Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 28 - Chủ đề: Quê hương. Đất nước. Bác Hồ. Chủ đề nhánh: Bé yêu quê hương - Năm học 2020-2021 - Lý Thị Lan

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức:

- 5T: Trẻ biết khởi động và biết tập một số động tác trong bài tập phát triển chung. Trẻ biết chơi trò chơi

- 4T: Trẻ biết đi kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh và tập các động tác.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng phản ứng nhanh cho trẻ

 - Rèn kĩ năng xếp hàng, phối hợp tay chân nhịp nhàng.

3. Giáo dục:

- Trẻ có thói quen tập thể dục sáng.

II. Chuẩn bị:

- Sân tập sạch sẽ, an toàn cho trẻ.

- Xắc xô

 

doc34 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 28 - Chủ đề: Quê hương. Đất nước. Bác Hồ. Chủ đề nhánh: Bé yêu quê hương - Năm học 2020-2021 - Lý Thị Lan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
	Chủ đề: QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ
Chủ đề nhánh: Bé yêu quê hương
 Thực hiện: Từ ngày 05/4 đến ngày 09/4/2021
Thể dục sáng
Đề tài: Hô hấp: Hít vào, thở ra; Tay: 1; Bụng: 1 ; Chân: 1
I. Mục đích yêu cầu. 
1. Kiến thức: 
- 5T: Trẻ biết khởi động và biết tập một số động tác trong bài tập phát triển chung. Trẻ biết chơi trò chơi
- 4T: Trẻ biết đi kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh và tập các động tác.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng phản ứng nhanh cho trẻ
 - Rèn kĩ năng xếp hàng, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
3. Giáo dục: 
- Trẻ có thói quen tập thể dục sáng.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn cho trẻ. 
- Xắc xô
III.Các hoạt động
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*HĐ1: Khởi động:
- Trò chuyện về chủ để.
- Cho trẻ khởi động đi vòng tròn. Kết hợp các kiểu đi: Đi thường – Đi bằng mũi chân – Đi thường – Đi bằng gót chân – Đi thường – Đi má bàn chân – Đi thường - Chạy chậm – Chạy nhanh – Chạy chậm – Đi thường – Về đội hình 3 hàng dọc, quay trái giãn hàng
*HĐ2: Trọng động
- Cô tập cùng trẻ các động tác.
- Hô hấp: Hít vào - thở ra
Trẻ đưa tay ra phía trước giả vờ hái hoa và ngửi hít thở sâu.
- Tay 1: Đưa tay ra phía trước, sau
Đứng thẳng, 2 chân ngang vai.
+ Đưa 2 tay thẳng lên cao quá đầu
+ Đưa thẳng 2 tay ra phía trước, cao ngang vai.
+ Đưa 2 tay ra phía sau
+ Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi theo người.
+ Bụng 1: Đứng cúi người về phía trước.
+ TTCB: 2 tay xuôi theo người, 2 chân chụm lại.
. Chân trái bước sang trái 1 bước rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.
.Cúi xuống, 2 chân thẳng, đầu ngón tay chạm đất.
. Đứng lên, 2 tay giơ cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
. Hạ tay xuốn, hai tay xuôi theo người, chân trái bước về.
- Chân 1: Khuỵu gối
Đứng thẳng, hai gót chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông
+ Nhún xuống, đầu gối hơi khuỵu
+ Đứng thẳng lên
Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ.
*Trò chơi : “Đồng hồ quả lắc”
- Cách chơi : Trẻ kết hợp động tác theo lời đồng dao
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét, động viên khen ngợi trẻ.
*HĐ3: Hồi tĩnh
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh sân 
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ về đội hình 3 hàng dọc và giãn hàng
- Trẻ tập theo cô
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng
Hoạt động chơi. 
Đề tài: 
- GPV: Cửa hàng – Gia đình
- GXD: Xây bản làng em
- GTH: Vẽ, tô màu tranh bản làng quê em; trang phục truyền thống, nặn các loại đặc sản.
- GÂN: Hát, múa về chủ đề, chơi với dụng cụ âm nhạc
- GTV: Xem sách truyện, làm Abuml về quê hương.
- GKHT-TN: + KHT: Đếm, phân loại lô tô đặc sản, trang phục dân tộc của quê hương. Đặt thẻ số tương ứng. Tô màu, chơi với thẻ số từ 1-10.
 + TN: Tưới cây lau lá cho cây
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- 5T: Trẻ biết nhập vai chơi, thể hiện nội dung chơi, biết phản ánh một số công việc của người lớn (Người bán hàng tươi cười mời khách và trả tiền thừa lại cho khách, biết sắp xếp cửa hàng hợp lý...)
+ Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu tạo thành công trình đơn giản: bản làng có nhà, đường đi, cây xanh, hàng rào, cổng...
- 4T: Trẻ biết tên các góc chơi, biết nhập vai chơi, thể hiện nội dung chơi, biết chơi theo nhóm cùng các bạn
2. Kĩ năng:
- 5T:Trẻ có kĩ năng xếp, bố cục hợp lý, rèn kĩ năng tạo nhóm và chơi theo nhóm. Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
- 4T: Trẻ có kĩ năng xếp, rèn kĩ năng tạo nhóm và chơi theo nhóm. Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết nói lời lịch sự, trẻ đoàn kết trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng, để đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng GPV: Bộ đồ chơi gia đình, bút màu, hoa, một số sản phẩm của quê hương, ...
- Đồ dùng GXD: Các nút ghép, khối hình, cây xanh
- Đồ dùng GTH: Giấy A4, bút màu, đất nặn. 
- Đồ dùng GTV: Sách truyện về quê hương, lô tô về phong cảnh bản làng em.
- Đồ dùng GKPKHT-TN: Tranh lôtô một số đặc sản, trang phục quê hương, thẻ số 1-10, thẻ số rỗng.
III. Các hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Thoả thuận trước khi chơi 
- Cô cùng trẻ nghe và hát theo lời bài hát “Quê hương tươi đẹp”
- Trò chuyện:
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Thế nào được gọi là quê hương?
+ Quê hương các con có những gì?
+ Buổi chơi hôm nay chúng mình bầu ai làm trưởng trò?
+ Các bạn ơi! Hôm nay chúng mình chơi góc nào?
Góc xây dựng:
+ Góc xây dựng hôm nay chúng mình xây gì?
+ Các bạn xây bản làng em như thế nào?
+ Chọn khối gì để xây, để lắp ghép?
+ Xung quanh các bạn xây gì?
+ Bạn nào làm kĩ sư xây dựng?
+ Công việc của kĩ sư làm gì?
+ Bạn nào làm các cô chú công nhân xây dựng?
+ Công việc của cô chú công nhân là gì?
+ Làm công việc xây dựng rất khát nước, các bạn sẽ đến đâu để mua nước uống?
Góc phân vai.
+ Góc phân vai các bạn chơi gì?
+ Bạn nào chơi gia đình?
+ Trong gia đình bạn có những ai?
+ Bố làm công việc gì?
+ Mẹ làm gì?
+ Cửa hàng giải khát của mẹ có những đồ gì để bán?
+ Công việc của người bán hàng làm gì?
+ Khi có khách đến mua hàng thì các bạn phải làm gì?
+ Bạn nào chơi góc phân vai?
Góc thư viện.
+ Bạn nào ham đọc sách tìm hiểu tranh ảnh về góc chơi nào?
+ Góc thư viện hôm nay các bạn khám phá về gì? 
+ Xem xong tranh ảnh bạn để ở đâu?
+ Giở sách truyện như thế nào?
+ Bạn nào chơi góc thư viện?
Góc âm nhạc
+ Hát hay múa đẹp chơi ở góc nào?
+ Các bạn sẽ hát những bài hát trong chủ đề gì?
+ Ngoài hát, múa các bạn chơi gì ở góc âm nhạc nữa?
+ Bạn nào chơi ở góc âm nhạc?
Góc khoa học toán.
+ Góc khoa học các bạn sẽ làm gì?
+ Ai sẽ chơi ở góc khoa học toán ?
+ Để buổi chơi được vui vẻ các bạn phải làm gì?
+ Chơi với các bạn trong nhóm như thế nào?
+ Chơi xong chúng mình làm gì?
- Cho trẻ lấy biểu tượng về góc chơi.
HĐ 2: Quá trình chơi: 
- Trẻ về góc chơi
- Cô đến từng nhóm trẻ chơi hỏi trẻ 
+ Các bác đang xây gì?
+ Xây hàng rào bằng gì? Xây như thế nào?
+ Các bác đang bán hàng gì?
+ Các bác đang xem tranh gì?
Cô đến góc chơi còn lại.
- Cô cho trẻ liên kết các nhóm với nhau.
- Khuyến khích trẻ chơi sáng tạo
HĐ 3: Nhận xét sau khi chơi.
- Cô cùng trẻ đến các góc chơi hỏi trẻ hôm nay chơi gì?...
- Thăm quan góc xây dựng 
- Cô mời bác kỹ sư trưởng giới thiệu.
- Cô cho cá nhân trẻ nhận xét.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cất đồ chơi 
- Cả lớp hát
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời
- 1-2 trẻ trả lời.
- Trẻ kể
- Trẻ bầu trưởng trò
- Trẻ kể GXD. GPV. GTH...
- 5t: Xây bản làng em
- Cá nhân trẻ ý kiến
- 5T: chọn khối vuông, khối tam giác...nút ghép
- 4T: Xây tường rào?
- Trẻ nhận vai
- 5t: Đôn đốc công nhân xây dựng.
- Trẻ nhận vai
- Trẻ trả lời
- 5 tuổi: mua nước ở cửa hàng
- Cửa hàng bán nước giải khát,sản phẩm của quê hương - gia đình
- Trẻ nhận vai chơi
- Trẻ ý kiến
- Trẻ trả lời
- 5t:Bán nước lọc, nước cam.
- 4t: Bày hàng ra bán
- 4t: Mời khách mua hàng
- Trẻ nhận vai
- Góc thư viện
- Xem tranh ảnh, làm album về quê hương
- 4,5t: Đúng nơi quy định
- Trẻ ý kiến
- Trẻ nhận vai
- Cả lớp: Góc âm nhạc
- 4,5 tuổi: Trả lời.
- 5 tuổi: Chơi với dụng cụ âm nhạc
- Trẻ nhận vai chơi
- 5t: Đếm, phân loại lô tô, đặt thẻ số, tô màu số từ 1 - 9
- Trẻ nhận vai
- Trẻ trả lời
- Không tranh dành đồ chơi...
- Cất đồ chơi nơi quy định
- Trẻ cầm biểu tượng về góc chơi.
- Trẻ về góc chơi
- Xây bằng khối hình...
- Trẻ ý kiến
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ giới thiệu sản phẩm 
- Trẻ đến góc xây dựng
- Bác kỹ sư trưởng giới thiệu
- Trẻ nhận xét
- Trẻ nghe
- Cất đồ dùng 
*
Thứ hai ngày 05 tháng 04 năm 2021
Làm quen Tiếng Việt
Đề tài: Làm quen với chuỗi câu : 
 Bản làng trong sương sớm
 Xung quanh bản làng có đồi núi
Bản làng có nhiều ruộng
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ 5 tuổi : Trẻ nghe hiểu nghĩa của từ , nói được, nói đúng và nhớ được chuỗi câu: Bản làng trong sương sớm, xung quanh bản làng có đồi núi, bản làng có nhiều ruộng
- Trẻ 4 tuổi : Trẻ nghe nói được và nói đúng chuỗi câu: Bản làng trong sương sớm, xung quanh bản làng có đồi núi, bản làng có nhiều ruộng 
2. Kĩ năng:
- 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- 4 tuổi: : Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục:
- Trẻ ngoan, vâng lời yêu quý quê hương
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh về bản làng có đồi núi, ruộng
- Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi
III. Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ hát bài hát “Quê hương tươi đẹp”
+ Bài hát nói về gì?
+ Quê hương của các con ở đâu?
=> Cô giáo dục trẻ và hướng trẻ vào bài học
HĐ 2: Phát triển bài
Làm mẫu – thực hành:
* Câu : bản làng trong sương sớm
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh bản làng và hỏi trẻ:
+ Cô có bức tranh có hình ảnh về gì ?
- Cô đọc mẫu “Bản làng trong sương sớm ” 1 - 2 lần.
- Cô cho trẻ thực hành câu dưới các hình thức: Cả lớp 2 - 3 lần; Tổ; Nhóm ; Cá nhân 
Cô chú ý sửa sai phát âm cho trẻ
* câu: xung quanh bản làng có đồi núi
- xung quanh bản làng có gì? 	
- Cô nói mẫu câu “xung quanh bản làng có đồi núi”
- Thực hành: Cô cho trẻ đọc câu linh hoạt dưới các hình thức ( Cả lớp, tổ , nhóm, cá nhân )
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
* Câu: bản làng có nhiều ruộng
- bản làng còn có gì đây?( chỉ tranh)
- Cô làm nói mẫu câu: bản làng có nhiều ruộng
- Thực hành: Cô tổ chức cho trẻ nói các hình thức ( Nhóm, cá nhân )
+ Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi: “Ai nói giỏi”
- Cách chơi: Cô chỉ tranh cho trẻ nói câu
+ Lần 2: Cô mời 1 trẻ lên thực hiện cho các bạn nói chuỗi câu
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét động viên trẻ.
HĐ 3: Kết thúc:
- Trẻ nhắc lại chuỗi câu vừa học?
- Cô nhận xét động viên trẻ
- Trẻ hát
- Trẻ 4T trả lời
- 2-3 ý kiến trẻ 5T trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- 5t: có đồi núi ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- Nhiều ruộng ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cá nhân trẻ trả lời
Hoạt động học: Tạo hình.
Đề tài: Vẽ ngọn núi (ĐT)
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết vẽ về ngọn núi qua các kỹ năng đã học để tạo thành bức tranh đẹp.
- Trẻ 4 tuổi: Biết phối hợp các nét vẽ và các hình cơ bản tạo nên cảnh ngọn núi.
2. Kĩ năng:	
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ được các nét cơ bản tạo thành bức tranh.
- Trẻ khéo léo, kiên nhẫn để hoàn thành sản phẩm, biết yêu thích cái đẹp.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết yêu quê hương, đất nước..
II. Chuẩn bị	
- Nhạc bài hát: Quê hương tươi đẹp
- Mẫu vẽ: 3 tranh. 
- Vở vẽ. Sáp mầu.bút chì
- Bàn ghế cho trẻ ngồi. 
- Giá treo sản phẩm.
III. Các hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- Cô cùng trẻ đọc thơ “Hòn đá Sa Pa”
- Trò truyện chủ đề.
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói đến gì?
Hoạt động 2: Phát triển bài.
 Quan sát tranh
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Con có nhận xét gì về bức tranh?
+ Núi cô vẽ như thế nào?...
- Cô cho trẻ quan sát tranh còn lại
* Thăm dò ý tưởng của trẻ
- Cô hỏi trẻ muốn vẽ gì?
+ Con vẽ như thế nào?...
- Củng cố cách ngồi, cầm bút, tô mầu
* Cho trẻ thực hiện.
- Cô bao quát trẻ thực hiện.
- Khuyến khích trẻ vẽ đẹp vẽ sáng tạo 
- Giúp đỡ trẻ 4 tuổi hoàn thiện sản phẩm.
Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cô cho cá nhân trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn. 
+ Hỏi trẻ thích bài vẽ của ai?
+ Vì sao con thích.
- Cô nhận xét chung.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Trẻ đọc thơ “Phố Ràng” 
- Cho trẻ vệ sinh, rửa tay
- Cả lớp đọc
- Trẻ trả lời
- BT “Hòn đá Sa Pa”
- 4T: Nói đến hòn đá
- Trẻ quan sát
- 5t: Núi
- 4+5t: Nhận xét
- 4t: Nhấp nhô...
- Trẻ quan sát trả lời
- Cá nhân trẻ trả lời
- Trẻ ý kiến
- Cả lớp thực hiện
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Cá nhân trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ đọc 
- Trẻ thực hiện
Hoạt động ngoài trời: 
Đề tài: HĐCCĐ: Thăm quan đồng lúa quê em
TCVĐ: Bắt bóng
Chơi tự chọn với phấn, vòng, cầu trượt, xích đu, nhà banh
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- 5T: Trẻ quan sát về cánh đồng lúa có nhiều ruộng nhỏ, có bờ ruộng,.. Trẻ biết ích lợi của việc trồng lúa.
- 4T: Trẻ quan sát về cánh đồng lúa có nhiều ruộng nhỏ, có bờ ruộng,.. và nói được ai là người trồng lúa
2. Kĩ năng:
- Rèn trẻ quan sát, ghi nhớ, tư duy cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục: 
- Trẻ ngoan, yêu mến quê hương và giữ gìn sức khỏe
II.Chuẩn bị: 
- Địa điểm quan sát sạch sẽ, thoáng mát
- Mũ, ô cho trẻ. Xắc xô. 
- Đồ chơi tự chọn: Phấn, vòng, cầu trượt
III. Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài
Hát: “Quê hương tươi đẹp” 
+ Bài hát nói về gì?
+ Quê hương con ở đâu?
+ Quê hương con có những gì?
- Hướng dẫn trẻ cách đi đường đến địa điểm quan sát
HĐ 2: Phát triển bài
HĐCCĐ: Thăm quan cánh đồng lúa quê em
- Cô cho trẻ quan sát trò chuyện:
+ Trước mặt con có gì?
+ Cánh đồng lúa có đặc điểm gì?
+ Vì sao được gọi là cánh đồng?
+ Mọi người trồng lúa để làm gì?
+ Trong gia đình con có ruộng lúa không?
+ Ở nhà con ai đi cấy lúa?...
=> Cô khái quát: Cánh đồng lúa để cấy lúa, có nhiều ruộng trên một cánh đồng
Cô giáo dục trẻ ngoan, vâng lời, yêu quê hương và giữ gìn sức khỏe
TCVĐ: Bắt bóng
+ Cách chơi, luật chơi
+ Trẻ chơi: 2-3lần
+ Cô nhận xét động viên trẻ.
Chơi tự chọn: Chơi tự chọn với phấn, vòng, cầu trượt, xích đu, nhà banh
- Cô giới thiệu đồ chơi ngoài trời
- Trẻ chơi tự do với đồ chơi mà trẻ thích
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.
HĐ 3: Kết luận
- Cô tập trung trẻ
- Cô nhận xét về buổi chơi, động viên khuyến khích trẻ
- Trẻ hát 
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.
- Trẻ 4t: Cánh đồng lúa.
- Cá nhân trẻ trả lời
- Trẻ 4-5 tuổi trả lời
- 5t: Lấy thóc, gạo
- Trẻ trả lời
- Trẻ 4+ 5 tuổi trả lời
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thực hiện vở tạo hình
- Cho trẻ thực hiện vở tạo hình
- Cô hướng dẫn bao quát trẻ thực hiện
+ 5t : Vẽ ngọn núi ( Trang 26 )
+ 4t : Vẽ ngọn núi ( Trang 34 )
Nhận xét, nêu gương, vệ sinh trả trẻ cuối ngày.
- Cô nhận xét về các bạn ngoan và chưa ngoan
- Cô động viên khích lệ trẻ. 
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan. 
- Trả trẻ
Đánh giá hàng ngày
- Tình trạng sức khỏe của trẻ.....
- Trạng thái cảm xúc hành vi thái độ hành vi của trẻ :
..
- Kiến thức kĩ năng của trẻ: ............
............
..
..........
*
Thứ ba ngày 06 tháng 04 năm 2021
Làm quen Tiếng Việt
Đề tài: Làm quen với chuối câu: - Đây là đồn Phố Ràng
 - Đồn Phố Ràng ở Bảo Yên
 - Đồn Phố Ràng là di tích lịch sử 
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: 
- 5 tuổi : Trẻ nghe hiểu, nói đúng và nhớ được chuỗi câu: Đây là Đồn Phố Ràng, Đồn Phố Ràng ở Bảo Yên, Đồn Phố Ràng là di tích lịch sử
- 4 tuổi : Trẻ nghe, nói được chuỗi câu: Đây là Đồn Phố Ràng, Đồn Phố Ràng ở Bảo Yên, Đồn Phố Ràng là di tích lịch sử 
2. Kĩ năng:
- 5 tuổi : Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc chuỗi câu: Đây là Đồn Phố Ràng, Đồn Phố Ràng ở Bảo Yên, Đồn Phố Ràng là di tích lịch sử. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- 4 tuổi : Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc chuỗi câu Đây là Đồn Phố Ràng, Đồn Phố Ràng ở Bảo Yên, Đồn Phố Ràng là di tích lịch sử. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục :
- Trẻ ngoan, vâng lời yêu quê hương
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Tranh ảnh về Đồn Phố Ràng
- Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi
III. Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm
+ Lớp mình đang học chủ đề gì?
+ Quê hương các con ở đâu?
+ Quê hương là nơi như thế nào đối với mỗi người?
=>Cô giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi góp phần cho quê hương
HĐ 2: Phát triển bài
Làm mẫu – thực hành:
* Câu: Đây là Đồn Phố Ràng
- Cô cho trẻ quan sát tranh và hỏi trẻ:
+ Đây là hình ảnh gì?
- Cô đọc mẫu “ đây là đồn Phố Ràng” 1 - 2 lần.
- Cô cho trẻ thực hành câu dưới các hình thức: Cả lớp 2 - 3 lần; Tổ; Nhóm ; Cá nhân 
Cô chú ý sửa sai phát âm cho trẻ
* Câu: Đồn Phố Ràng ở Bảo Yên
- Đồn Phố Ràng thuộc huyện nào?
- Cô nói mẫu câu “Đồn Phố Ràng ở Bảo Yên”
- Thực hành: Cô cho trẻ đọc câu linh hoạt dưới các hình thức ( Cả lớp, tổ , nhóm, cá nhân ). (Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
* câu: Đồn Phố Ràng là di tích lịch sử
- Cô nói mẫu câu “Đồn Phố Ràng là di tích lịch sử ”
- Thực hành: Cô tổ chức cho trẻ nói các hình thức ( Nhóm, cá nhân )
+ Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô giáo dục trẻ ngoan, yêu quý quê hương
* Trò chơi: “Bé nói giỏi”
- Cách chơi: Cô nói 1 từ trong câu và chỉ, trẻ nói chuỗi câu vừa học.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét động viên trẻ.
HĐ 3: Kết thúc:
- Các con vừa được làm quen với chuỗi câu nào?
- Cô nhận xét chung, động viên trẻ
- Trẻ 4T trả lời
- 2-3 ý kiến trẻ trả lời 
- Trẻ 5T trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ 4T trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
-trẻ nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
Hoạt động học: Chữ cái.
Đề tài: Làm quen chữ cái g, y
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhận dạng các chữ g, y trong bảng chữ cái tiếng Việt, phát âm đúng chữ cái g, y và nói được cấu tạo của chữ cái g, y.
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ nhận biết, phát âm đúng chữ cái g, y
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ đích
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Giáo dục: Trẻ ngoan, vâng lời, yêu quê hương.
II. Chuẩn bị
- Thẻ chữ rời để trẻ ghép chữ giống từ dưới tranh.
- Tranh vẽ: Đồn Phố Ràng, huyện Bảo Yên
- Bảng gài, que chỉ, chữ cái g, y.
III. Các hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ đọc hát “quê hương tươi đẹp”
+ Bài hát nói về gì?
->Cô khái quát và giáo dục trẻ ngoan, vâng lời, yêu quý quê hương
* HĐ2 : Phát triển bài
 * Làm quen chữ g:
- Cô đưa tranh ‘Đồn Phố Ràng’ cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh (3 lần).
- Cho trẻ đếm từ ‘ ĐồnPhố Ràng’ gồm có bao nhiêu tiếng ?
- Gọi trẻ 5 tuổi lên ghép từ ‘ Đồn Phố Ràng’từ các thẻ chữ cái dời.
+ Các con thấy từ bạn vừa ghép có giống từ dưới tranh không ?
+ Chúng mình cùng đếm xem từ ‘Đồn Phố Ràng’ gồm có bao nhiêu chữ cái ghép thành ?
- Gọi 1 trẻ 5 tuổi lên rút những chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu chữ cái g ->Cô đổi thẻ chữ nhỏ thành thẻ chữ to.
- Cô phát âm mẫu: 3 lần
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
( Cô chú ý sửa sai )
- Cho trẻ tri giác chữ g và nói cấu tạo của chữ g
- Cô giới thiệu cấu tạo của chữ g: Chữ g có 1 nét cong tròn khép kín bên trái và 1 nét móc ở phía dưới bên phải ->Cho trẻ nhắc lại nhiều lần.
- Cô giới thiệu chữ g viết thường, g in thường và g in hoa cho trẻ.
* Làm quen chữ y: 
- Cô đưa tranh ‘huyện Bảo Yên’ cho trẻ quan sát.
-Chúng mình ở huyện gì ?
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh (3 lần).
- Cho trẻ đếm từ ‘huyện Bảo Yên’ gồm có bao nhiêu tiếng ?
- Gọi trẻ 5 tuổi lên ghép từ ‘huyện Bảo Yên’ các thẻ chữ cái dời.
+ Chúng mình cùng đếm xem từ ‘huyện Bảo Yên’ gồm có bao nhiêu chữ cái ghép thành ?
- Gọi 1 trẻ 5 tuổi lên rút những chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu chữ cái y ->Cô đổi thẻ chữ nhỏ thành thẻ chữ to.
- Cô phát âm mẫu: 3 lần
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
( Cô chú ý sửa sai )
- Cho trẻ tri giác chữ y và nói cấu tạo chữ y
Cô giới thiệu cấu tạo của chữ y : Gồm 1 nét xiên ngắn bên trái và 1 nét xiên dài bên phải ->Cho trẻ nhắc lại nhiều lần.
- Cô giới thiệu chữ y viết thường, y in thường và y in hoa cho trẻ.
* Tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_tuan_28_chu_de_que_huong_dat_nuoc_ba.doc
Giáo Án Liên Quan