Giáo án mầm non lớp mầm - Thơ hoa đào, hoa mai

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ, bước đầu hiểu được nội dung bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Trẻ có kĩ năng đọc thơ cùng cô

- Luyện phát triển ngôn ngữ thông qua trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của cô.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia trong giờ học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 8081 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Thơ hoa đào, hoa mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài thơ, bước đầu hiểu được nội dung bài thơ.
2. Kĩ năng: 
- Trẻ có kĩ năng đọc thơ cùng cô
- Luyện phát triển ngôn ngữ thông qua trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của cô.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia trong giờ học. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của cô:
Bài thơ: “Hoa đào, hoa mai”
Hoa đào ưa rét.
Lấm tấm mưa bay
Hoa mai chỉ say
Nắng pha chút gió.
Hoa đào hồng thắm
Hoa mai dát vàng
Thoắt mùa xuân sang
Thi nhau nở rộ.
Vườn hoa đào, hoa mai.
Giáo án điện tử.
Ti vi, băng đĩa.
Ngữ điệu giọng của cô: nhẹ nhàng, tình cảm, trong sáng, đọc thơ theo nhịp 2/2, 4/4.
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Ghế ngồi
- Trang phục gọn gàng, đủ ấm.
- Tâm thế trẻ vui vẻ, thoải mái, không gò bó.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn định tổ chức: 
2. Nội dung:
3. Kết thúc
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát: “Sắp đến tết rồi”
- Cho trẻ xem video về ngày Tết.
- Cô trò chuyện với trẻ về các hình ảnh ngày Tết: 
 + Hình ảnh 1: Bánh chưng, giò.
 + Hình ảnh 2: Dưa hấu
 + Hình ảnh 3: Mâm cỗ
 + Hình ảnh 4: Áo mới, lì xì
 + Hình ảnh 5: Cành hoa đào
 + Hình ảnh 6: Cành hoa mai
Tết đến xuân về, nhà nào cũng chuẩn bị rất nhiều đồ để đón tết, hầu như nhà ai cũng có một cành hoa đào, hoa mai để cho tết thật là vui, thật là đẹp.
- Cô Quỳnh có một bài thơ rất là hay nói về hoa đào, hoa mai. Đó là bài thơ: “Hoa đào, hoa mai” của tác giả Lệ Bình. Chúng mình cùng nghe cô đọc nhé!
a. Đọc mẫu: 2 lần
Lần 1:
- Cô đọc diễn cảm lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ 
- Cô hỏi trẻ tên bài thơ, nhắc lại tên tác giả.
Lần 2:
- Cô đọc kết hợp sử dụng hình ảnh trên màn hình
b. Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Bài thơ “Hoa đào, hoa mai” do ai nào sáng tác?
- Các con cùng lắng nghe xem bác Lệ Bình nói gì về hoa đào, hoa mai nhé. 
 “ Hoa đào ưa rét
 Lấm tấm mưa bay
 Hoa mai chỉ say
 Nắng pha chút gió”.
- Bài thơ nói về hoa gì?
- Các con lắng nghe cô đọc thơ xem hoa đào đẹp như thế nào nhé!
 “ Hoa đào hồng thắm”
- Hoa đào như nào nhỉ? (Gợi ý: Hoa đào màu gì?)
 Hoa đào hồng thắm ( Hoa đào có màu hồng rất đẹp)
- Thế còn hoa mai thì sao nhỉ?
 “ Hoa mai dát vàng”
-> Hoa mai dát vàng là hoa mai có một màu vàng rất đẹp. 
Cô đọc lại 2 câu thơ trên
- Cứ mỗi mùa xuân về hoa đào, hoa mai thi nhau làm gì?
 “ Thoắt mùa xuân sang 
 Thi nhau nở rộ” 
 Hoa đào có màu hồng thắm, hoa mai cómàu vàng và cứ xuân sang, tết đến lại thi nhau nở rộ. 
Giải thích từ « Nở rộ » : Nở bung ra, nở nhiều hoa cùng một lúc.
 “ Hoa đào hồng thắm
 Hoa mai dát vàng
 Thoắt mùa xuân sang
 Thi nhau nở rộ”
- Ngày tết, nếu trong nhà có hoa đào, hoa mai sẽ như thế nào?
 -> Giáo dục : Ngày tết đến có hoa đào, hoa mai sẽ làm cho nhà chúng mình thêm đẹp hơn, vui hơn vì thế các bé nhớ đừng hái hoa, bẻ cành và nhớ phải tưới nước cho hoa luôn được tươi trong những ngày tết nhé.
c. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ đọc thơ
- Cô và cháu đọc 2 lần
- Cho trẻ đọc theo nhóm
- Cho trẻ đọc cá nhân 
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cả lớp cùng tham quan vườn hoa và đọc lại 1 lần.
- Nhận xét giờ học, động viên khen ngợi trẻ. 
- Chuyển hoạt động
Trẻ hát, vận động tự do cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe 
Bài thơ “ Hoa đào, hoa mai”
Trẻ trả lời 
Hoa đào, hoa mai
Hoa đào màu hồng
Hoa mai màu vàng
Hoa nở
Trẻ đọc thơ theo sự hướng dẫn của cô.
.

File đính kèm:

  • docTho_Hoa_dao_hoa_mai.doc
Giáo Án Liên Quan