy chậm bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chổ ( cô gõ lúc nhanh, lúc chậm, để trẻ phản ứng nhanh theo trò chơi ).
- Cho c/c chơi 3-4 lần.
vKết thúc: Nhận xét tuyên dương
tiếng mưa rơi
tí tách, tí tách
dạ rồi
cho tôi đi làm mưa với
Hoàng Hà
Dạ rồi
Trẻ chú ý
Trẻ nghe hát
Trẻ chơi
Thứ 5
30/3/2017
LĨNH VỰC GD PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: ĐI THEO ĐƯỜNG NGOẰN NGOÈO- BẬT QUA SUỐI 
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết đi theo đường ngoằn ngoèo- bật qua suối đúng tư thế. Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng 
- Trẻ đi theo đường ngoằn ngoèo không chạm vào vạch, biết đưa 2 tay từ trước ra sau, dùng sức của chân bật mạnh về trước, chạm đất nhẹ bằng hai chân ( từ mũi chân đến cả bàn chân), tay đưa ra trước để giữ thăng bằng..
- Rèn trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện bài tập 
II/ CHUẨN BỊ:
Rãnh cỏ, thảm cỏ
vạch mức, gậy TD
Tích hợp: âm nhạc “Bài hát “ trời nắng trời mưa, cho tôi đi làm mưa với”
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
* Hoạt động 1: Bé dạo chơi cùng cô
- Các con ơi! Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
- Hôm nay bầu trời rất đẹp, Ông mặt trời đang tỏa những tia nắng vàng dịu mát. Cô và các con cùng lên đường để khám phá thiên nhiên nhé !
- Cô mở nhạc cho c/c đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu (gót, mũi bàn chân, chạy nhanh, chậm...)
- Mưa to quá mau mau về thôi!
- Ôi mưa to quá các con ơi, mưa to quá tạo thành dòng suối rồi, các con ơi mình phải làm sao để đi về nhà đây?
*Hoạt động 2: Trọng động
- Đúng rồi để về được nhà cô và các con phải bật qua con suối này, nhưng để có sức khỏe bật cô và các con cùng tập thể thao nha.
+ BTPTC : “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Cô mở máy bài hát : “cho tôi đi làm mưa với”. Tập với gậy
Tay vai: đưa 2 tay ra trước, đưa vào ngực( 4 lần* 4 nhịp )
Bụng: đưa 2 tay lên cao, cúi gập người ( 2 lần* 4 nhịp)
Chân: Co 1 chân lên, 2 tay đưa ra phía trước, đổi chân ( 4 lần *4 nhịp)
Bật: tách chân, khép chân ( 4 lần *4 nhịp )
+ Vận động cơ bản: “ đi theo đường ngoằn ngoèo- bật qua suối” 
- Các con đã có sức khỏe tốt rồi bây giờ cô sẽ cho c/c “ đi theo đường ngoằn ngoèo- bật qua suối” 
- Cho c/c nhắc lại đề tài
- Để bật qua con suối đúng tư thế thì các con chú ý xem cô làm nha.
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích động tác
+TTCB: các con đứng trước vạch mức, 2 tay thả xuôi xuống
+TH: khi nghe hiệu lệnh của cô thì các con phải đi theo đường ngoằn nghèo này, khi đi nhớ là không chạm vạch đến vạch mức, các con để chân đứng tự nhiên, đầu gối hơi khuỵu, đưa tay từ trước ra sau, dùng sức của chân bật mạnh qua suối , chạm đất nhẹ bằng hai chân ( từ mũi chân đến cả bàn chân) tay đưa ra trước giữ thăng bằng.
- Cô làm lần 3
+ Trẻ thực hiện:
- Cô mời 1-2 trẻ khá lên thực hiện
- Lần lượt 2 trẻ lên thực hiện đến hết lớp. (Trong khi trẻ luyện tập cô chú ý theo dõi, sửa sai, khuyến khích trẻ mạnh dạn thực hiện) 
 - Cho nhóm, tổ, cá nhân thực hiện
(Trong khi trẻ luyện tập cô chú ý theo dõi, sửa sai, khuyến khích trẻ mạnh dạn thực hiện) 
 - Cho 2 đội thi đua
*Hoạt động 3 :Hồi tình
- C/c có mệt không ? cho các cháu đi hít thở nhẹ nhàng
- Các con ơi đã về đến nhà rồi, cô khát nước quá mình cùng chơi trò chơi “ uống nước nha.
- Cho trẻ chơi “ uống nước cam”
 *Kết Thúc : NXTD

Trẻ khởi động
trẻ trả lời
- Có ạ!
- trẻ nhắc lại kĩ năng
Trẻ chú ý
Trẻ thực hiện. 
Thứ 6
31/3/2017
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: VẼ MƯA RƠI
I/ YÊU CẦU:
Trẻ biết vẽ và tô màu trời mưa, trẻ biết mưa to vẽ nét thẳng dài, mưa nhỏ vẽ nét thẳng ngắn
.Trẻ vẽ mưa nhỏ bằng những nét thẳng ngắn từ trên xuống dưới, nét thẳng dài làm mưa to.Biết ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút vẽ và tô màu.
Giáo dục trẻ biết đội nón, mũ, che ô, mặc áo mưa khi đi ra ngoài
I/ CHUẨN BỊ
Tranh mẫu vẽ cảnh trời mưa to, mưa nhỏ,mưa có bão.(3 tranh)
Tranh để cô vẽ mẫu cho trẻ xem.
Nhạc “Cho tôi đi làm mưa với”.
Tập tạo hình, bút màu.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé chơi cùng cô
Chúng mình cùng chơi trò chơi “ mưa to, mưa nhỏ”
 Các con vừa chơi trò chơi gì?
Tiếng trời mưa to thì thế nào cc?
Mưa nhỏ thì sao nè?
- À để xem các bạn lớp mình nói có đúng không thì cô mời lớp mình cùng xem 1 đoạn phim về trới mưa nhé!
Đây là mưa gì đây cc?
Bạn nào phát hiện ra mưa to thì hạt như thế nào?
Cô chỉ vào mưa nhỏ: còn đây là mưa gì nè cc?
Mưa nhỏ thì hạt thế nào?
 - Ngoài mưa to, mưa nhỏ còn có mưa như thế nào nữa đây? 
Các con có biết mưa đem lại lợi ích gì không nè?
 - Mưa mang lại nước ,nguồn sống cho tất cả các con vật trên trái đất, nước mưa cũng là nguốn cung cấp nước cho các loại cây trồng đó cc
 Thế c/c có thích xem cảnh mưa rơi trong tranh vẽ khô

File đính kèm:

  • docNƯỚC YẾN.doc